Connect with us

Sách hay

Thế hệ lo âu

Được phát hành

,

Trong cuốn sách này, nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là hai nguyên nhân chính gây ra căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến Thế hệ Z.

Theo tác giả Jonathan Haidt, chi phí cơ hội của tuổi thơ gắn liền với giá trị của chiếc điện thoại. Bởi điện thoại càng hiện đại, trẻ có khả năng tiếp cận nhiều thứ sớm hơn.

tuoi tre anh 1

Ảnh minh họa cho chứng nghiện điện thoại. Ảnh: Parents.

Trung bình một đứa trẻ dành bao nhiêu thời gian để sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính cá nhân? Một nhân viên bán hàng sẽ trả lời là khoảng 40 giờ một tuần đối với trẻ vị thành niên. Đối với thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi, con số này có thể lên tới 50 giờ một tuần.

Từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày là thời gian mà thanh thiếu niên dành cho tất cả các hoạt động giải trí trên thiết bị điện tử. Tất nhiên, trẻ em đã dành nhiều thời gian để xem truyền hình và chơi trò điện tử trước khi điện thoại thông minh và Internet trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng. Các nghiên cứu dài hạn về thanh thiếu niên Mỹ cho thấy rằng trung bình thanh thiếu niên xem ti vi tối đa 3 giờ mỗi ngày vào đầu những năm 1990.

Tiếp theo là Internet tốc độ cao vào những năm 2000, lượng thời gian dành cho các hoạt động trên mạng tăng lên, trong khi thời gian xem ti vi giảm xuống. Trẻ em cũng bắt đầu dành nhiều thời gian để chơi trò điện tử, ít thời gian để đọc sách và tạp chí.

Tóm lại, cuộc tái thiết lập vĩ đại và thời kỳ đầu của tuổi thơ gắn liền với điện thoại dường như đã tăng thêm trung bình hai đến ba giờ sử dụng thiết bị điện tử trong một ngày của trẻ, so với cuộc sống trước khi có điện thoại thông minh. Những con số này thay đổi đôi chút tùy theo tầng lớp xã hội (các gia đình thu nhập thấp sử dụng nhiều hơn so với các gia đình thu nhập cao), chủng tộc (các gia đình da đen và La tinh sử dụng nhiều hơn so với các gia đình da trắng và châu A) và tình trạng thiểu số về xu hướng tính dục (thanh thiếu niên LGBTQ sử dụng nhiều hơn).

Ngay cả khi thanh thiếu niên báo cáo “chỉ” dành 7 giờ để giải trí trên thiết bị điện tử mỗi ngày, nếu bạn tính cả thời gian mà chúng đang tích cực suy nghĩ về mạng xã hội trong khi làm nhiều việc cùng lúc trong thế giới thực, bạn có thể hiểu tại sao gần một nửa số thanh thiếu niên nói rằng họ lên mạng “gần như liên tục”.

Điều đó có nghĩa là khoảng 16 giờ mỗi ngày (112 giờ mỗi tuần) trẻ không hoàn toàn chú ý đến những gì diễn ra xung quanh mình. Kiểu sử dụng liên tục này, thường liên quan đến hai hoặc ba thiết bị điện tử cùng một lúc, một điều không thể thực hiện được trước khi trẻ em mang theo thiết bị cảm ứng trong túi. Điều này có tác động to lớn đến nhận thức, chứng nghiện internet và việc hình thành các đường liên kết trong não, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm của tuổi dậy thì.

Trong bài suy ngẫm Walden năm 1854 nói về lối sống giản dị, Henry David Thoreau đã viết, “Chi phí của một thứ là lượng… trong cuộc sống cần phải đánh đổi để có được nó, ngay lập tức hoặc trong thời gian dài”. Vậy thì chi phí cơ hội đối với trẻ em và thanh thiếu niên là bao nhiêu khi chúng bắt đầu dành 6 giờ hay 8 giờ hoặc thậm chí là 16 giờ mỗi ngày để tương tác với các thiết bị của mình? Liệu chúng có thể đánh đổi bất kỳ phần cần thiết nào của cuộc sống cho sự phát triển lành mạnh của con người không?

Nguồn: https://znews.vn/tuoi-tho-dang-gia-bao-nhieu-phu-thuoc-vao-chiec-dien-thoai-post1530313.html

Sách hay

Thêm một lần sống sâu

Được phát hành

,

Bởi

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bac si Nguyen Bao Trung anh 1Bac si Nguyen Bao Trung anh 2

Thêm một lần sống sâu

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vô thường

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-vo-thuong-de-hieu-rang-khi-con-nguoi-ta-chet-di-hai-tay-buong-thong-duoc-mat-bai-thanh-bong-choc-hoa-hu-khong-post1530428.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bài cúng rằm tháng Giêng

Được phát hành

,

Bởi

Bài văn khấn được in trong cuốn “Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ” của tác giả Trung chính Quách Trọng Trà.

van khan anh 1

Nguồn: https://znews.vn/bai-cung-ram-thang-gieng-post1530570.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những quốc bảo truyền ngôi trong lễ đăng quang của vua Nguyễn

Được phát hành

,

Bởi

Trong lễ đăng quang (lễ tiến tôn hoặc lễ lên ngôi) của các vua Nguyễn, đi cùng ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Trong nghi lễ tiến tôn vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn vào ngày 12 tháng 5, năm Gia Long thứ 5, tức ngày 28/6/1806 ở điện Thái Hòa, có nghi thức dâng sách vàng nói về việc lên ngôi của nhà vua.

Le len ngoi vua Nguyen anh 1

Sách vàng lễ lên ngôi vua Gia Long. Nguồn: kienthuc.

Kim sách và ấn ngọc truyền quốc

Theo bài viết Les archives des Empreurs d’Annam et l’histoireannamite (Tài liệu lưu trữ của các Hoàng đế An Nam và lịch sử An Nam) của nhà cổ tự người Pháp, Giám đốc Nha Lưu trữ Đông Dương (1917-1945) PaulBoudet, bản sách này gồm 10 tấm vàng, được kết nối với nhau bằng những vòng hình tròn… Tên của sách là: Sách vàng nhân dịp lễ lên ngôi của Hoàng đế Gia Long.

Đại Nam thực lục chép: “Mờ sáng, trống nghiêm hồi thứ ba, hữu ty đặt long đình để sách vàng ở trên thềm giữa điện, lại đặt án dâng sách vàng ở phía nam lư hương, đặt án để tờ chiếu ở gian bên tả của điện, bên hữu dưới thềm điện lại đặt một cái án nữa, đặt trước hòm sách tuyên đọc và hòm biểu mừng. Khâm thiên giám báo giờ.

Vua mang mũ cửu long, áo bào vàng, đai ngọc, ngự ở điện. Ty Bả lệnh tấu nhạc lớn. Người giữ hương đốt hương. Nhạc lớn dứt tiếng, các quan bày ban chầu lạy tiến sách văn. Quan truyền chỉ tuyên rằng: “Hoàng thượng có chiếu”. Quan tuyên chiếu đọc chiếu. Quan ban chiếu bưng đi niêm yết. Các quan dâng biểu làm lễ mừng”.

Trong lễ lên ngôi của vua Thiệu Trị vào ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu, tức ngày 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, bên cạnh kim sách, còn có sự xuất hiện của ấn ngọc truyền quốc.

Trong bài Lễ đăng quang của vua Thiệu Trị, tiếng Pháp Cérémonies qui accompagnèrent l’avènement de l’empereur Thiêu Tri, đăng trên Revue indochinoise, số ra ngày 15 tháng 8 năm 1904), tác giả A.Bouchet cho biết, lễ đăng quang diễn ra ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc. Đi cùng với các nghi thức đó là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Theo tác giả, nghi thức bắt đầu bằng việc trao kim sách. Trước sự chứng kiến của bách quan đang quỳ gối, một đại thần Nội Các kính cẩn bưng hòm kim sách đặt lên hoàng án tại gian giữa. Rồi ông trở ra. Quan đọc kim sách bước đến thềm điện tại gian giữa, mặt quay về hướng bắc. Ông quỳ xuống nhận kim sách, đọc to một lượt rồi trả về vị trí cũ.

Nghi thức tiến hành xong, hai vị quan rời đi. Bắt đầu nghi thức thứ hai, lễ Khánh hạ. Hai viên quan ở Nội Các cùng tiến lên nhận hòm biểu mừng và hòm lễ mừng từ châu án đặt lên hoàng án. Nghi thức hoàn thành, hai vị quan rút lui sau khi lạy năm lạy.

Cuối cùng là nghi thức thứ ba, lễ dùng ấn ngọc. Một đại thần Bộ Lại quỳ trước mặt nhà vua tâu vua dùng ấn ngọc truyền quốc. Sau đó, hai đại thần Nội Các tiến về phía hoàng án. Một người nhận hòm ấn ngọc, người kia nhận chiếu lên ngôi vừa lấy ra từ ống kim phụng. Đến trước hoàng án, người thứ nhất đóng ấn ngọc lên chiếu lên ngôi do người thứ hai lấy ra rồi cả hai để ấn và chiếu về lại chỗ cũ.

Buổi lễ hoàn tất, một đại thần Bộ Lễ quỳ trước Hoàng thượng để tâu trình với người. Về phần mình, Bộ Lại đề nghị Nội Các đóng ấn truyền quốc lên các bản sao chiếu lên ngôi. Bản sao được gửi đi các tỉnh còn ấn truyền quốc sẽ được cất vào tráp có khóa và được một thái giám đưa về điện Cần Chánh ngay khi xong việc.

Le len ngoi vua Nguyen anh 2

Ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được làm bằng loại đá ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc. Niên đại: Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Nguồn: baotanglichsu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang mới hoàn tất

Trong lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, bên cạnh nhận ngọc tỉ truyền quốc, vị vua mới còn được trao những bảo vật quý giá khác.

Theo cuốn Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện, tác giả Võ Hương An (con của Võ Văn Lang, Nhất đẳng Thị vệ cuối cùng của triều Nguyễn) cho biết, ngay sau khi phế truất vua Duy Tân, ngày 16/5/1916, triều đình đã làm lễ nhập cung cho vua mới. Ngày 17/5/1916, Bộ Lễ chuẩn bị một hoàng án đặt giữa điện Cần Chánh, trên đó có bốn món quốc bảo truyền ngôi gồm: Ngọc tỷ có khắc 9 chữ Đại Nam thụ thiên vĩnh mạng truyền quốc tỷ; một bộ hoàng bào; một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mạng; một cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế mạng danh kim sách.

Ngày 18/5/1916, triều đình thiết đại triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang vua Khải Định.

Sau các nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan đọc Hạ biểu – một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang. Sau khi hạ biểu được đọc xong, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.

Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỉ!” (kính mời dùng ấn ngọc).

Ở trong điện, nghe tiếng xướng đó, hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỉ, mở trắp lấy ngọc tỉ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu. Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới – Khải Định – cho thần dân được rõ. Cùng lúc với việc đóng ngọc tỉ vào ân chiếu, chín phát ống lệnh nổ vang trước Kỳ đài, báo hiệu một triều đại mới bắt đầu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang chính thức hoàn tất. Vua bước xuống ngai, ra khỏi điện Thái Hòa, trở về điện Cần Chánh.

Ngay khi vua vừa quay lưng rời khỏi điện Thái Hòa thì một quan của Nội các đã bưng cái tráp đựng Kim sách và cái tráp đựng hạ biểu giao ngay cho các thị vệ để mang về điện vua ở.

Các quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỉ rồi mới gửi đi các tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.

Trong các lễ đăng quang của vua Nguyễn, lễ đăng quang của vua Thành Thái vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa là không có ngọc tỷ truyền quốc. Vì sao lại như vậy?

Theo tác giả Bửu Kế (sách Chuyện triều Nguyễn), lúc rời khỏi kinh thành Huế, sau ngày Kinh đô Huế thất thủ (23/5/1885), vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành đã mang theo ngọc tỷ truyền quốc và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Vì thế, lúc tại vị, vua Đồng Khánh phải dùng một cái ấn khác.

“Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức và vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng ở bên trong cửa Ngọ Môn”, tác giả sách chua xót viết.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-quoc-bao-truyen-ngoi-trong-le-dang-quang-cua-vua-nguyen-post1530499.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng