Connect with us

Sách hay

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan?

Được phát hành

,

Văn chương Việt Nam 2022 không có tác giả mới xuất hiện, cũng không có tác phẩm xuất sắc là nhận định của Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương. Trong khi đó, làng văn năm qua lại chứng kiến nhiều chuyện lùm xùm đáng thất vọng.

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan? - Ảnh 1.

Trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 – một mùa giải được đánh giá rất thành công với nhiều tác phẩm hay, xứng đáng – Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Mất mùa nhưng chưa “mất trắng”

Nhà nghiên cứu, phê bình Phạm Xuân Thạch nói về việc thiếu vắng tác phẩm xuất sắc của văn chương Việt Nam 2022 bằng dự đoán mùa giải của Hội Nhà văn Việt Nam năm nay sẽ khó bởi mùa giải năm trước có nhiều tác giả quá tốt khiến năm nay rất khó vượt qua.


  • ‘Một ví dụ xoàng’ của Nguyễn Bình Phương nhận giải thưởng Hội Nhà văn năm 2021

Hiện Hội Nhà văn Việt Nam chưa công bố giải thưởng hằng năm của hội cũng như giải Tác giả trẻ. Tuy nhiên, giới quan sát không nhìn ra nhiều tác phẩm thật xứng đáng cho mùa giải năm nay ở cả văn, thơ, văn học thiếu nhi, văn học dịch, lý luận phê bình.

“Giống như đi gặt, phải chấp nhận có năm mất mùa, năm bội thu. Năm nay không có tác giả theo nghĩa không có tác giả mới đáng chú ý xuất hiện, cũng không có tác phẩm xuất sắc”, ông Nguyễn Bình Phương nói.

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan? - Ảnh 3.

Bửu Sơn Kỳ Hương, một cuốn tiểu thuyết viết về đất và người Nam Bộ thời Nguyễn được ông Phạm Xuân Thạch đánh giá xuất sắc – Ảnh: L.ĐIỀN

Nhưng một mùa gặt không bội thu không có nghĩa là mất trắng. Ngay cả những giải thưởng văn chương không tìm ra những tác phẩm hay để trao giải thì không có nghĩa không có tác phẩm hay trong thực tế. Các giải thưởng chưa đạt được tầm phủ trọn đời sống văn học.

PGS.TS Phạm Xuân Thạch dù dự báo mùa giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm nay sẽ không “hoành tráng” như mùa giải thưởng quá thành công năm trước, nhưng ông cũng nhận định văn chương năm nay vẫn có những tác phẩm tốt, một số xuất sắc.

Ông kể ra tập truyện ngắn Nỗi sợ và những khuôn hình (NXB Trẻ, 2022) của Lê Anh Hoài, Thành phố những lục địa bay của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Bửu Sơn Kỳ Hươngcủa Lý Lan, tác phẩm văn học thiếu nhi Thung lũng Đồng Vang của Trung Sỹ, tập biên khảo Thời thanh xuân tân nhạc ái quốc của Trương Quý.

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan? - Ảnh 4.

NXB Trẻ tái bản bảy tác phẩm tiêu biểu của văn học Đổi mới được ông Thạch đánh giá là một sự kiện văn học có ý nghĩa với đời sống văn chương – Ảnh: NXB Trẻ

Văn học dịch cũng có nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó ông Thạch xếp đầu bảng cho cuốn Khách sạn Metropole của Eugene Ruge do Hoàng Đăng Lãnh dịch (Tao Đàn, NXB Hội Nhà Văn ấn hành) vì sự chuẩn xác khi chọn tác phẩm chuyển dịch, sự kiên định khi theo đuổi một số mảng đề tài của văn học Đức ngữ và sự điêu luyện của tiếng Việt được sử dụng trong chuyển ngữ.

Ngoài các tác phẩm ấn tượng của năm, ông Thạch cũng đánh giá cao một số sự kiện văn chương có tác động tốt tới đời sống văn học như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021, trao giải đầu năm 2022; tiếp tục cho ra mắt tủ sách Phụ nữ tùng thư của NXB Phụ Nữ.

Hay sự kiện NXB Trẻ tái bản bảy tác phẩm tiêu biểu của văn học Đổi mới của bảy tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Hồ Anh Thái.

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan? - Ảnh 5.

Ông Lương Ngọc An trở thành cái tên của làng văn được chú ý trong năm qua với xì căng đan – Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Tràn ngập xì căng đan suốt năm

Năm qua có thể coi là một năm đầy sóng gió với Hội Nhà văn Việt Nam nói chung và rất thử thách với tân chủ tịch hội Nguyễn Quang Thiều nói riêng.


  • Khi nhà văn nằm xuống, đồi núi của anh ta mới trồi lên

Văn chương Việt đã mở đầu năm mới bằng cả ánh sáng và bóng tối. Thông tin giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021 trao cho Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương làm nức lòng giới văn chương vì đã lâu giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam mới vớt lại được niềm tin của công chúng bằng giải thưởng xứng đáng.

Thì ngay sau đó là lùm xùm kết nạp hội viên mới với Nguyễn Hữu Hồng Minh – tác giả của bài thơ Ngõ lỗ thủng từ hàng chục năm trước, nhận nhiều ý kiến trái chiều mà chiều ghét bỏ nhiều hơn.

Một số người quyết liệt phản đối việc kết nạp hội viên này, cuối cùng Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã phải tạm đưa ông Minh ra khỏi danh sách kết nạp hội viên năm này, để sang một dịp khác phù hợp hơn.

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan? - Ảnh 7.

Sự kiện kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam cho nhà thơ – nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh trở thành một vụ ồn ào năm qua – Ảnh: NVCC

Một tháng sau, tháng 3, lại có thêm lùm xùm liên quan tới giải thưởng trao lần đầu của Hội Nhà văn Việt Nam là giải Tác giả trẻ. Cuốn sách Phê bình phân tâm học – Phía của những ám ảnh nghệ thuật của TS Vũ Thị Trang vừa được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải Tác giả trẻ ở lĩnh vực lý luận phê bình thì lập tức có thông tin tố cuốn sách đạo văn.

  • Viện Văn học ‘đính chính’ kết luận vụ tố đạo văn, chuyển Viện Hàn lâm trả lời

  • Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi giải thưởng với cuốn sách nghi ‘đạo văn’ của TS Vũ Thị Trang

  • Vụ sách được tặng thưởng bị tố ‘đạo văn’, đơn vị trao thưởng nói gì?

Ít ngày sau, ông Nguyễn Quang Thiều phải ký quyết định tạm thu hồi giải thưởng đã trao cho cuốn sách này. Tuy nhiên, đến nay vụ việc cũng vẫn chưa được Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm phân xử ngã ngũ khiến niềm tin của xã hội vào đạo đức của người cầm bút, vào liêm chính học thuật vốn “yếu ớt” lại càng sa sút.

Và xì căng đan ồn ào nhất trong làng văn năm qua là vụ nữ nhà thơ Dạ Thảo Phương hồi giữa tháng 4 lên tiếng buộc tội ông Lương Ngọc An (lúc đó là phó tổng biên tập báo Văn Nghệ) hơn 20 năm trước đã hiếp dâm bà Thảo Phương và vu cáo bà trong thời gian dài. Vụ việc không được phân định bằng pháp lý nhưng thật sự là một “quả bom” dư luận trong nhiều ngày.

Cuối cùng Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định điều động ông An rời chức phó tổng biên tập báo Văn Nghệ từ ngày 1-5.

Văn chương Việt Nam 2022: thiếu thành tựu, thừa xì căng đan? - Ảnh 9.

Cuốn sách lý luận phê bình của TS Vũ Thị Trang được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải Tác giả trẻ nhưng sau đó phải tạm thu hồi giải vì lùm xùm đạo văn – Ảnh: T.ĐIỂU

Sáng tháng 7, “mưa giông” lại nổi lên ở Hội Nhà văn Việt Nam khi thông tin một số chủ tịch, thành viên Hội đồng thơ và Hội đồng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam rút, xin rút và từ nhiệm khỏi các hội đồng này được đưa ra trên truyền thông.

Chủ tịch hội Nguyễn Quang Thiều khi đó trả lời trên Tuổi Trẻ việc này là bình thường, nhưng một số người vẫn đánh giá đây là “khủng hoảng” của hội.


  • Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều: Ăn cắp tri thức là hành động đáng sợ nhất

Và trong tháng cuối cùng của năm 2022, Hội Nhà văn Việt Nam lại được “réo tên” khi một nhóm dịch thuật trong đó có người đang làm việc ở Ban đối ngoại của hội bị phản ánh làm dịch vụ dịch thuật, giới thiệu văn chương Việt Nam ra nước ngoài có biểu hiện thương mại hóa, thiếu minh bạch, thậm chí “khiến thế giới hiểu sai ‘văn chương Việt Nam’ chỉ có thế thôi sao”.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam sau đó đã tuyên bố trên trang cá nhân sẽ đưa câu chuyện này ra bàn tại cuộc họp sớm của Ban chấp hành hội.

Một năm khép lại với văn chương Việt bằng những thành quả còn khiêm tốn của lặng lẽ sáng tạo trên bàn viết và rất nhiều những lùm xùm đáng buồn ngoài văn chương làm nản lòng bạn đọc.

Nhưng cuộc sống luôn chảy trôi, biết đâu năm tới sẽ là một năm đầy thành tựu của văn chương nước nhà với những tác giả mới xuất hiện và những tác phẩm đình đám.

Gửi bình luận
Bình luận (0)

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm bình luận

Nguồn: https://tuoitre.vn/van-chuong-viet-nam-2022-thieu-thanh-tuu-thua-scandal-20221224193750451.htm

Sách hay

Rủi ro từ những đồng tiền ảo như Pi, Bitcoin

Được phát hành

,

Bởi

Những loại tiền ảo như Pi, Ethereum, Bitcoin có thể tồn tại nhiều rủi ro từ pháp lý, bảo mật cho đến biến động thị trường.

pi network anh 1

Ảnh minh họa Pi Network. Nguồn: The Crypto Times.

Tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin và Pi, đã trở thành một hiện tượng tài chính toàn cầu, thu hút sự chú ý của giới đầu tư cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nhanh chóng, tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại, từ pháp lý, bảo mật, gian lận đến biến động thị trường.

Những vấn đề của tiền ảo

Một trong những vấn đề người chơi tiền ảo phải đối mặt là rủi ro pháp lý. Theo cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets của nhà xuất bản Taylor & Francis, Bitcoin từng bị sử dụng trong các giao dịch chợ đen, rửa tiền và trốn thuế. Điều này khiến nhiều chính phủ trên thế giới phải đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Trung Quốc đã cấm hoàn toàn hoạt động giao dịch tiền ảo, trong khi Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính khách hàng (KYC). Việc thiếu đi một hệ thống pháp lý thống nhất giữa các quốc gia có thể đặt ra câu hỏi về tính thanh khoản và khả năng tồn tại lâu dài của tiền ảo.

Bên cạnh đó, rủi ro bảo mật là mối lo ngại thường trực. Mặc dù nền tảng Bitcoin chưa từng bị tấn công nghiêm trọng, nhưng các sàn giao dịch tiền ảo lại là mục tiêu thường xuyên của tin tặc.

pi network anh 2

Mark Karpeles, CEO Mt. Gox là người giúp sàn giao dịch này vươn lên vị trí số một vào năm 2013. Ảnh: Bloomberg.

“Sự sụp đổ của sàn Mt.Gox tại Nhật Bản do bị đánh cắp hàng triệu đôla Bitcoin là một minh chứng điển hình. Năm 2018, vụ tấn công vào sàn Coincheck khiến hơn 530 triệu USD tiền ảo bị thất thoát. Trong chín tháng đầu năm đó, tổng giá trị tiền ảo bị đánh cắp lên đến 927 triệu USD“, trích từ cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets.

Ngoài vấn đề bảo mật, gian lận cũng là một nguy cơ lớn đối với thị trường tiền ảo. Theo số liệu từ Anh, chỉ riêng trong tháng 6 và 7 năm 2018, có tới 203 vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử với tổng thiệt hại hơn 2 triệu euro, trung bình mỗi nạn nhân mất hơn 10.000 euro.

Một rủi ro khác là tính biến động cao của tiền ảo. Bitcoin từng có thời điểm mất đến 61% giá trị chỉ trong một ngày vào năm 2013 và giảm tới 80% trong năm 2014. Năm 2018, thị trường tiền ảo tiếp tục chứng kiến sự lao dốc mạnh mẽ trước khi phục hồi dần vào giữa năm 2019. Giá trị của Bitcoin và các đồng tiền khác phụ thuộc phần lớn vào tâm lý thị trường và sự chấp nhận của người dùng, khiến chúng trở thành công cụ đầu tư có độ rủi ro cao.

Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất trắng

Theo cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges (2023), nhiều nhà kinh tế học lo ngại rằng tiền điện tử không có đầy đủ đặc điểm của một loại tiền tệ thực sự mà chỉ là tài sản đầu cơ với mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại tài sản khác.

pi network anh 3

Cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges của nhà xuất bản Taylor & Francis. Ảnh: Amazon.

Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) từng chỉ ra rằng trái ngược với vàng hay ngoại tệ, những tài sản có tính thanh khoản cao trong thời kỳ bất ổn, tiền điện tử chủ yếu được nắm giữ để đầu cơ, khiến giá trị của chúng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của thị trường. Nếu các bên tham gia không sẵn sàng chấp nhận giao dịch bằng tiền ảo, giá trị của chúng có thể trở nên vô nghĩa.

Những biến động giá mạnh, rủi ro bảo mật cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư tiền ảo. Theo cuốn The Book of Crypto của tác giả Henri Arslanian, các nền tảng giao dịch tiền ảo không có sự bảo vệ của các tổ chức bảo hiểm như FDIC (Mỹ) hay các hệ thống bảo đảm tiền gửi truyền thống. Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền của mình.

Ngoài ra, nhiều dự án tiền ảo kêu gọi vốn bằng hình thức ICO (Initial Coin Offering) nhưng thực chất chỉ là mô hình lừa đảo Ponzi. Các nền tảng cho vay tiền ảo cũng đối mặt với nguy cơ sụp đổ do quản lý rủi ro kém, như trường hợp của nền tảng Cred – công ty tuyên bố phá sản vào năm 2020 khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Không thể phủ nhận rằng thị trường tiền điện tử vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dữ liệu từ báo cáo của Fidelity năm 2021 cho thấy hơn 90% tổ chức tài chính đang quan tâm đến loại tiền này nhưng mức độ tham gia vẫn còn hạn chế do tính bất ổn và thiếu khung pháp lý rõ ràng.

Nguồn: https://znews.vn/rui-ro-tu-nhung-dong-tien-ao-nhu-pi-bitcoin-post1533272.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cùng mèo Miu cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cung-meo-miu-cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng