Connect with us

Sách hay

Những thương hiệu ‘made in Sài Gòn’ vang bóng một thời

Được phát hành

,

Tập sách “Made in Sài Gòn” tuyển chọn hình ảnh từ những thương hiệu gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Sài Gòn – TP.HCM trong hơn một thế kỷ qua.

Không phải tự nhiên mà sách cũ, đĩa nhạc cũ, vật dụng cũ,… được ưa chuộng, được giới sưu tầm săn lùng, trở thành một phong cách trang trí trong nhiều ngôi nhà, quán cà phê. Những đồ vật nhuốm màu thời gian luôn có mãnh lực đặc biệt dẫn con người về một ký ức, một quá khứ mà bản thân họ trực tiếp nếm trải, hoặc đơn giản chỉ là một không gian hoài niệm những điều xưa cũ gắn với thế hệ trước.

Những thương hiệu nức tiếng một thời

Sài Gòn – TP.HCM từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã trải qua nhiều biến động về thời cuộc, môi trường kinh tế nhiều thăng trầm lúc thuận lợi, lúc bó hẹp. Tuy vậy, người dân tứ xứ hội tụ về đã góp rất nhiều công sức để làm nên một nền sản xuất tuy rời rạc song cũng đảm bảo nhu cầu thiết yếu và tiện nghi không chỉ cho người thành phố mà cả khu vực miền Nam trong thời gian dài.

Nhiều đồ dùng, thực phẩm đã trở nên quen thuộc trong các gia đình: bình thủy hiệu Lucky làm từ hãng Việt Nam Pha Lê Bình Thủy đựng nước sôi, mì gói khô hiệu Tôm Càng hay Gà Trống của công ty Sam Hoa trong Chợ Lớn chế biến sáng tạo thành món mì xào, bia hiệu Larue của hãng BGI – hãng bia lâu đời nhất Việt Nam, thành lập tại Sài Gòn vào năm 1875,…

made in Sai Gon anh 1
Sách song ngữ Made in Sài Gòn. Ảnh: Phương Nam.

Ngoài ra còn các sản phẩm gia dụng như bình ắc quy, bóng đèn, đèn pin, đồ nhôm, các loại thực phẩm thiết yếu như bột ngọt, mì gói, nước tương; các sản phẩm may mặc, học cụ, đồ chơi trẻ em; các loại thuốc bắc, thuốc tây chữa bệnh,…

Ở những nhà khá giả hơn còn có thể kể đến xe hơi sản xuất tại Việt Nam, các món nữ trang hoặc mẫu giày guốc nổi tiếng, các sản phẩm văn hóa như tranh sơn mài và đồ mỹ nghệ, sách báo, tập nhạc, dĩa cải lương và phù điêu của các hội quán, lăng miếu trong khu vực Gia Định, Chợ Lớn.

Bên cạnh đó, còn có các hình ảnh biểu tượng của hoạt động tài chính như ngân hàng, xổ số; hay logo gắn trên va li các khách sạn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc.

Sức hấp dẫn của hoài niệm

Cuốn sách Made in Sài Gòn tuyển chọn logo, nhãn hiệu, áp phích, tờ rơi, ô quảng cáo trên báo chí… của những thương hiệu nức tiếng một thời, gắn bó sâu sắc với đời sống vật chất và tinh thần của người dân thành phố. Những hình ảnh tuổi đời trên dưới một thế kỷ này chứng minh sức hấp dẫn không thể xem nhẹ của thời gian và giá trị của hoài niệm.

made in Sai Gon anh 2
Hình ảnh thương hiệu mì khô Gà Trống, mì chay Lá Bồ-đề, trích sách Made in Sài Gòn.

Loạt hình ảnh đi kèm phần giải thích song ngữ Việt – Anh súc tích, sinh động giúp độc giả ngày nay hình dung phần nào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, cũng như cách vận dụng các thành tựu kỹ thuật để sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống.

Đồng thời, sách còn minh họa cách thiết kế một vài sản phẩm đồ họa của các họa sĩ Việt, Hoa hay Pháp trên đất Sài Gòn trước đây.

Nhà báo Phạm Công Luận được biết đến qua các tập truyện Chú bé Thất Sơn, Đường phượng bay, tập tản văn bán chạy Nếu biết trăm năm là hữu hạn viết cùng Đặng Nguyễn Đông Vy với bút danh Phạm Lữ Ân. Suốt một thập niên qua, Phạm Công Luận ghi dấu trong lòng độc giả với những tựa sách biên khảo văn hóa chỉn chu, đầy giá trị về TP.HCM – Sài Gòn như Sài Gòn – Chuyện đời của phố (5 tập), Phong vị báo xuân xưa, Sài Gòn – Ngoảnh lại trăm năm, Có một thời ở Chợ Lớn.

Nối tiếp chuỗi sách cùng chủ đề, Made in Sài Gòn tổng hợp một phần bộ nhận diện thương hiệu các sản phẩm hàng tiêu dùng xuất hiện tại Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn trong trăm năm qua.

Bằng cách ghi nhận một thời Sài Gòn đã qua, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ trong công cuộc gìn giữ những tư liệu quý giá của ngày cũ. Cuốn sách sẽ là món quà dành tặng những người yêu thích tìm hiểu về văn hóa, có đôi chút hoài cổ, và mang một tình cảm sâu đậm dành cho vùng đất Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-thuong-hieu-made-in-sai-gon-vang-bong-mot-thoi-post1529276.html

Sách hay

Suleiman Vĩ đại

Được phát hành

,

Bởi

Tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và triều đại của Sultan Suleiman I. Sách đưa người đọc đến với năm tháng đỉnh cao của đế chế khi Suleiman củng cố quyền lực của mình và mở rộng lãnh thổ Ottoman qua nhiều chiến dịch quân sự vang dội ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

“Chủng tộc sắt đá” đã xuất hiện trong lòng châu Á từ lâu, lang thang từ Caspian đến Thái Bình Dương, vượt qua các sa mạc và thung lũng, thành lập các đế chế, tiếp nhận và từ bỏ các tôn giáo.

Các vị vua và hoàng đế này, hoặc chí ít là những vị vua châu Âu, là người kế thừa thế hệ các quân vương có truyền thống chiến đấu để duy trì hoặc thường hơn là mở rộng lãnh thổ của họ. Các vua chúa Trung Đông, những người đến sau tương đối muộn, những người vốn được định sẵn như Suleiman là sẽ giành được quyền lực và vinh quang vô song, đã bất ngờ xuất hiện trên chiến trường trong lúc họ đang nghiền nát và chinh phục các phần lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã.

Ngày nay, chúng ta khó lòng mà hình dung ra cú sốc khi người Thổ đặt chân đến các cửa ngõ châu Âu, hay nỗi sợ hãi mà họ tiếp tục gây ra cho đến thế kỷ XVIII và các thời kỳ sau đó nữa, trong một cộng đồng dân chúng luôn coi họ là những kẻ man rợ tàn bạo.

Vi dai anh 1

Tranh vẽ mô tả cuộc chiến giữa đế chế Seljuk với đế chế Byzantine.

Trong gần mười thế kỷ, người Thổ, “một trong những chủng tộc thiện chiến của thế giới cổ đại,” đã gây chiến trên các thảo nguyên Thượng Á. Những người Thổ đầu tiên, Tabghach (To-Pa trong tiếng Trung Quốc), từ dãy núi Altay và lưu vực Orkhon và Selenge đã chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc vào thế kỷ thứ V và sau đó hòa nhập vào dân bản địa.

Một trăm năm sau, những người Thổ khác đã chinh phục Mông Cổ trước tiên, rồi tới Turkestan. Những vị chủ nhân của một đế chế rộng lớn trải dài từ Hàn Quốc đến Iran sử dụng bảng chữ cái Sogdian, tiền thân của chữ rune. Đế chế này biến mất khi người thành lập Bumin qua đời vào năm 552. Sau đó, lãnh thổ bị chia làm hai:

Con trai của Bumin là Muhan cai trị Vùng Biên giới phía Đông của người Tiên Sơn ở Mông Cổ; và con trai thứ hai của hoàng đế là Istami cai trị Vùng biên giới phía Tây trên thảo nguyên Siberia và Transoxania.

Những dòng chữ ở Orkhon được khắc vào khoảng năm 730 có ghi lại ký ức về cuộc phiêu lưu vĩ đại bằng lời thơ hùng tráng: “Hỡi các thủ lĩnh người Thổ! Ôi Oguz! Hỡi thần dân, hãy lắng nghe! Chừng nào bầu trời chưa sụp đổ và trái đất chưa tách rời, thì ai mà có thể đánh đổ các thể chế của đất nước các bạn, hỡi người dân Thổ?…

Ta không trở thành Vua của một dân tộc giàu có mà là Vua của một dân tộc đói khát, trần trụi và khốn khổ. Bọn ta đồng lòng, em trai ta, Vương công Koltegin, và ta sẽ không để vinh quang và danh tiếng mà cha chú bọn ta đã giành được cho dân tộc ta bị hủy hoại.

Vì tình yêu của người dân xứ Thổ mà đêm ngày ta không thể yên lòng… và bây giờ em trai Koltegin của ta đã chết. Tâm hồn ta giờ đây đầy thống khổ, đôi mắt ta như mù lòa, tâm trí ta tê liệt. Tâm hồn ta đang day dứt… Tổ tiên ta đã chinh phục và bình định được nhiều dân tộc ở mọi ngóc ngách trên thế giới, khiến họ phải cúi đầu và quỳ gối trước mình. Từ vùng núi Khinghan đến Cổng Sắt, sức mạnh của liên minh người Thổ Ottoman di cư ngày càng lớn…”

Rồi đế chế này cũng sụp đổ vào năm 740. Trong khi đó, nhóm người Toukiue phương Tây đầu tiên đã bị người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) thay thế trong một thế kỷ.

Đế quốc Uighur vay mượn các loại hình nghệ thuật và tôn giáo Manichaeism (Ma ni giáo) từ bên ngoài Iran (các ốc đảo Turfan và Beshbalik ở Iran) và ngày càng trở nên văn minh hơn. Sau đó, nó bị người Kirghiz vượt mặt và rồi biến mất, chỉ để tái sinh thành một quốc gia Phật giáo ở Turkestan thuộc Trung Quốc. Ở phương Tây, các bộ lạc người Thổ chuyển sang đạo Hồi. Chính từ đây mà thế giới không ngừng chiến tranh và không ngừng thay đổi; triều đại Ghaznavid, Ghourid và Seljuk cũng sớm nổi lên.

“Chủng tộc sắt đá” đã xuất hiện trong lòng châu Á từ lâu, lang thang từ Caspian đến Thái Bình Dương, vượt qua các sa mạc và thung lũng, thành lập các đế chế, tiếp nhận và từ bỏ các tôn giáo. Giờ đây, trên thảo nguyên khắc nghiệt của Tiểu Á, họ đã tìm thấy một đất nước có khí hậu giống Trung Á và chấm dứt cuộc hành trình lang thang của mình. Đế quốc Seljuk được thành lập, với các thủ lĩnh vĩ đại (Alp Arslan, Melikshah) và các nhà cầm quyền tài ba (Nizam al-Mulk), sau đó tan rã thành các công quốc đối địch. Cuối cùng vào đầu thế kỷ XIII, Osmanli hay Ottoman mới xuất hiện.

Nguồn: https://znews.vn/mot-chung-toc-sat-da-post1530774.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Giải tỏa nỗi đau của quá khứ

Được phát hành

,

Bởi

Khi chúng ta chưa đủ sức an trú trong năng lực của phút giây hiện tại, thì mỗi cảm xúc ưu phiền mà mỗi chúng ta đã phải trải qua chính là dư vị của khổ đau còn sót lại. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Khi chúng ta chưa đủ sức an trú trong năng lực của phút giây hiện tại, thì mỗi cảm xúc ưu phiền mà mỗi chúng ta đã phải trải qua chính là dư vị của khổ đau còn sót lại. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Eckhart Tolle anh 1Eckhart Tolle anh 2

Giải tỏa nỗi đau của quá khứ

Khi chúng ta chưa đủ sức an trú trong năng lực của phút giây hiện tại, thì mỗi cảm xúc ưu phiền mà mỗi chúng ta đã phải trải qua chính là dư vị của khổ đau còn sót lại. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Sức mạnh của hiện tại

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-suc-manh-cua-hien-tai-neu-dang-bi-dan-vat-boi-nhung-y-nghi-ve-qua-khu-hay-tuong-lai-dung-voi-vang-cho-rang-ban-than-co-van-de-ve-tam-ly-post1531036.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Sài Gòn đi qua ký ức

Được phát hành

,

Bởi

Chắt lọc 30 tản văn hay của nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa, sách bao quát các chủ đề: Di tích lịch sử – Văn hóa – Ẩm thực – Nghệ thuật, ghép nối thành thước phim tài liệu sống động trải dài từ đất Sài Gòn hơn nửa thế kỷ trước cho đến Thành phố Hồ Chí Minh của hiện tại.

Đi đâu cũng nghe, cũng thấy bước chân những người mở cõi, nhưng ngoài tên đường Lũy Bán Bích, đâu rồi những tấm bia ghi dấu vết kỷ niệm của các địa danh lịch sử, danh nhân từ thời lập đất Sài Côn – Đề Ngạn?

Chiều mưa lại đi ngang con đường Lũy Bán Bích quận Tân Bình. Nhìn bảng tên một con đường hiếm hoi mang tên một lũy thành ngày xưa, chợt nhớ đến vùng đất Sài Gòn với những bước chân mở cõi của các bậc tôi thần nhà Nguyễn – vâng mệnh Chúa – tìm đường hướng về phương Nam.

Lũy Bán Bích (lũy Nguyễn Cửu Đàm) đắp năm 1772 trên cơ sở của lũy Lão Cầm, huyện Tân Bình (1772), chạy dài từ chùa Cây Mai, vòng qua đồng Tập Trận, tới rạch Nhiêu Lộc thì theo đường sông xuống rạch Thị Nghè rồi chấm dứt nơi cầu Bông.

Cầu này có tên là cầu Hoa (hay cầu Cao Mên) nhưng trùng tên với một người vợ của vua Minh Mạng nên cải thành cầu Bông. “Cây cầu Cao Mên, thấy làm nguyên cột vắp ván trai” (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh). Từ những cái tên, những phế tích còn sót lại sau nhiều cuộc bể dâu ẩn chứa từng quặng tầng lịch sử của đất phương Nam khởi nguồn từ Sài Côn – Prey Nokor.

Trước hết, vùng đất Sài Gòn xưa mang ơn vị quan nhà Nguyễn đã đến và xây dựng vùng đất này: Thống suất thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – Năm 1698, “lấy đất Nông Nại đặt làm Phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn lập Phủ Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn”. Nhà Bè nước chảy chia hai / Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Sai Gon anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Freepik.

Trước đây, vùng đất này đã có người Việt định cư từ cuối thế kỷ XVI nhưng phải đợi đến chúa Nguyễn định danh thì vùng đất này mới là của người Việt. Sau khi dựng dinh Phiên Trấn, chúa Nguyễn còn cho phép quan chức tại Phủ Gia Định được quyền chiêu dụ người Việt đang lưu trú tại Lục Chân Lạp về định cư sẽ được miễn thuế ba năm… Bước chân của Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược là bước ngoặt quan trọng đối với vùng Sài Gòn và toàn cõi Nam Bộ.

Dạo bước ngang con đường nhỏ Nam Quốc Cang nhớ ngày xưa đã có một ngôi chợ được gọi theo tên của Dinh Điều Khiển (góc Nguyễn Trãi – Phạm Ngũ Lão). Đường Lê Thánh Tôn, trước Bảo tàng Cách mạng, trong công viên Bách Tùng Diệp ta thấy một cây đa to rũ nhánh – dấu vết một ngôi chợ nổi tiếng mang tên Cây Da Còm ngày cũ. Cây da thằng mọi, coi bán đủ thuốc xiêm, cau mít (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh).

Đình Tân Kiểng (Chợ Quán) còn đó nhưng chợ Tân Kiểng chỉ còn lại cái tên. Chợ Phố Sài Gòn, do Trần Thắng Tài (Trần Thượng Xuyên) thành lập trong khoảng những năm 1679-1731 bây giờ là khu vực ngay tòa nhà Bưu Điện quận 5. Đi ngang Hòa Hưng làm sao không nhớ đến Gia Định xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, thầy của Gia Định tam gia Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.

Các công thần nhà Nguyễn đã xây dựng cũng như đã hy sinh cùng nhân dân bảo vệ Sài Gòn – Gia Định trước cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Đại đồn Chí Hòa với tên tuổi của Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Trương Công Định luôn làm con cháu đất Sài Gòn hãnh diện về tiết tháo của người xưa.

Đi về miệt Gia Định, nhìn thấy cổng Lăng Ông sao lại không cảm khái nhớ đến Quan lớn Thượng Lê Văn Duyệt – người làm Tổng trấn Gia Định Thành trước sau hai thời kỳ – một Tổng trấn lâu năm nhất, được nhân dân nhớ ơn nhiều nhất vì tinh thần “chí công vô tư”, đặt phép nước cao hơn lệnh vua, biết “mở cửa” giao thương, tận dụng sức làm kinh tế của thương nhân…

Theo dòng lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt bắt đầu từ khi chúa Nguyễn lập Phủ Gia Định, phủ Gia Định / Nhà đủ người no chốn chốn / Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn / Ăn ở vui thú nơi nơi (Cổ Gia Định phong cảnh vịnh). Năm 1708 Mạc Cửu dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Năm 1755, Quốc vương Chân Lạp nhượng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp cho Võ Vương. Đất Ba Thắc (Sóc Trăng – Bạc Liêu), Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) sáp nhập vào phần giang sơn chúa Nguyễn từ năm 1757.

Mạc Thiên Tích mất năm 1780 không con nối dõi nên chúa Nguyễn đã thu phục Hà Tiên. Từ đây việc mở mang bờ cõi kéo dài trên 800 năm (từ năm 939) của Việt Nam với hình dạng như ngày nay đã hoàn thành. Dù trải qua nhiều phong ba bão táp của chiến tranh nhưng người miền Nam cũng như người Sài Gòn vẫn luôn nhớ ơn tiên hiền mở cõi đã giữ vững và xây dựng đất phương Nam theo ước vọng người xưa…

Đi đâu cũng nghe, cũng thấy bước chân những người mở cõi, nhưng ngoài tên đường Lũy Bán Bích, đâu rồi những tấm bia ghi dấu vết kỷ niệm của các địa danh lịch sử, danh nhân từ thời lập đất Sài Côn – Đề Ngạn? Ta có quyền quên chăng?

Nguồn: https://znews.vn/sai-gon-buoc-chan-mo-coi-post1530739.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng