Connect with us

Sách hay

Nữ tùy viên người Pháp và nghi án tình ái với vua Bảo Đại

Được phát hành

,

Từ các nguồn thông tin thu thập được, tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy cho rằng đây có lẽ là vụ ngoại tình thứ nhất của vua Bảo Đại, ba năm sau khi cưới Hoàng hậu Nam Phương.

Chuyện vua Bảo Đại có nhiều người tình đã được nhiều sách đề cập. Hầu hết đều kể về việc vua có các bóng hồng khác kể từ ngày ông thoái vị, sống xa nhà, xa vợ con (ngoại trừ mối quan hệ với vũ nữ Lý Lệ Hà có từ trước đó, khoảng năm 1940).

Nha Nguyen anh 1

Ảnh Hoàng hậu Nam Phương và bà Bellaigue trên trang 1 Hà Thành Ngọ báo, số 2587, ra ngày 26/4/1936. Nguồn: Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Người phụ nữ quý tộc bí ẩn

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, vua Bảo Đại lại bị vướng vào nghi án ngoại tình từ rất sớm và việc này diễn ra chỉ sau ba năm ông cưới Hoàng hậu Nam Phương. Nghi án này được tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đưa ra trong cuốn Theo dấu chân Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại. Và trớ trêu thay, nhân vật chính của vụ ngoại tình này là nữ tùy viên Bellaigue, người mà Hoàng hậu Nam Phương rất yêu mến.

Theo tác giả sách, bà Bellaigue là cận thần hay tùy viên của Hoàng hậu Nam Phương (người giữ những nhiệm vụ mà ngày nay gọi là chánh văn phòng, bí thơ, kiêm tùy viên báo chí). Đây là một trách vụ hoàn toàn mới trong triều đình. Trước đó, các hoàng hậu và thái hậu trong cung cấm chỉ có các tỳ nữ hay thị nữ để sai khiến trong những công việc hàng ngày.

Bà Bellaigue, sinh năm 1899, làm tùy viên cho Hoàng hậu Nam Phương từ tháng 11/1935 đến tháng 3/1937. Bà là một người thuộc hàng quý tộc, tên khai sinh là Simone Damiens de Ranchicourt, được gọi là bà Bá tước De Ranchicourt, thuộc một gia đình quý tộc lâu đời, có lâu đài gia đình ở xã Ranchicourt, thuộc tỉnh Pas-de-Calais, miền Bắc nước Pháp.

Vậy hoàn cảnh nào một nữ bá tước người Pháp lại có mặt tại Đông Dương vào năm 1935 và nhận lời làm tùy viên cho một hoàng hậu nước Nam chỉ vừa hơn 20 tuổi?

Không có tài liệu chính thức nào nói về người phụ nữ quý tộc bí ẩn này, trong cuốn sách, tác giả Vĩnh Đào và Nguyễn Thị Thanh Thúy đã đưa ra một mẩu tin ngắn trên tờ Hà Thành ngọ báo năm 1935 chỉ giúp chúng ta giải thích một phần thắc mắc câu hỏi trên.

Nội dung mẩu tin này như sau: “Trong số báo trước. Ngọ báo đã đăng tin nay mai một vị Hoàng nam hay Công nữ sẵn ra đời giữa chốn núi Ngự sông Hương, nên Đức Bảo Đại có bàn tính với Hoàng hậu Nam Phương mướn một người vú em thật đứng đắn để lo việc chăm nuôi, săn sóc.

Nay có tin đích xác vua và Hoàng hậu đã chọn được bà Bellaigue là một thiếu phụ tại Paris, có quen biết trước với Hoàng hậu lúc Ngài còn du học tại Paris. Bà này đã được Hoàng hậu yêu mến lắm”.

Như vậy, theo thông tin từ bài báo trên bà Bellaigue là một người bạn mà Hoàng hậu quen biết khi còn đi học ở Pháp, sau đó được Hoàng hậu mời về Việt Nam với nhiệm vụ đầu tiên là chăm sóc cho Hoàng tử sắp ra đời.

Nha Nguyen anh 2

Sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại. Ảnh: MC.

Nghi án ngoại tình với vua Bảo Đại

Trong cuốn sách, hai tác giả cũng đưa thêm một tư liệu khác, đó là một mẩu tin trên báo Đông Pháp tháng 1/1936 cho biết, theo bà Bellaigue về Việt Nam còn có hai cô con gái của bà, và ba mẹ con trở nên khá thân thiết với gia đình Hoàng hậu.

Bài báo này loan tin rằng một chiếc xe Hotchkiss 20 mã lực của bà Didelot, chị của Hoàng hậu, trên đường từ Huế đi Đà Lạt bị tai nạn và đâm xuống ruộng cách Nha Trang 20 cây số. Trên xe có bà Didelot và con gái, cùng hai cô con gái bà Bellaigue. Không ai bị thương tích ngoại trừ con gái bà Didelot bị thương nhẹ.

Tiếp tục tìm kiếm thông tin, hai tác giả sách còn biết được rằng bà Simone Damiens de Ranchicourt kết hôn với ông Michel Bellaigue tại Paris năm 1920, và lấy họ chồng là Bellaigue. Nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc và hai người ly dị năm 1937. Đó cũng là năm bà Bellaigue thôi làm việc cho Hoàng hậu Nam Phương và trở về Pháp.

Vì sao bà Bellaigue từ Pháp qua, phục vụ cho Hoàng hậu Nam Phương chỉ hơn một năm rồi trở về nước? Hai tác giả sách Theo dấu Hoàng hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại đặt nghi vấn. Và câu trả lời của họ là trong quá trình tìm hiểu, có nguồn tin cho biết lý do của việc ra đi sớm này là bà Bellaigue ngoại tình với vua Bảo Đại. Hoàng hậu biết được liền thu xếp để cho người bạn cùng trường của mình lên tàu về nước. Đây có lẽ là vụ ngoại tình thứ nhất của vua Bảo Đại, ba năm sau khi cưới Hoàng hậu.

Hai tác giả cũng cho biết thêm sau khi thôi làm tùy viên cho Hoàng hậu Nam Phương về Pháp, bà Bellaigue ứng cử vào Hội đồng xã Ranchicourt, nơi bà cư ngụ và có lâu đài của gia đình, rồi được bầu làm Thị trưởng làng Ranchicourt liên tục từ năm 1945 đến năm 1971. Năm đó, xã Ranchicourt sáp nhập với một xã lân cận và trở thành thị xã Rebreuve-Ranchicourt. Nữ Bá tước được tiếp tục bầu làm Thị trưởng thị xã mới cho đến năm 1983. Bà từ trần năm 1993.

Sau khi nữ Bá tước de Ranchicourt mất, năm 1994, một người con của bà là Françoise Bellaigue thay mặt gia đình tặng Viện Bảo tàng Guimet một số hình ảnh và tư liệu về Hoàng hậu Nam Phương, vua Bảo Đại, Hoàng tử Bảo Long, trong đó có hai tập hình ảnh ghi lại các sự kiện quan trọng của triều đình Huế trong năm 1936-1937, và một bộ sưu tập triều phục nhà Nguyễn, kỷ niệm của những năm mà bà Bellaigue làm nữ hầu cận cho Hoàng hậu Nam Phương.

Nguồn: https://znews.vn/nu-tuy-vien-nguoi-phap-va-nghi-an-tinh-ai-voi-vua-bao-dai-post1530222.html

Sách hay

Thêm một lần sống sâu

Được phát hành

,

Bởi

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bac si Nguyen Bao Trung anh 1Bac si Nguyen Bao Trung anh 2

Thêm một lần sống sâu

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vô thường

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-vo-thuong-de-hieu-rang-khi-con-nguoi-ta-chet-di-hai-tay-buong-thong-duoc-mat-bai-thanh-bong-choc-hoa-hu-khong-post1530428.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bài cúng rằm tháng Giêng

Được phát hành

,

Bởi

Bài văn khấn được in trong cuốn “Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ” của tác giả Trung chính Quách Trọng Trà.

van khan anh 1

Nguồn: https://znews.vn/bai-cung-ram-thang-gieng-post1530570.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những quốc bảo truyền ngôi trong lễ đăng quang của vua Nguyễn

Được phát hành

,

Bởi

Trong lễ đăng quang (lễ tiến tôn hoặc lễ lên ngôi) của các vua Nguyễn, đi cùng ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Trong nghi lễ tiến tôn vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn vào ngày 12 tháng 5, năm Gia Long thứ 5, tức ngày 28/6/1806 ở điện Thái Hòa, có nghi thức dâng sách vàng nói về việc lên ngôi của nhà vua.

Le len ngoi vua Nguyen anh 1

Sách vàng lễ lên ngôi vua Gia Long. Nguồn: kienthuc.

Kim sách và ấn ngọc truyền quốc

Theo bài viết Les archives des Empreurs d’Annam et l’histoireannamite (Tài liệu lưu trữ của các Hoàng đế An Nam và lịch sử An Nam) của nhà cổ tự người Pháp, Giám đốc Nha Lưu trữ Đông Dương (1917-1945) PaulBoudet, bản sách này gồm 10 tấm vàng, được kết nối với nhau bằng những vòng hình tròn… Tên của sách là: Sách vàng nhân dịp lễ lên ngôi của Hoàng đế Gia Long.

Đại Nam thực lục chép: “Mờ sáng, trống nghiêm hồi thứ ba, hữu ty đặt long đình để sách vàng ở trên thềm giữa điện, lại đặt án dâng sách vàng ở phía nam lư hương, đặt án để tờ chiếu ở gian bên tả của điện, bên hữu dưới thềm điện lại đặt một cái án nữa, đặt trước hòm sách tuyên đọc và hòm biểu mừng. Khâm thiên giám báo giờ.

Vua mang mũ cửu long, áo bào vàng, đai ngọc, ngự ở điện. Ty Bả lệnh tấu nhạc lớn. Người giữ hương đốt hương. Nhạc lớn dứt tiếng, các quan bày ban chầu lạy tiến sách văn. Quan truyền chỉ tuyên rằng: “Hoàng thượng có chiếu”. Quan tuyên chiếu đọc chiếu. Quan ban chiếu bưng đi niêm yết. Các quan dâng biểu làm lễ mừng”.

Trong lễ lên ngôi của vua Thiệu Trị vào ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu, tức ngày 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, bên cạnh kim sách, còn có sự xuất hiện của ấn ngọc truyền quốc.

Trong bài Lễ đăng quang của vua Thiệu Trị, tiếng Pháp Cérémonies qui accompagnèrent l’avènement de l’empereur Thiêu Tri, đăng trên Revue indochinoise, số ra ngày 15 tháng 8 năm 1904), tác giả A.Bouchet cho biết, lễ đăng quang diễn ra ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc. Đi cùng với các nghi thức đó là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Theo tác giả, nghi thức bắt đầu bằng việc trao kim sách. Trước sự chứng kiến của bách quan đang quỳ gối, một đại thần Nội Các kính cẩn bưng hòm kim sách đặt lên hoàng án tại gian giữa. Rồi ông trở ra. Quan đọc kim sách bước đến thềm điện tại gian giữa, mặt quay về hướng bắc. Ông quỳ xuống nhận kim sách, đọc to một lượt rồi trả về vị trí cũ.

Nghi thức tiến hành xong, hai vị quan rời đi. Bắt đầu nghi thức thứ hai, lễ Khánh hạ. Hai viên quan ở Nội Các cùng tiến lên nhận hòm biểu mừng và hòm lễ mừng từ châu án đặt lên hoàng án. Nghi thức hoàn thành, hai vị quan rút lui sau khi lạy năm lạy.

Cuối cùng là nghi thức thứ ba, lễ dùng ấn ngọc. Một đại thần Bộ Lại quỳ trước mặt nhà vua tâu vua dùng ấn ngọc truyền quốc. Sau đó, hai đại thần Nội Các tiến về phía hoàng án. Một người nhận hòm ấn ngọc, người kia nhận chiếu lên ngôi vừa lấy ra từ ống kim phụng. Đến trước hoàng án, người thứ nhất đóng ấn ngọc lên chiếu lên ngôi do người thứ hai lấy ra rồi cả hai để ấn và chiếu về lại chỗ cũ.

Buổi lễ hoàn tất, một đại thần Bộ Lễ quỳ trước Hoàng thượng để tâu trình với người. Về phần mình, Bộ Lại đề nghị Nội Các đóng ấn truyền quốc lên các bản sao chiếu lên ngôi. Bản sao được gửi đi các tỉnh còn ấn truyền quốc sẽ được cất vào tráp có khóa và được một thái giám đưa về điện Cần Chánh ngay khi xong việc.

Le len ngoi vua Nguyen anh 2

Ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được làm bằng loại đá ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc. Niên đại: Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Nguồn: baotanglichsu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang mới hoàn tất

Trong lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, bên cạnh nhận ngọc tỉ truyền quốc, vị vua mới còn được trao những bảo vật quý giá khác.

Theo cuốn Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện, tác giả Võ Hương An (con của Võ Văn Lang, Nhất đẳng Thị vệ cuối cùng của triều Nguyễn) cho biết, ngay sau khi phế truất vua Duy Tân, ngày 16/5/1916, triều đình đã làm lễ nhập cung cho vua mới. Ngày 17/5/1916, Bộ Lễ chuẩn bị một hoàng án đặt giữa điện Cần Chánh, trên đó có bốn món quốc bảo truyền ngôi gồm: Ngọc tỷ có khắc 9 chữ Đại Nam thụ thiên vĩnh mạng truyền quốc tỷ; một bộ hoàng bào; một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mạng; một cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế mạng danh kim sách.

Ngày 18/5/1916, triều đình thiết đại triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang vua Khải Định.

Sau các nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan đọc Hạ biểu – một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang. Sau khi hạ biểu được đọc xong, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.

Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỉ!” (kính mời dùng ấn ngọc).

Ở trong điện, nghe tiếng xướng đó, hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỉ, mở trắp lấy ngọc tỉ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu. Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới – Khải Định – cho thần dân được rõ. Cùng lúc với việc đóng ngọc tỉ vào ân chiếu, chín phát ống lệnh nổ vang trước Kỳ đài, báo hiệu một triều đại mới bắt đầu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang chính thức hoàn tất. Vua bước xuống ngai, ra khỏi điện Thái Hòa, trở về điện Cần Chánh.

Ngay khi vua vừa quay lưng rời khỏi điện Thái Hòa thì một quan của Nội các đã bưng cái tráp đựng Kim sách và cái tráp đựng hạ biểu giao ngay cho các thị vệ để mang về điện vua ở.

Các quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỉ rồi mới gửi đi các tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.

Trong các lễ đăng quang của vua Nguyễn, lễ đăng quang của vua Thành Thái vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa là không có ngọc tỷ truyền quốc. Vì sao lại như vậy?

Theo tác giả Bửu Kế (sách Chuyện triều Nguyễn), lúc rời khỏi kinh thành Huế, sau ngày Kinh đô Huế thất thủ (23/5/1885), vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành đã mang theo ngọc tỷ truyền quốc và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Vì thế, lúc tại vị, vua Đồng Khánh phải dùng một cái ấn khác.

“Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức và vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng ở bên trong cửa Ngọ Môn”, tác giả sách chua xót viết.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-quoc-bao-truyen-ngoi-trong-le-dang-quang-cua-vua-nguyen-post1530499.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng