Connect with us

Sách hay

Sức hấp dẫn vượt thời gian của ‘Chuyện người con gái Nam Xương’

Được phát hành

,

“Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyền kỳ mạn lục” nói chung có sức sống vượt thời gian bằng cách lồng ghép những yếu tố kỳ dị vào bức tranh xã hội thực tế, nhức nhối.

Vào ngày khởi chiếu 7/2 (mùng 9 Tết), Đèn âm hồn chính thức vượt qua hai đối thủ phòng vé là Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang và Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành, dẫn đầu doanh thu phòng vé theo ngày. Phim cũng lọt top phim Việt có lượng vé bán sớm cao nhất với 40.000 vé bán ra trước ngày khởi chiếu.

Bộ phim của đạo diễn Hoàng Nam lấy cảm hứng từ Chuyện người con gái Nam Xương – truyện thứ 16 trong tuyển tập Truyền kỳ mạn lục của danh sĩ Nguyễn Dữ.

con gai Nam Xuong anh 1
Hình ảnh từ phim Đèn âm hồn. Ảnh: Fanpage phim Đèn âm hồn.

Phận người nữ trong xã hội phong kiến

Truyền kỳ mạn lục gồm 20 tác phẩm riêng, được viết theo thể loại văn xuôi, văn biền ngẫu, thơ ca. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những tích lưu truyền trong dân gian và được Nguyễn Dữ biến tấu theo phong cách cá nhân của mình.

Trong Truyền kỳ mạn lục, Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử truyện) là gần gũi với bạn đọc ngày nay hơn cả vì được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông.

Truyện kể về người con gái tên Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, dung mạo đẹp, đức hạnh, hiền lành, kết hôn với Trương Sinh. Khi chồng đi lính, nàng ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi dạy con. Lúc Trương Sinh trở về thì mẹ anh đã qua đời. Đứa con trai vô tình nói với Trương Sinh là có người đàn ông đêm đêm lui tới mà Vũ nương giới thiệu là bố nó.

Mặc cho Vũ nương giãi bày và xóm giềng góp lời minh oan, Trương Sinh vẫn nhất quyết không tin lời vợ, cũng không hé răng tiết lộ chuyện con trai kể. Oan ức, Vũ nương trầm mình xuống sông rồi được một nàng tiên cứu sống.

Theo PGS.TS Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật nữ: “Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu phụ đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm”.

Chuyện người con gái Nam Xương tiêu biểu cho tinh thần chung của Truyền kỳ mạn lục: “Có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật…”, PGS.TS viết.

Có lẽ đó là lý do mang đến cho Truyền kỳ mạn lục sức sống vượt thời gian. Kể từ khi ra đời, tác phẩm đã sớm được giải âm sang chữ Nôm và sau này là dịch sang chữ Quốc ngữ, xuất bản nhiều lần. Trong đó, nổi bật là các bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện (1943).

Trên cơ sở bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện, nhà Hán học – chuyên gia văn học Việt Nam trung đại Trần Thị Băng Thanh đã chỉnh lý để bản dịch được gần với nguyên tác hơn. Năm 2022, Nhà xuất bản Kim Đồng cho in bản dịch có chỉnh lý này kèm phần minh họa công phu của họa sĩ Nguyễn Công Hoan.

Phiên bản sách nói Truyền kỳ mạn lục trên app Fonos cũng được độc giả đánh giá cao. Nhiều truyện trong Truyền kỳ mạn lục trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ, họa sĩ, tiêu biểu có thể kể đến dự án minh họa Chuyện người con gái Nam Xương Chuyện tướng Dạ Xoa của Hoàng Văn Tài.

Năm 2023, trong cuộc thi “Truyện dài thành truyện ngắn” do Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức, thí sinh H.Y đã giành giải Độc giả bình chọn và giải Cây hài quốc dân với phần viết lại Chuyện người con gái Nam Xương vỏn vẹn trong 11 chữ: “Bảo chồng là bóng. Người phụ nữ nhận cái kết đắng”, nhận về hàng chục nghìn lượt tương tác trên mạng xã hội.

con gai Nam Xuong anh 2
Một số bản sách Truyền kỳ mạn lục những năm gần đây. Trong đó ngoài cùng bên phải là ấn bản kèm minh họa.

Thiên cổ kỳ bút

20 truyện trong Truyền kỳ mạn lục lột tả những những tình huống gắn với cuộc sống của con người trong xã hội phong kiến, song lồng ghép những yếu tố ly kỳ, nhuốm màu ma quái trong dân gian. Truyền kỳ mạn lục bộc lộ được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với những phận người trong thời đại mình.

Thông qua các nhân vật kỳ ảo như thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ…, tác giả phản ánh bức tranh xã hội đương thời nhiều rối ren, loạn lạc. Từ đây, ông thể hiện thái độ phê phán bối cảnh chính sự hỗn loạn, các tệ nạn khiến cuộc sống của người dân chịu cảnh cơ cực, oan trái. Cuối mỗi truyện, có lời bình của tác giả hoặc của người có cùng quan điểm với tác giả.

Cùng với Nam Hải dị nhân liệt truyệnLĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam giai đoạn trung – cận đại, được độc giả nhiều thế hệ đón nhận từ khi mới ra đời và được các học giả thuộc nhiều thời kỳ đánh giá cao. Tiến sĩ Vũ Khâm Lân ở thế kỷ 18 gọi Truyền kỳ mạn lục là “thiên cổ kỳ bút”.

Giáo sư Bùi Duy Tân (1931-2009) cho rằng tác phẩm “kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động”. Từ đó khẳng định Truyền kỳ mạn lục là “mẫu mực của thể truyền kỳ”, “áng văn hay của bậc đại gia”, tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

Nguyễn Dữ, chưa rõ năm sinh, năm mất, sống vào khoảng thế kỷ 16, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện (Hải Dương). Ông sinh ra trong gia đình gia giáo, cha là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.

Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Vốn là người học giỏi, Nguyễn Dữ sớm đỗ đạt và ra làm quan cho nhà Hậu Lê. Sau đó, bất mãn với chế độ phong kiến thời bấy giờ, ông từ quan về quy ẩn ở Thanh Hóa.

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm văn học duy nhất của ông. Theo lời tựa của tác giả đương thời, Nguyễn Dữ viết tác phẩm này trong thời gian ông sống ẩn cư.

(*) Hình ảnh đầu bài thuộc dự án minh họa Truyền kỳ mạn lục của Hoàng Văn Tài. Nguồn: Behance.

Nguồn: https://znews.vn/suc-hap-dan-vuot-thoi-gian-cua-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-post1529886.html

Sách hay

Thêm một lần sống sâu

Được phát hành

,

Bởi

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bac si Nguyen Bao Trung anh 1Bac si Nguyen Bao Trung anh 2

Thêm một lần sống sâu

Có những lúc chợt thấy bàn tay con người sao quá nhỏ bé, không cầm nắm nổi những yêu thương, những cô đơn, những giận hờn và sợ hãi. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Vô thường

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-vo-thuong-de-hieu-rang-khi-con-nguoi-ta-chet-di-hai-tay-buong-thong-duoc-mat-bai-thanh-bong-choc-hoa-hu-khong-post1530428.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bài cúng rằm tháng Giêng

Được phát hành

,

Bởi

Bài văn khấn được in trong cuốn “Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam – Nghi lễ và thực hành nghi lễ” của tác giả Trung chính Quách Trọng Trà.

van khan anh 1

Nguồn: https://znews.vn/bai-cung-ram-thang-gieng-post1530570.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những quốc bảo truyền ngôi trong lễ đăng quang của vua Nguyễn

Được phát hành

,

Bởi

Trong lễ đăng quang (lễ tiến tôn hoặc lễ lên ngôi) của các vua Nguyễn, đi cùng ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Trong nghi lễ tiến tôn vua Gia Long – vị vua đầu tiên của triều Nguyễn vào ngày 12 tháng 5, năm Gia Long thứ 5, tức ngày 28/6/1806 ở điện Thái Hòa, có nghi thức dâng sách vàng nói về việc lên ngôi của nhà vua.

Le len ngoi vua Nguyen anh 1

Sách vàng lễ lên ngôi vua Gia Long. Nguồn: kienthuc.

Kim sách và ấn ngọc truyền quốc

Theo bài viết Les archives des Empreurs d’Annam et l’histoireannamite (Tài liệu lưu trữ của các Hoàng đế An Nam và lịch sử An Nam) của nhà cổ tự người Pháp, Giám đốc Nha Lưu trữ Đông Dương (1917-1945) PaulBoudet, bản sách này gồm 10 tấm vàng, được kết nối với nhau bằng những vòng hình tròn… Tên của sách là: Sách vàng nhân dịp lễ lên ngôi của Hoàng đế Gia Long.

Đại Nam thực lục chép: “Mờ sáng, trống nghiêm hồi thứ ba, hữu ty đặt long đình để sách vàng ở trên thềm giữa điện, lại đặt án dâng sách vàng ở phía nam lư hương, đặt án để tờ chiếu ở gian bên tả của điện, bên hữu dưới thềm điện lại đặt một cái án nữa, đặt trước hòm sách tuyên đọc và hòm biểu mừng. Khâm thiên giám báo giờ.

Vua mang mũ cửu long, áo bào vàng, đai ngọc, ngự ở điện. Ty Bả lệnh tấu nhạc lớn. Người giữ hương đốt hương. Nhạc lớn dứt tiếng, các quan bày ban chầu lạy tiến sách văn. Quan truyền chỉ tuyên rằng: “Hoàng thượng có chiếu”. Quan tuyên chiếu đọc chiếu. Quan ban chiếu bưng đi niêm yết. Các quan dâng biểu làm lễ mừng”.

Trong lễ lên ngôi của vua Thiệu Trị vào ngày 20 tháng giêng năm Tân Sửu, tức ngày 11 tháng 2 năm 1841 ở điện Thái Hòa, bên cạnh kim sách, còn có sự xuất hiện của ấn ngọc truyền quốc.

Trong bài Lễ đăng quang của vua Thiệu Trị, tiếng Pháp Cérémonies qui accompagnèrent l’avènement de l’empereur Thiêu Tri, đăng trên Revue indochinoise, số ra ngày 15 tháng 8 năm 1904), tác giả A.Bouchet cho biết, lễ đăng quang diễn ra ba nghi thức quan trọng gồm lễ trao kim sách, lễ khánh hạ và lễ dùng ấn ngọc. Đi cùng với các nghi thức đó là các bảo vật truyền quốc của vương triều.

Theo tác giả, nghi thức bắt đầu bằng việc trao kim sách. Trước sự chứng kiến của bách quan đang quỳ gối, một đại thần Nội Các kính cẩn bưng hòm kim sách đặt lên hoàng án tại gian giữa. Rồi ông trở ra. Quan đọc kim sách bước đến thềm điện tại gian giữa, mặt quay về hướng bắc. Ông quỳ xuống nhận kim sách, đọc to một lượt rồi trả về vị trí cũ.

Nghi thức tiến hành xong, hai vị quan rời đi. Bắt đầu nghi thức thứ hai, lễ Khánh hạ. Hai viên quan ở Nội Các cùng tiến lên nhận hòm biểu mừng và hòm lễ mừng từ châu án đặt lên hoàng án. Nghi thức hoàn thành, hai vị quan rút lui sau khi lạy năm lạy.

Cuối cùng là nghi thức thứ ba, lễ dùng ấn ngọc. Một đại thần Bộ Lại quỳ trước mặt nhà vua tâu vua dùng ấn ngọc truyền quốc. Sau đó, hai đại thần Nội Các tiến về phía hoàng án. Một người nhận hòm ấn ngọc, người kia nhận chiếu lên ngôi vừa lấy ra từ ống kim phụng. Đến trước hoàng án, người thứ nhất đóng ấn ngọc lên chiếu lên ngôi do người thứ hai lấy ra rồi cả hai để ấn và chiếu về lại chỗ cũ.

Buổi lễ hoàn tất, một đại thần Bộ Lễ quỳ trước Hoàng thượng để tâu trình với người. Về phần mình, Bộ Lại đề nghị Nội Các đóng ấn truyền quốc lên các bản sao chiếu lên ngôi. Bản sao được gửi đi các tỉnh còn ấn truyền quốc sẽ được cất vào tráp có khóa và được một thái giám đưa về điện Cần Chánh ngay khi xong việc.

Le len ngoi vua Nguyen anh 2

Ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ được làm bằng loại đá ngọc màu trắng gọi là bạch ngọc. Niên đại: Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Nguồn: baotanglichsu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang mới hoàn tất

Trong lễ đăng quang của vua Khải Định vào ngày 18/5/1916, bên cạnh nhận ngọc tỉ truyền quốc, vị vua mới còn được trao những bảo vật quý giá khác.

Theo cuốn Vua Khải Định hình ảnh & sự kiện, tác giả Võ Hương An (con của Võ Văn Lang, Nhất đẳng Thị vệ cuối cùng của triều Nguyễn) cho biết, ngay sau khi phế truất vua Duy Tân, ngày 16/5/1916, triều đình đã làm lễ nhập cung cho vua mới. Ngày 17/5/1916, Bộ Lễ chuẩn bị một hoàng án đặt giữa điện Cần Chánh, trên đó có bốn món quốc bảo truyền ngôi gồm: Ngọc tỷ có khắc 9 chữ Đại Nam thụ thiên vĩnh mạng truyền quốc tỷ; một bộ hoàng bào; một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mạng; một cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế mạng danh kim sách.

Ngày 18/5/1916, triều đình thiết đại triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang vua Khải Định.

Sau các nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan đọc Hạ biểu – một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang. Sau khi hạ biểu được đọc xong, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.

Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỉ!” (kính mời dùng ấn ngọc).

Ở trong điện, nghe tiếng xướng đó, hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỉ, mở trắp lấy ngọc tỉ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu. Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới – Khải Định – cho thần dân được rõ. Cùng lúc với việc đóng ngọc tỉ vào ân chiếu, chín phát ống lệnh nổ vang trước Kỳ đài, báo hiệu một triều đại mới bắt đầu.

Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang chính thức hoàn tất. Vua bước xuống ngai, ra khỏi điện Thái Hòa, trở về điện Cần Chánh.

Ngay khi vua vừa quay lưng rời khỏi điện Thái Hòa thì một quan của Nội các đã bưng cái tráp đựng Kim sách và cái tráp đựng hạ biểu giao ngay cho các thị vệ để mang về điện vua ở.

Các quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỉ rồi mới gửi đi các tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.

Trong các lễ đăng quang của vua Nguyễn, lễ đăng quang của vua Thành Thái vào ngày mồng 2 Tết năm Kỷ Sửu (1889) tại điện Thái Hòa là không có ngọc tỷ truyền quốc. Vì sao lại như vậy?

Theo tác giả Bửu Kế (sách Chuyện triều Nguyễn), lúc rời khỏi kinh thành Huế, sau ngày Kinh đô Huế thất thủ (23/5/1885), vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành đã mang theo ngọc tỷ truyền quốc và đánh mất tại tỉnh Quảng Bình. Vì thế, lúc tại vị, vua Đồng Khánh phải dùng một cái ấn khác.

“Ngoài ra, di chiếu cũng không có. Vua Dục Đức và vua Đồng Khánh không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái? Thiếu ấn ngọc, di chiếu, nhưng lại thừa một toán lính Pháp bồng súng ở bên trong cửa Ngọ Môn”, tác giả sách chua xót viết.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-quoc-bao-truyen-ngoi-trong-le-dang-quang-cua-vua-nguyen-post1530499.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng