Connect with us

Sách hay

Mật vụ Mỹ phản ứng thông tin ông Obama gặp sự cố

Được phát hành

,

Cơ quan Mật vụ Mỹ nói với Newsweek rằng các báo cáo về “sai sót trong an ninh” khi bảo vệ cựu Tổng thống Barack Obama hôm 21/9 (giờ địa phương) là “không chính xác”.

“Cơ quan Mật vụ không thể cung cấp thông tin chính xác về cách thức bảo vệ của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xác nhận rằng không có yếu nhân nào ở một mình khi có đối tượng khả nghi xung quanh”, phát ngôn viên Sở Mật vụ nói hôm 25/9 (giờ Mỹ). “Những tin đồn về sự vụ này là không chính xác”.

Trước đó, cũng trong ngày 25/9, tổ chức truyền thông TMZ nói rằng phóng viên của họ đã trò chuyện với một nhân viên bảo vệ giấu tên làm việc tại một nhà hàng tổ chức sự kiện nơi ông Barack Obama đã tham dự tối 21/9 (giờ Mỹ) tại Los Angeles.

Nhân viên bảo vệ này nói rằng ông đã tiếp cận chiếc xe SUV chở ông Obama mà không bị các mật vụ chặn lại.

Advertisement

Ông này nói thêm rằng đã nhìn thấy hai nhân viên Cơ quan Mật vụ đứng cách xa chiếc xe trong một con hẻm khi ông tiếp cận chiếc xe chở cựu tổng thống.

Nhân viên bảo vệ giấu tên nói rằng đã thấy ông Obama ngồi sử dụng laptop ở băng sau của chiếc SUV. Vì bản thân thời điểm đó có mang vũ khí nên ông này đã rút lui nhanh chóng khi nhìn thấy cựu tổng thống.

cuu Tong thong Barack Obama anh 1

Với tư cách cựu tổng thống, ông Barack Obama và người nhà nằm trong danh sách yếu nhân được bảo vệ bởi Sở Mật vụ Mỹ. Ảnh: New York Times.

Người đàn ông này nói với TMZ rằng sự vụ dường như là một “lỗ hổng an ninh” của Cơ quan Mật vụ vì “không ai đứng đằng sau chiếc SUV cả”. Người bảo vệ cũng chia sẻ một bức ảnh với TMZ mà anh ta tuyên bố đã được chụp khi lần đầu tiên đến gần chiếc xe.

Người phát ngôn Sở Mật vụ bác bỏ tính chứng thực của bức ảnh nói trên. Trong email phản hồi Newsweek, phía Cơ quan Mật vụ cho biết “bức ảnh được chụp khi chiếc SUV khởi hành chứ không phải như tin đồn”.

Nhân viên bảo vệ đã nói chuyện với TMZ nói rằng khoảng 30 phút sau khi bản thân nhìn thấy ông Obama, các đặc vụ đã yêu cầu được xem thông tin và giấy phép mang theo vũ khí của ông này.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/mat-vu-my-phan-ung-thong-tin-ong-obama-gap-su-co-post1500286.html

Sách hay

Chuyến tàu 16 giờ 50 từ Paddington

Được phát hành

,

Bởi

Tiểu thuyết kể câu chuyện trên chuyến tàu 16 giờ 50 khởi hành từ Paddington, phu nhân McGillicuddy kinh hoàng chứng kiến án mạng trong toa tàu chạy song song. Ngay lúc đó, chuyến tàu kia tăng tốc, đem theo toàn bộ manh mối của vụ án mạng biến mất trên đường ray.

Trong lúc phu nhân McGillicuddy nhìn như bị thôi miên, vở kịch đi đến hồi kết; cơ thể kia mềm rũ ra và đổ sụp xuống trong tay gã.

Gã phu khuân vác lại nhấc cái va li lên và bước đến toa hành khách kế đó, nơi phu nhân McGillicuddy ngồi độc một mình giữa không gian xa hoa. Tàu 16 giờ 50 không được chuộng lắm, những hành khách hạng nhất thích chuyến cao tốc buổi sáng, hoặc chuyến 18 giờ 40 có toa ăn hơn.

Phu nhân McGillicuddy đưa tiền boa cho tay khuân vác, gã thất vọng nhận lấy, rõ ràng nghĩ nó xứng với hành khách khoang hạng ba hơn là hạng nhất. Phu nhân McGillicuddy, mặc dù sẵn sàng chi tiền cho một chuyến đi tiện nghi sau hành trình xuyên đêm từ phía Bắc và một ngày mua sắm như điên, lại chưa khi nào là người hào phóng với tiền boa.

Advertisement
An mang anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pngtree.

Bà ngả lưng lên những chiếc gối bằng vải nhung lông, thở hắt một cái rồi mở tờ tạp chí ra. Năm phút sau, còi hụ và đoàn tàu lăn bánh. Tờ tạp chí tuột khỏi tay phu nhân McGillicuddy, đầu bà ngoẹo sang một bên, ba phút sau đã say sưa. Bà ngủ suốt ba mươi lăm phút và lúc dậy thấy rất tỉnh táo.

Chỉnh lại cái mũ bị lệch, bà ngồi thẳng dậy và đưa mắt nhìn khung cảnh vùng quê vùn vụt trôi qua ngoài cửa sổ. Trời đã khá tối, một ngày mù sương ảm đạm tháng Mười Hai – chỉ còn năm ngày nữa là đến Giáng sinh. London đã rất tối tăm và buồn thảm; vùng quê cũng chẳng kém, dù thi thoảng cũng tươi vui được một chút với những cụm đèn lập lòe không ngớt khi con tàu lao vụt qua những thị trấn và nhà ga.

“Phục vụ trà lần cuối đây,” một tiếp viên cất tiếng, mở toang khung cửa hành lang như một vị thần. Phu nhân McGillicuddy vốn đã uống trà ở một cửa tiệm lớn, nên ngay lúc này bà đang tạm no bụng. Người tiếp viên xuôi theo hành lang, vừa đi vừa cất tiếng rao đều đều.

Phu nhân McGillicuddy ngước nhìn cái kệ đặt vô số những gói hàng của mình với vẻ hài lòng. Những chiếc khăn mặt bông mềm mua được giá siêu hời đúng là thứ Margaret muốn, súng không gian cho Robby, thỏ bông vô cùng hợp ý Jean, và cái áo đuôi ngắn bận buổi tối đúng là thứ bà cần, ấm áp, sang trọng. Cả áo len cho Hector nữa… tâm trí bà say sưa tán tụng sự hoàn hảo của những món hàng vừa mua được.

Ánh nhìn thỏa mãn của bà quay lại cửa sổ, một chuyến tàu ngược hướng rin rít lao qua, khiến cửa nẻo rung lên bần bật, làm bà giật cả mình. Đoàn tàu kêu loảng xoảng khi lăn trên những ghi tàu và băng qua một nhà ga.

Advertisement

Rồi nó bất thần giảm tốc, đoán chừng tuân theo một hiệu lệnh. Chạy như rùa bò đâu chừng vài phút rồi dừng hẳn, ngay sau đó lại bắt đầu tiến tới. Một đoàn tàu hướng thủ đô nữa chạy qua, ít ồn ào hơn chuyến trước. Con tàu lần nữa tăng tốc. Ngay lúc đó, một chuyến khác, cũng xuôi về phía Nam, đột ngột rẽ ngoặt vào, hướng về phía họ trong tích tắc khiến ai nấy hết hồn.

Ngay lúc này hai con tàu chạy song song với nhau, khi thì chiếc này nhanh hơn một chút, lúc thì là chiếc kia. Từ khoang mình ngồi, phu nhân McGillicuddy có thể nhìn xuyên qua cửa sổ đến những ô cửa sổ của toa tàu song song ấy. Hầu hết mành cửa đều đóng, nhưng thảng hoặc vẫn thấy được những hành khách bên trong. Chuyến kia không đầy lắm, tàu có vẻ thưa khách.

Lúc này đây, khi hai con tàu chạy đều nhau đến nỗi tưởng như đang đứng yên, bức mành thình lình kéo giật lên. Phu nhân McGillicuddy nhìn vào toa tàu hạng nhất sáng đèn cách bà chỉ vài mét.

Rồi bà há hốc miệng mồm, kinh hoàng chồm dậy.

Một người đàn ông đang đứng quay lưng lại cửa sổ và bà. Hai bàn tay hắn vòng quanh cổ họng người phụ nữ trước mặt, chậm rãi xiết cổ cô ấy không chút xót thương. Mắt cô ấy những muốn lồi ra, mặt tím tái và sưng vù. Trong lúc phu nhân McGillicuddy nhìn như bị thôi miên, vở kịch đi đến hồi kết; cơ thể kia mềm rũ ra và đổ sụp xuống trong tay gã.

Advertisement

Chính lúc đó, con tàu của phu nhân McGillicuddy lại giảm tốc và con tàu kia bắt đầu nhanh hơn. Nó vượt lên và một, hai giây sau đã khuất khỏi tầm mắt.

Tay phu nhân McGillicuddy gần như tự động đưa lên dây liên lạc, nhưng rồi dừng lại, phân vân. Sau rốt thì giật dây của con tàu đang đi thì có ích chi? Chuyện kinh hoàng mới vừa chứng kiến ở cự ly gần như thế, và tình huống bất thường đó khiến bà tê liệt. Cần phải có hành động cấp thiết gì đó – nhưng là gì?

Nguồn: https://znews.vn/vu-an-mang-bat-ngo-tren-toa-tau-post1500194.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Khả năng chữa lành của những kiệt tác hội họa

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Nghệ thuật không chỉ để ngắm” của Susie Hodge mang đến một góc nhìn mới mẻ về khả năng chữa lành của nghệ thuật hội họa.

Trong cuốn Nghệ thuật không chỉ để ngắm, tác giả Susie Hodge – nhà lịch sử nghệ thuật, nghệ sĩ, nhà báo, tác giả của hơn 100 đầu sách – đã giới thiệu tới bạn đọc góc nhìn mới về nghệ thuật trên cơ sở tâm lý học: Liệu pháp trị liệu nghệ thuật (Art Therapy).

Sức mạnh chữa lành của nghệ thuật

Ngay mở đầu cuốn sách, tác giả đã đưa nhận định, nghệ thuật thị giác hữu ích trên nhiều phương diện. Nó có thể giao tiếp với chúng ta theo cách mà ngôn từ không thể. Nó giúp ta khai sáng, nâng cao tinh thần, mang tới hiểu biết sâu sắc. Nó lôi cuốn, làm ta vui vẻ và hoạt động như một phương pháp trị liệu, giúp ta điều tiết cảm xúc, hành vi, sức khỏe tinh thần…

Phe binh nghe thuat anh 1

Sách Nghệ thuật không chỉ để ngắm. Ảnh: SHB.

Tác giả cũng cho rằng, vượt xa những kích thích thị giác đơn thuần, nghệ thuật sở hữu sức mạnh chữa lành, mang đến hy vọng, thay đổi hay tái thiết niềm tin, thái độ, hé mở nội tâm…

Advertisement

Tác giả cũng cho biết, ngay từ những ngày đầu, tâm lý học – ngành khoa học về tâm trí và hành vi hình thành từ cuối thế kỷ 19 – đã công nhận nghệ thuật như một phương tiện quan trọng nhằm biểu đạt, truyền tải, khám phá những cảm xúc, thái độ cũng như hành vi con người. Và trong suốt nhiều thế kỷ nay, bản thân các nghệ sĩ đã thấu hiểu khả năng chữa lành của nghệ thuật.

Trong cuốn sách, Susie Hodge đã giới thiệu 72 tác phẩm nghệ thuật, phần lớn là tranh vẽ, bắt đầu với bức bích họa Trục xuất người đổi tiền khỏi điện thờ của “Cha đẻ của thời Phục Hưng” Giotto di Bondone (khoảng 1267-1337), và mở rộng đến các nghệ sĩ đương đại như Yinka Shonibare (sinh năm 1962) với tác phẩm Bữa tối cuối cùng(Phỏng theo Leonardo).

72 tác phẩm này được tác giả sắp xếp đều trong 12 chương (mỗi chương 6 tác phẩm) tương ứng 12 khía cạnh cảm xúc của con người đó là: Xóa tan cơn giận, Chiến thắng nỗi sợ, Đối mặt với lo âu, Giải tỏa căng thẳng, Giải quyết nỗi cô đơn, Vượt qua u sầu, Truyền thụ cảm hứng tự quán chiếu, Học cách thấu cảm, Được truyền cảm hứng, Khơi nguồn năng lượng, Kiếm tìm hy vọng, Trân trọng hạnh phúc.

Nghệ thuật xoa dịu cảm xúc và điều tiết tâm lý tích cực

Ở chương đầu tiên Xóa tan cơn giận, Susie Hodge đã đưa ra cách hiểu về cơn giận và chỉ ra cách để kiểm soát nó thông qua nghệ thuật. Tác giả viết: “Những người kiềm chế, kìm nén, dằn vặt với cảm xúc sẽ thấy những cảm giác ấy mưng mủ trong lòng. Cuối cùng chúng phóng đại đến mức lấn át hoặc trở thành một phần của con người, ảnh hưởng đến hành vi. Có một cách giải phóng hoặc làm thuyên giảm cơn giận, ấy là thông qua nghệ thuật”.

Cũng ở chương đầu tiên này, Susie Hodge đã đề cập đến khả năng giải thoát khỏi / giải quyết các vấn đề của cơn giận từ việc sáng tạo, nghiên cứu nghệ thuật.

Advertisement

Tác giả cho biết các nghệ sĩ nổi tiếng như: Artemisia Gentileschi (với tác phẩm Judith chặt đầu Holofernes, sơn dầu trên vải, khoảng 1620), George Grosz (với tác phẩm Tang lễ: Dành tặng Oskar Panizza, sơn dầu trên vải, khoảng 1917-1918), Francis Bacon (với tác phẩm Nghiên cứu chân dung của Giáo hoàng Innocent X của Velázquez, sơn dầu trên vải, khoảng 1953) đã dùng nghệ thuật như một lối thoát cho cơn thịnh nộ. Họ đã phơi bày thứ mình làm giận dữ, lột tả cái cảm giác thông qua đề tài và hành động sáng tạo.

Phe binh nghe thuat anh 2

Tác phẩm Cây cầu Nhật Bản của Claude Monet. Nguồn: kunstloft.

Chẳng hạn, Francis Bacon (1909-1992) đã lấy bản sao bức chân dung Giáo hoàng Innocent X của Diego Velázquez (1599-1660) làm nền tảng cho tác phẩm Nghiên cứu chân dung của Giáo hoàng Innocent X của Velázquez. Tác phẩm này thường được biết với tên Giáo hoàng gào thét (The Screaming Pope), với hình ảnh bên trong đầy ác mộng về sự yếu đuối của con người, và những cảm xúc sợ hãi, thất vọng, giận dữ. Đằng sau tấm rèm trong suốt, nhân vật dường như đang ngồi trên ghế điện, với cái đầu bóng ma đang gào thét dữ dội.

Theo Susie Hodge, với cách tiếp cận như vậy, người nghệ sĩ đã khám phá cảm xúc của bản thân mà chẳng hại đến người hay đến mình. Đây là cách giải quyết, dẫn dắt cơn giận thông qua nghệ thuật, nguồn năng lượng li khai rồi tiêu biến, người nghệ sĩ cũng như người thưởng thức tác phẩm sẽ được trải nghiệm trình tự khám phá – hy vọng – chấp thuận.

Ở chương Đối mặt với lo âu, Susie Hodge cũng nêu cách hiểu về lo âu và chỉ ra rằng nghệ thuật có thể cùng một lúc là lối thoát đồng thời là liệu pháp chữa trị, giúp giải tỏa chế ngự sự giày vò. Cũng ở chương này tác giả đã nhắc tới những người nghệ sĩ đã sử dụng nghệ thuật để giúp bản thân vượt qua khía cạnh tâm lý này.

Phe binh nghe thuat anh 3

Chân dung tự họa với cổ gai và chim ruồi của Frida Kahlo. Nguồn: britannica.

Chẳng hạn, Claude Monet (1840-1926) với các bức họa về ao bèo tây và khu vườn trong thiên đường riêng tư ở Giverny. Các bức họa này đều có ảnh hưởng tích cực về mặt trị liệu đối với ông. Từ năm 1899, Monet vẽ hồ nước vào tất cả các kiểu thời tiết (tiêu biểu là bức Cây cầu Nhật Bản, sơn dầu trên vải), và nó đã trở thành chủ đề sáng tác chính của ông, giúp ông vượt qua nhiều năm tháng lo âu sau đó.

Advertisement

Hay như Frida Kahlo (1907-1954) bị mắc chứng lo âu trầm cảm khi phải chịu nhiều đau đớn về thể xác và tâm hồn (bệnh tật, tai nạn khủng khiếp, hôn nhân đầy sóng gió). Tuy nhiên, khi được Rivera truyền cảm hứng, bà đã vẽ, nghiên cứu các khía cạnh của bản thân ở những giai đoạn khó khăn nhất.

Tác phẩm Chân dung tự họa với cổ gai và chim ruồi (1940, sơn dầu trên vải) của bà là một bức chân dung tự họa mang tính biểu tượng. Trên phông nền những chiếc lá to bản, bà đối diện với chúng ta, chiếc vòng cổ đầy gai trong tay con khỉ đen cắt vào da bà.

Con chim ruồi đã chết treo trên gai nhọn, đôi cánh xòe ra. Trong văn hóa Mexico người ta tin rằng chim ruồi chết mang lại sự may mắn cho người đeo nó, vì vậy nó thể hiện niềm hy vọng.

Vòng cổ và máu gợi nhắc tới chiếc mão gai của chúa Jesus. Con khỉ là món quà từ Rivera, nó biểu trưng cho đứa con đã mất mà Kahlo hằng mong ước. Con mèo đen tượng trưng cho nỗi tuyệt vọng, con bướm trên mái tóc đại diện cho Chúa phục sinh – tín hiệu rằng bà sẽ trỗi dậy một lần nữa.

Tương tự, trong các chương tiếp theo của cuốn sách, Susie Hodge tiếp tục lần lượt trình bày những hiểu biết của mình về các khía cạnh cảm xúc, đồng thờiđưa bạn đọc khám phá những câu chuyện mới lạ đằng sau các kiệt tác và chỉ ra các cách xoa dịu cảm xúc và điều tiết tâm lý tích cực.

Advertisement

Tóm lại, với việc phân tích 72 tác phẩm nổi tiếng, sách Nghệ thuật không chỉ để ngắm không chỉ cố gắng làm rõ khả năng chữa lành của nghệ thuật, mà còn khơi nguồn cảm hứng, năng lượng tích cực và đưa nó tới gần hơn với cuộc sống.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/kha-nang-chua-lanh-cua-nhung-kiet-tac-hoi-hoa-post1500062.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Sách hay

Thấu hiểu rồi được thấu hiểu

Được phát hành

,

Bởi

Lắng nghe đồng cảm nghĩa là bước vào trong thế giới quan của người khác. Bạn nhìn nhận qua lăng kính của người đó, bạn quan sát thế giới theo cách mà họ quan sát thế giới. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Lắng nghe đồng cảm nghĩa là bước vào trong thế giới quan của người khác. Bạn nhìn nhận qua lăng kính của người đó, bạn quan sát thế giới theo cách mà họ quan sát thế giới. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Thấu hiểu rồi được thấu hiểu

Lắng nghe đồng cảm nghĩa là bước vào trong thế giới quan của người khác. Bạn nhìn nhận qua lăng kính của người đó, bạn quan sát thế giới theo cách mà họ quan sát thế giới. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498571.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng