Connect with us

Sách hay

‘Dám làm’ để đưa doanh nghiệp vượt khủng hoảng

Được phát hành

,

Sách “Dám làm” ghi lại trải nghiệm của một trong những vị CEO nổi bật nhất của ngành công nghiệp nước Mỹ, đã lãnh đạo tập đoàn GE vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng.

Dam lam anh 1
Jeff Immelt, cựu CEO General Electric (GE). Ảnh: Christophe Morin/Bloomberg.

General Electric (GE) là tập đoàn đa quốc gia trụ sở tại Mỹ, thành lập từ năm 1892, chuyên các mặt hàng điện tử tiêu dùng, hàng không, phân phối điện… GE được xem là “gã khổng lồ”, biểu tượng của nền công nghiệp Mỹ. Trong suốt chiều dài hoạt động, GE đã nhiều lần lọt top thương hiệu/doanh nghiệp hàng đầu do những tạp chí kinh tế uy tín như Fortune bình chọn.

Tháng 9/2001, Jeff Immelt trở thành CEO GE. Chưa đầy một tuần sau khi nhậm chức, vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 khiến cả thế giới bàng hoàng. GE liên quan đến gần như mọi khía cạnh của thảm kịch này. Đối mặt với tình huống chưa từng có tiền lệ, Immelt biết rằng phản ứng của tập đoàn sẽ đặt ra chuẩn mực cho các doanh nghiệp trên khắp thế giới tìm hướng đi trong khủng hoảng.

Trong 16 năm tiếp theo, Immelt tiếp tục dẫn dắt GE qua nhiều giai đoạn khó khăn khác, từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 đến sự cố Fukushima 2011: tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân do GE thiết kế.

Qua Dám làm, vị cựu CEO chia sẻ những bài học ông rút ra khi lãnh đạo GE trong bối cảnh thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Immelt chia sẻ kinh nghiệm đối mặt với chỉ trích, giữ vững tinh thần cho đội ngũ và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu.

Dam lam anh 2
Sách Dám làm đúc kết kinh nghiệm dẫn dắt tập đoàn đa quốc gia vượt qua khủng hoảng của cựu CEO GE. Ảnh: NXB Trẻ.

Câu chuyện ấy không chỉ gồm những nốt thăng, mà Immelt luôn giữ tinh thần nghiêm khắc và thẳng thắn tự vấn về cách lãnh đạo của mình. Hành trình đồng hành cùng GE có nhiều khoảnh khắc tự hào và cũng không thiếu những sai lầm lớn.

Immelt nhấn mạnh rằng trong lãnh đạo, điều quan trọng nhất là khả năng ra quyết định đúng thời điểm. Ông cũng tin rằng sự kiên trì và giao tiếp rõ ràng là chìa khóa để đảm bảo tiến bộ.

Cuốn sách không tập trung vào lý thuyết mà đi sâu vào các tình huống thực tế qua những câu chuyện trong đời thực, từ kỹ năng cơ bản như nhậm chức, học hỏi liên tục cho đến thiết lập tư duy trong tổ chức, kiên định trong khủng hoảng, xây dựng tầm nhìn dài hạn, thậm chí chia sẻ cả cách rời ghế lãnh đạo.

Jeff Immelts giới thiệu cuốn sách của ông ghi chép “trải nghiệm khi ngồi vào ghế nóng, chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với một trong những công việc đáng làm nhất, thách thức nhất, bị săm soi ráo riết nhất trên thế giới. Tôi đã cố gắng khái quát cách tôi nghĩ thế giới kinh doanh đã thay đổi qua hai thập kỷ vừa rồi… Câu chuyện của tôi thô tháp nhưng luôn trung thực”.

CEO Microsoft Satya Nadella nhận xét Dám làm là “cuốn sách bắt buộc phải đọc đối với những ai muốn tìm hiểu về những điều cần thiết để lãnh đạo một công ty vượt qua thời kỳ biến động”.

Jeff Immelt là chủ tịch thứ chín của GE, giữ vị trí CEO trong 16 năm. Ông ba lần được tạp chí Barron’s vinh danh là một trong những “CEO giỏi nhất thế giới”. Dưới thời của ông, GE được tạp chí Fortune vinh danh là “Công ty được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ” và là một trong những “Công ty được kính trọng nhất thế giới” trong các cuộc bình chọn của Barron’sFinancial Times.

Ông cũng từng giữ vị trí chủ tịch Hội đồng Việc làm và Khả năng cạnh tranh dưới thời Tổng thống Obama. Ông là thành viên của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, đồng thời là giảng viên Đại học Stanford. Immelt có bằng cử nhân toán học ứng dụng của Đại học Dartmouth và bằng MBA của Đại học Harvard.

Nguồn: https://znews.vn/dam-lam-de-dua-doanh-nghiep-vuot-khung-hoang-post1531360.html

Sách hay

Tư duy kinh tế để sống tinh tế

Được phát hành

,

Bởi

Tác giả Tạ Tôn Bác không chỉ mang tới cho bạn đọc những góc nhìn về tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp mà còn đem lại nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô. Trong cuốn sách này, tác giả có những góc nhìn mới lạ, từ tổng quan tới chi tiết của những mảnh ghép về kinh tế, từ đó phân tích hành vi con người và xã hội dưới góc nhìn về “tiền”.

Câu chuyện bỏ học để khởi nghiệp của Bill Gates đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Thành công ấy đến từ nỗ lực bền bỉ trong suốt một hành trình dài không mệt mỏi.

Thien kien ke song sot anh 1

Câu chuyện khởi nghiệp của Bill Gates đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ theo đuổi giấc mơ. Ảnh: F.T.

Nhiều doanh nhân nổi tiếng đã bỏ học để khởi nghiệp, chẳng hạn Bill Gates bỏ học để thành lập Microsoft, Steve Jobs bỏ học để thành lập Apple, Mark Zuckerberg bỏ học để thành lập Facebook, v.v.

Thế là hàng loạt các cuốn sách “truyền cảm hứng” đề xướng quan điểm học không quan trọng, đọc sách cũng vô ích, dẫn đến hệ quả một số thanh niên nổi loạn, cho rằng bản thân có thể tiến tới tương lai xán lạn mà không cần bằng cấp giống họ.

Thiên kiến kẻ sống sót cho chúng ta biết rằng những doanh nhân bỏ học lập nghiệp thành công chỉ có từng ấy người, còn đa số các doanh nhân đều có kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Kể cả những doanh nhân bỏ học cũng vậy, trường mà họ bỏ là Harvard, riêng việc đỗ vào ngôi trường này thôi đã chứng minh họ là “kẻ sống sót”.

Tổng kết một câu với thiên kiến kẻ sống sót chính là càng chăm chú quan sát sự thật trước mắt thì bạn càng rời xa chân tướng.

Thống kê học giải thích hiện tượng này bằng thuật ngữ “khuynh hướng lựa chọn”, tức là chúng ta bỏ qua tính ngẫu nhiên và tính toàn diện của mẫu khi thực hiện thống kê, chỉ xem xét mẫu cục bộ nên ảnh hưởng tới kết luận về tổng thể.

Như ví dụ về điều tra tình hình mua vé tàu Tết ở trên: A là toàn bộ những người muốn mua vé tàu, bao gồm: A1 là những người đã mua được vé, A2 là những người muốn nhưng không mua được vé. Những người đã ở trên tàu chắc chắn thuộc nhóm A1. Trong quá trình điều tra, đối tượng khảo sát của phóng viên chỉ là một phần nhỏ thuộc nhóm A1, từ đó dẫn đến sai lệch trong thống kê.

Trên cơ sở này, chúng ta có thể áp dụng vào thực tế để lý giải những ví dụ cụ thể của “thiên kiến kẻ sống sót”.

Bạn còn nhớ “Squidward Tentacles” ở World Cup 2010 chứ? Ngôi sao lớn nhất của kỳ World Cup năm đó không phải một cầu thủ mà chính là chú bạch tuộc Paul đến từ Thủy cung Oberhausen, Đức, đã dự đoán một cách thần kỳ kết quả của đội tuyển Đức bảy lần liên tiếp. Tuy nhiên, thật ra đó là ví dụ điển hình về thiên kiến kẻ sống sót.

Rất nhiều loài động vật đã tham gia dự đoán World Cup vào mùa hè năm đó: khỉ ở Philippines, lạc đà không bướu ở Mexico, voi ở châu Phi, bò ở Bulgaria và thậm chí cả gấu trúc ở Trung Quốc. Chẳng qua những con vật này không dự đoán đúng nên không có phương tiện truyền thông nào đưa tin, và chú bạch tuộc Paul trở thành người may mắn.

Trong giới kinh doanh, thiên kiến kẻ sống sót được phản ánh qua tình trạng mọi người thường bị ám ảnh bởi kinh nghiệm thành công mà bỏ qua những bài học từ thất bại.

Trường Kinh doanh Stanford xây dựng một loạt các bài giảng nặng ký “Viewfrom the top”, thường xuyên mời các doanh nhân hoặc nhà đầu tư thành đạt trên toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh của họ, cả Steve Jobs và Bill Gates đều từng tham gia. Nhưng sau vài năm diễn thuyết, ban tổ chức nhận thấy những chia sẻ này dường như không giúp ích nhiều cho những người khởi nghiệp. Nguyên nhân bởi:

Những người lên sân khấu chia sẻ về thành công của mình đều tương đối nổi tiếng, trong khi những người thua cuộc chẳng hề được biết đến, lời rao giảng của các chuyên gia có thể khiến người nghe đánh giá quá cao xác suất thành công thông qua đầu tư.

Do điều kiện hạn chế hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, những người thành công khó đảm bảo tính hợp lý, khách quan và thường có xu hướng phóng đại khả năng của mình, bỏ qua yếu tố may mắn, coi nhẹ rủi ro mà mình đã gặp phải vào thời điểm đó.

Vì vậy, có thể nói rằng thành công không thể học hỏi, bởi mọi kinh nghiệm thành công đều không phổ biến.

Thiên kiến kẻ sống sót còn được gọi là “người chết không biết nói”. Phép ẩn dụ này xuất phát từ lĩnh vực y học, chỉ người sống mới có cơ hội đứng ra đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, còn người chết không có cơ hội ra mặt để tranh luận.

Trong cuộc sống, những ví dụ dễ thấy nhất là “họ hàng của tôi uống thuốc này khỏi bệnh”, “một đứa bạn của tôi đi khám bác sĩ Đông y này”… Cho dù mối quan hệ giữa bạn và bạn thân có tốt đến mấy đi chăng nữa, đáng tin cậy và tôn trọng tới mức nào thì đều bình đẳng khi đứng trước quy luật khách quan, bệnh tật và thuốc men sẽ không ưu ái người thân thiết với bạn chỉ vì bạn yêu thích họ.

Chúng ta thường đặt hào quang cho những người thành công, cho rằng hành vi của họ dẫn đến thành công. Thực tế, có thể họ đã làm sai và chỉ may mắn sống sót. Có thể những người không sống sót cũng làm như vậy nhưng họ đâu còn cơ hội nói ra, và dù nói cũng chưa chắc có người nghe.

Nguồn: https://znews.vn/bill-gates-vi-du-dien-hinh-ve-thien-kien-cua-ke-song-sot-post1532944.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hình thức thay thế khi học thêm – dạy thêm bị siết

Được phát hành

,

Bởi

Khi quy định dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực thì cũng là lúc các bậc phụ huynh nhận ra rằng thời kỳ học chủ động bắt đầu “lên ngôi”.

Ảnh: Pexels.

Thay vì chỉ “trông chờ” việc giao bài tập từ giáo viên hay áp lực của các bài kiểm tra, giờ đây các học sinh sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học, tự tìm tòi, tự xây dựng lộ trình học tập, đặt mục tiêu và nỗ lực hoàn thành mục tiêu.

Cuốn sách Học tập suốt đời sẽ hướng dẫn người đọc nắm vững các kỹ năng quan trọng để trở thành một người học chủ động, có khả năng tự tạo giáo trình, định hướng hành trình học tập, lưu giữ thông tin và áp dụng thông tin đó vào các tình huống thực tế.

Hoc chu dong anh 1

Cuốn sách được bắt đầu bằng việc đề cập đến rào cản trong tâm lý người học như “vùng an toàn”, “vùng sợ hãi”, “tư duy cố định”, “chứng lo âu”, “suy nghĩ tiêu cực”,… qua đó đưa ra các “mẹo” giúp người đọc có một “niềm tin quả quyết” và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng cho việc học tập suốt đời.

Theo tác giả Peter Hollins, “đạt được điều gì đó mà bạn từng nghĩ rằng không thể là một cảm giác tuyệt vời; và để học được cách làm được điều ấy đòi hỏi bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn”, từ đó có thể đánh thức được thôi thúc từ bên trong để theo đuổi điều quan trọng nhất trong cuộc sống và thắp lên động lực nội tại để chạm tới đam mê của bản thân”.

“Động lực nội tại đến từ bên trong, cảm giác say mê với cuộc sống và thế giới của người học rất quan trọng và cần thiết”, tác giả khẳng định. Những người có được sự thôi thúc nội tại là những người học suốt đời, vì họ không bao giờ mệt mỏi với việc học hỏi thêm những gì mình yêu thích. Bởi thế, nuôi dưỡng và duy trì động lực nội tại là những kỹ năng suốt đời mà học sinh, và đặc biệt là sinh viên, phải phát triển trong thế kỷ XXI, nơi học phải thu thập và phân tích khối lượng thông tin khổng lồ một cách độc lập.

Hơn 260 trang sách được chia trong 9 chương, cuốn sách tổng kết ngắn gọn những hiểu biết về xã hội học tập, gợi mở cho người đọc về cách học tập suốt đời để kiến tạo tương lai.

Cuốn sách như một hướng dẫn viên hoặc một nhà tư vấn giúp người đọc có được lộ trình học tập suốt đời mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “Học không bao giờ cùng” với các công cụ hữu ích được giới thiệu như “Sử dụng WOOP để đặt mục tiêu và đạt mục tiêu”, “Tự học bắt đầu và kết thúc bằng những câu hỏi”, “Đọc – thói quen màu nhiệm, thay đổi cuộc đời”, “Tự thiết lập chương trình học tập cá nhân và học tập phản tư”, “Trò chơi hóa – dành cho học tập, duy trì và tạo động lực”…

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Học tập suốt đời, người sáng lập Chương trình Ngôi nhà Trí tuệ và Tủ sách Nhân ái, “Học tập suốt đời không phải là một cuốn sách bom tấn theo nghĩa mang đến những điều mới lạ, sửng sốt khiến người ta phải “choáng váng”, nhưng đây là cuốn sách mà chúng ta sẽ ước mình hữu duyên được đọc càng sớm càng tốt. Tôi tin rằng nó sẽ giúp độc giả có thêm sự tự tin, lòng dũng cảm và những chiến lược lẫn kỹ năng cần thiết để bắt đầu hành trình học tập suốt đời của mình – một hành trình mà mục tiêu và sự tưởng thưởng sau cùng thật giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng: Phát huy tối đa tiềm năng vô hạn của con người và sống một cuộc đời không hối tiếc!”.

Cuốn sách Học tập suốt đời do Tống Liên Anh và Lê Anh Thư dịch, NXB Dân trí và Times liên kết xuất bản.

Nguồn: https://znews.vn/hinh-thuc-thay-the-khi-hoc-them-day-them-bi-siet-post1531471.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Sự trả thù của loài muỗi khổng lồ

Được phát hành

,

Bởi

Câu chuyện về đột biến phóng xạ và cơn khát máu đã bùng nổ trong tác phẩm châm biếm của tác giả người Argentina Michel Nieva, theo The Guardian.

Ảnh: Alamy.

Tiểu thuyết Dengue Boy đặt bối cảnh ở một vùng đất giả tưởng, Argentina năm 2272. Đồng cỏ Pampas, thảo nguyên bao trùm phần lớn nội địa của Argentina, đã bị ngập lụt do mực nước biển dâng cao. Cảnh quan hồ và sông băng trước đây giờ trở thành hiện là quần đảo gồm nhiều đảo nhiệt đới. Được đổi tên thành Pampas Caribbean, đây là một trong số ít vùng còn có thể sinh sống được trên Trái Đất và do đó, trở thành bất động sản du lịch hàng đầu.

dai dich cum anh 1

Dengue Boy mới ra mắt ngày 4/2. Ảnh: PW.

Cậu bé Dengue Boy đang tham gia trại hè trên các bãi biển công cộng gần Kênh đào liên đại dương Victoria, một bãi chất thải độc hại ủ nhiều bệnh dịch và những điều bất thường.

Một ngày nọ, các cậu bé đứng thành một vòng tròn và kéo dương vật ra ngoài trong một trong những nghi lễ khám phá của tuổi mới lớn. Dengue Boy do dự, vì Dengue Boy thực chất là một con muỗi khổng lồ nhưng có hình dáng người, không hiểu sao lại được mẹ là người sinh ra trong một khu ổ chuột hậu tận thế.

Và muỗi không có “của quý”. “Có đúng là mẹ mày bị muỗi cưỡng hiếp không?” bọn trẻ chế giễu.

Tràn ngập yếu tố phản địa đàng

Xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 2023, Dengue Boy là tác phẩm đầu tay bằng tiếng Anh của tác giả người Argentina Michel Nieva, người rất được yêu mến tại quê nhà với tư cách là vua của phong cách “gauchopunk”. Từ ghép này ám chỉ cách ông sử dụng các biểu tượng quốc gia một cách vui tươi và thể hiện cảm giác nổi loạn chống lại sự phân biệt giàu nghèo, khác biệt hiện tại.

Cuốn sách là tác phẩm kinh điển về chủ nghĩa phản địa đàng: đề cập đến sự nóng lên toàn cầu, đại dịch, đột biến phóng xạ, người giàu sống sót trong các vùng đất an toàn trong khi người nghèo sống cuộc sống ngắn ngủi và khốn khổ.

Nhưng không chỉ thế, đây còn là một tác phẩm châm biếm chống chủ nghĩa tư bản rất độc đáo, khắc họa thế giới đang nằm dưới tay nhiều tập đoàn như Ngân hàng Ebola và Dịch vụ Tài chính Cúm. Những tập đoàn này đầu cơ vào các đại dịch mới nổi ngay cả khi chúng xóa sổ một bộ phận nhân loại. Và thế giới đầy rẫy những kẻ buôn lậu giao dịch nhiều mặt hàng lậu như “cừu con” hay các cơ quan sinh dục bán tri giác được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Quay lại câu chuyện chính. Bỗng một khi, bạn cùng lớp của Dengue Boy tình cờ sở hữu một viên đá thần giao cách cảm, được đào lên từ dưới lớp băng tan chảy của Nam Cực. Cậu bé cắm viên đá này vào máy chơi game và được kết nối với thế lực nguyên thủy toàn năng của vũ trụ.

Những lần di chuyển điên rồ như vậy được miêu tả chi tiết, với mỗi chuyến bay lại đẫm máu hơn hoặc biến thái hơn chuyến bay trước. Thời gian giữa các thế giới trôi chảy và liên tục, với quá khứ và tương lai đan xen gợi nhớ đến chủ nghĩa hiện thực huyền diệu và phong cách khoa học viễn tưởng kỳ ảo.

Tuy nhiên, ý đồ của Nieva còn sâu sắc hơn. Thay vì chỉ khiến Dengue Boy phải chịu đựng nỗi kinh hoàng khi sống sót trong thời kỳ Capitalocene (quan điểm coi chủ nghĩa tư bản là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu), Nieva tìm ra cách thể hiện thông điệp của bản thân hiệu quả hơn: để nhân vật trả thù những kẻ chịu trách nhiệm.

Lời nhắn gửi hành động?

Chú bé Dengue Boy ngoan ngoãn cuối cùng cũng bị đẩy đến bờ vực. Bản chất sát thủ của chú trỗi dậy, và cùng đó là sự giác ngộ: “Trong loài muỗi Aedes aegypti, chỉ có con cái mới có thể cắn, hút và truyền bệnh, trong khi con đực chỉ biết cống hiến hết mình cho quá trình giao phối và sinh sản cơ học”. Nhật vật chính bỗng chuyển mình thành Dengue Girl.

Sự biến đổi này khởi động cốt truyện trả thù của tiểu thuyết, và độc giả sẽ luôn reo hò khi cô bé xé xác kẻ bắt nạt cầm đầu, giống như “xé toạc một chiếc xúc xích máu”. Kinh hoàng trước sự quái dị của chính mình nhưng lại bị cơn khát máu không thể thỏa mãn, Dengue Girl cất cánh và bắt đầu nổi cơn thịnh nộ, thề sẽ “ám sát và lây nhiễm cho những người giàu có và khách du lịch nước ngoài, những người phần nào khiến mẹ cô, và cho chính cô, quá nhiều đau khổ”.

Điểm dừng chân đầu tiên của Dengue Girl là Santa Rosa, nơi mẹ cô làm việc, một nơi không quá xa xôi những ổ dịch ngoài đời thực, nơi sự giàu có “bốc mùi nồng nặc” trên các bãi biển như Miami. Để lại một lỗ cắn và bệnh dịch, Dengue Girl quyết định hành động cuối sẽ nhắm đến trùm cuối của cuốn sách: Noah Nuclopio, CEO của Dịch vụ tài chính cúm và các tập đoàn đầu cơ bất chính khác.

Đòn đánh cuối này diễn ra trên một căn cứ khai thác ở vùng biển Caribe Nam Cực, nơi Nuclopio đang khai thác khoáng sản để trở thành người giàu nhất thiên hà. Trong khi đa phần tình tiết đều kỳ quặc và vô lý, thì cốt truyện chính, sự bất mãn đối với chủ nghĩa tư bản, là rất thực tế.

Nguồn: https://znews.vn/su-tra-thu-cua-loai-muoi-khong-lo-post1533077.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng