Connect with us

Sách hay

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng

Được phát hành

,

‘Truyện Kiều tự kể’ – artbook của tác giả Cao Nguyệt Nguyên và 12 họa sĩ nỗ lực tái tạo một tác phẩm mới từ chất liệu Truyện Kiều của Nguyễn Du, đáng được xem là dấu ấn khép lại năm kỷ niệm 200 năm ngày thi hào tạ thế (1820 – 2020).

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 1.

Tranh vẽ các nhân vật Thúc Sinh, Hoạn Thư và Thúy Kiều gặp nhau trong màn đánh ghen nổi tiếng – Ảnh: L.ĐIẾN

Truyện Kiều của Nguyễn Du từng được nhiều thế hệ nghệ sĩ sử dụng làm chất liệu để chuyển thể thành nhiều loại hình nghệ thuật, không chỉ chứng tỏ sức sống mãnh liệt của một áng văn chương “tài tình thiên cổ lụy”, mà qua đó cho thấy các nhân vật Truyện Kiều qua cấu tứ của Nguyễn Du vẫn là nguồn cảm hứng tuôn chảy không ngừng trong những người tiếp nhận.

Quyển artbook Truyện Kiều tự kể là công trình chuyển dạng mới nhất, các tác giả vừa sử dụng tranh vẽ để khắc họa hình ảnh 12 nhân vật chính, vừa nhập vai từng nhân vật Truyện Kiều để nói lên tâm sự của mình.

Đây là ý tưởng độc đáo, cũng là thử thách lớn cho nhóm thực hiện và trong chừng mực nào đó, các tác giả đã để lại dấu ấn cả trong phần tranh vẽ và viết lời. Ngay cả việc xếp Thúy Kiều là nhân vật cuối cùng lên tiếng trong số 12 nhân vật, cũng là một cách tạo chú ý.

Và việc quyết định thực hiện loạt tranh vẽ các nhân vật Truyện Kiều đã là một phép thử đòi hỏi… sự can đảm. Bởi lẽ từ khi có áng văn Đoạn Trường Tân Thanh đến nay, công chúng mặc nhiên thừa nhận những hình ảnh nhân vật Truyện Kiều đẹp nhất là hình ảnh… trong lòng mình. 

Advertisement

Chính vì vậy mà nhiều người ngán ngại khi phải minh họa Truyện Kiều cho dù là các họa sĩ thế hệ hàng đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương hồi thế kỷ 20.

Do vậy, 12 nhân vật bao gồm Thúy Vân, Đạm Tiên, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Giác Duyên, Thúy Kiều trong artbook này có thể còn có chỗ chưa đạt trong nhận xét của giới chuyên môn hoặc người hâm mộ Kiều, nhưng ít ra nét vẽ cũng phản ánh chân thực suy nghĩ và cảm nhận của nhóm tác giả dành cho Truyện Kiều.

Tôi muốn khi tái tạo trên nền văn bản có sẵn, sẽ không hiện diện những điều áp đặt hay quy chụp chi phối ngòi bút của mình. Các nhân vật mà Nguyễn Du trao lại cho tôi cần được hiện lên với những tính cách thật đời thường, thật con người, và thật tương thích với cuộc sống hôm nay.

Cao Nguyệt Nguyên

Phần đóng góp đáng kể chính là nội dung các nhân vật tự thuật. Hóa ra đây cũng là một thách thức cho người viết. Do lẽ Truyện Kiều quen thuộc quá, nếu bây giờ cho Thúy Vân tâm sự thì nàng sẽ nói gì? Hoạn Thư trải lòng thế nào để bạn đọc ngày nay khi đọc sách này vẫn còn có cái để nhớ, để chia sẻ và tâm đắc?…

Advertisement

Thật may là Cao Nguyệt Nguyên cũng nỗ lực để phần lời của các nhân vật không đi vào sáo mòn như một “phiên bản văn xuôi” từ câu chữ của Nguyễn Du. Có thể đọc thấy tâm sự của Thúy Vân để hiểu cảm giác của nàng trong lúc đoàn viên sau 15 năm lưu lạc, vào cái đêm Kim – Kiều tái hợp ngồi nói chuyện thâu đêm “đem tình cầm sắc đổi ra cầm kỳ”. Diễn đạt tâm lý Thúy Vân chỗ này, chính là một điểm khéo của tác giả Cao Nguyệt Nguyên.

Hay như tâm sự của Hoạn Thư – nhân vật có diễn biến tâm lý hết sức phức tạp, người đàn bà “gắt” nhất Truyện Kiều: “Lòng ta trút được gánh nặng, nhưng hình bóng Thúc Sinh phong lưu tao nhã trong lòng ta ngày xưa thì nay đã tan biến. Chàng bạc bẽo đâu chỉ với ta mà cả với ả Kiều tài sắc kia…”. Viết như thế này, quả là người chẳng những am hiểu Hoạn Thư mà còn kinh lịch cả chuyện tình cảm trai gái cùng các quan niệm về xử thế ở đời.

Tác giả còn cho mỗi nhân vật một phần “nhân vật trong đời sống hôm nay”, là một cách để nhân vật nói thêm về những “miệng tiếng ở đời” đối với mình qua suốt hai trăm năm Truyện Kiều tồn tại. Từ đó, người đọc hôm nay có thể nhìn lại mối tương quan giữa các nhân vật Truyện Kiều với công chúng bấy lâu.

Một số chân dung nhân vật trong Truyện Kiều tự kể:

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 3.

Thúy Vân

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 4.

Kim Trọng

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 5.

Mã Giám Sinh

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 6.

Sở Khanh

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 7.

Hoạn Thư

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 8.

Từ Hải

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 9.

Đạm Tiên

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 10.

Giác Duyên

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 11.

Thúy Kiều

Vẽ chân dung và để cho các nhân vật Truyện Kiều tự lên tiếng - Ảnh 12.

Sách do NXB Kim Đồng ấn hành – Ảnh: L.ĐIỀN

Nguồn: https://tuoitre.vn/ve-chan-dung-va-de-cho-cac-nhan-vat-truyen-kieu-tu-len-tieng-2020120512174606.htm

Advertisement

Sách hay

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền

Được phát hành

,

Bởi

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền

Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, chúng ta phải biết tiết kiệm trước khi chi tiêu, phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho việc chi tiêu. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504837.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Hiểu đúng về thu nhập thụ động

Được phát hành

,

Bởi

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

Hiểu đúng về thu nhập thụ động

Bản chất của thu nhập thụ động là dòng tiền đến từ việc cho thuê bất động sản, khai thác bản quyền âm nhạc, tài sản sở hữu trí tuệ… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504836.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Vua Chúa Việt và những điều chưa biết

Được phát hành

,

Bởi

Sách tập hợp những câu chuyện từ “quốc gia đại sự” đến chuyện bên lề, hậu trường độc đáo khi vua chúa xử lý công việc triều chính, những khía cạnh về đời sống riêng tư của các vị vua.

Vua triều Trần để lại nhiều tập sách về tu tập, Phật học, Thiền học. Vua triều hậu Lê vui với kinh sử, lập hội khuếch trương văn thơ.

Vua nhà Trần đọc sách, viết sách

Sau một cuộc đời chinh chiến, cuối đời, Trần Thái Tông say mê Phật pháp, tự viết các sách Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam ca, cùng nhiều sách hướng dẫn tu tập như Lục thì sám hối khoa nghi, Kim Cương Tam muội chú giải, Bình đẳng lễ sám văn… Vua nối ngôi là Trần Thánh Tông cũng để lại các tác phẩm như Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Thiền tông liễu ngộ.

Cũng như vua cha, vua Trần Nhân Tông ham đọc sách, ham viết sách và đã để lại nhiều tác phẩm. Nhà vua là một nhà viết sử tài ba khi đích thân biên soạn cuốn Trung hưng thực lục ghi chép chi tiết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, gồm 2 quyển. Tiếc rằng bộ sử này của nhà vua sau đó đã thất lạc.

Là người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông là tác giả của nhiều sách về Phật giáo như Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Tăng già toái sự cùng nhiều tập thơ Thiền…

Advertisement

Về lịch sử của dòng tộc mình, vị vua thứ 2 của nhà Trần là Trần Thánh Tông sai soạn Hoàng tông ngọc điệp vào năm 1267.

Vua nhà hậu Lê vui với kinh sử, lập hội Tao Đàn

Sau thời kỳ giặc Minh đô hộ nước ta, một vị hào trưởng ở đất Lam Sơn nổi dậy dựng cờ khởi nghĩa. Lập thân với gươm đao như các vị anh hùng Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành nên bộ sách Lam Sơn thực lục tả về vua Lê Thái Tổ đã viết rằng:

“Nhà vua tuy gặp đời rối loạn, mà chí giữ càng bền; lẩn giấu ở núi rừng làm nghề cày cấy; tự mình vui với kinh, sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách thao lược”.

Sau khi chiến thắng quân Minh và lên ngôi vua, năm Thuận Thiên thứ 4 (1431), Lê Thái Tổ đã trực tiếp viết bài tựa cho sách Lam Sơn thực lục do Nguyễn Trãi soạn, ký là Lam Sơn động chủ.

Hậu duệ của vua Lê Thái Tổ là vua Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh, tài ba lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử nước ta. Là một hoàng đế có võ công hiển hách, đồng thời, Lê Thánh Tông cũng là một tấm gương ham học, ham đọc sách nổi bật trong lịch sử.

Advertisement

Nhà sử học Vũ Quỳnh từng khen về khả năng đọc sách của nhà vua: “Vua võ giỏi, văn hay mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào bỏ quyển sách. Sách gì cũng thông, văn thơ hay hơn cả các quan văn học”.

Không chỉ chăm đọc sách, vua Lê Thánh Tông còn xem cả sử liệu đương thời để tự sửa mình. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1467, vua Lê Thánh Tông sai nội quan đến Hàn lâm viện để mượn Nhật lịch (sổ biên chép việc hằng ngày của nhà vua) về cho vua xem.

Sử quan là Lê Nghĩa tâu rằng: “Đường Thái Tông đòi xem quốc sử, Phòng Huyền Linh chép sử không trung thực, đều bị đời sau chê”. Khi biết vua chỉ muốn xem nhật lịch để biết ngày trước có lỗi lầm gì mà sửa đổi, Lê Nghĩa bèn dâng nhật lịch. Vua xem xong, trả lại sử viện.

Vua Lê Thánh Tông có nói về việc đọc sách dẫn đến nhu cầu viết của mình trong lời tựa cho tập Quỳnh uyển cửu ca:

“Lúc rảnh sau muôn việc, trong khoảng nửa ngày, mắt xem rừng sách, lòng dạo vườn văn, không nghe huyên náo, lòng như hoa thơm, dục thần ít trong, ở yên cao hứng, bèn hăng hái nghĩ đến các bậc đế vương thánh triết, đến lòng cặn kẽ của những bề tôi trung lương, mới gọi giấy, bút, mực, nghiên đến bảo cho biết rằng: Tình của ta thư thái, khí tinh anh cuồn cuộn tuôn ra, lời khuôn mẫu từng từng lớp lớp, các ngươi có thể vì ta ghi lấy được không?”.

Advertisement

Chính vì vậy, sau khi ngự chế 9 bài thơ cận luật, vua Lê Thánh Tông đã họp các vị học sĩ, hàn lâm, tất cả là 28 người, ứng với nhị thập bát tú, lập thành một hội Tao Đàn, thay nhau cùng họa, được vài trăm bài.

“Bài nào cũng chọn chữ kỹ càng, điệu vần sang sáng, dâng lên ta xem, lòng ta rất vui, xem kỹ hai ba lần. Ta nghĩ cán cân văn chương phải là công khí, không muốn chỉ để riêng ta thưởng thức một lúc, mới sai khắc bản in để truyền bá được rộng”, vua viết tiếp trong lời tựa sách.

(*) Hai tiêu đề phụ và sapo do người biên tập đặt.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-vi-vua-viet-viet-sach-post1504556.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng