Connect with us

Sách hay

Sự vô tận của vũ trụ bên trong điểm Aleph

Được phát hành

,

“Aleph” là tập truyện ngắn thứ hai của Jorge Luis Borges được dịch ra tiếng Việt. Borges được coi là một cây viết có tầm ảnh hưởng lớn đến thể loại hiện thực huyền ảo ở văn học.

Jorge Luis Borges anh 1

Sách Aleph của Jorges Luis Borges. Ảnh: T.H.

Một Aleph là một điểm trong không gian bao hàm các điểm. Điểm Aleph là cái nơi mà ở đó, không hề lẫn lộn với nhau, có tất cả mọi nơi trên địa cầu, nhìn thấy từ mọi góc độ. Lý giải này xuất hiện trong truyện ngắn cuối tập truyện ngắn Aleph.

Tại tập truyện này, ta thấy sức công phá của Borges ở thể loại hiện thực huyền ảo hơn bao giờ hết. Jorge Luis Borges tự nhận Điểm Aleph chịu sự ảnh hưởng của H.G. Wells. Khi phơi bày một khái niệm mới, một khái niệm mà bản thân Borges cũng gặp sự tuyệt vọng không thể giải thích nổi, rằng cái ý tưởng về nó quá lớn lao cho người thường lĩnh hội hết được, sáng tác của ông nhuốm thêm màu sắc của Lovecraft.

“Bây giờ, tôi đã đến cái trung tâm bất khả thốt ra của câu chuyện này; ở đây, bắt đầu sự tuyệt vọng của tôi như một người viết. Mỗi ngôn ngữ là một bảng những ký hiệu mà việc điều động chúng đã tiền giả định một quá khứ mà những người đối thoại cùng dự vào; làm sao để truyền đạt cho người khác cái điểm Aleph vô tận, mà ký ức run rẩy của tôi chẳng tài nào bao trọn?”, Borges viết trong truyện ngắn Điểm Aleph.

Có thể nói, văn Borges đòi hỏi ở độc giả rất nhiều. Ông bày ra nhiều tham chiếu, nhiều ý tưởng hư cấu và khiến cho người nào mới tiếp cận sách ông hẳn sẽ bối rối không biết đâu thực đâu hư.

Aleph, Borges tiếp tục thách thức giới hạn của hư cấu bằng cách tiếp cận nhiều phương thức, từ châm biếm, đến ngụ ngôn rồi hồi ký… Nhưng cũng như nhiều tác phẩm khác của Borges, chủ đề nổi trội trong Aleph là bản chất của sự vô tận và ảo tưởng về thực tại.

“Tôi nhận ra rằng lao động của nhà thơ không nằm ở bài thơ, mà là ở sáng tác ra những lý do để thấy bài thơ đáng ngưỡng mộ; cũng tự nhiên, công việc đến sau này đã thay đổi tác phẩm trong mắt anh ta, nhưng không phải trong mắt người khác”, trích Điểm Aleph.

Đoạn văn này có lẽ Borges đang nói về chính những sáng tác của mình, rằng chữ nghĩa, thủ pháp, lớp vỏ văn chương của ông có thể thay đổi, nhưng chủ đề thì vẫn vậy, trừu tượng nhưng kiên định.

Điểm Aleph tượng trưng cho sự vô tận và toàn bộ vũ trụ. Hình ảnh này phục vụ như một đầu mối để Borges khám phá các loại khái niệm triết học, chẳng hạn ý nghĩa của sự tồn tại, bản chất và sự phù du của thực tại và đặc tính của ký ức.

Nhận xét về Aleph, dịch giả An Lý viết: “Trên dòng tiến trình nghệ thuật của Borges, nếu Truyện hư cấu thí nghiệm với những khả thể của truyện ngắn, thì ở Aleph, thể loại truyện ngắn đã đi đến hoàn thiện; những gì ông đã học được từ các bậc thầy và rút tỉa từ quá trình sáng tác của mình đã được chắt lọc để làm nên những tác phẩm cô đọng nhưng toàn vẹn, không một chi tiết thừa, và nhiều tầng lớp khiến ba phần tư thế kỷ sau người đọc còn say mê, giải mã, và bàn cãi”.

Nguồn: https://zingnews.vn/su-vo-tan-cua-vu-tru-ben-trong-diem-aleph-post1446175.html

Sách hay

Cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cùng mèo Miu cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cung-meo-miu-cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tư duy kinh tế để sống tinh tế

Được phát hành

,

Bởi

Tác giả Tạ Tôn Bác không chỉ mang tới cho bạn đọc những góc nhìn về tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp mà còn đem lại nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô. Trong cuốn sách này, tác giả có những góc nhìn mới lạ, từ tổng quan tới chi tiết của những mảnh ghép về kinh tế, từ đó phân tích hành vi con người và xã hội dưới góc nhìn về “tiền”.

Câu chuyện bỏ học để khởi nghiệp của Bill Gates đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Thành công ấy đến từ nỗ lực bền bỉ trong suốt một hành trình dài không mệt mỏi.

Thien kien ke song sot anh 1

Câu chuyện khởi nghiệp của Bill Gates đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ theo đuổi giấc mơ. Ảnh: F.T.

Nhiều doanh nhân nổi tiếng đã bỏ học để khởi nghiệp, chẳng hạn Bill Gates bỏ học để thành lập Microsoft, Steve Jobs bỏ học để thành lập Apple, Mark Zuckerberg bỏ học để thành lập Facebook, v.v.

Thế là hàng loạt các cuốn sách “truyền cảm hứng” đề xướng quan điểm học không quan trọng, đọc sách cũng vô ích, dẫn đến hệ quả một số thanh niên nổi loạn, cho rằng bản thân có thể tiến tới tương lai xán lạn mà không cần bằng cấp giống họ.

Thiên kiến kẻ sống sót cho chúng ta biết rằng những doanh nhân bỏ học lập nghiệp thành công chỉ có từng ấy người, còn đa số các doanh nhân đều có kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Kể cả những doanh nhân bỏ học cũng vậy, trường mà họ bỏ là Harvard, riêng việc đỗ vào ngôi trường này thôi đã chứng minh họ là “kẻ sống sót”.

Tổng kết một câu với thiên kiến kẻ sống sót chính là càng chăm chú quan sát sự thật trước mắt thì bạn càng rời xa chân tướng.

Thống kê học giải thích hiện tượng này bằng thuật ngữ “khuynh hướng lựa chọn”, tức là chúng ta bỏ qua tính ngẫu nhiên và tính toàn diện của mẫu khi thực hiện thống kê, chỉ xem xét mẫu cục bộ nên ảnh hưởng tới kết luận về tổng thể.

Như ví dụ về điều tra tình hình mua vé tàu Tết ở trên: A là toàn bộ những người muốn mua vé tàu, bao gồm: A1 là những người đã mua được vé, A2 là những người muốn nhưng không mua được vé. Những người đã ở trên tàu chắc chắn thuộc nhóm A1. Trong quá trình điều tra, đối tượng khảo sát của phóng viên chỉ là một phần nhỏ thuộc nhóm A1, từ đó dẫn đến sai lệch trong thống kê.

Trên cơ sở này, chúng ta có thể áp dụng vào thực tế để lý giải những ví dụ cụ thể của “thiên kiến kẻ sống sót”.

Bạn còn nhớ “Squidward Tentacles” ở World Cup 2010 chứ? Ngôi sao lớn nhất của kỳ World Cup năm đó không phải một cầu thủ mà chính là chú bạch tuộc Paul đến từ Thủy cung Oberhausen, Đức, đã dự đoán một cách thần kỳ kết quả của đội tuyển Đức bảy lần liên tiếp. Tuy nhiên, thật ra đó là ví dụ điển hình về thiên kiến kẻ sống sót.

Rất nhiều loài động vật đã tham gia dự đoán World Cup vào mùa hè năm đó: khỉ ở Philippines, lạc đà không bướu ở Mexico, voi ở châu Phi, bò ở Bulgaria và thậm chí cả gấu trúc ở Trung Quốc. Chẳng qua những con vật này không dự đoán đúng nên không có phương tiện truyền thông nào đưa tin, và chú bạch tuộc Paul trở thành người may mắn.

Trong giới kinh doanh, thiên kiến kẻ sống sót được phản ánh qua tình trạng mọi người thường bị ám ảnh bởi kinh nghiệm thành công mà bỏ qua những bài học từ thất bại.

Trường Kinh doanh Stanford xây dựng một loạt các bài giảng nặng ký “Viewfrom the top”, thường xuyên mời các doanh nhân hoặc nhà đầu tư thành đạt trên toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh của họ, cả Steve Jobs và Bill Gates đều từng tham gia. Nhưng sau vài năm diễn thuyết, ban tổ chức nhận thấy những chia sẻ này dường như không giúp ích nhiều cho những người khởi nghiệp. Nguyên nhân bởi:

Những người lên sân khấu chia sẻ về thành công của mình đều tương đối nổi tiếng, trong khi những người thua cuộc chẳng hề được biết đến, lời rao giảng của các chuyên gia có thể khiến người nghe đánh giá quá cao xác suất thành công thông qua đầu tư.

Do điều kiện hạn chế hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, những người thành công khó đảm bảo tính hợp lý, khách quan và thường có xu hướng phóng đại khả năng của mình, bỏ qua yếu tố may mắn, coi nhẹ rủi ro mà mình đã gặp phải vào thời điểm đó.

Vì vậy, có thể nói rằng thành công không thể học hỏi, bởi mọi kinh nghiệm thành công đều không phổ biến.

Thiên kiến kẻ sống sót còn được gọi là “người chết không biết nói”. Phép ẩn dụ này xuất phát từ lĩnh vực y học, chỉ người sống mới có cơ hội đứng ra đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, còn người chết không có cơ hội ra mặt để tranh luận.

Trong cuộc sống, những ví dụ dễ thấy nhất là “họ hàng của tôi uống thuốc này khỏi bệnh”, “một đứa bạn của tôi đi khám bác sĩ Đông y này”… Cho dù mối quan hệ giữa bạn và bạn thân có tốt đến mấy đi chăng nữa, đáng tin cậy và tôn trọng tới mức nào thì đều bình đẳng khi đứng trước quy luật khách quan, bệnh tật và thuốc men sẽ không ưu ái người thân thiết với bạn chỉ vì bạn yêu thích họ.

Chúng ta thường đặt hào quang cho những người thành công, cho rằng hành vi của họ dẫn đến thành công. Thực tế, có thể họ đã làm sai và chỉ may mắn sống sót. Có thể những người không sống sót cũng làm như vậy nhưng họ đâu còn cơ hội nói ra, và dù nói cũng chưa chắc có người nghe.

Nguồn: https://znews.vn/bill-gates-vi-du-dien-hinh-ve-thien-kien-cua-ke-song-sot-post1532944.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng