Connect with us

Sách hay

Những bản dịch ‘Nhật ký trong tù’

Được phát hành

,

Cho đến nay, “Nhật ký trong tù” (NKTT) của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số các tác phẩm văn học Việt Nam được dịch sang tiếng nước ngoài nhiều nhất.

Theo kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi, NKTT đã được dịch ra 37 thứ tiếng nước ngoài (không kể các bản dịch chữ Quốc ngữ và bản dịch tiếng Tày-Nùng là các ngôn ngữ của Việt Nam).

Các thứ tiếng nước ngoài đã có bản dịch NKTT (xếp theo vần chữ cái a,b,c) là: Ả Rập, Anbani, Anh, Ba Lan, Ba Tư, Basque, Belarus, Bengali, Bồ Đào Nha, Croatia, Czech, Đan Mạch, Đức, Esperanto, Galicia, Hàn Quốc, Hebrew, Hindi, Hungary, Hy Lạp, Italia, Kazakh, Lào, Malayalam, Myanmar, Mông Cổ, Na Uy, Nga, Nhật, Pháp, Phần Lan, Rumani, Slovak, Sinhala, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Uzbek.

Trong số các ngôn ngữ nêu trên tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất với 8 bản dịch đã được in. Tiếp đến là các thứ tiếng: Bengali (4 bản), Nhật (4 bản), Czech (4 bản), Tây Ban Nha (3 bản), Sinhala (3 bản), Pháp (2 bản), Đức (2 bản), Bồ Đào Nha (2 bản), Slovak (2 bản), Hàn Quốc (2 bản).

Những bản dịch tiếng Anh đã xuất bản

1. Bản dịch Prison Diary, do Aileen Palmer dịch, nhà xuất bản Ngoại văn xuất bản ở Hà Nội lần đầu tiên năm 1962. Bản dịch gồm 96 trang với 101 bài thơ. Lâu nay nhiều người cho rằng Prison Diary được Aileen Palmer dịch ở Việt Nam trong thời gian bà sang giúp đỡ Việt Nam sau năm 1954. Tuy nhiên, theo Sylvia Martin, tác giả sách Ink in Her Veins: The Troubled Life of Aileen Palmer, Aileen Palmer chưa từng đến Việt Nam và Prison Diary được bà thực hiện ở Australia dựa trên một bản dịch nghĩa đen từng từ tiếng Việt sang từ tiếng Anh do nhà xuất bản cung cấp .

Bản dịch Prison Diary do Aileen Palmer thực hiện đã được Swan Publishing Co. xuất bản lại ở Toronto năm 1968 với 109 trang. Trong sách có “Lời nói đầu” của Bernard Fall và “Lời giới thiệu” của Phan Nhuận. Bernard Fall là nhà báo Mỹ từng đến Việt Nam nhiều lần và từng phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh và là tác giả của một số sách về Việt Nam.

Cùng năm 1971, bản dịch của Aileen Palmer được hai nhà xuất bản ở Mỹ xuất bản lại. Đó là nhà xuất bản Bantam Books in lại dưới tiêu đề The Prison Diary of Ho Chi Minh với lời giới thiệu của Harrison E. Salisbury. Sách dày 103 trang gồm 115 bài thơ. Nhà xuất bản khác là Real Dragon ở Berkeley xuất bản lại dưới tựa đề Prison Diary với lời giới thiệu của René Depestre, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất và là chiến sĩ cộng sản người Haiti. Sách gồm 37 trang có ảnh và hình vẽ chủ tịch Hồ Chí Minh và một số cảnh sinh hoạt ở Việt Nam.

Một số bài thơ từ bản dịch Prison Diary đã tạo nguồn cảm hứng cho một số nhạc sĩ nước ngoài sáng tác các bản nhạc giao hưởng. Mở đầu là bản nhạc Prison Song do nhạc sĩ nổi tiếng người Đức, Hans Werner Henze sáng tác dựa trên lời bài thơ “The leg-irons” (chiếc cùm). Tiếp đến là bản hợp xướng Songs From A Prison Diary (Những bài ca từ Nhật ký trong tù) do hai nhạc sĩ Phil Minton và Veryan Weston sáng tác dựa trên lời của 7 bài thơ trong bản dịch Prison Diary. Tác phẩm được dàn hợp xướng “Voices from Somewhere” trình diễn tại Festival Âm nhạc Strasbourg tháng 10 năm 1991 ở Eglise Réformée Saint-Paul, Strasbourg (Pháp) và được thu âm thành đĩa CD.

Đáng chú ý nhất có lẽ là nhiều bài thơ trong Prison Diary đã được tác giả Charles Fenn đưa vào trong cuốn sách nổi tiếng của ông: Ho Chi Minh: A Biographical introduction (Hồ Chí Minh: Một chân dung) được xuất bản ở Anh năm 1973. Trong cuốn sách gồm 12 chương, tác giả đã sử dụng 12 bài thơ trong bản dịch Prison Diary để mở đầu mỗi chương như những lời “đề tựa”. Ngoài ra Charles Fenn còn in lại 9 bài thơ khác trong phần “Phụ lục” cuốn sách của ông .

2. Bản dịch Poems Written While in Prison gồm 19 bài do Kenneth Rexroth, nhà thơ, dịch giả và nhà phê bình người Mỹ dịch. Bản dịch của ông được in trong Tạp chí Avant Garde số 3 năm 1968 cùng với lời giới thiệu về Hồ Chí Minh và tập thơ Nhật ký trong tù.

3. Bản dịch Ho Chi Minh, Eleven Prison Poems do Raffel Burton, nhà thơ, dịch giả và giáo sư văn học người Mỹ dịch. Bản dịch in trong tập thơ Việt Nam có tựa đề: From the Vietnamese: Ten Centuries of Poetry do ông tuyển chọn và dịch, October House xuất bản năm 1968. Những bài thơ dịch này sau đó được in lại trong Tạp chí Translation Review (Dallas, Texas) năm 1974.

4. Bản dịch Prison Diary do Đặng Thế Bính dịch từ bản gốc chữ Hán và bản dịch chữ Quốc Ngữ. Theo dịch giả Thúy Toàn bản dịch này được Nhà xuất bản Ngoại văn xuất bản lần đầu năm 1963. Bản dịch này của Đặng Thế Bính đã được nhà xuất bản Cormorant Books in lại năm 1992 ở Canada cùng với một số bức ảnh về Việt Nam của nhà nhiếp ảnh Larry Towell.

5. Bản dịch Ho Chi Minh in Prison do lan McLanchlan, nhà thơ, dịch giả người Canada dịch, gồm 13 bài được in trong tạp chí Malahat Review, số 43, xuất bản năm 1977. Malahat Review là một tạp chí hàng quý chuyên về văn học, nghệ thuật của Canada được thành lập vào năm 1967. Cùng với 13 bài thơ được dịch từ Nhật ký trong tù là lời giới thiệu của dịch giả về Hồ Chí Minh.

Theo tư liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 2010, dịch giả Ian McLanchlan đã “in lại như một ấn phẩm gồm 50 bản, chào mừng sự kiện Đoàn đại biểu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đến thăm trường Đại học Trent, Ontario – Canada, ngày 26/01/2010. Tập thơ gồm 24 trang với 15 bài.

Nhat ky trong tu anh 1

Bìa một số bản dịch & sách có in NKTT bằng tiếng Anh Ảnh: VXQ

6. Bản dịch Ho Chi Minh: Prison Diary, do Christopher Jenkins, Trần Khánh Tuyết và Huỳnh Sanh Thông dịch, in trong sách: Reflections from captivity : Phan Boi Chau’s “Prison Notes” and Ho Chi Minh’s “Prison Diary” do Athens: Ohio University Press xuất bản năm 1978. Bản dịch gồm 113 trang với 121 bài thơ được dịch từ bản dịch Nhật ký trong tù bằng chữ Quốc ngữ.

7. Bản dịch của nhà thơ, dịch giả người Anh, John Birtwhistle gồm 18 bài thơ được in trong tập thơ Our Worst Suspicions của ông, do Carcanet Press xuất bản ở London năm 1985. Bản dịch được thực hiện từ bản dịch tiếng Anh Prison Diary của Aileen Palmer. Bản dịch này đã được tác giả sửa chữa và in lại trong sách Partial Shade. Poems New & Selected do Carcanet Press xuất bản năm 2023. Năm 2005, một số bài dịch của John Birtwhistle đã được nhà soạn nhạc David Blake dùng làm lời cho bản hợp xướng Rings of Jade. Poems from the Prison Diary of Ho Chi Minh.

8. Bản dịch với tựa đề Poems from the Prison Diary of Ho Chi Minh do Steve Bradbury dịch, Tinfish Press xuất bản ở Hawaii năm 2003. Sách gồm 33 trang với 49 bài thơ được dịch sang tiếng Anh từ chữ Hán. Phần lớn các bài dịch này đã được công bố trên Internet. Ngoài ra Steve Bradbury còn có một bài viết đáng chú ý “On translating The Prison Diary of Ho Chi Minh” (Về việc dịch Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh) đăng trong Tạp chí Translation Review, Volume 61 năm 2001, số1, sau đó được công bố trên internet.

Những bản dịch từ bản tiếng Anh

Nhat ky trong tu anh 2

Bìa một số bản NKTT các ngôn ngữ dịch từ bản dịch tiếng Anh Ảnh: VXQ

Không chỉ là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất trong số NKTT bằng tiếng nước ngoài, bản dịch NKTT bằng tiếng Anh còn được dùng làm bản nguồn cho nhiều bản dịch NKTT tiếng nước ngoài khác. Tư liệu chúng tôi tìm kiếm được cho biết đến nay có ít nhất 13 ngôn ngữ với 15 bản dịch NKTT tiếng nước ngoài được thực hiện từ bản dịch tiếng Anh Prison Diary do Aileen Palmer thực hiện. Các ngôn ngữ đó là: Ả Rập, Ba Tư, Bengali (3 bản), Bồ Đào Nha, Croatia, Đan Mạch, Đức, Hindi, Malayalam, Myanmar, Na Uy, Phần Lan, Tây Ban Nha.

Đáng chú ý hơn, không chỉ được dùng làm bản nguồn cho 15 bản dịch sang các ngôn ngữ khác, bản dịch tiếng Anh Prison Diary của Aileen Palmer còn được dùng như bản nguồn cho một bản dịch NKTT tiếng Anh khác. Đó là bản dịch gồm 18 bài của nhà thơ người Anh, John Birtwhistle, được in trong tập thơ Our Worst Suspicions.

Ngoài ra, một số bài thơ trong bản dịch Prison Diary đã tạo nguồn cảm hứng cho hai bản nhạc giao hưởng Prison Song của nhạc sĩ nổi tiếng người Đức, Hans Werner Henze (1926-2012) và bản hợp xướng Songs From A Prison Diary (Những bài ca từ Nhật ký trong tù) của hai nhạc sĩ Phil Minton và Veryan Weston.

Như vậy, có thể nói các bản dịch NKTT bằng tiếng Anh không chỉ giúp cho bạn đọc nói tiếng Anh tiếp xúc với tác phẩm NKTT mà còn góp phần đem NKTT đến với bạn đọc nói 13 ngôn ngữ mẹ đẻ khác không phải tiếng Anh. Ngoài ra, từ bản dịch tiếng Anh Prison Diary NKTT của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đến với người yêu âm nhạc trên khắp thế giới.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-ban-dich-nhat-ky-trong-tu-post1508331.html

Sách hay

Sài Gòn đi qua ký ức

Được phát hành

,

Bởi

Chắt lọc 30 tản văn hay của nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa, sách bao quát các chủ đề: Di tích lịch sử – Văn hóa – Ẩm thực – Nghệ thuật, ghép nối thành thước phim tài liệu sống động trải dài từ đất Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước cho đến Thành phố Hồ Chí Minh của hiện tại.

Đi đâu cũng nghe, cũng thấy bước chân những người mở cõi, nhưng ngoài tên đường Lũy Bán Bích, đâu rồi những tấm bia ghi dấu vết kỷ niệm của các địa danh lịch sử, danh nhân từ thời lập đất Sài Côn – Đề Ngạn?

Chiều mưa lại đi ngang con đường Lũy Bán Bích quận Tân Bình. Nhìn bảng tên một con đường hiếm hoi mang tên một lũy thành ngày xưa, chợt nhớ đến vùng đất Sài Gòn với những bước chân mở cõi của các bậc tôi thần nhà Nguyễn – vâng mệnh Chúa – tìm đường hướng về phương Nam.

Lũy Bán Bích (lũy Nguyễn Cửu Đàm) đắp năm 1772 trên cơ sở của lũy Lão Cầm, huyện Tân Bình (1772), chạy dài từ chùa Cây Mai, vòng qua đồng Tập Trận, tới rạch Nhiêu Lộc thì theo đường sông xuống rạch Thị Nghè rồi chấm dứt nơi cầu Bông.

Cầu này có tên là cầu Hoa (hay cầu Cao Mên) nhưng trùng tên với một người vợ của vua Minh Mạng nên cải thành cầu Bông. “Cây cầu Cao Mên, thấy làm nguyên cột vắp ván trai” (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh). Từ những cái tên, những phế tích còn sót lại sau nhiều cuộc bể dâu ẩn chứa từng quặng tầng lịch sử của đất phương Nam khởi nguồn từ Sài Côn – Prey Nokor.

Trước hết, vùng đất Sài Gòn xưa mang ơn vị quan nhà Nguyễn đã đến và xây dựng vùng đất này: Thống suất thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – Năm 1698, “lấy đất Nông Nại đặt làm Phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn lập Phủ Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn”. Nhà Bè nước chảy chia hai / Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Sai Gon anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Freepik.

Trước đây, vùng đất này đã có người Việt định cư từ cuối thế kỷ XVI nhưng phải đợi đến chúa Nguyễn định danh thì vùng đất này mới là của người Việt. Sau khi dựng dinh Phiên Trấn, chúa Nguyễn còn cho phép quan chức tại Phủ Gia Định được quyền chiêu dụ người Việt đang lưu trú tại Lục Chân Lạp về định cư sẽ được miễn thuế ba năm… Bước chân của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược là bước ngoặt quan trọng đối với vùng Sài Gòn và toàn cõi Nam Bộ.

Dạo bước ngang con đường nhỏ Nam Quốc Cang nhớ ngày xưa đã có một ngôi chợ được gọi theo tên của Dinh Điều Khiển (góc Nguyễn Trãi – Phạm Ngũ Lão). Đường Lê Thánh Tôn, trước Bảo tàng Cách mạng, trong công viên Bách Tùng Diệp ta thấy một cây đa to rũ nhánh – dấu vết một ngôi chợ nổi tiếng mang tên Cây Da Còm ngày cũ. Cây da thằng mọi, coi bán đủ thuốc xiêm, cau mít (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh).

Đình Tân Kiểng (Chợ Quán) còn đó nhưng chợ Tân Kiểng chỉ còn lại cái tên. Chợ Phố Sài Gòn, do Trần Thắng Tài (Trần Thượng Xuyên) thành lập trong khoảng những năm 1679-1731 bây giờ là khu vực ngay tòa nhà Bưu Điện quận 5. Đi ngang Hòa Hưng làm sao không nhớ đến Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, thầy của Gia Định tam gia Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.

Các công thần nhà Nguyễn đã xây dựng cũng như đã hy sinh cùng nhân dân bảo vệ Sài Gòn – Gia Định trước cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Đại đồn Chí Hòa với tên tuổi của Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Trương Công Định luôn làm con cháu đất Sài Gòn hãnh diện về tiết tháo của người xưa.

Đi về miệt Gia Định, nhìn thấy cổng Lăng Ông sao lại không cảm khái nhớ đến Quan lớn Thượng Lê Văn Duyệt – người làm Tổng trấn Gia Định Thành trước sau hai thời kỳ – một Tổng trấn lâu năm nhất, được nhân dân nhớ ơn nhiều nhất vì tinh thần “chí công vô tư”, đặt phép nước cao hơn lệnh vua, biết “mở cửa” giao thương, tận dụng sức làm kinh tế của thương nhân…

Theo dòng lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt bắt đầu từ khi chúa Nguyễn lập Phủ Gia Định, phủ Gia Định / Nhà đủ người no chốn chốn / Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn / Ăn ở vui thú nơi nơi (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh). Năm 1708 Mạc Cửu dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Năm 1755, Quốc vương Chân Lạp nhượng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp cho Võ Vương. Đất Ba Thắc (Sóc Trăng – Bạc Liêu), Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) sáp nhập vào phần giang sơn chúa Nguyễn từ năm 1757.

Mạc Thiên Tích mất năm 1780 không con nối dõi nên chúa Nguyễn đã thu phục Hà Tiên. Từ đây việc mở mang bờ cõi kéo dài trên 800 năm (từ năm 939) của Việt Nam với hình dạng như ngày nay đã hoàn thành. Dù trải qua nhiều phong ba bão táp của chiến tranh nhưng người miền Nam cũng như người Sài Gòn vẫn luôn nhớ ơn tiên hiền mở cõi đã giữ vững và xây dựng đất phương Nam theo ước vọng người xưa…

Đi đâu cũng nghe, cũng thấy bước chân những người mở cõi, nhưng ngoài tên đường Lũy Bán Bích, đâu rồi những tấm bia ghi dấu vết kỷ niệm của các địa danh lịch sử, danh nhân từ thời lập đất Sài Côn – Đề Ngạn? Ta có quyền quên chăng?

Nguồn: https://znews.vn/sai-gon-buoc-chan-mo-coi-post1530739.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Thêm một lần sống sâu

Được phát hành

,

Bởi

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bac si Nguyen Bao Trung anh 1Bac si Nguyen Bao Trung anh 2

Thêm một lần sống sâu

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vô thường

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-vo-thuong-de-hieu-rang-khi-con-nguoi-ta-chet-di-hai-tay-buong-thong-duoc-mat-bai-thanh-bong-choc-hoa-hu-khong-post1530428.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bài cúng rằm tháng Giêng

Được phát hành

,

Bởi

Bài văn khấn được in trong cuốn “Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ” của tác giả Trung chính Quách Trọng Trà.

van khan anh 1

Nguồn: https://znews.vn/bai-cung-ram-thang-gieng-post1530570.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng