Trong một cuộc phỏng vấn của tờ báo năm 1994, nhà văn Kim Dung đã được hỏi một câu: “Ai là người có võ công cao nhất trong các tác phẩm tiểu thuyết của ông”. Sau đó, Kim Dung đã lập tức trả lời: “Người đó là Trương Tam Phong. Võ công của Trương Chân Nhân nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi”. Vậy tại sao Kim Dung lại ưu ái với Trương Tam Phong như vậy?
Kim Dung muốn xây dựng tượng đài võ học và truyền tải triết lý võ học của mình. |
Kim Dung hâm mộ lẽ sống của Trương Tam Phong ngoài đời thật
Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) là nhân vật lịch sử có thật ở thời cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh. Ông là người sáng lập ra phái Võ Đang cũng như 2 môn võ “Thái Cực quyền” và “Thái Cực kiếm”. Theo các truyền thuyết và lời kể về ông cho thấy Trương Quân Bảo là tông sư võ học Trung Quốc mọi thời đại, đến cả Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cũng 5 lần 7 lượt cho mời bằng được ông về phục vụ.
Tuy vậy, Trương Tam Phong là đạo sĩ ẩn dật, đúng chất của “cao thủ võ lâm”, không màng danh lợi, không cần so tài cao thấp với ai, hành hiệp giúp đời. Thay vì tới giúp Minh Thái Tổ, ông thích cuộc sống thần tiên ngao du sơn thủy hơn.
Bởi vì thích lẽ sống của Trương Tam Phong nên trong các bộ truyện của mình, Kim Dung đã cho Trương Chân Nhân đạt cảnh giới cao nhất của võ học và sống tới tận 200 tuổi. Trong tiểu thuyết Kim Dung, Trương Tam Phong xuất hiện từ cuối bộ Thần điêu đại hiệp, lúc đó ông được biết đến với cái tên Trương Quân Bảo – đồ đệ của Giác Viễn đại sư chùa Thiếu Lâm. Tuy nhiên, phải đến bộ Ỷ thiên Đồ Long ký, nhân vật này mới để lại dấu ấn đối với độc giả.
Nhà văn Kim Dung rất hâm mộ lẽ sống của Trương Tam Phong ngoài đời thật. |
Là nhân vật nổi tiếng giới võ học, cuộc đời và sự nghiệp của Trương Tam Phong được xây dựng màn ảnh với sự tham gia diễn xuất của nhiều tên tuổi lớn trong làng giải trí Hoa ngữ. Tuy cùng điểm chung ở tài năng võ học thiên bẩm, hình ảnh vị nhất đại tôn sư qua thể hiện của các diễn viên lại toát lên khí chất, phong thái hoàn toàn khác biệt.
Xuất hiện trong Tân Ỷ Thiên Đồ Long ký phiên bản năm 2009, Trương Tam Phong lúc này đã là nhân vật tiếng tăm lừng lẫy, bậc tiền bối mà cả võ lâm phải kính trọng. Tất cả tố chất đó đều được nam diễn viên gạo cội màn ảnh Hoa ngữ – Vu Thừa Huệ thể hiện khá thành công và chiếm được nhiều cảm tình khán giả. Tuy nhiên, ông đã qua đời vào năm 2015 để lại nhiều tiếc nuối cho khán giả hâm mộ truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Năm 2019, Ỷ Thiên Đồ Long Ký phiên bản mới nhận được nhiều ý kiến trái chiều của khán giả. Ngoài dàn diễn viên chính, thì Vương Đức Thuận nhận được nhiều sự quan tâm khi đóng Trương Tam Phong kinh điển. Tạo hình của diễn viên 83 tuổi được đánh giá rất phù hợp cho vai diễn này bởi không cần hóa trang, khí chất của ông đúng với nguyên tác trong truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Nam diễn viên từng chia sẻ, dù tuổi cao nhưng ông vẫn tự đu dây cáp và thực hiện mọi cảnh đánh đấm trong tác phẩm mà không cần người đóng thế. Mỗi ngày, ông đều bận rộn với việc đóng phim, tham gia sự kiện, diễn thuyết, quay quảng cáo…
Ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan vào vai Trương Tam Phong. |
Năm 2022, bản điện ảnh Ỷ Thiên Đồ Long ký 2022 do Vương Tinh làm đạo diễn được hoàn thành trong 3 năm với kinh phí lên tới 28,6 triệu USD. Nhà sản xuất kỳ vọng phim có thể đạt doanh thu phòng vé hơn 300 triệu USD khi công chiếu. Trong đó, nhân vật Trương Tam Phong do ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan đảm nhận. Phiên bản này tuy chỉ xuất hiện với vai trò khách mời những vẫn gây ấn tượng với khán giả nhờ loạt cảnh hành động.
Tư chất võ học của ông khó có ai sánh bằng
Trương Tam Phong xuất hiện lần đầu trong bộ truyện Thần điêu hiệp lữ khi mới 14 tuổi, lúc đó ông đi theo giúp việc cho đại sư Giác Viễn trong chùa Thiếu Lâm. Và hình ảnh về ông kết thúc trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long ký. Ông có cơ duyên được Giác Viễn Đại Sư truyền cho 5-6 thành của Cửu Dương Thần Công, giúp nội lực ngày càng tăng. Sau này khi về già, Trương Tam Phong còn tự sáng ra bộ võ Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm lấy nguyên lý dùng tĩnh chế động, dùng nhu khắc cương.
Nếu đem lên “bàn cân” so sánh, có 3 người có thể sánh ngang với Trương Tam Phong trong kiếm hiệp Kim Dung, đó là Vô Danh Thần Tăng trong Thiên long bát bộ, Độc Cô Cầu Bại xuất hiện gián tiếp trong Thần điêu đại hiệp và Tiếu ngạo giang hồ và Vương Trùng Dương trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp.
Cũng giống Trương Tam Phong, cả 3 đều có võ công đạt đến mức cảnh giới, không có đối thủ trong những bộ truyện có sự xuất hiện của mình. Vô Danh Thần Tăng có thể chế ngự các nhân vật mạnh nhất trong truyện nhưng võ công của ông đến từ 40 năm vùi đầu trong Tàng Kinh Các, còn bản thân không sáng tạo được môn võ nào mới. Vương Trùng Dương thì được Thanh Hư đạo trưởng truyền thụ. Bản thân Vương Trùng Dương cũng không sáng tạo được môn võ nào vang danh thiên hạ.
Còn với kiếm ma Độc Cô Cầu Bại, rất khó xác định được nguồn gốc võ công nên không bàn đến ở khía cạnh sáng tạo võ học để so sánh. Tuy nhiên, về sự thấu ngộ thì nhân vật này thua xa Trương Tam Phong. Cụ thể, đây là người tự nhận mình vô đối trong thiên hạ.
Xét về tư chất võ học thì nhà văn Kim Dung thừa nhận không ai có thể sánh bằng Trương Chân Nhân. Cố nhà văn nói rằng: “Trương Tam Phong tinh thông võ công thiên hạ, luyện được cả nhu cương, âm dương, sáng tạo ra môn võ thái cực quyền và thái cực kiếm lấy nhu chế cương, hiểu đạo lý trời đất”.
Trương Tam Phong thực sự không coi võ học là thứ để ganh đua và tranh giành “thiên hạ đệ nhất”. Ông còn sáng tạo ra những môn võ công lấy nhu thắng cương. Đó cũng chính là cảnh giới cao nhất trong võ thuật mà Kim Dung muốn gửi gắm.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại. Trân trọng.
You must be logged in to post a comment Login