Connect with us

Sách hay

Triết lý của Inamori Kazuo

Được phát hành

,

Trải qua nhiều trăn trở, nghĩ suy, ông Inamori Kazuo, doanh nhân nổi tiếng của Nhật Bản mới biên soạn nên quyển sách này. Quyển sách bàn về các vấn đề như: sự tồn tại và giá trị sống của con người, ý thức, lòng tham, bản tính của con người…Mong muốn của ông là góp phần cùng độc giả tìm ra cách sống đúg đắn trong thời đại ngày nay.

Chúng ta phải hiểu rằng kết quả cuộc đời của chúng ta sẽ thay đổi to lớn tùy thuộc vào cách nghĩ của chính mình đối với cuộc đời.

Sau chiến tranh, người Nhật chúng ta đã làm việc cật lực để tái kiến thiết nước Nhật đổ nát và sống một cuộc đời phong phú. Những tưởng mong mỏi đó đã trở thành hiện thực khi chúng ta trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới.

Thế nhưng, cho dù có được một cuộc sống vật chất đủ đầy, giàu có, nhiều người vẫn không cảm thấy đủ, vẫn sống trong lo âu. Tôi nghĩ đó là vì họ sống ích kỷ, không nghiêm túc nghĩ đến cách sống và cách nghĩ ở đời, quên đi việc biết đủ và biết nghĩ đến người khác.

Advertisement

Tôi cho rằng việc mà chúng ta cần làm hiện nay là đối diện thẳng thắn với câu hỏi cốt lõi “Chúng ta sống vì điều gì?” để từ đó xác lập một triết lý cơ bản nhất, một nhân sinh quan cơ bản nhất với tư cách con người.

Trước chiến tranh, chúng ta được nghe nói rằng con người có tư tưởng tự do nhưng hầu như không được dạy về cách nghĩ và cách sống phải có với tư cách con người. Vì việc sống với cách nghĩ tự do, nên người ta muốn sống một cuộc đời theo ý mình mà không bị bất kỳ ai kiểm soát. Đúng là trong xã hội tự do ngày nay thì việc bạn nghĩ thế nào cũng là tự do, và được tôn trọng.

Suy nghi anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Andrea Piacquadio/Pexels.

Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng kết quả cuộc đời của chúng ta sẽ thay đổi to lớn tùy thuộc vào cách nghĩ của chính mình đối với cuộc đời. Giữa những người ngại khó, chỉ muốn sống vui qua ngày; những người hận đời, luôn ôm nỗi bất bình bất mãn trong lòng cả đời, với những người có mục tiêu cao, lạc quan, vui tươi, ra sức nỗ lực để hướng đến mục tiêu đó sẽ nảy sinh sự chênh lệch to lớn.

Đúng là bạn có thể tự do bước đi trên đường đời với cách suy nghĩ của riêng mình nhưng tùy vào cách nghĩ đó mà cuộc đời bạn sẽ hoàn toàn khác đi. Nghĩa là để có một cuộc đời tuyệt vời, chúng ta cần có cách nghĩ phù hợp và biết cách nghĩ đó là như thế nào.

Thế rồi, khi tôi vừa nghĩ đến việc liệu cách nghĩ của mình có thể thuyết phục nhiều người, kể cả thanh thiếu niên, sống một cuộc đời chân thành dù chỉ là dựa vào kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân đi nữa, thì tôi nhận được đề nghị của phó giám đốc nhà xuất bản PHP là ông Eguchi Katsuhiko.

Advertisement

Ông ấy nhiệt tình khuyến khích tôi rằng: “Đón thế kỷ mới, hướng đến một xã hội ngày càng rối ren, phải xem cách nghĩ của anh như một triết lý”, và trải qua nhiều lần vò đầu bứt tai, tôi đã biên soạn nên cuốn sách này.

Dù sao đi nữa, đây chỉ là ý kiến của tôi, một doanh nhân, một kẻ ngoại đạo với triết học, nhưng xuất phát từ mong muốn “mọi người sống một cuộc đời tuyệt vời”, tôi mong quyển sách này sẽ là một phần nhỏ giúp ích cho các bạn đang ra sức tìm kiếm cách sống đúng đắn trong thời đại hỗn loạn này.

Nguồn: https://znews.vn/doi-thay-doi-khi-suy-nghi-thay-doi-post1503849.html

Advertisement
Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Hồng Sơn “Công Chúa” – Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính

Được phát hành

,

Bởi

Hồi ký “Hồng Sơn ‘Công Chúa’ – Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính” kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.

Hồi đấy, đa phần chỉ có “bóng” quấn giấy vụn và giẻ lau, cho vào hộp xà phòng giặt rồi lèn chặt lại để đá. Cái thời niềm đam mê vượt lên tất cả, là kỷ niệm vô giá của Hồng Sơn.

hong son anh 1

Hồng Sơn lúc trẻ. Ảnh: TTVH.

[…] khi Hồng Sơn manh nha ý định đi tập bóng đá là cả nhà phản đối. Bố mẹ Hồng Sơn không thích, rồi cấm luôn.

Hai vị thân sinh muốn hướng Hồng Sơn theo con đường học vẽ hoặc chụp ảnh. Hồi đấy, nghề nghệ thuật này có giá lắm, học nghề xong có việc, có tiền như chơi mà lại có thể “độc quyền” vì gia đình đã có truyền thống. Nếu như không đam mê bóng đá đến phát rồ phát dại, có lẽ, Hồng Sơn cũng bám trụ mưu sinh ở Hồ Gươm rồi!

Advertisement

Mẹ Hồng Sơn kể rằng, dường như Hồng Sơn biết đá bóng từ trong bụng mẹ. “Ở những tháng cuối thai kỳ, tôi quẫy đạp ghê lắm”. Bà thường nói với người nhà rằng đứa bé này đẻ ra sẽ nhanh tay nhanh chân, hiếu động lắm. Về sau, quả là như thế thật!

Nói nôm na là Hồng Sơn “biết đá bóng” từ trong bụng mẹ. Hồi bé tí tẹo, Hồng Sơn chỉ thích đá bóng ở vỉa hè sau giờ đi học.

Ngoài đá bóng, không thích chơi bất cứ trò nào khác, thờ ơ với các loại đồ chơi. Hồng Sơn học trường PTCS Tân Trào, góc phố Quán Sứ – Thợ Nhuộm, đối diện là nhà giam Hỏa Lò. Bạn bè cùng trang lứa tôi cũng học mấy trường Quán Sứ, trường Tân Trào gần đấy. Cứ chiều chiều, tan học về là cả bọn lại hò nhau cởi áo, cởi dép ra xếp gôn đá bóng.

Hồng Sơn bé nhất, thường bị “ấn” làm thủ môn. Hồi đấy có bóng nhựa cũng là sang lắm rồi. Nhưng đa phần chỉ có “bóng” quấn giấy vụn và giẻ lau bảng hoặc giẻ lau, giấy vụn cho vào hộp xà phòng giặt rồi lèn chặt lại để đá. Cái thời niềm đam mê vượt lên tất cả, đối với tôi, nó là kỷ niệm vô giá.

Nhà Hồng Sơn ở phố Hàng Bông, nhìn thẳng ra ngã tư Cửa Nam. Trước, ở đấy có tàu điện, có vườn hoa. Sơn và lũ bạn đồng trang lứa toàn đá bóng ở vườn hoa Cửa Nam, có khi đá luôn dưới lòng đường. Về sau, cả hội mới di chuyển “đại bản doanh” lên vườn hồng, chỗ nhà Quốc Hội sau này để đá vì chỗ đó vắng người qua lại.

Advertisement

Trong ký ức của Hồng Sơn, vỉa hè đường Điện Biên Phủ ngày xưa rộng mênh mông. Chúng tôi có hình thức đá bóng rất đặc biệt, gọi là “đá cống”. Giải thích đơn giản thế này: đám trẻ chúng tôi đá bóng ở ngã ba ngã tư, tại đó có những cái cống cái to đùng, mình đá lọt bóng vào những cái cống đấy là tính bàn thắng. Đá cống được cái rõ ràng, phân minh lắm, bóng xuống cống thì chẳng còn gì mà ăn gian, cãi vã nữa. Chỉ tội là sau đó, đứa đu, đứa bám thò hai chân xuống cống móc bóng lên mới đá tiếp được. Nhiều khi nước cạn, bóng lọt xuống, trôi đi mất luôn.

Lớn thêm vài tuổi, lại mở rộng thêm địa bàn xuống mạn Văn Miếu. Hồng Sơn vẫn nhớ như in những lần đá bóng trong khuôn viên di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Sân rộng thênh thang. Thậm chí, ghế đá cũng rộng lắm, sau này chỉ cho 2 người ngồi chứ ghế ngày xưa 4 người ngồi. Tận dụng ghế đá, bọn trẻ ra luật đá sệt gầm ghế – nghĩa là biến ghế thành cầu môn luôn, đá lọt gầm mới tính bàn thắng, đá thành ghế bật ra không tính.

Nguồn: https://znews.vn/thoi-quan-gie-lau-lam-bong-da-cua-hong-son-post1503656.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Bản năng làm mẹ, bản lĩnh nuôi con

Được phát hành

,

Bởi

Khi bước vào hành trình làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và thấy hoang mang, không biết làm thế nào khi con gặp vấn đề. Cuốn sách này được viết bởi được viết bởi bác sĩ Nhi khoa Aubrey Hargis, mang tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.

Bước sang tháng thứ hai, các em bé sẽ có nhiều mốc phát triển mới. Ở giai đoạn này, bé cũng tương tác với bố mẹ nhiều hơn và không còn ngủ li bì như khi mới chào đời.

Hanh trinh lam me anh 1

Khi được cha mẹ bế các em bé sẽ cảm thấy an tâm hơn. Ảnh: H.W.

Bé đang dần nhận thức rõ hơn về thế giới và tương tác nhiều hơn với bạn. Cuộc sống của bé trong tháng thứ hai này không chỉ xoay quanh các nhu cầu cơ bản như ăn uống, thay tã và ru ngủ mà đã bắt đầu học cách dự đoán hành động của bạn. Bạn sẽ nhận thấy bé có ngôn ngữ cơ thể mới và phát âm nhiều hơn.

Sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm có thể giảm dần vào cuối tháng này, nếu bạn cho bé tiếp xúc với ánh sáng ban ngày qua cửa sổ hoặc ra ngoài đi dạo dưới bóng râm. Trẻ hai tháng tuổi sẽ ngủ trung bình từ khoảng 15 đến 16 giờ một ngày, nhưng không ngủ liền mạch suốt cả đêm. Đa phần các bé sẽ thức dậy để ăn sau ba giờ một lần hoặc lâu hơn.

Advertisement

Khi hình thành cho bé những thói quen nhất quán và ổn định, bạn có thể nhận thấy một số đặc điểm tính cách xuất hiện ở bé. Hầu hết trẻ sơ sinh khóc để bày tỏ cảm xúc và mong muốn của mình, nhưng vẫn có một số trẻ bình tĩnh và dễ dỗ dành hơn. Có bé thích được thư giãn, bé khác lại muốn được chú ý, ôm ấp.

Đến cuối tháng này, bạn sẽ rút ra được một số kinh nghiệm dỗ dành riêng cho bé yêu của bạn. Hành vi quấy khóc của trẻ sơ sinh thường xuất hiện nhiều nhất lúc sáu tuần tuổi và sau đó tần suất, thời lượng sẽ giảm dần trong vài tháng tiếp theo.

Khoảng thời gian đỉnh điểm diễn ra hành vi này là từ sáu đến tám tuần và bé sẽ bớt quấy khóc trong vài tháng tiếp theo. Khóc để bày tỏ cảm xúc là bản năng của trẻ sơ sinh, vậy nên dù có mệt mỏi đến đâu, hãy cố gắng bế bé yêu của bạn thường xuyên, củng cố niềm tin cho bé bằng những cái ôm, và đừng lo lắng vì điều đó sẽ không khiến bé hư đâu.

Tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh giống như một gánh xiếc mở vào ban đêm vì thời gian trong ngày đảo lộn liên tục. Trong tháng này, bạn hãy tập trung vào các thói quen hàng ngày để giúp bé cảm thấy tốt hơn và bạn cũng đỡ vất vả hơn.Bé vẫn chơi những trò chơi nhẹ nhàng và gắn bó với đồ chơi đơn giản.

Đây là thời điểm những hành động bản năng như co duỗi nhẹ nhàng dần biến mất và cơ của bé bắt đầu chắc khỏe hơn. Khi được thôi thúc bởi nhu cầu và cảm giác muốn được gần gũi cha mẹ, bé sẽ thường khua khoắng chân tay và cuộn người lại. Bé có thể duỗi chân và thậm chí đá, đạp. Cánh tay của bé có thể vươn ra để chạm vào đồ vật, và bé thích thú khám phá khả năng linh hoạt của những ngón tay.

Advertisement

Bạn hãy tạo ra nhiều cơ hội để bé vận động tự do hơn. Một em bé thường xuyên bị quấn trong chăn, nằm trong nôi, xe đẩy hoặc ghế ngồi ô tô, sẽ không thể phát triển sức mạnh cơ bắp cần thiết cho các kỹ năng vận động phù hợp với lứa tuổi.

Bạn có thể dùng chăn quấn khi tắm cho bé, dùng xe đẩy đưa bé ra ngoài chơi hoặc cho các nhu cầu chăm sóc khác, miễn sao đừng lạm dụng chúng vì bé yêu của bạn cần nhiều không gian an toàn để tự do di chuyển.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-voi-tre-hai-thang-tuoi-post1503089.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Khác biệt để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Tác giả, doanh nhân Lý Quí Trung được biết đến qua những đầu sách về Franchise, thương hiệu. Trong cuốn sách mới này, bằng kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức, và quan sát của mình, tác giả đúc kết thành những bài học kinh doanh thành công của các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới.

Món đồ nữ trang kia tuy quy ra thành tiền lúc đó cũng chỉ tương đương hơn một tháng lương, nhưng nó kèm theo một tình cảm rất riêng tư của người tặng.

Hôm tôi đến ăn ở nhà hàng Cục Gạch, cô bếp trưởng có ra chào và tự giới thiệu mình từng làm phụ bếp tại nhà hàng Thanh Niên của mẹ tôi cách đây mấy chục năm, lúc cô chỉ có 16-17 tuổi. Thì ra sau khi rời nhà hàng này cô đã từng đi qua nhiều cơ ngơi ẩm thực có uy tín khác ở nhiều vị trí khác nhau để cuối cùng trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp. Chủ nhà hàng Cục Gạch nói là phải đeo đuổi mấy năm mới mời được cô bếp trưởng này về cộng tác.

Điều đó làm tôi rất vui và hãnh diện, nhưng có một chi tiết vô cùng thú vị là cô bếp trưởng này sau ngần ấy thời gian mà vẫn còn nhớ về một kỷ niệm liên quan đến cách mà mẹ tôi khen thưởng nhân viên. Cô kể rằng hôm đó mình được mời lên văn phòng để gặp “Cô Ba” (tên thân mật nhân viên gọi mẹ tôi) mà trong bụng đầy lo lắng, vì đối với một nhân viên lính mới như cô không có lý do gì để chủ nhà hàng muốn gặp riêng.

Advertisement
Thanh cong anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Freepik.

Cô kể, khi vừa bước chân vô văn phòng, cô Ba không những không la rầy mà còn nở nụ cười trìu mến và khen ngợi cô đã làm việc rất tốt trong thời gian qua, rồi chỉ tay về phía cái giường mà cô Ba dành để nghỉ trưa, trên đó đã có sẵn vài món nữ trang bằng vàng chiếu lấp lánh.

Cô Ba nói con có thể chọn một món trong số đó, thích món nào lấy món đó, coi như một phần thưởng khích lệ tinh thần. Quá bất ngờ và vui sướng, cô phụ bếp trẻ chọn đại một món mà không cần suy nghĩ gì nhiều. Cô nói đây là món nữ trang mang nhiều ấn tượng và kỷ niệm nhất đối với đời mình, nên giữ mãi nó ở trong ký ức qua bao nhiêu năm tháng.

Câu chuyện nhỏ này làm tôi suy nghĩ nhiều, vì nó có liên quan đến những gì tôi hay nói, viết, tranh luận, và trong những năm gần đây là dạy đại học. Cách đối nhân xử thế, khen thưởng của mẹ tôi không theo một trường lớp nào, nhưng rõ ràng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí nhân viên. Chắc cũng nhờ cách đối xử và khen thưởng “không giống ai” này mà đa số nhân viên đã gắn bó với nhà hàng Thanh Niên rất lâu, có người lên đến 35 năm!

Cách đây mấy chục năm khi mới đi du học Úc về, chính tôi là người luôn dị ứng với cách ứng xử, khen thưởng mang tính cá nhân đầy riêng tư này của mẹ, vì nó đi ngược lại với những gì mình đã học từ trường đại học. Là khen thưởng phải đâu ra đó, càng công khai càng tốt, nếu được thì tiêu chuẩn hóa, quy định hóa các tiêu chí và chế độ khen thưởng để toàn thể nhân viên trong tổ chức được biết rõ ràng mà phấn đấu. Chưa kể, khen thưởng cũng phải công bằng, nếu không sẽ dễ bị so bì, gây mất đoàn kết nội bộ và phản tác dụng. Đó là theo cách suy nghĩ chuyên nghiệp thông thường.

Tuy nhiên, cách khen thưởng nhân viên của mẹ tôi lại chứng minh rất hiệu quả. Món đồ nữ trang kia tuy quy ra thành tiền lúc đó cũng chỉ tương đương hơn một tháng lương, nhưng khi nó được tặng kèm theo một tình cảm rất riêng tư của mẹ tôi thì giá trị bỗng nhân lên gấp nhiều lần. Nếu nhìn từ góc độ quản trị nhân sự, thì đây có thể được xem như một “chiêu” động viên tinh thần làm việc vô cùng lợi hại.

Advertisement

Cách khen thưởng này còn vô tình làm cho người nhận phần thưởng cảm thấy “mắc nợ” về mặt tình cảm đối với người trao phần thưởng hay đối với doanh nghiệp một cách vô ý thức. Vì họ cảm thấy mình được quan tâm đặc biệt. Khi đó giá trị tinh thần của phần thưởng lấn át giá trị vật chất.

Bởi vậy, cô đầu bếp tập sự 16-17 tuổi ngày nào mới không quan tâm nhiều đến việc chọn món đồ nữ trang nào cụ thể, vì tất cả dường như có cùng một giá trị tinh thần như nhau. Quyền được chọn cái món mà mình ưa thích đối với cô là đã quá đủ. Đúng như người ta thường nói, “của cho không bằng cách cho”.

Câu chuyện khen thưởng nhân viên của mẹ tôi cách đây mấy chục năm được kể lại một cách tự nhiên và tình cờ từ cô bếp trưởng đã gợi cho tôi ý tưởng viết cuốn sách này. Đó là kể lại tất cả các câu chuyện tương tự mà tôi đã từng nghe, đọc hay gặp đâu đó trên con đường kinh doanh hay dạy đại học, và thấy thú vị vì nó khác biệt, đi ra ngoài lằn ranh của những ứng xử bình thường.

Tôi thích gọi những suy nghĩ hay cách làm có phần bất quy tắc này là “độc chiêu”, hay trong một chừng mực nào đó, là bí quyết góp phần tạo nên sự khác biệt để thành công.

Nguồn: https://znews.vn/ba-chu-thuong-nhan-vien-bang-ky-vat-ca-nhan-post1503428.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Xu hướng