Connect with us

Văn học

Truyện ngắn: Ly thân

Được phát hành

,

Huân loay hoay với cái điện thoại không biết phải sửa tên Sa như thế nào trong danh bạ cho đúng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lúc mới biết nhau lưu đơn giản là “Sa” trong chiếc Nokia đã mờ bàn phím. Lúc thích nhau lưu là “em”. Lúc yêu nhau vẫn bấy nhiêu kí tự thôi nhưng viết hoa “EM”. Lúc lấy nhau về thì lưu “A! Vợ yêu” để số vợ hiện đầu tiên trong danh bạ tiện cho việc bấm gọi cả chục cuộc mỗi ngày. Có khi vừa đi xe vừa gọi nhắc “chiều em đón con, anh còn bận họp”. Có khi đang họp, lúc sếp không để ý là tranh thủ bấm gọi “em giặt lại giúp anh cái áo đen. Mai anh đi đám hiếu”. Có khi ngồi quán cà phê chờ đối tác lâu quá chẳng có việc gì làm liền bấm gọi cho vợ hỏi em đang làm gì đấy? Hôm nay ăn món gì? Anh đang bị ngứa khắp người chắc là tại hôm qua đi liên hoan ăn phải thứ gì lạ nên dị ứng. Cũng có khi gọi chỉ để bảo “mắt cứ nháy mắt trái liên tục. Không biết có điềm gì?” Đấy là lúc còn mặn nồng thắm thiết. Chứ sau này hai vợ chồng ít gọi điện cho nhau. Chỉ khi nào thật cần mới nhắn nhau vài câu cụt ngủn. Giờ ly thân rồi biết gọi Sa là gì? Vợ thì bực bội. Vợ cũ thì nhức nhối. Gọi là Sa thôi thì hơn. Mà gọi là gì bây giờ cũng đâu quan trọng khi mà Sa đã muốn ly thân.

– Thì cứ gọi nhau là người dưng đi. Sớm muộn gì chẳng vậy. Sao phải băn khoăn thế.

– Đâu thể nào như thế. Giữa em và cô ấy còn có các con mà. Anh ly hôn vợ khi hai người không có gì giằng níu hẳn sẽ nhẹ nhàng hơn.

– Tưởng vậy mà không phải vậy đâu. Không phải cứ muốn là sẽ buông bỏ được. Tình nghĩa vợ chồng là thứ rất khó quên. Cứ ly thân một thời gian xem sao, biết đâu các cậu sẽ suy nghĩ lại.

Ngày đầu tiên đến công ty Huân đã thấy mấy chị em văn phòng túm tụm bàn về việc sếp mới ly hôn vợ. Đã sáu năm trôi qua thỉnh thoảng Huân vẫn bắt gặp sếp ngồi bần thần trong phòng làm việc ngắm chậu xương rồng nhỏ. Khi ly hôn, rời khỏi căn nhà từng là mái ấm sếp đã không mang theo gì ngoài món quà vợ cũ từng tặng cho mình.

– Chúng tớ không thể có con, dù đã mất rất nhiều tiền chạy chữa và thụ tinh ống nghiệm. Có thể là số phận, mà đã là số phận thì tớ cũng bằng lòng chấp nhận. Nhưng cô ấy nhất quyết đòi ly hôn. Mình muốn giữ mà không giữ nổi. Buông cũng không buông nổi. Các cậu có hai đứa con kháu khỉnh, có gì mà không thể vượt qua?

– Giữa chúng em hay xảy ra cãi vã. Có khi chỉ là những chuyện không đâu. Đấy là thời gian đầu, còn sau này cô ấy thường im lặng. Cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt. Em từng không muốn bước về nhà.

– Nguyên nhân là do đâu?

– Vụn vặt lắm anh ạ. Em cảm tưởng mình có cố gắng bao nhiêu cũng chẳng thể làm cô ấy hài lòng.

– Bao lâu rồi cậu không hôn cô ấy?

– Sao tự nhiên anh lại hỏi vậy? Em cũng không nhớ nữa. Có thể là từ khi đứa con đầu ra đời. Mọi thứ đều bận rộn, cuống cuồng.

– Vậy thì có thể vợ cậu rất cô đơn.

– Cô đơn ư?

– Cậu chưa từng nghĩ tới đúng không? Đàn ông tụi mình thường tệ.

Huân trở về căn phòng mới thuê lúc đã khuya. Anh không muốn về sớm vì chẳng biết sẽ phải làm gì cho hết thời gian. Không có ai chờ đợi. Không có bữa tối nào dọn sẵn. Không có tiếng cười đùa của hai đứa nhỏ. Rời nhà đi mới biết “Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”(*) hóa ra là thật. Chỉ cần nằm im nghe ngóng tiếng của quây quần đời sống xung quanh cũng khiến lòng thắt lại. Huân hay tự hỏi giờ này mấy mẹ con Sa đang làm gì? Chắc Sa đang lúi húi nấu cơm trong bếp. Nêm nếm món canh trứng nấu cà chua cho đứa nhỏ. Cuốn nem cho đứa lớn. Trong lúc chờ nồi cá kho chín thì chạy lạch bạch trên những bậc cầu thang lên sân thượng. Mướp chắc đã ra quả đợt mới. Hôm Huân còn ở nhà rau mồng tơi đã leo cao, rau muống non mơn mởn. Chỉ có đám rau cải là đang lụi dần. Hình như Sa định trồng thay thế bằng ít rau khoai lang, thỉnh thoảng cho bọn trẻ ăn cho nhuận tràng.

Sa thường quên bẵng đi căn bếp của mình lúc lúi húi với vườn rau nhỏ. Nâng niu từng trái mướp, không biết đã nên cắt hay để vài hôm nữa cho to. Hoặc ngẩn ngơ bên chậu cà chua vừa mới chín thêm vài quả nữa. Đỏ au và tươi rói. Phải tự tay trồng cây, tự tay chăm tưới chắc mới hiểu hết được niềm vui nhỏ bé của Sa. Có hôm về nhà Huân thấy nồi cá kho bị cháy, ấm nước sôi đã cạn. Sa ngượng ngùng hối lỗi, còn Huân thì càu nhàu khi ngửi thấy mùi khét ám đầy trong gian bếp. Giờ nghĩ lại tự nhiên thấy thương Sa.

Huân thức dậy giữa đêm vì nghe thấy tiếng Sa gọi. Tiếng gọi gấp gáp và hoảng hốt. Nhưng nhìn quanh căn phòng chỉ toàn là bóng tối. Bên ngoài mọi thứ đều yên tĩnh, đến cả những tán cây lá cũng dụi đầu vào nhau mà ngủ. Không có Sa ở đây, tiếng gọi có lẽ cất lên từ tiềm thức. Hay là ở nhà mấy mẹ con có chuyện gì? Con gái hay ốm sốt. Con trai thì nghịch ngợm, người lúc nào cũng có vết bầm tím. Mà cũng có thể là Sa đau. Những cơn đau dạ dày thường khiến Sa mất ngủ. Có đêm thức giấc nhìn thấy Sa ngồi co ro một góc. Có phải là Sa đang cô đơn?

Huân chộp lấy điện thoại định bấm gọi cho Sa nhưng chợt nhớ đây là điện thoại mới, đâu có số của Sa. Hôm nọ nhậu say Huân đã bỏ quên điện thoại trên bàn, lúc quay lại đã không còn nữa. Đã mua máy mới, đã làm lại sim nhưng danh bạ trống trơn. Mà số của Sa không nằm trong đầu Huân, dù anh có thể nhớ được cả chục số khách hàng thân thuộc. Cũng như Huân không nhớ Sa thường tô son màu gì? Thích nước hoa hương gì? Cũng không thể nhớ tên những cuốn sách Sa thường đọc lúc mà Huân mải mê gõ lạch cạch trên bàn phím. Ngày mới yêu nhau Huân thường quan tâm xem Sa đọc thứ gì, nghe bài hát gì, thích tác giả nào. Để biết được Sa đang nghĩ những gì, buồn vui ra sao, mong ước thế nào. Đã bao năm rồi Huân không còn bận tâm đến những điều ấy nữa. Huân chỉ cố gắng làm việc để cho mẹ con Sa có một cuộc sống đủ đầy. Huân đâu nghĩ đến việc Sa sẽ cô đơn.

Huân quyết định về nhà lúc nửa đêm. Đứng tần ngần trước cửa, ngó lên chỉ thấy đèn ngủ sáng lờ mờ. Huân thở phào khi thấy mọi thứ đều yên ổn. Giờ mà một tiếng chuông cửa vang lên thì mọi thứ sẽ không yên ổn nữa. Hàng xóm chắc cũng sẽ giật mình thức giấc không biết là chuông cửa nhà ai. Huân mua căn nhà xây sẵn này khi mới kết hôn. Lúc ấy tiền chẳng dư dả gì nên không có lựa chọn khác. Ba nhà xây liền tường, nằm trong nhà mình có thể nghe thấy cả tiếng bước chân lên cầu thang ở nhà bên cạnh. Nên có hôm, chị hàng xóm vỗ vai Huân hỏi nhỏ “sao đêm qua Sa ho nhiều vậy, ốm à”? Đứa bé nhà hàng xóm sang nhà chơi cũng từng hỏi con gái anh “đêm qua tớ dậy đi vệ sinh bỗng nghe thấy tiếng khóc từ bên nhà bạn. Có phải là mẹ cậu khóc không? Mẹ tớ cũng từng khóc trong đêm như thế”.

Huân nghe rồi quên bẵng cứ như thể tiếng của đêm ở đâu đó ngoài kia chứ không phải nhà mình. Nhưng đêm nay thì khác, một tiếng ho đâu đó cũng làm Huân giật mình. Ngoài đường vài người đàn ông đã lớn tuổi gù lưng kéo những chiếc xe chở đầy sỏi, cát cho một công trình nào đó. Gió khua lá me rụng đầy vai, Huân thảng thốt ngẩng lên khi nghe thấy tiếng con trai ngủ mơ gọi “bố ơi”. Hình như Sa cựa mình. Hình như Sa thức giấc vỗ về con. Hình như một nửa gối chăn đang lạnh lẽo. Sa ơi…

Huân không biết Sa mở cửa sổ đúng lúc anh quay xe. Chị đứng đó nhìn theo cho đến khi anh rẽ ra đường lớn. Huân dọn ra ở riêng đã được tầm nửa tháng. Các con vẫn cứ nghĩ bố đi công tác xa chưa về. Khi không còn phải chạm mặt nhau mỗi ngày thì người ta thường hay nhớ về nhau bằng ý nghĩ. Dù những kỉ niệm đẹp ít dần đi theo năm tháng. Dù Sa là người chủ động muốn vợ chồng tạm sống xa nhau một thời gian nhưng lúc Huân đi vẫn để lại khoảng trống trong căn nhà đã thiếu vắng bóng dáng đàn ông. Rè xẻn với nhau từng cuộc gọi. Người này sợ người kia nghĩ mình quan trọng. Mà Sa thì vốn là người phụ nữ có cái tôi quá lớn. Thỉnh thoảng Sa lại tự chất vấn bản thân về hạnh phúc, tình yêu. Để rồi chị cay đắng nhận ra mình đã sống những tháng ngày vô vị. Sự nhạt nhẽo này có thể giết chết Sa như lá ngón.

Sa có thể khóc trong đêm chỉ vì trên chiếc váy ngủ mà chị mặc không có nếp nhăn nào. Thẳng thớm đến cô đơn khi bàn tay chồng không một lần động đến. Sa có thể buồn cả ngày vì buổi sáng dù đã chạy xe thật nhanh nhưng đến nơi thì hàng hoa sen vừa bán hết. Chỉ một hàng duy nhất trên đường đi làm. Cô bán hoa chở những bó sen thơm trên chiếc xe đạp cọc cạch. Cả mùa sen chỉ gặp cô vài lần mà nhớ nhau ngày dài tháng rộng. Trong nhà có chiếc bình chỉ dùng để cắm sen. Nếu chẳng có sen thì bình sẽ để đó, chứ nhất định không cắm hoa quỳ để phải ngắm sự tả tơi giả dối. Sa cũng là người ngắm một cánh sen tàn cuối vụ cũng có thể bật khóc. Vậy mà Huân thì cứ vô tâm.

Sáng nay khi nhìn theo bóng chồng, Sa muốn khóc. Nếu biết Huân về chị sẽ pha cho anh một cốc trà gừng, sẽ nấu cơm sáng anh ăn, sẽ hỏi nhau ổn không? Sẽ nói với nhau về buổi họp phụ huynh cho con vào cuối tuần này. Hình như Huân gầy hơn, chiếc áo mặc trên người nhăn nhúm không người ủi. Sa sẽ nhắc Huân đi cắt tóc, mà chắc là râu cũng lâu chưa cạo. Dù không nhìn thấy mắt nhau nhưng Sa biết Huân buồn. Sa cũng biết lòng mình thực ra vẫn luôn hướng về Huân. Vậy mà suốt mấy năm gần đây người này quên người kia cần mình. Quên tình yêu cần phải vun vén mỗi ngày tận tâm đến từng ý nghĩ. Ly thân một thời gian đủ để lắng lòng lại nghĩ về nhau bằng sự cảm thông. Cũng là khoảng thời gian để nhìn lại chính mình, nhiều khi không phải chuyện đúng sai. Lúc Huân vừa rẽ ra đường lớn thì Sa cầm điện thoại nhắn vài kí tự. “Chiều về nhà ăn cơm. Mẹ con em đợi”.

(*) Trích trong bài thơ “Giang hồ” của Phạm Hữu Quang

Truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang

Văn học

Trao Duyên

Được phát hành

,

Bởi

I. Đoạn trích Trao Duyên (Trích Truyện Kiều)

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.

– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

– Một số tác phẩm như:

  • Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
  • Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…

III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).

– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.

– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.

– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

Tiếp tục đọc

Văn học

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”

Được phát hành

,

Bởi

 Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.

Ra mắt cuốn sách “Niềng răng - Hiểu đúng, hiểu đủ” - 1

Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.

Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.

Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/ra-mat-cuon-sach-nieng-rang-hieu-dung-hieu-du-20200727120231346.htm

Tiếp tục đọc

Văn học

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020

Được phát hành

,

Bởi

 Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…

Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 1

Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.

“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.

Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…

Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NXB Chính trị quốc gia Sự thật công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 - 2

Hình ảnh một số cuốn sách được giới thiệu tại sự kiện.

Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…

Tin và ảnh: Nguyễn Hằng

Nguồn: https://dantri.com.vn/van-hoa/nxb-chinh-tri-quoc-gia-su-that-cong-bo-sach-xuat-ban-lan-thu-nhat-nam-2020-20200723121418164.htm

Tiếp tục đọc

Xu hướng