Connect with us

Sách hay

Mối liên hệ ngầm giữa cây xanh và đô thị

Được phát hành

,

Giữa cây xanh và sự phát triển của các thành phố luôn có một mối liên hệ mật thiết. Điều này đã được khẳng định trong nhiều cuốn sách.

Cây xanh luôn giữ một vai trò thiết yếu trong tiến trình phát triển của con người, đặc biệt là sự hình thành của các thành phố lớn. Theo đó, cây cối không chỉ làm đẹp cảnh quan đô thị mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái.

Điều này đã được khẳng định trong nhiều tác phẩm. Mỗi cuốn sách đều tiếp cận thế giới cây xanh từ một góc độ riêng chẳng hạn câu chuyện truyền cảm hứng, dấu hiệu sinh học, nhiếp ảnh sinh học…

The man who planted trees (Jim Robbins)

cay xanh anh 1

Cuốn sách The man who planted trees (Jim Robbins). Ảnh: Amazon.

The man who planted trees của tác giả Jim Robbins kể về hành trình phi thường của David Milarch, một người chăm sóc cây ở Michigan, người đã có tầm nhìn cứu Trái đất bằng cách nhân bản những cây cổ thụ mạnh mẽ nhất.

Câu chuyện này không chỉ gợi mở những hiểu biết mới về cây cối, mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của cây xanh trong việc bảo vệ sự sống. Theo hiểu biết của David Milarch, cây không chỉ lọc nước, không khí mà còn làm mát đô thị, giảm hiệu ứng đảo nhiệt và cải thiện chất lượng sống cho con người. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc bảo vệ và trồng thêm cây xanh ở đô thị trở thành một nhiệm vụ sống còn cho tương lai.

————————————

Finding the mother tree (Suzanne Simard)

cay xanh anh 2

Cuốn sách Finding the mother tree của tác giả Suzanne Simard. Ảnh: Amazon.

Cuốn sách Finding the mother tree của Suzanne Simard đã mô tả rừng như một hệ sinh thái phức tạp, kết nối qua các mạng lưới ngầm. Simard khám phá cách cây cối không chỉ cạnh tranh mà còn hợp tác, chia sẻ tài nguyên và cảnh báo lẫn nhau về nguy hiểm.

Những “cây mẹ” đóng vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng và duy trì sự sống của các cây xung quanh, giúp duy trì cân bằng sinh thái.

Cây mẹ có thể hiểu là những cây lâu năm, phát triển mạnh và sâu, có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho các cây con xung quanh. Thông qua hệ thống rễ và mạng lưới nấm, cây mẹ truyền các chất dinh dưỡng và nước đến cây non, giúp chúng phát triển mạnh mẽ hơn trong những giai đoạn đầu đời.

Với bộ rễ chắc khỏe, cây mẹ giúp cố định đất, ngăn chặn xói mòn và duy trì độ phì nhiêu của đất. Đồng thời, cây mẹ cũng điều chỉnh dòng chảy nước mưa, giúp giảm lũ lụt và bảo tồn nguồn nước ngầm, điều rất quan trọng để duy trì sự sống của toàn bộ hệ sinh thái.

——————————————————-

To speak for the trees (Diana Beresford-Kroeger)

cay xanh anh 3

Cuốn sách To speak for the trees của nhà khoa học Diana Beresford-Kroeger. Ảnh: Amazon.

Diana Beresford-Kroeger là một nhà thực vật học và hóa sinh y học nổi tiếng thế giới. Trong các tác phẩm, nhà khoa học Beresford-Kroeger thường mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống bí ẩn của cây cối và những cách chúng có thể chữa lành con người và hành tinh.

Với To speak for the trees, nhà thực vật học Diana Beresford-Kroeger chia sẻ về tuổi thơ đặc biệt ở Ireland, nơi bà học hỏi từ sự kết hợp giữa tri thức khoa học và trí tuệ cổ truyền Celtic.

Cuốn hồi ký là lời kêu gọi bảo vệ rừng, nhấn mạnh vai trò của cây trong việc cải thiện sức khỏe con người và chống lại biến đổi khí hậu. Từ góc nhìn đô thị học, hệ thống cây xanh là chìa khóa tạo nên sự bền vững cho các thành phố hiện đại.

——————————————————-

The hidden life of trees (Peter Wohlleben)

cay xanh anh 4

Cuốn sách The hidden life of trees của tác giả Peter Wohlleben. Ảnh: Amazon.

Trong môi trường đô thị, mối quan hệ giữa con người và các sinh vật sống, đặc biệt là cây xanh, ngày càng trở nên phức tạp và đáng suy ngẫm. Cây cối không chỉ là những thực thể thụ động mà còn là những sinh vật có khả năng tương tác và giao tiếp với nhau, như Peter Wohlleben đã chỉ ra trong cuốn sách The hidden life of trees.

Từ góc nhìn của tác giả, đô thị thường bó buộc cây cối vào không gian chật hẹp (công viên, vườn hoa). Điều này vô tình cắt đứt chúng khỏi mạng lưới tự nhiên trong quan hệ với nấm và côn trùng. Do đó, cây cối bị hạn chế khả năng giao tiếp và phát triển. Mặc dù cây cối không “cảm nhận” theo cách con người hiểu, nhưng những phát hiện khoa học mới đây cho thấy chúng có khả năng phát ra tín hiệu và hợp tác trong việc sinh tồn.

——————————————————-

The Botanical City (Helena Dove)

cay xanh anh 5

Cuốn sách The Botanical City của Helena Dove. Ảnh: Chatty Gardener.

Cuốn sách là tập hợp 100 loài cây có thể trồng được tại các đô thị, đặc biệt phù hợp với khí hậu của London (Anh). Đối với tác giả Helena Dove, cuộc sống tại đô thị có thể khiến con người lao vào những vòng xoáy mưu sinh và quên đi việc tận hưởng niềm vui từ những hành động tĩnh tại hơn, chẳng hạn xây dựng khu vườn nhỏ cho riêng mình.

Tác phẩm của bà Helena Dove được ví như một phiên bản nâng cấp của cuốn khảo cứu Floral Londinensis (được xuất bản năm 1777). Cuốn sách Floral Londinensis đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về các loài cây mọc ở thành phố London. So với phiên bản ra mắt thế kỷ thứ 18, The Botanical City thiên vào các loài cây có khả năng tự trồng bởi những người làm vườn không chuyên hơn.

——————————————————-

Forest (Matt Collins và Roo Lewis)

cay xanh anh 6

Cuốn sách Forest của Matt Collins và Roo Lewis. Ảnh: Everand.

Cuốn sách ảnh Forest của nhiếp ảnh gia Matt Collins và Roo Lewis là một tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới tự nhiên, với những bức ảnh tuyệt đẹp và những câu chuyện đầy cảm hứng về mối quan hệ giữa con người và cây cối. Qua hành trình khám phá các khu rừng huyền bí tại Bắc Mỹ, Vương quốc Anh và châu Âu, cuốn sách tiết lộ bí mật ẩn chứa trong những khu rừng rậm xanh mướt, từ những cây thông mạnh mẽ ở Tây Ban Nha cho đến những rừng bạch dương ấn tượng ở thung lũng Elbe, Đức.

Bên cạnh những hình ảnh sống động, Forest còn mang đến những câu chuyện khoa học và con người đầy cảm động, giúp độc giả hiểu rõ hơn về lịch sử và tầm quan trọng của cây cối. Đặc biệt, có những loài cây đã biến đổi rất khó so với khi được trồng tại các khu dân cư, thành phố.

——————————————————-

How to read a tree (Tristan Gooley)

cay xanh anh 7

Cuốn sách How to read a tree của tác giả Tristan Gooley. Ảnh: Amazon.

Thông qua cuốn sách, tác giả Tristan Gooley hướng dẫn độc giả quan sát những đặc điểm như cành cây, lá cây, vỏ cây hay thậm chí là gốc cây. Từ đó, mỗi người có thể nhận biết được dấu hiệu của những nguồn nước gần đó. Tác giả Tristan Gooley còn coi cây cối như một nhân chứng của thời gian, thay đổi khí hậu, địa chất, sự xác lập các vùng dân cư cũng có thể nhìn được nếu một người biết cách “đọc vị” cây cối. Cuốn sách không chỉ mang đến những kiến thức sâu sắc về cây cối mà còn khơi gợi mối liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên trong các thành phố hiện đại.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/moi-lien-he-ngam-giua-cay-xanh-va-do-thi-suot-nhieu-the-ky-post1496593.html

Sách hay

Tại sao cần điện hạt nhân?

Được phát hành

,

Bởi

Trong hai cuốn sách về năng lượng, khí hậu, hai tác giả Richard Rhodes và Bill Gates đánh giá điện hạt nhân là nguồn năng lượng phát thải thấp, quan trọng với hành trình tiến đến Net Zero.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2100, tức tăng hơn 25% so với hiện nay. Không chỉ quy mô dân số gia tăng, mà mức sống cũng ngày càng tăng cao, chuyển từ sinh tồn sang thịnh vượng.

Điều này đặt ra một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển của nhân loại.

Khoa học cho thấy để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh phù hợp cho sự sống, nhiệt độ toàn cầu phải giới hạn mức tăng không quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã nóng hơn khoảng 1,2°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C (như đã nêu trong Thỏa thuận Paris), lượng khí thải phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong các phương thức sản xuất, tiêu thụ và di chuyển của con người.

Ngành năng lượng là nguồn phát thải khoảng 3/4 lượng khí nhà kính hiện nay và nắm giữ chìa khóa để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ than, khí đốt và dầu bằng nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt trời sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tính đến tháng 6/2024, 107 quốc gia, chiếm khoảng 82% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đã thông qua các cam kết phát thải ròng bằng 0 với thời hạn đạt mục tiêu khác nhau. Việt Nam đã phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện về dài hạn, đồng thời hướng đến thực hiện cam kết trên, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Trong hai cuốn sách Thảm họa khí hậuNăng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, các tác giả chỉ ra những ưu và nhược điểm của năng lượng hạt nhân, lý giải vì sao các quốc gia nên triển khai nguồn năng lượng này.

Điện hạt nhân là thiết yếu để tiến tới Net Zero

Trong Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, Richard Rhodes so sánh: chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên là quá trình khử carbon, còn từ than đá sang điện hạt nhân là khử carbon triệt để. Bởi lẽ khí đốt tự nhiên giảm được lượng CO2 khoảng một nửa so với đốt than; còn điện hạt nhân chỉ tạo ra khí nhà kính trong lúc xây dựng, khai thác, xử lý nhiên liệu, bảo trì và ngừng hoạt động – tương tự với điện Mặt trời. Điện hạt nhân và điện Mặt trời đều chỉ tạo ra khoảng 2% đến 4% lượng CO2 so với nhà máy nhiệt điện chạy than và khoảng 4% đến 5% so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Trong Thảm họa khí hậu, Bill Gates chỉ ra rằng không chỉ vượt trội về khả năng giảm thiểu carbon, điện hạt nhân còn được chứng minh là nguồn năng lượng được sản xuất hữu hiệu nhất trên một đơn vị vật liệu.

nang luong hat nhan anh 1

Biểu đồ minh họa đơn vị vật liệu cần để xây dựng nhà máy điện mặt trời, nước, gió, nhiệt điện, than đá, hạt nhân và khí tự nhiên trong sách Thảm họa khí hậu. Ảnh: Omega Plus/Fonos.

Cột trong biểu đồ của điện hạt nhân thấp đáng kể khi so với nguồn năng lượng từ Mặt trời, gió, nước, địa nhiệt. Điều này nghĩa là mỗi đơn vị vật liệu đầu tư cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ta nhận được nhiều năng lượng hơn so với các cách khai thác điện khác.

Hơn nữa, nhà máy điện hạt nhân có công suất ổn định hơn các nguồn năng lượng khác: không phải lúc nào cũng có Mặt trời chiếu sáng, không phải lúc nào gió cũng thổi, không phải lúc nào nước cũng đổ xuống các tua-bin của đập.

Richard Rhodes lấy ví dụ Mỹ vào năm 2016: các nhà máy điện hạt nhân có hệ số công suất trung bình 92,1%, tương đương với công suất hoạt động đạt mức 336 ngày mỗi năm. 29 ngày công suất còn lại dành cho công tác bảo trì.

Trong khi đó, hệ thống thủy điện đạt 38% công suất tối đa; tua-bin điện gió đạt 34,7%; trang trại điện Mặt trời chỉ đạt 27,2%. Ngay cả các nhà máy chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra điện trong khoảng một nửa thời gian của năm.

Cũng với những dẫn chứng tương tự, Bill Gates khẳng định năng lượng hạt nhân tạo ra từ phản ứng phân hạch là “nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể cung cấp năng lượng ổn định cả ngày lẫn đêm, qua mọi mùa, ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và đã được chứng minh là có thể triển khai trên quy mô lớn”.

Hiện nay tại Mỹ – quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, khoảng 20% điện năng đến từ các nhà máy hạt nhân. Pháp là nước có tỉ trọng điện hạt nhân cao nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng điện.

Bill Gates cho rằng nếu không sử dụng năng lượng hạt nhân thì khó thấy được tương lai loại bỏ carbon khỏi lưới điện với giá cả phải chăng. Năm 2018, phân tích gần 1.000 kịch bản đạt Net Zero tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy các trường hợp chi phí thấp nhất đều cần sử dụng một nguồn điện sạch và luôn sẵn có như năng lượng hạt nhân.

Chất vấn những quan ngại về điện hạt nhân

Tuy nhiên, điện hạt nhân hiện vẫn vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối trên thế giới. Bên cạnh quan ngại về chi phí sản xuất – đầu tư và hiệu quả kinh tế, nổi bật hơn cả là lo lắng về vấn đề an toàn.

Chỉ trong hơn 40 năm, đã có 3 tai nạn hạt nhân khiến thế giới bàng hoàng. Sự cố Three Mile tại Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979 phá hủy lò phản ứng nhưng không phá hủy cấu trúc cách ly bằng thép và bê tông, chỉ phát tán lượng phóng xạ tối thiểu vào khí quyển.

Vụ tai nạn tại Chernobyl năm 1986, đã phá hủy lò phản ứng (lò này bị thiếu cấu trúc cách ly). Lò phản ứng cháy mất kiểm soát trong 14 ngày và phát tán lượng phóng xạ đáng kể vào không khí.

Thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) xảy ra vào tháng 3/2011 sau một trận động đất và sóng thần lớn. Sóng thần làm ngập hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát của ba lò phản ứng, khiến chúng tan chảy và nổ tung, phá vỡ cấu trúc cách ly.

nang luong hat nhan anh 2

Sách Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân Thảm họa khí hậu.

Những vụ tai nạn kể trên đã hướng sự quan tâm với vấn đề hạt nhân chủ yếu tập trung vào mặt rủi ro. Tuy nhiên, cả Richard Rhodes và Bill Gates đều lập luận rằng nếu nhìn rộng ra, rủi ro an toàn của điện hạt nhân thấp hơn so với các nguồn năng lượng khác.

Theo báo cáo đệ trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 6/2011, không tìm thấy ảnh hưởng có hại cho sức khỏe với 195.345 cư dân sống ở khu vực lân cận của nhà máy Fukushima Daiichi sau khi họ được kiểm tra sức khỏe vào cuối tháng 5/2011. Tất cả 1.080 trẻ em xét nghiệm phơi nhiễm tuyến giáp cho thấy kết quả trong giới hạn an toàn.

Đến tháng 12, chính quyền kiểm tra sức khỏe cho khoảng 1.700 cư dân đã được sơ tán từ ba thành phố cho thấy hai phần ba đã bị phơi nhiễm phóng xạ bên ngoài trong giới hạn quốc tế bình thường là 1 mSv/năm, 98% là dưới 5 mSv/năm và mười người bị phơi nhiễm với hơn 10 mSv.

Không có sự phơi nhiễm lớn nào với cộng đồng, cũng không có ca tử vong nào do phóng xạ, nhưng có đến có 761 ca tử vong “liên quan đến thảm họa”, đặc biệt là người già phải rời bỏ nhà ở và bệnh viện vì lệnh sơ tán bắt buộc và các biện pháp phòng tránh phóng xạ khác.

“Trong tất cả công nghệ năng lượng quy mô lớn, ngành hạt nhân có số vụ tai nạn ít nhất và số người chết ít nhất”, Richard Rhodes viết. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí y khoa Lancet của Anh. Trong đó cho thấy các dự án điện hạt nhân dẫn đến nguy cơ tử nghiệp ở mức khoảng 0,019 mỗi TWh(47), phần lớn là ở giai đoạn khai mỏ, chạy tua-bin, và các giai đoạn tạo năng lượng.

Đây là con số nhỏ trong bối cảnh vận hành bình thường. Để dễ hình dung, một lò phản ứng bình thường đang vận hành ở Pháp sẽ sản xuất 5,7 TWh một năm. Tức là hơn 10 năm hoạt động liên tục mới xảy ra một tai nạn gây tử vong.

Bên cạnh đó, Richard Rhodes đưa ra những báo cáo dẫn chứng rằng những tai nạn và thiệt hại liên quan đến điện hạt nhân chủ yếu gây ra bởi lỗi trong vận hành quản lý, hơn là lỗi trong công nghệ và sử dụng.

Bill Gates ví von rằng tránh né năng lượng hạt nhân với lý do an toàn thì tương tự loại bỏ ôtô vì nguy cơ tai nạn. Mà theo ông, thực tế thì “Năng lượng hạt nhân gây thiệt hại nhân mạng ít hơn nhiều so với ôtô. Xét về khía cạnh này, nó gây ra ít cái chết hơn nhiều so với bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào”.

Do đó, ông khuyến khích con người cải thiện công nghệ hạt nhân, “giống những gì chúng ta đã làm với ôtô, bằng cách phân tích từng vấn đề và tiến hành giải quyết chúng bằng sự cải tiến”.

Khép lại công trình của mình, Richard Rhodes nhận định nhân loại sẽ cần tất cả nguồn năng lượng từ gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện, hạt nhân, khí đốt tự nhiên nếu muốn hoàn thành mục tiêu khử carbon. Mỗi hệ thống năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có lẽ như Bill Gates nghĩ, quan trọng nhất là một kế hoạch cụ thể để phát triển các lưới điện mới – với khả năng cung cấp điện không carbon ổn định, giá cả phải chăng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-can-dien-hat-nhan-post1511051.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuộc đời soi tỏ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông. “Cuộc đời soi tỏ” tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”.

Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý trị liệu, trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, phòng khám tư…

Trong hai mươi lăm năm qua, tôi làm nghề phân tâm học. Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, các phòng khám tâm lý trị liệu và tâm lý trị liệu pháp y, các trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, và cả phòng khám tư. Tôi đã gặp trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để tham vấn, giới thiệu và trị liệu tâm lý một lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, phần lớn tôi làm phân tâm học với người lớn – gặp gỡ một người trong năm mươi phút, bốn hoặc năm lần một tuần, trong suốt nhiều năm liền. Tôi đã dành hơn 50.000 giờ với các bệnh nhân. Chất liệu của công việc đó tạo nên chất liệu của cuốn sách này.

Tam ly anh 1
Ảnh minh họa.Nguồn: The Psych Professionals.

Các chương tiếp theo là những câu chuyện được rút ra từ công việc hằng ngày. Chúng có thật, tuy nhiên tôi đã chỉnh sửa mọi chi tiết nhận dạng vì mục đích bảo mật.

Lúc này hay lúc khác, phần lớn chúng ta từng cảm thấy bị mắc kẹt bởi chính suy nghĩ và hành động do mình tạo ra, bị cuốn vào những thôi thúc hoặc lựa chọn ngu ngốc của bản thân; bế tắc trong những bất hạnh hoặc sợ hãi; bị cầm tù bởi chính lịch sử của bản thân.

Ta cảm thấy không thể bước tiếp nhưng vẫn luôn tin rằng phải có một con đường. “Tôi muốn đổi thay, nhưng không muốn thay đổi”, một bệnh nhân từng nói với tôi với vẻ hoàn toàn “vô tội”. Vì công việc của tôi là giúp mọi người thay đổi, cuốn sách này nói về sự thay đổi. Và bởi vì thay đổi và mất mát có mối liên hệ sâu sắc – không thể thay đổi mà không có mất mát – nỗi mất mát ám ảnh cuốn sách này.

Triết gia Simone Weil miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. “Bức tường chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ,” bà viết. “Mọi sự chia cắt đều là một kết nối”.

Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng cách giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.

Nguồn: https://znews.vn/nha-phan-tam-hoc-danh-50000-gio-gap-benh-nhan-post1511767.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Được phát hành

,

Bởi

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Henrik Fexeus anh 1Henrik Fexeus anh 2

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nghệ thuật Đọc vị bất kỳ ai

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-nghe-thuat-doc-vi-bat-ky-ai-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang-post1510522.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng