Connect with us

Sách hay

Truyện hư cấu

Được phát hành

,

Cuốn sách bao gồm 17 truyện, là tập hợp những truyện liên kết với nhau vì những chủ đề chung như giấc mơ, mê cung, triết gia, thư viện, gương soi, các nhà văn hư cấu và thần thoại. Tác phẩm của Borges đóng góp cho dòng văn chương triết lý và viễn tưởng, ảnh hưởng lớn tới phong trào hiện thực huyền ảo của văn chương Mỹ Latinh thế kỷ 20.

Truyện ngắn “Khu vườn những lối đi rẽ đôi” do Nguyễn An Lý dịch được in trong cuốn “Truyện hư cấu”. Theo Borges, đây là một câu chuyện trinh thám.

Ở trang 242 cuốn Lịch sử chiến tranh châu Âu của Liddell Hart, ta đọc được rằng một cuộc tấn công gồm mười ba sư đoàn Anh (có sự hậu thuẫn của nghìn tư khẩu pháo) đánh vào phòng tuyến Serre-Montauban đã được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 24 tháng bảy 1916 nhưng bị hoãn tới sáng ngày 29. Mưa lớn (đại úy Liddell Hart ghi chú) đã gây ra sự chậm trễ này – nhân tiện nói thêm, việc đó không có ảnh hưởng gì lớn.

Bản khai sau đây, được đọc ám tả, đọc lại và ký tên bởi tiến sĩ Vũ Thôn, nguyên giáo sư Anh văn tại trường Hochschule Thanh Đảo, rọi một ánh sáng bất ngờ vào sự việc. Bản ghi thiếu hai trang đầu.

“… và tôi gác máy. Ngay lập tức, tôi nhận ra cái giọng vừa trả lời bằng tiếng Đức. Đấy là đại úy Richard Madden. Sự có mặt của Madden trong căn hộ của Viktor Runeberg có nghĩa là dấu chấm hết cho mọi nỗ lực của chúng tôi và – nhưng điều này có vẻ cực kỳ thứ yếu, hoặc lẽ ra tôi cần phải thấy là thứ yếu – cho cả mạng sống của chúng tôi nữa. Thế nghĩa là Runeberg đã hoặc bị bắt hoặc bị thủ tiêu.

Trước khi Mặt trời lặn xuống ngày hôm đó, tôi sẽ chịu chung số phận. Madden không biết nương tay. Đúng hơn, hắn buộc phải không biết nương tay. Một tay Ireland dưới sự chỉ huy của người Anh, một kẻ bị vu là thiếu nhiệt tâm, có lẽ còn mang tâm phản trắc, làm sao có thể bỏ qua không cảm tạ cơ may thần diệu này: Phát hiện ra, tóm được, có thể còn trừ khử hai điệp tình của Đế quốc Đức?

Tôi đi lên phòng mình; một cách ngớ ngẩn, tôi khóa cửa và quăng mình nằm ngửa trên cái giường sắt hẹp. Ngoài cửa sổ chỉ thấy những mái ngói mọi ngày và Mặt trời sáu giờ sau mây. Thật không tin nổi rằng cái ngày không điềm triệu cũng không biểu tượng này lại là ngày diễn ra cái chết không cách nào thoát được của tôi.

Bất kể cha tôi đã chết, bất kể tôi từng là đứa trẻ trong khu vườn đối xứng của Hải Phong, chẳng lẽ tôi, lúc này, sắp chết sao? Rồi tôi nghĩ rằng tất cả điều xảy đến đều xảy đến đích xác với ta, đích xác lúc này. Hàng thế kỷ nối tiếp hàng thế kỷ, nhưng mọi việc xảy ra đều ở phút giây hiện tại; hằng hà vô số con người trên không, trên mặt đất và trên biển, nhưng mọi điều thực sự xảy đến là xảy đến với tôi…

Ký ức gần như không chịu nổi về khuôn mặt ngựa của Madden xóa sạch những suy tưởng lan man đó. Giữa nỗi căm ghét và kinh sợ (bây giờ tôi không ngại nói về kinh sợ nữa: vì giờ tôi đã qua mặt được Richard Madden, vì giờ họng tôi mong mỏi sợi dây thừng) tôi chợt nghĩ rằng tên lính ồn ào và hiển nhiên mừng rỡ kia không ngờ rằng tôi nắm giữ Bí mật ấy.

Tên địa điểm là vị trí đích xác bãi tập kết pháo binh mới của quân Anh trên sông Ancre. Một con chim quệt qua nền trời xám và tôi mù lòa chuyển nó thành một cỗ máy bay và cỗ máy bay đó thành vô số máy bay (trên nền trời Pháp) hủy diệt bãi tập kết kia bằng những quả bom chiều thẳng đứng.

Giá tôi, trước khi bị viên đạn bịt mồm, có thể hét lên cái tên ấy cách nào vang tới tận nước Đức… Cái giọng người của tôi thì yếu ớt. Làm thế nào đến được tai Sếp? Đến tai con người ốm yếu và đáng ghét, không biết gì về Runeberg và tôi ngoại trừ rằng chúng tôi đang ở Staffordshire, đang hoài công đợi tin tức từ chúng tôi trong văn phòng trơ trọi ở Berlin, dò hết báo này đến báo khác…

Tôi nói lớn: Phải chạy thôi. Tôi ngồi dậy không tiếng động, trong sự im lặng hoàn hảo một cách vô ích, như thể Madden đã bắt đầu rình mò tôi. Có gì đó mách bảo – có thể đơn thuần tôi đang tự diễn với mình để chứng minh mình thật sự không còn đường thoát – khiến tôi kiểm tra lại túi áo túi quần.

Tôi tìm thấy những gì tôi biết mình sẽ thấy: cái đồng hồ Mỹ, sợi dây chuyền bằng kền và đồng xu hình vuông, chùm thìa khóa với những chiếc thìa vô dụng mở khóa căn hộ của Runeberg sẽ là bằng chứng tố cáo tôi, cuốn sổ tay, một lá thư mà tôi định bụng hủy ngay lập tức (rồi không hủy), một cu ron, hai si linh và vài xu, bút chì xanh đỏ, khăn tay, súng sáu còn một viên đạn.

Một cách ngớ ngẩn, tôi cầm lấy nó đỡ thử trong tay để lấy thêm can đảm. Tôi mơ hồ nghĩ rằng một phát súng thì có thể nghe thấy từ rất xa. Trong mười phút kế hoạch của tôi đã chín. Cuốn danh bạ điện thoại cho tôi tên của con người duy nhất đủ khả năng truyền đi tin này: người đó sống ở vùng ngoại ô Fenton, cách đây chưa đến nửa giờ đi tàu.

Tôi hèn. Bây giờ tôi nói vậy, vì giờ tôi đã hoàn thành một kế hoạch mà không ai có thể nói là không liều lĩnh. Tôi biết rằng đấy là một việc làm khủng khiếp.

Không phải tôi làm thế vì nước Đức, không hề. Chẳng có gì quý giá với tôi ở đất nước đó, đất nước đã đẩy tôi vào bước đường hèn mạt là làm gián điệp. Thêm nữa, tôi biết một người Anh – một người khiêm nhường – mà tôi thấy sánh ngang với Goethe… Tôi được hầu chuyện ông không quá một giờ, nhưng trong một giờ ấy ông là Goethe…

Tôi làm thế, bởi tôi cảm thấy rằng Sếp có chút coi thường những người thuộc chủng tộc tôi – vô số những bậc tổ tiên hợp lại trong tôi. Tôi muốn chứng tỏ rằng một kẻ da vàng cũng có thể cứu được những đội quân của hắn.

Thêm nữa, tôi cần chạy trốn tên đại úy. Bàn tay hắn và giọng hắn có thể dội lên cửa nhà tôi bất cứ lúc nào. Tôi mặc đồ trong im lặng, tạm biệt mình trong gương, xuống nhà, liếc một vòng con phố tĩnh lặng rồi đi ra.

Ga tàu không xa nhà quá, nhưng tôi nghĩ tốt hơn nên gọi xe. Tôi lập luận rằng như thế này ít có nguy cơ bị nhận ra hơn; thực tế là giữa phố vắng vẻ tôi cảm thấy mình phơi ra lồ lộ.

Tôi nhớ đã bảo ông đánh xe dừng một quãng trước cửa trung tâm. Tôi đi vào cố tình chậm rãi và gần như khó nhọc; tôi cần đến làng Ashgrove, nhưng tôi mua vé đến một ga xa hơn. Chỉ còn vài phút là đến lúc tàu khởi hành, lúc tám giờ năm mươi. Tôi chạy vội; phải đến chín rưỡi mới có chuyến kế.

Sân ga hầu như không có ai. Tôi đi qua các toa: tôi nhớ có vài người nông dân, một bà mặc đồ tang, một thanh niên ngấu nghiến đọc Biên niên ký của Tacitus, một người lính bị thương và vui vẻ. Mãi rồi tàu cũng chuyển bánh.

Một người tôi biết mặt chạy đến rìa sân ga nhưng đã muộn. Đấy là đại úy Richard Madden. Rụng rời, run rẩy, tôi sụp vào góc trong cùng dãy ghế, xa khỏi tấm cửa kính đáng sợ.

Từ cảm giác rã rời tôi chuyển sang một nỗi vui sướng gần như khốn khổ. Tôi tự nhủ rằng tôi đã bắt đầu trận quyết đấu và đã thắng đòn đầu tiên, bằng cách né được đòn địch thủ, dù chỉ trong bốn mươi phút, dù chỉ nhờ ưu ái của ngẫu nhiên.

Tôi lập luận rằng thắng lợi nhỏ mọn này dự báo chiến thắng hoàn toàn. Tôi lập luận rằng nó không hề nhỏ mọn, vì không có sự chênh lệch quý giá mà bảng giờ tàu tặng cho tôi, thì tôi đã nằm tù, hoặc chết rồi.

Tôi lập luận (không kém phần ngụy biện) rằng niềm vui hèn nhát của tôi chứng tỏ rằng tôi là một người đủ sức đưa cuộc phiêu lưu này đến đoạn kết có hậu. Sự yếu đuối đã trở thành nguồn sức mạnh sẽ không bỏ rơi tôi.

Tôi thấy trước rằng con người sẽ buông mình cho những việc từng ngày càng bạo tàn hơn; chẳng mấy chốc tất cả những người còn lại chỉ là lính tráng và trộm cướp; tôi tặng họ lời khuyên này: Kẻ thực hiện một việc bạo tàn phải tưởng tượng mình đã hoàn thành việc đó, phải áp đặt cho mình một tương lai cũng bất khả vãn hồi như quá khứ.

Và như thế tôi đi tiếp, trong khi đôi mắt tôi, đôi mắt của một kẻ đã chết, ghi nhận ngày trôi qua mà rất có thể là ngày cuối, và đêm tỏa rộng dần. Tàu chạy êm ru giữa những cây tần bì. Rồi tàu dừng lại, gần như giữa đồng trống. Không ai xướng tên ga. Ashgrove? tôi hỏi vài thằng bé đứng trên sân ga. Ashgrove, chúng đáp. Tôi xuống tàu.

Nguồn: https://zingnews.vn/truyen-ngan-borges-khu-vuon-nhung-loi-di-re-doi-post1435962.html

Sách hay

Tại sao cần điện hạt nhân?

Được phát hành

,

Bởi

Trong hai cuốn sách về năng lượng, khí hậu, hai tác giả Richard Rhodes và Bill Gates đánh giá điện hạt nhân là nguồn năng lượng phát thải thấp, quan trọng với hành trình tiến đến Net Zero.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2100, tức tăng hơn 25% so với hiện nay. Không chỉ quy mô dân số gia tăng, mà mức sống cũng ngày càng tăng cao, chuyển từ sinh tồn sang thịnh vượng.

Điều này đặt ra một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển của nhân loại.

Khoa học cho thấy để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh phù hợp cho sự sống, nhiệt độ toàn cầu phải giới hạn mức tăng không quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã nóng hơn khoảng 1,2°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C (như đã nêu trong Thỏa thuận Paris), lượng khí thải phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong các phương thức sản xuất, tiêu thụ và di chuyển của con người.

Ngành năng lượng là nguồn phát thải khoảng 3/4 lượng khí nhà kính hiện nay và nắm giữ chìa khóa để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ than, khí đốt và dầu bằng nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt trời sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tính đến tháng 6/2024, 107 quốc gia, chiếm khoảng 82% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đã thông qua các cam kết phát thải ròng bằng 0 với thời hạn đạt mục tiêu khác nhau. Việt Nam đã phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện về dài hạn, đồng thời hướng đến thực hiện cam kết trên, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Trong hai cuốn sách Thảm họa khí hậuNăng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, các tác giả chỉ ra những ưu và nhược điểm của năng lượng hạt nhân, lý giải vì sao các quốc gia nên triển khai nguồn năng lượng này.

Điện hạt nhân là thiết yếu để tiến tới Net Zero

Trong Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, Richard Rhodes so sánh: chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên là quá trình khử carbon, còn từ than đá sang điện hạt nhân là khử carbon triệt để. Bởi lẽ khí đốt tự nhiên giảm được lượng CO2 khoảng một nửa so với đốt than; còn điện hạt nhân chỉ tạo ra khí nhà kính trong lúc xây dựng, khai thác, xử lý nhiên liệu, bảo trì và ngừng hoạt động – tương tự với điện Mặt trời. Điện hạt nhân và điện Mặt trời đều chỉ tạo ra khoảng 2% đến 4% lượng CO2 so với nhà máy nhiệt điện chạy than và khoảng 4% đến 5% so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Trong Thảm họa khí hậu, Bill Gates chỉ ra rằng không chỉ vượt trội về khả năng giảm thiểu carbon, điện hạt nhân còn được chứng minh là nguồn năng lượng được sản xuất hữu hiệu nhất trên một đơn vị vật liệu.

nang luong hat nhan anh 1

Biểu đồ minh họa đơn vị vật liệu cần để xây dựng nhà máy điện mặt trời, nước, gió, nhiệt điện, than đá, hạt nhân và khí tự nhiên trong sách Thảm họa khí hậu. Ảnh: Omega Plus/Fonos.

Cột trong biểu đồ của điện hạt nhân thấp đáng kể khi so với nguồn năng lượng từ Mặt trời, gió, nước, địa nhiệt. Điều này nghĩa là mỗi đơn vị vật liệu đầu tư cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ta nhận được nhiều năng lượng hơn so với các cách khai thác điện khác.

Hơn nữa, nhà máy điện hạt nhân có công suất ổn định hơn các nguồn năng lượng khác: không phải lúc nào cũng có Mặt trời chiếu sáng, không phải lúc nào gió cũng thổi, không phải lúc nào nước cũng đổ xuống các tua-bin của đập.

Richard Rhodes lấy ví dụ Mỹ vào năm 2016: các nhà máy điện hạt nhân có hệ số công suất trung bình 92,1%, tương đương với công suất hoạt động đạt mức 336 ngày mỗi năm. 29 ngày công suất còn lại dành cho công tác bảo trì.

Trong khi đó, hệ thống thủy điện đạt 38% công suất tối đa; tua-bin điện gió đạt 34,7%; trang trại điện Mặt trời chỉ đạt 27,2%. Ngay cả các nhà máy chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra điện trong khoảng một nửa thời gian của năm.

Cũng với những dẫn chứng tương tự, Bill Gates khẳng định năng lượng hạt nhân tạo ra từ phản ứng phân hạch là “nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể cung cấp năng lượng ổn định cả ngày lẫn đêm, qua mọi mùa, ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và đã được chứng minh là có thể triển khai trên quy mô lớn”.

Hiện nay tại Mỹ – quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, khoảng 20% điện năng đến từ các nhà máy hạt nhân. Pháp là nước có tỉ trọng điện hạt nhân cao nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng điện.

Bill Gates cho rằng nếu không sử dụng năng lượng hạt nhân thì khó thấy được tương lai loại bỏ carbon khỏi lưới điện với giá cả phải chăng. Năm 2018, phân tích gần 1.000 kịch bản đạt Net Zero tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy các trường hợp chi phí thấp nhất đều cần sử dụng một nguồn điện sạch và luôn sẵn có như năng lượng hạt nhân.

Chất vấn những quan ngại về điện hạt nhân

Tuy nhiên, điện hạt nhân hiện vẫn vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối trên thế giới. Bên cạnh quan ngại về chi phí sản xuất – đầu tư và hiệu quả kinh tế, nổi bật hơn cả là lo lắng về vấn đề an toàn.

Chỉ trong hơn 40 năm, đã có 3 tai nạn hạt nhân khiến thế giới bàng hoàng. Sự cố Three Mile tại Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979 phá hủy lò phản ứng nhưng không phá hủy cấu trúc cách ly bằng thép và bê tông, chỉ phát tán lượng phóng xạ tối thiểu vào khí quyển.

Vụ tai nạn tại Chernobyl năm 1986, đã phá hủy lò phản ứng (lò này bị thiếu cấu trúc cách ly). Lò phản ứng cháy mất kiểm soát trong 14 ngày và phát tán lượng phóng xạ đáng kể vào không khí.

Thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) xảy ra vào tháng 3/2011 sau một trận động đất và sóng thần lớn. Sóng thần làm ngập hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát của ba lò phản ứng, khiến chúng tan chảy và nổ tung, phá vỡ cấu trúc cách ly.

nang luong hat nhan anh 2

Sách Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân Thảm họa khí hậu.

Những vụ tai nạn kể trên đã hướng sự quan tâm với vấn đề hạt nhân chủ yếu tập trung vào mặt rủi ro. Tuy nhiên, cả Richard Rhodes và Bill Gates đều lập luận rằng nếu nhìn rộng ra, rủi ro an toàn của điện hạt nhân thấp hơn so với các nguồn năng lượng khác.

Theo báo cáo đệ trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 6/2011, không tìm thấy ảnh hưởng có hại cho sức khỏe với 195.345 cư dân sống ở khu vực lân cận của nhà máy Fukushima Daiichi sau khi họ được kiểm tra sức khỏe vào cuối tháng 5/2011. Tất cả 1.080 trẻ em xét nghiệm phơi nhiễm tuyến giáp cho thấy kết quả trong giới hạn an toàn.

Đến tháng 12, chính quyền kiểm tra sức khỏe cho khoảng 1.700 cư dân đã được sơ tán từ ba thành phố cho thấy hai phần ba đã bị phơi nhiễm phóng xạ bên ngoài trong giới hạn quốc tế bình thường là 1 mSv/năm, 98% là dưới 5 mSv/năm và mười người bị phơi nhiễm với hơn 10 mSv.

Không có sự phơi nhiễm lớn nào với cộng đồng, cũng không có ca tử vong nào do phóng xạ, nhưng có đến có 761 ca tử vong “liên quan đến thảm họa”, đặc biệt là người già phải rời bỏ nhà ở và bệnh viện vì lệnh sơ tán bắt buộc và các biện pháp phòng tránh phóng xạ khác.

“Trong tất cả công nghệ năng lượng quy mô lớn, ngành hạt nhân có số vụ tai nạn ít nhất và số người chết ít nhất”, Richard Rhodes viết. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí y khoa Lancet của Anh. Trong đó cho thấy các dự án điện hạt nhân dẫn đến nguy cơ tử nghiệp ở mức khoảng 0,019 mỗi TWh(47), phần lớn là ở giai đoạn khai mỏ, chạy tua-bin, và các giai đoạn tạo năng lượng.

Đây là con số nhỏ trong bối cảnh vận hành bình thường. Để dễ hình dung, một lò phản ứng bình thường đang vận hành ở Pháp sẽ sản xuất 5,7 TWh một năm. Tức là hơn 10 năm hoạt động liên tục mới xảy ra một tai nạn gây tử vong.

Bên cạnh đó, Richard Rhodes đưa ra những báo cáo dẫn chứng rằng những tai nạn và thiệt hại liên quan đến điện hạt nhân chủ yếu gây ra bởi lỗi trong vận hành quản lý, hơn là lỗi trong công nghệ và sử dụng.

Bill Gates ví von rằng tránh né năng lượng hạt nhân với lý do an toàn thì tương tự loại bỏ ôtô vì nguy cơ tai nạn. Mà theo ông, thực tế thì “Năng lượng hạt nhân gây thiệt hại nhân mạng ít hơn nhiều so với ôtô. Xét về khía cạnh này, nó gây ra ít cái chết hơn nhiều so với bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào”.

Do đó, ông khuyến khích con người cải thiện công nghệ hạt nhân, “giống những gì chúng ta đã làm với ôtô, bằng cách phân tích từng vấn đề và tiến hành giải quyết chúng bằng sự cải tiến”.

Khép lại công trình của mình, Richard Rhodes nhận định nhân loại sẽ cần tất cả nguồn năng lượng từ gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện, hạt nhân, khí đốt tự nhiên nếu muốn hoàn thành mục tiêu khử carbon. Mỗi hệ thống năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có lẽ như Bill Gates nghĩ, quan trọng nhất là một kế hoạch cụ thể để phát triển các lưới điện mới – với khả năng cung cấp điện không carbon ổn định, giá cả phải chăng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-can-dien-hat-nhan-post1511051.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuộc đời soi tỏ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông. “Cuộc đời soi tỏ” tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”.

Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý trị liệu, trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, phòng khám tư…

Trong hai mươi lăm năm qua, tôi làm nghề phân tâm học. Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, các phòng khám tâm lý trị liệu và tâm lý trị liệu pháp y, các trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, và cả phòng khám tư. Tôi đã gặp trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để tham vấn, giới thiệu và trị liệu tâm lý một lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, phần lớn tôi làm phân tâm học với người lớn – gặp gỡ một người trong năm mươi phút, bốn hoặc năm lần một tuần, trong suốt nhiều năm liền. Tôi đã dành hơn 50.000 giờ với các bệnh nhân. Chất liệu của công việc đó tạo nên chất liệu của cuốn sách này.

Tam ly anh 1
Ảnh minh họa.Nguồn: The Psych Professionals.

Các chương tiếp theo là những câu chuyện được rút ra từ công việc hằng ngày. Chúng có thật, tuy nhiên tôi đã chỉnh sửa mọi chi tiết nhận dạng vì mục đích bảo mật.

Lúc này hay lúc khác, phần lớn chúng ta từng cảm thấy bị mắc kẹt bởi chính suy nghĩ và hành động do mình tạo ra, bị cuốn vào những thôi thúc hoặc lựa chọn ngu ngốc của bản thân; bế tắc trong những bất hạnh hoặc sợ hãi; bị cầm tù bởi chính lịch sử của bản thân.

Ta cảm thấy không thể bước tiếp nhưng vẫn luôn tin rằng phải có một con đường. “Tôi muốn đổi thay, nhưng không muốn thay đổi”, một bệnh nhân từng nói với tôi với vẻ hoàn toàn “vô tội”. Vì công việc của tôi là giúp mọi người thay đổi, cuốn sách này nói về sự thay đổi. Và bởi vì thay đổi và mất mát có mối liên hệ sâu sắc – không thể thay đổi mà không có mất mát – nỗi mất mát ám ảnh cuốn sách này.

Triết gia Simone Weil miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. “Bức tường chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ,” bà viết. “Mọi sự chia cắt đều là một kết nối”.

Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng cách giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.

Nguồn: https://znews.vn/nha-phan-tam-hoc-danh-50000-gio-gap-benh-nhan-post1511767.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Được phát hành

,

Bởi

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Henrik Fexeus anh 1Henrik Fexeus anh 2

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nghệ thuật Đọc vị bất kỳ ai

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-nghe-thuat-doc-vi-bat-ky-ai-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang-post1510522.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng