Connect with us

Sách hay

Dí dủm Trần Chiến

Được phát hành

,

Chào bạn, ta gặp lại nhau. Hôm nay, tôi mời bạn đọc tập truyện ngắn “Tỏ giăng tỏ đèn” của nhà văn Trần Chiến.

Ông này lạ. Quê gốc Nam Định họ Trần, con một nhà cách mạng nổi danh, sinh ở miền trung du thời kháng Pháp (nghe đâu cái tên khai sinh Trần Trường Chiến là do cụ thân sinh rút gọn từ câu khẩu hiệu “trường kỳ kháng chiến” hồi ấy mà ra), nhưng ông lại rặt người phố, sống cả đời ở phố. Phố Hà Nội.

Học văn khoa ra làm báo mà được truyền máu sử của người bố nên ông cũng thích tỉ mẩn sục sạo phố phường, sục vào các xó xỉnh cả vật chất lẫn tinh thần của xứ kinh đô xưa, thủ đô nay. Ông nhìn từng ngôi nhà góc phố lục lọi quá khứ ẩn bên trong đằng sau nó. Ông trò chuyện với từng con đường, hàng cây, mái nhà nghe ra tiếng vọng của quá khứ lịch sử.

Ông giở từng trang sách Việt sách Pháp viết Thăng Long – Hà Nội tìm dấu vết xưa còn ghi lại. Từ đó có một Hà Nội trong văn của Trần Chiến – một Hà Nội riêng của Trần Chiến.

Truyện phố ông viết là viết về những con người Kẻ Chợ bình thường nhưng mang khí chất Hà Nội, kể cả cái hay cái dở. Ông rất khó chịu với sự tràn lấn của dân ngoại tỉnh, nhất là từ vùng phên dậu, vào đất kinh kỳ làm nhòe nhoẹt phẩm giá của đất và người thủ đô. Có lẽ cái sự khó chịu ấy của ông có nguyên do từ cuộc biến thiên lịch sử hào hùng và xô bồ thời hiện đại.

Advertisement

Bằng những trang viết của mình ông muốn viết một thứ lịch sử của phố bằng văn chương những mong cứu vớt và giữ lại chút gì của chốn ngàn năm văn vật. Hà Nội trong truyện Trần Chiến là nỗi hoài niệm cảnh cũ người xưa. Nhưng ông cũng đủ tỉnh táo để thấy và viết ra những nét tính cách của các thị dân thời nay, ngay ở chính nơi phồn hoa đô hội.

Tran Chien anh 1

Tập truyện ngắn Tỏ giăng tỏ đèn của nhà văn Trần Chiến. Ảnh: ST.

Ấy vậy, ông lại có những truyện viết về nông thôn và người quê như thể ông là người sống lâu năm ở làng, là một trưởng thôn trưởng họ, chuyện trong nhà ngoài ngõ ti tỉ tì tì cái gì cũng biết. Trong những truyện đó ông chủ yếu đi sâu bóc tách các mối quan hệ ràng rịt ở thôn quê, nhất là quan hệ họ hàng. Kiểu một ông lão mà hễ xảy việc gì ở làng trên xóm dưới cũng có thể nói cho người trong cuộc biết anh là con nhà ai cháu ông bà nào quan hệ với người này người kia ra sao, chi trên chi dưới thế này thế nọ, khéo không cái tay gây chuyện ấy còn có họ xa với anh đấy, phải gọi anh bằng bác đấy. Thì cũng là từ thực tế ở nhà mình làng mình thôi, mỗi khi nhà văn về quê, sống trong không khí họ mạc.

Thời nay đừng tưởng cái chuyện thân tộc đã nhẹ đi, ngược lại, nó vẫn lằng nhằng dai dẳng, có khi còn phức tạp nặng nề hơn trong một xã hội hiện đại coi nặng quan hệ, địa vị cá nhân gắn với dòng tộc. Truyện nông thôn của Trần Chiến vừa bám sâu mạch xưa vừa cập nhật đời nay nên ở cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” (2019 – 2021) của báo Nông Thôn Ngày Nay/Điện tử Dân Việt tổ chức ông đã giành giải nhất với truyện Con chú con bác. Một khía cạnh khác ở mảng truyện nông thôn là mối quan hệ phố – làng cũng được ông quan tâm thể hiện khi người phố vẫn bị ràng buộc dây mơ rễ má với làng, còn người làng lên phố làm ăn vẫn thấy phố xa cách với mình.

Đọc truyện Trần Chiến ở mảng này tôi lắm khi bất giác thốt ra lời của nhà phê bình văn học Hoài Thanh “Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê”. Tác giả Thi nhân Việt Nam viết câu đó khi bình về thơ Nguyễn Bính với những quang cảnh hội hè đình đám yêu đương ở làng quê xưa. Còn tôi nhớ lại câu đó vì qua truyện Trần Chiến tôi thấy ra căn cốt con người Việt Nam hiện đại vẫn còn nặng chất nông dân.

Các truyện trong tập sách này có cả hai mảng viết phố thị – làng quê của Trần Chiến. Nhưng tôi muốn nói đến cách viết của ông. Một lối văn kể truyện dí dủm. Ở đời ông không nói nhiều, không nói to, cứ rủ rỉ rù rì, tháng năm một câu tháng mười một câu, đang nói chợt im, lâu lâu lại tiếp chuyện. Vậy mà người nghe phải lắng nghe và chợt ồ à. Đó là do cái sự dí dủm nói chuyện của ông.

Advertisement

Ông đưa cái giọng dí dủm đó vào truyện. Một giọng điệu ngay từ đầu kéo người đọc nhập cuộc với nhân vật, như đang cùng nhân vật trò chuyện, bỡn cợt, tranh cãi. Nhẩn nha, rề rà, kề cà, câu văn cứ quấn túm chằng chịt vào nhau lời kể lời thoại. Mà ngay cả đối thoại của các nhân vật trong truyện cũng là nằm trong một mạch thoại của tác giả diễn tiếp, nối dài. Mạch thoại theo giọng điệu dí dủm của tác giả khiến câu truyện được kể có ý vị trào lộng.

Phải, truyện Trần Chiến luôn phảng phất một cái cười tủm của tác giả – của một người như đã biết tỏng mọi sự đời, đã thấy ra những sự long trọng nghiêm trang ở đời cũng chỉ là vầy vậy thôi. Tôi những muốn mượn tên một vở kịch của Shakespeare để nói cái ý trong truyện của Trần Chiến – “Much Ado About Nothing” (“Chuyện có gì đâu mà rộn”).

Nhưng có lẽ thế, hay chính thế, truyện ông lại khiến người đọc đọc xong phải ngồi ngẩn ra ngẫm cái sự đời, nhận ra những cái lăng xăng bận rộn, nhiễu nhương rắc rối của người ta ở đời nhiều khi chả để làm gì, thấy ra cứ sống tự nhiên bình thường đừng to ve tỏ vẻ, đừng làm khổ nhau vì cái này cái nọ lại là cách sống tốt nhất. Trần Chiến dí dủm với sự ngày xưa đã đành. Ông còn dí dủm được cả với sự ngày nay, khi nhân vật trong truyện là những người trẻ của bây giờ ở thời đại @. Đọc ông vì thế có được sự dí dủm văn chương thú vị.

Trần Chiến là người thích đi. Đi một mình. Quá lắm và thi thoảng lắm có thêm một, hai người bạn có thể nói chuyện được. Ông đi không phải theo lối du lịch phớt qua mà đi với con mắt nhà sử và cái hồn nhà văn.

Nơi ông thường thích đến là các vùng miền núi phía Bắc. Một mình lụi cụi khoác ba lô bắt xe khách đi, một mình lặn lội lên rẻo cao, tìm đến một bản làng nào đó tá túc, một mình tha thẩn đây đó bằng chân hay bằng xe máy thuê, một mình gặp gỡ cư dân bản địa trò chuyện, hỏi han, một mình tận hưởng niềm vui của người khám phá khi biết thêm được một kiến thức, phát hiện thêm được một địa chỉ, gợi mở thêm được một chuyện mới. Mà cái cách hỏi chuyện người dân của Trần Chiến cũng rõ là dí dủm. Không phải là kiểu hỏi của khách du chỉ hỏi cho có. Không phải là kiểu hỏi của cánh nhà báo cứ chăm chăm moi thông tin. Không phải là kiểu hỏi của người miền xuôi với người miền ngược tỏ vẻ ta đây văn minh. Không phải kiểu hỏi của người Tây nhìn người Nam theo tâm lý chuộng lạ. Mà là kiểu hỏi của Trần Chiến: cứ nhẩn nha, rề rà, hỏi mà như không hỏi, chỉ như là đưa đẩy câu chuyện, rồi trong mạch chuyện đang ăn nhập với chủ nhà vì khách nói đâu biết đó thì chợt buông ra một câu hỏi cốt để biết rõ hơn cái đã biết chứ không phải để biết cái chưa biết, và khi rõ hơn rồi thì câu chuyện lại tiếp tục chủ nói khách nghe.

Advertisement

Khi về lại phố, thảng hoặc trong lúc nào đó trà dư tửu hậu ông thủng thẳng nói à mình mới đi một chuyến lên kia, à mình mới biết được cái này lạ lắm, à thì ra cái điều mình nghe trước nay nó không phải thế mà là thế này…

Cứ vậy Trần Chiến bồi dày thêm vốn sống vốn sử vốn văn của mình. Nhà sử thì tìm kiếm sự kiện, liên kết, ráp nối mạch cũ mới, xưa nay. Nhà văn thì săn tình tiết, dựng cốt truyện, tạo nhân vật, sắp sẵn một tác phẩm mới. Có thể chưa phải là ngay lúc ấy, tại chỗ, mà mãi về sau. Nhưng đấy là cách riêng Trần Chiến tìm hiểu cuộc sống, hay “thâm nhập cuộc sống” như cách nói một thời, ở tư cách một nhà văn.

Ông biết quan sát ở những chi tiết nhỏ nhất, thoáng qua, trong diễn biến thay đổi của con người. Cho nên người đọc thấy ở truyện của ông những cảnh đời sinh động rất thực, ngỡ như nhà văn chỉ việc lấy ra từ đời sống. Hay nói cách khác, Trần Chiến nhìn vào đâu cũng thấy có chuyện và thấy ra truyện. Đó là một phẩm chất quý của nhà văn nơi ông.

Trần Chiến lặng lẽ viết. Ông ít đàn đúm hội hè, càng ít đăng đàn lớn tiếng. Sách ông ra, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn, tính đã đến hàng chục. Được mời vào hội nhà văn cả nước nhưng ông lắc. Sự dí dủm của ông trong cuộc sống ai gần mới biết. Vào văn sự dí dủm ấy được ngấm thấm hơn nhưng người đọc tinh mới thấy. Với ông có thể nói đó đã là một sự lựa chọn sống và viết. Trần Chiến dí dủm.

Đọc tập truyện này, cũng như các tập khác của ông, bạn sẽ gặp được một Trần Chiến nhà văn như vậy, và khác vậy nữa.

Advertisement

Hẹn bạn lần tới với những cuốn sách mới khác.

Nguồn: https://zingnews.vn/di-dum-tran-chien-post1435090.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Sách hay

Hội sách cho bạn trẻ Bến Tre

Được phát hành

,

Bởi

Hội sách Mơ hỏi Mở sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại trường THPT Chuyên
Bến Tre. Đây là sân chơi cho học sinh, bạn trẻ yêu đọc sách.

Hoi sach Ben Tre anh 1

Hình ảnh tại một kỳ hội sách ở Bến Tre trước đó. Ảnh: BTC.

Trong suốt ngày diễn ra (từ 8h30 đến 17h30 ngày 16/7), hội sách dự kiến đón 1.000 bạn trẻ tham dự, có hơn 4.000 đầu sách ký gửi, sách quyên góp từ các nhà xuất bản.

Nhiều hoạt động vui chơi và thúc đẩy văn hóa đọc được tổ chức tại sự kiện như: Lễ khai mạc; Đường sách bày bán sách nhiều thể loại; Phòng đọc sách cùng hoạt động trao đổi sách; Không gian trò chuyện 1:1 dựa theo mô hình Human Library; Khu vui chơi; Sân khấu nghệ thuật bế mạc Bước ra từ trang sách với chủ đề “Thương ca tiếng Việt”…

Hoi sach Ben Tre anh 2

Hình ảnh tại một hội sách ở Bến Tre trước đó. Ảnh: BTC.

Mơ hỏi Mở là một sự kiện nằm trong chuỗi hội sách đã được tổ chức tại một số trường học trên địa bàn thành phố Bến Tre. Đây là sự tiếp nối ba hội sách trước đó: Hội sách Đa sắc thái (2015), Hội sách Chín ba-phần-tư (2017), Hội sách Chong chóng tre (2019).

Advertisement

Chuỗi hội sách được thực hiện nhằm tạo nên một sân chơi văn hóa và giáo dục, tạo cơ hội cho bạn trẻ rèn luyện thói quen đọc, khơi gợi cảm xúc, tình yêu với sách và tạo điều kiện cho học sinh mua sách với giá cả phù hợp.

Mơ hỏi Mở do hai dự án Tôi dám thay đổi và Milibri phối hợp Thành Đoàn Bến Tre tổ chức.

Nguồn: https://zingnews.vn/hoi-sach-cho-ban-tre-ben-tre-post1446305.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Sự vô tận của vũ trụ bên trong điểm Aleph

Được phát hành

,

Bởi

“Aleph” là tập truyện ngắn thứ hai của Jorge Luis Borges được dịch ra tiếng Việt. Borges được coi là một cây viết có tầm ảnh hưởng lớn đến thể loại hiện thực huyền ảo ở văn học.

Jorge Luis Borges anh 1

Sách Aleph của Jorges Luis Borges. Ảnh: T.H.

Một Aleph là một điểm trong không gian bao hàm các điểm. Điểm Aleph là cái nơi mà ở đó, không hề lẫn lộn với nhau, có tất cả mọi nơi trên địa cầu, nhìn thấy từ mọi góc độ. Lý giải này xuất hiện trong truyện ngắn cuối tập truyện ngắn Aleph.

Tại tập truyện này, ta thấy sức công phá của Borges ở thể loại hiện thực huyền ảo hơn bao giờ hết. Jorge Luis Borges tự nhận Điểm Aleph chịu sự ảnh hưởng của H.G. Wells. Khi phơi bày một khái niệm mới, một khái niệm mà bản thân Borges cũng gặp sự tuyệt vọng không thể giải thích nổi, rằng cái ý tưởng về nó quá lớn lao cho người thường lĩnh hội hết được, sáng tác của ông nhuốm thêm màu sắc của Lovecraft.

“Bây giờ, tôi đã đến cái trung tâm bất khả thốt ra của câu chuyện này; ở đây, bắt đầu sự tuyệt vọng của tôi như một người viết. Mỗi ngôn ngữ là một bảng những ký hiệu mà việc điều động chúng đã tiền giả định một quá khứ mà những người đối thoại cùng dự vào; làm sao để truyền đạt cho người khác cái điểm Aleph vô tận, mà ký ức run rẩy của tôi chẳng tài nào bao trọn?”, Borges viết trong truyện ngắn Điểm Aleph.

Advertisement

Có thể nói, văn Borges đòi hỏi ở độc giả rất nhiều. Ông bày ra nhiều tham chiếu, nhiều ý tưởng hư cấu và khiến cho người nào mới tiếp cận sách ông hẳn sẽ bối rối không biết đâu thực đâu hư.

Aleph, Borges tiếp tục thách thức giới hạn của hư cấu bằng cách tiếp cận nhiều phương thức, từ châm biếm, đến ngụ ngôn rồi hồi ký… Nhưng cũng như nhiều tác phẩm khác của Borges, chủ đề nổi trội trong Aleph là bản chất của sự vô tận và ảo tưởng về thực tại.

“Tôi nhận ra rằng lao động của nhà thơ không nằm ở bài thơ, mà là ở sáng tác ra những lý do để thấy bài thơ đáng ngưỡng mộ; cũng tự nhiên, công việc đến sau này đã thay đổi tác phẩm trong mắt anh ta, nhưng không phải trong mắt người khác”, trích Điểm Aleph.

Đoạn văn này có lẽ Borges đang nói về chính những sáng tác của mình, rằng chữ nghĩa, thủ pháp, lớp vỏ văn chương của ông có thể thay đổi, nhưng chủ đề thì vẫn vậy, trừu tượng nhưng kiên định.

Điểm Aleph tượng trưng cho sự vô tận và toàn bộ vũ trụ. Hình ảnh này phục vụ như một đầu mối để Borges khám phá các loại khái niệm triết học, chẳng hạn ý nghĩa của sự tồn tại, bản chất và sự phù du của thực tại và đặc tính của ký ức.

Advertisement

Nhận xét về Aleph, dịch giả An Lý viết: “Trên dòng tiến trình nghệ thuật của Borges, nếu Truyện hư cấu thí nghiệm với những khả thể của truyện ngắn, thì ở Aleph, thể loại truyện ngắn đã đi đến hoàn thiện; những gì ông đã học được từ các bậc thầy và rút tỉa từ quá trình sáng tác của mình đã được chắt lọc để làm nên những tác phẩm cô đọng nhưng toàn vẹn, không một chi tiết thừa, và nhiều tầng lớp khiến ba phần tư thế kỷ sau người đọc còn say mê, giải mã, và bàn cãi”.

Nguồn: https://zingnews.vn/su-vo-tan-cua-vu-tru-ben-trong-diem-aleph-post1446175.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Giúp người trẻ làm chủ bản thân, sống một tuổi thanh xuân thật ý nghĩa

Được phát hành

,

Bởi

“20 tuổi trở thành người biết nói giỏi làm”, “Sao trước đây không ai nói với tôi điều này?”… là những cuốn sách tâm lý và kỹ năng hay, rất thiết thực cho những người trẻ.

Nguoi tra anh 1

Sách 20 tuổi trở thành người biết nói giỏi làm. Ảnh: APB.

Không chỉ giúp người trẻ, nhất là những bạn vừa mới rời khỏi giảng đường đại học cân bằng được cảm xúc trong mọi hoàn cảnh, không bị thao túng tâm lý, vững vàng trước gian truân, những cuốn sách sau còn trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ lựa chọn đúng đắn đường hướng tương lai, làm chủ bản thân và sống một tuổi thanh xuân thật ý nghĩa.

20 tuổi trở thành người biết nói giỏi làm

Sách tổng hợp 35 kỹ năng không thể thiếu để bạn luôn giữ được sự bình tĩnh và tìm ra cách ứng đối thông minh trong mọi tình huống giao tiếp: Làm thế nào để cư xử chân thành nhưng vẫn không khiến cho người khác phải phật lòng? Làm sao để khen ngợi người khác nhưng không tạo cảm giác xu nịnh? Làm sao để thuyết phục người khác mà không “khơi mào” cho tranh luận tiêu cực? Làm thế nào để hình ảnh của bạn luôn đẹp và chiếm được cảm tình của người khác? Làm sao để đối phó với những lời nói xấu sau lưng và giữ gìn danh dự của mình?…

Quan trọng hơn, cuốn sách hướng đến rèn luyện cho các bạn trẻ vừa rời khỏi giảng đường đại học một phong thái đĩnh đạc, đúng mực, thái độ cầu tiến, khiêm tốn và khả năng cân bằng cảm xúc trong mọi hoàn cảnh. Có như vậy, sự nhiệt tình và năng động của bạn mới phát huy hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

Advertisement
Nguoi tra anh 2

Sách Sao trước đây không ai nói với tôi điều này? Ảnh: NH.

Sao trước đây không ai nói với tôi điều này?

Cuốn sách dẫn dắt bạn nhìn nhận và thấu hiểu cảm xúc của bản thân, đồng thời cung cấp các chiến thuật để ứng phó và vượt qua chướng ngại. Các công cụ không đảm bảo bạn không gặp trắc trở gì trong đời, nhưng chúng sẽ giúp bạn điều chỉnh cách tiếp nhận, đứng lên và đi tiếp. Bằng cuốn sách này, tiến sĩ Julie Smith khẳng định bạn có đủ sức mạnh để khắc phục các vấn đề tâm lý, chỉ cần bạn có sự thực hành và bền bỉ.

Cuốn sách có cấu trúc rõ ràng với các phần ngắn gọn, dễ hiểu, đề cập đến những vấn đề phổ biến mà hầu như ai ai cũng gặp phải trong những giai đoạn khác nhau: trạng thái xuống tinh thần, mất động lực, nỗi sợ hãi, nỗi đau, sự căng thẳng, ngờ vực bản thân, cách sống ý nghĩa. Trong mỗi chương, tác giả vận dụng đan xen kiến thức khoa học và những câu chuyện thực tế để phân tích nguyên nhân, biểu hiện, những tác hại/lợi ích của trạng thái đó, rồi đưa ra gợi ý để khắc phục.

Cách tổ chức thông tin theo từng vấn đề giúp bạn dễ dàng tìm được ngay lời khuyên mình cần, bảng biểu minh họa kiến thức khoa học giúp bạn dễ tiếp thu nội dung.

Trong Sao trước đây chưa ai nói với tôi điều này? bạn sẽ tìm thấy những gì mình cần để điềm tĩnh, vững vàng và kiên cường hơn trước mọi thử thách, làm chủ được cuộc sống của mình.

Nguoi tra anh 3

Sách Sống bình thường mà không tầm thường. Ảnh: APB.

Sống bình thường mà không tầm thường

Cuốn sách được viết bởi tác giả Jen Sincero đã trở thành một nguồn cảm hứng cho hàng triệu độc giả trên toàn thế giới. Với 27 chương sách tràn đầy những câu chuyện hài hước và khơi gợi cảm hứng, những lời khuyên thông thái, cuốn sách là người bạn đồng hành đắc lực cho các bạn trẻ trên hành trình tìm kiếm giá trị của bản thân và khám phá những khả năng tiềm ẩn bên trong mình.

Advertisement

Cuốn sách này chứa đựng rất nhiều thông điệp quan trọng như việc chấp nhận bản thân, thực hiện sự thay đổi, và dũng cảm theo đuổi mục tiêu của mình. Nó cung cấp cho độc giả những công cụ cần thiết để hành động, thay đổi tư duy, và cuối cùng là thay đổi cuộc sống của mình.

Bạn sẽ không chỉ đọc và cảm nhận sự thay đổi trong cuốn sách này, mà bạn còn được trải nghiệm và thực hành nó trong cuộc sống thực tế. Đây là cuốn sách chắc chắn bạn phải có trong túi trước khi bắt đầu chuyến hành trình tuyệt vời của cuộc sống và biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực.

Nguoi tra anh 4

Sách Đời ném ta chanh, xử nhanh bằng đường: Cuộc đời là những chọn lựa. Ảnh: NH.

Đời ném ta chanh, xử nhanh bằng đường: Cuộc đời là những chọn lựa

Trong cuốn sách này, tác giả Zack Friedman đã chứng minh mỗi người đều mang trong mình một sự vĩ đại, hay nói cách khác là bản thể tốt nhất của mình, và nó vẫn đang say ngủ. Để đánh thức sự vĩ đại trong mình, điều cần làm là bật lên “năm chiếc công tắc nội tại”. Và việc của bạn là lựa chọn, lựa chọn bật lên năm chiếc công tắc ấy và lựa chọn sống Cuộc đời Xám nhạt hay Cuộc đời Rực rỡ.

Trước tiên, chúng ta hãy gặp những người sống Cuộc đời Xám nhạt, đó là Người hay viện cớ, Người luôn chấp nhận, và Người chạy theo thay đổi. Họ là những người không thể bước qua Chiếc hố sâu mang tên Không thể và lựa chọn cho mình một cuộc đời ít niềm vui. Nhưng còn có người thứ tư, Người dám đổi mới, là người đã chọn sống đời rực rỡ, chọn pha nước chanh ngọt mát từ quả chanh chua mà cuộc đời ném cho mình.

Cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách trở thành Người dám đổi mới và điều đó không hề khó khăn. Người dám đổi mới chính là người đã chọn sống đời rực rỡ, chọn pha nước chanh ngọt mát từ quả chanh chua mà cuộc đời ném cho mình. Điều đầu tiên bạn cần làm là tái định vị tư duy để bật lên cho mình từng chiếc công tắc và nhìn cuộc sống dưới một con mắt khác. Sau đó, hãy lựa chọn đổi mới để thay đổi từng khía cạnh trong cuộc sống để hạnh phúc hơn và thành công hơn.

Advertisement

Nguồn: https://zingnews.vn/giup-nguoi-tre-lam-chu-ban-than-song-mot-tuoi-thanh-xuan-that-y-nghia-post1446547.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng