Connect with us

Sách hay

‘Đọc sách và leo núi cho tôi sống nhiều cuộc đời’

Được phát hành

,

Đây là điểm chung mà Celine Nhã Nguyễn, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, tìm thấy được ở 2 sở thích lớn của mình.

Một buổi chiều đầu năm 2025, thời tiết TP.HCM nắng nhẹ, dịu mát, đón chúng tôi là ngôi nhà trong khu phố thanh bình, tĩnh lặng của Celine Nhã Nguyễn. Được biết đến với hình ảnh nữ luật sư thành đạt, nhà leo núi đang trên hành trình hoàn thành thất đỉnh (7 ngọn núi cao nhất ở 7 châu lục), bận rộn làm việc, tập luyện song song chăm lo cho gia đình, nhưng trong không gian riêng tư của mình, Nhã không quên chăm chút từng góc nhà, từng món vật dụng, nội thất.

Nhận mình “thích đủ thứ” vì có nhiều đam mê, song chị cũng không ngần ngại khẳng định, mỗi lĩnh vực chị theo đuổi, đều hướng đến mục tiêu dài hạn mà chị kiên trì, bền bỉ, kỷ luật. Trong ngôi nhà của Nhã, không khó để thấy những bộ sưu tập – từ bàn ghế, ấm trà,… cho đến sách. Ngại ngùng không muốn nhận mình là nhà sưu tập, nhưng nhắc đến bất cứ món đồ nào, chị cũng có thể kể ra câu chuyện đằng sau đó, ẩn chứa cả quá trình dày công nghiên cứu, tìm hiểu.

Thu vén lịch trình dày đặc, chị trải lòng với Tri thức – ZNews về cách để sắp xếp cuộc sống nhiều vai trò của mình, cách mà chị không ngừng hoàn thiện lối sống, tư duy và tam quan của mình mỗi ngày.

Celine Nha Nguyen anh 1

“Tôi luôn đặt ra những mục tiêu dài hạn”

– Chị được biết đến với nhiều vai trò: nữ luật sư, nhà leo núi, golf thủ, nhà sưu tầm sách, làm mẹ của ba người con. Chị làm thế nào để sắp xếp thời gian và dung hòa được những “phiên bản” kia của mình?

– Thực lòng, tôi nghĩ khó có cái gọi là cân bằng hay dung hòa. Một ngày ai cũng chỉ có 24 giờ. Chẳng ai có thể cùng lúc xuất sắc trong mọi chuyện, điều đó là bất khả. Mình phải xác định được những ưu tiên ở thiện tại để tập trung, dốc tâm sức vào đó.

Tôi là một con người rất quyết liệt, trong những thứ mà tôi cho là quan trọng với mình: gia đình, sự nghiệp, làm sao để sống một cuộc có giá trị, có đạo đức. Đây đều là những thứ cần được xây dựng chứ không chỉ hào nhoáng bề ngoài, tốt nhất là phải trui rèn từ nhỏ đến lớn. Mỗi quãng thời gian trong đời, tôi đều phải xác định điều gì đang là ưu tiên, để sắp xếp lịch trình công việc và cuộc sống.

Chẳng hạn lúc này, tôi đang dành phần lớn thời gian mỗi ngày để luyện tập, chuẩn bị chinh phục thử thách cuối cùng còn lại trong thất đỉnh – núi Delani (Alaska) – vào tháng 6 năm nay. Song song, tôi vẫn chăm sóc gia đình và dành thời gian cho các con, đồng thời phải điều hành công ty. Do đó, tôi buộc phải cắt giảm quỹ thời gian của những hoạt động khác, như những buổi hội hè, vui chơi hay giao tế xã hội.

Celine Nha Nguyen anh 2

– Kể từ khi chinh phục đỉnh đầu tiên trong thất đỉnh – Kilimanjaro (ngọn núi cao nhất châu Phi) – vào năm 2017, đến nay đã 7 năm trôi qua. Chinh phục thất đỉnh là mục tiêu rất dài hơi của chị. Chị đã đặt ra mục tiêu đó từ ngày mới bén duyên với leo núi?

– Sau chuyến leo núi Kota Kinabalu – đỉnh núi cao nhất của Malaysia vào năm 2012, tôi tiếp tục trau dồi, rèn luyện và thử sức với một số ngọn núi khác trong khu vực và trong nước. Bắt đầu cảm nhận mình làm được, bộ môn này là dành cho mình, tôi mới quyết tâm theo đuổi nghiêm túc và đặt ra mục tiêu chinh phục thất đỉnh. Điều này cũng giống với những sở thích khác của tôi: tôi luôn đặt ra những mục tiêu dài hạn và lên kế hoạch bền bỉ, kiên trì theo đuổi, chứ không bao giờ làm qua loa.

– Chị cũng được biết đến là một nhà sưu tầm sách đặc biệt đã nhiều năm nay. Sở thích này khởi nguồn từ đâu?

– Tôi may mắn được làm quen với sách từ rất sớm. Ngày nhỏ, ba tôi có rất nhiều sách, gần như là một thư viện cá nhân tại nhà. Đó là nơi tôi đã tìm thấy những cuốn sách đầu đời. Tôi say mê đọc từ truyện thiếu nhi, truyện cổ tích, đến các tiểu thuyết kinh điển. Thậm chí, có phần già trước tuổi, tôi đã bắt đầu đọc các sách khoa học – triết học từ khi mới học cấp 2.

Lớn lên, tôi duy trì được thói quen mua và đọc sách. Tìm hiểu sâu hơn, tôi biết đến và quan tâm đến sách đặc biệt – dòng sách không chỉ được đầu tư về nội dung, mà còn được trau chuốt về hình thức. Tính thẩm mỹ cao mang đến giá trị gia tăng cho sách đặc biệt.

Tôi sưu tầm sách đặc biệt của thế giới từ những nhà đấu giá như Christie’s, Doyle, Sotherby… Riêng sách đặc biệt tại Việt Nam, tôi cũng mua từ rất sớm, một phần do có quen biết anh Trần Đại Thắng (Giám đốc Công ty CP Văn hóa Đông A) nhiều năm nay vì cả hai cùng chơi golf. Về sau, thêm nhiều đơn vị khác ngoài Đông A cũng làm sách đặc biệt, chẳng hạn Nhã Nam, Hải Đăng,… Đa phần được chọn làm phiên bản sách đặc biệt đều là những kiệt tác của Việt Nam và thế giới, do đó rất xứng đáng để sưu tầm.

Celine Nha Nguyen anh 3

– Theo chị, so với sách S (sách đặc biệt) của thế giới, sách S do các đơn vị tại Việt Nam thực hiện có nhiều khác biệt không?

– Trước đây, những ấn phẩm sách đặc biệt tại Việt Nam thường sử dụng da PU. Chất liệu này khá khó bảo quản vì sau một thời gian sẽ bong tróc. Nhưng khoảng một vài năm gần đây, sách S tại Việt Nam đã tiệm cận với trình độ của thế giới: từ bìa da cho đến giấy in, in ấn, thiết kế, trình bày… chất lượng đều nâng cấp thấy rõ. Một số đơn vị như Đông A đã đưa được sách đặc biệt đến với độc giả quốc tế, và rất được chào đón.

Celine Nha Nguyen anh 4

– Bảo quản sách S có phức tạp hơn so với sách thông thường?

– Có thể nói khí hậu ở Việt Nam không lý tưởng cho sách S: miền Bắc có mùa nồm, khí hậu nóng ẩm vào mùa hè; miền Nam may hơn một chút, nhưng độ ẩm vẫn cao. Để bảo quản sách S cũng cần chuẩn bị, chăm chút nhiều. Thư phòng tại nhà tôi hầu như mở máy lạnh 24/24. Vốn dĩ giới sưu tầm cũng rất “nâng niu” sách S, với những cuốn đặc biệt quý, hiếm, sẽ đeo găng tay chứ không dùng tay không lật giở trực tiếp.

“Đọc sách và leo núi giúp tôi xây dựng nhân sinh quan”

– Có lẽ chính vì vậy mà nhiều người quan niệm sách S chỉ để… trưng bày?

– Đối với mỗi quyển sách S mua sưu tầm, tôi cũng thường mua kèm cả một phiên bản bìa cứng để đọc. Không hẳn chỉ vì sách S nặng, mà cũng để bảo quản cuốn sách được tốt nhất. Nếu lật giở hoặc di chuyển nhiều, sẽ gây ảnh hưởng đến da bọc sách, giấy bên trong. Tôi xem mỗi cuốn sách S như một tác phẩm nghệ thuật, nên cũng tránh sử dụng quá nhiều cho mục đích đọc. Thay vào đó, tôi có bộ sưu tập sách riêng phục vụ nhu cầu đọc.

Hiện nay tại Việt Nam sách S đang là một hình thức “high fashion” (thời thượng), những bản sách quý được nhiều người tìm kiếm, săn lùng tại các buổi đấu giá. Tuy nhiên, tôi không phải đang đuổi theo xu hướng đó. Vốn dĩ tôi đã sưu tầm sách được một thời gian dài, và không chỉ trưng bày sách. Tôi thích đọc sách và học được nhiều điều từ sách.

– Đọc sách có ảnh hưởng như thế nào đối với chị?

– Khi đọc sách, chúng ta có thể không ghi nhớ được hết những chi tiết. Chẳng hạn sau nhiều chục năm, tôi chẳng còn mấy ký ức về một truyện cổ tích nào đó mình đọc lúc nhỏ. Nhưng qua năm tháng, những cuốn sách sẽ thay đổi con người ta theo những cách mà mình không dự đoán hoặc cảm nhận được tức thì. Những điều trong trang sách tích tụ lại, từng chút một hình thành cho mình nền tảng kiến thức, đạo đức, từ đó giúp mình đưa ra những quyết định trong cuộc sống.

Celine Nha Nguyen anh 9

– Đọc sách và leo núi, chị có tìm thấy ở hai sở thích này điểm chung nào không?

– Cả hai đều cho tôi sống nhiều cuộc đời: Thể loại yêu thích của tôi là các tác phẩm văn học kinh điển, sách lịch sử, tiểu sử, hồi ký của các nhân vật thành danh trên thế giới trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị gia, nhà ngoại giao, cho đến nhà văn, nhà thơ, doanh nhân… Tôi thích tìm hiểu cuộc đời họ. Đọc mỗi cuốn sách mà họ đã rút ruột rút gan viết ra từ kinh nghiệm của mình thì như được sống một cuộc đời khác.

Tương tự, mỗi chuyến đi cũng mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm, giúp tôi mở mang tam quan. Đến những nơi xa xôi hẻo lánh, sinh hoạt cùng người địa phương, kết bạn với những người xa lạ từ bốn phương, điều đó giống sống cuộc đời khác, ra khỏi vùng an toàn của mình. Trở về từ mỗi hành trình như vậy, mình sẽ có những suy nghĩ, đánh giá, từ đó nhận biết và so sánh các giá trị, cho mình khái niệm sống đúng đắn.

Và như thế, đọc sách và leo núi đều giúp tôi xây dựng nhân sinh quan của mình.

Nguồn: https://znews.vn/doc-sach-va-leo-nui-cho-toi-song-nhieu-cuoc-doi-post1527412.html

Sách hay

Cuốn sách ‘năm lần, bảy lượt’ không thể chuyển thể thành phim

Được phát hành

,

Bởi

“A Confederacy of Dunces” của John Kennedy Toole là tác phẩm châm biếm đoạt giải Pulitzer được Hollywood chú ý và muốn chuyển thể thành phim nhiều lần nhưng không thành công.

“A Confederacy of Dunces” thường được ca ngợi là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của Mỹ và ảnh hưởng tới nhiều tiểu thuyết hiện đại. Ảnh: Pbs.

Một số cuốn sách được định sẵn sẽ thu hút độc giả qua nhiều thế hệ, nhưng khi được đưa lên màn ảnh, chúng lại không thể tạo ra được điều kỳ diệu tương tự.

Một ví dụ như vậy là A Confederacy of Dunces (tạm dịch là Liên minh những kẻ ngu đần) của tác giả John Kennedy Toole. Cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer này là tác phẩm đã tồn tại trong nhiều thập kỷ được độc giả yêu mến. Mặc dù vậy, những nỗ lực chuyển thể cuốn sách của Hollywood gặp thất bại liên tiếp, biến quá trình này thành một câu chuyện cảnh báo trong ngành giải trí.

A Confederacy of Dunces có gì?

Được xuất bản vào năm 1980, A Confederacy of Dunces là tác phẩm nổi tiếng sau khi tác giả John Kennedy Toole qua đời. Chiến thắng này là nhờ nỗ lực của mẹ ông không ngừng ủng hộ cuốn sách sau cái chết bi thảm của con trai vào năm 1969.

Lấy bối cảnh ở New Orleans, cuốn tiểu thuyết kể về Ignatius J. Reilly, một nhân vật lập dị, vĩ đại, người có thái độ khinh thường đối với xã hội hiện đại và những cuộc phiêu lưu kỳ lạ tạo nên một bức tranh phong phú về sự châm biếm, trí tuệ và lòng nhân đạo.

Những cuộc phiêu lưu hỗn loạn của Ignatius, khi anh ta điều hướng môi trường xung quanh mình bằng cả sự phi lý và trí tuệ, đã gây ấn tượng với độc giả. Cuốn sách đã giành được Giải thưởng Pulitzer cho Tiểu thuyết năm 1981 và kể từ đó trở thành một tác phẩm được yêu thích.

Sự hài hước sắc sảo, lời chỉ trích xã hội và những nhân vật khó quên khiến nó trở thành một cuốn sách khó có thể sao chép.

Sach chuyen the phim anh 1

A Confederacy of Dunces nổi tiếng và giành giải Pulitzer nhiều năm sau khi tác giả John Kennedy Toole qua đời. Ảnh: Americanmagazine.

Những nỗ lực thất bại của Hollywood

Con đường chuyển thể A Confederacy of Dunces trải qua rất nhiều chông gai. Trong nhiều năm, các đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên đã cố gắng đưa Ignatius J. Reilly vào cuộc sống, nhưng dự án này đã gặp phải vận rủi và bất đồng sáng tạo ở mọi ngã rẽ.

Một trong những nỗ lực đầu tiên vào những năm 1980 liên quan đến huyền thoại hài kịch John Belushi, người có tính cách dường như được thiết kế riêng cho vai diễn Ignatius. Thật không may, cái chết không đúng lúc của Belushi đã kết thúc tham vọng chuyển thể bộ phim trước khi nó có thể bắt đầu.

Sau đó, những cái tên như John Candy, Chris Farley và Will Ferrell đều là những lựa chọn tiềm năng cho vai chính. Các đạo diễn như Harold Ramis và Steven Soderbergh đều quan tâm đến dự án. Tuy nhiên, những bất đồng sáng tạo, vấn đề với kịch bản và thậm chí là các cuộc chiến pháp lý đã liên tục làm trì hoãn quá trình phát triển của bộ phim.

Vào những năm 2000, một nỗ lực đặc biệt đầy tham vọng đã được khởi xướng với Steven Soderbergh và David Gordon Green chỉ đạo, với sự tham gia của Will Ferrell trong vai Ignatius, Mos Def và Drew Barrymore trong các vai phụ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất lại một lần nữa đổ vỡ do các vấn đề về tài chính và bất đồng về kịch bản.

Cho đến nay, không có phiên bản nào của bộ phim vượt qua được giai đoạn tiền sản xuất.

Tại sao lại khó thích nghi đến vậy?

Một phần khiến A Confederacy of Dunces được yêu thích đến vậy là sự phức tạp của nó. Ignatius J. Reilly là một nhân vật không giống bất kỳ ai khác – hào nhoáng, đáng giận và kỳ lạ là đáng thông cảm. Tính cách huênh hoang và những trò hề kỳ lạ của anh ta gắn liền sâu sắc với bức tranh văn hóa phong phú của New Orleans, gần như là một nhân vật chỉ có ở trong sách.

Việc chuyển tải sự cân bằng phức tạp giữa châm biếm, chiều sâu nhân vật và bối cảnh thành một bộ phim dài 2 giờ là một thách thức to lớn. Hơn nữa, sự hài hước của cuốn sách rất trí tuệ và tinh tế, với phần lớn sự quyến rũ của nó đến từ những độc thoại nội tâm và logic kỳ lạ của Ignatius.

Việc nắm bắt được sự hài hước đó trên màn ảnh mà không làm loãng bản chất được xem là rất khó nắm bắt đối với các nhà làm phim. Như nhà sản xuất Scott Kramer, một trong nhiều người gắn bó với dự án, đã từng nói: “Ignatius vừa là nhân vật thông minh nhất vừa là nhân vật kỳ cục nhất. Việc có được tông điệu phù hợp là điều gần như không thể”.

Sach chuyen the phim anh 2

Bức tượng của nhân vật Ignatius J. Reilly được xem là bản sắc văn hóa của thành phố New Orleans. Ảnh: Atlasobscura.

Tác động văn hóa của cuốn sách

A Confederacy of Dunces thường được ca ngợi là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của Mỹ và ảnh hưởng của nó có thể được nhìn thấy trong nhiều tác phẩm tiểu thuyết hiện đại. Độc giả xem lại hành trình của Ignatius như lời nhắc nhở về sự phi lý của cuộc sống và tầm quan trọng của việc tìm thấy yếu tố hài hước trong hỗn loạn.

Ở New Orleans, cuốn sách đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của thành phố. Một bức tượng của Ignatius J. Reilly được dựng trong thành phố, kỷ niệm bối cảnh của cuốn tiểu thuyết và tác động lâu dài của nó. Người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới đến thăm địa điểm này để tỏ lòng tôn kính với thiên tài của Toole.

Một cuốn sách không nên chuyển thể thì tốt hơn?

Có lẽ A Confederacy of Dunces là một trong số ít những cuốn sách tốt hơn là không nên chuyển thể. Sự xuất sắc của nó nằm ở cách Toole kể câu chuyện cụ thể, và bất kỳ nỗ lực nào để diễn giải lại nó cho một phương tiện truyền thông khác đều có nguy cơ mất đi giọng văn độc đáo đó.

Trong khi Hollywood thích khai thác văn học để tạo ra những bộ phim bom tấn, một số câu chuyện được đánh giá cao nhất ở dạng gốc của chúng.

Đối với những người hâm mộ cuốn sách, nỗ lực chuyển thể không thành công gần như là một huy hiệu danh dự. Chúng là minh chứng cho thực tế một số tác phẩm nghệ thuật quá độc đáo đến mức không thể sao chép.

Và có lẽ đó là di sản thực sự của A Confederacy of Dunces: một kiệt tác kiên cường đến mức chỉ có thể tồn tại trên trang giấy.

Nguồn: https://znews.vn/cuon-sach-nam-lan-bay-luot-khong-the-chuyen-the-thanh-phim-post1530369.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của loài người

Được phát hành

,

Bởi

Ngôn ngữ là đặc điểm nổi bật nhất của loài người, định hình cách chúng ta tư duy hay rộng lớn hơn là định hình xã hội, văn hóa.

Ngôn ngữ là đặc điểm nổi bật nhất của loài người, định hình cách chúng ta tư duy hay rộng lớn hơn là định hình xã hội, văn hóa.

Ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của loài người

Ngôn ngữ là đặc điểm nổi bật nhất của loài người, định hình cách chúng ta tư duy hay rộng lớn hơn là định hình xã hội, văn hóa.

Audiobook

Nguồn: https://znews.vn/ngon-ngu-la-phat-minh-vi-dai-nhat-cua-loai-nguoi-post1531055.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Suleiman Vĩ đại

Được phát hành

,

Bởi

Tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về cuộc đời và triều đại của Sultan Suleiman I. Sách đưa người đọc đến với năm tháng đỉnh cao của đế chế khi Suleiman củng cố quyền lực của mình và mở rộng lãnh thổ Ottoman qua nhiều chiến dịch quân sự vang dội ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

“Chủng tộc sắt đá” đã xuất hiện trong lòng châu Á từ lâu, lang thang từ Caspian đến Thái Bình Dương, vượt qua các sa mạc và thung lũng, thành lập các đế chế, tiếp nhận và từ bỏ các tôn giáo.

Các vị vua và hoàng đế này, hoặc chí ít là những vị vua châu Âu, là người kế thừa thế hệ các quân vương có truyền thống chiến đấu để duy trì hoặc thường hơn là mở rộng lãnh thổ của họ. Các vua chúa Trung Đông, những người đến sau tương đối muộn, những người vốn được định sẵn như Suleiman là sẽ giành được quyền lực và vinh quang vô song, đã bất ngờ xuất hiện trên chiến trường trong lúc họ đang nghiền nát và chinh phục các phần lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã.

Ngày nay, chúng ta khó lòng mà hình dung ra cú sốc khi người Thổ đặt chân đến các cửa ngõ châu Âu, hay nỗi sợ hãi mà họ tiếp tục gây ra cho đến thế kỷ XVIII và các thời kỳ sau đó nữa, trong một cộng đồng dân chúng luôn coi họ là những kẻ man rợ tàn bạo.

Vi dai anh 1
Tranh vẽ mô tả cuộc chiến giữa đế chế Seljuk với đế chế Byzantine.

Trong gần mười thế kỷ, người Thổ, “một trong những chủng tộc thiện chiến của thế giới cổ đại,” đã gây chiến trên các thảo nguyên Thượng Á. Những người Thổ đầu tiên, Tabghach (To-Pa trong tiếng Trung Quốc), từ dãy núi Altay và lưu vực Orkhon và Selenge đã chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc vào thế kỷ thứ V và sau đó hòa nhập vào dân bản địa.

Một trăm năm sau, những người Thổ khác đã chinh phục Mông Cổ trước tiên, rồi tới Turkestan. Những vị chủ nhân của một đế chế rộng lớn trải dài từ Hàn Quốc đến Iran sử dụng bảng chữ cái Sogdian, tiền thân của chữ rune. Đế chế này biến mất khi người thành lập Bumin qua đời vào năm 552. Sau đó, lãnh thổ bị chia làm hai:

Con trai của Bumin là Muhan cai trị Vùng Biên giới phía Đông của người Tiên Sơn ở Mông Cổ; và con trai thứ hai của hoàng đế là Istami cai trị Vùng biên giới phía Tây trên thảo nguyên Siberia và Transoxania.

Những dòng chữ ở Orkhon được khắc vào khoảng năm 730 có ghi lại ký ức về cuộc phiêu lưu vĩ đại bằng lời thơ hùng tráng: “Hỡi các thủ lĩnh người Thổ! Ôi Oguz! Hỡi thần dân, hãy lắng nghe! Chừng nào bầu trời chưa sụp đổ và trái đất chưa tách rời, thì ai mà có thể đánh đổ các thể chế của đất nước các bạn, hỡi người dân Thổ?…

Ta không trở thành Vua của một dân tộc giàu có mà là Vua của một dân tộc đói khát, trần trụi và khốn khổ. Bọn ta đồng lòng, em trai ta, Vương công Koltegin, và ta sẽ không để vinh quang và danh tiếng mà cha chú bọn ta đã giành được cho dân tộc ta bị hủy hoại.

Vì tình yêu của người dân xứ Thổ mà đêm ngày ta không thể yên lòng… và bây giờ em trai Koltegin của ta đã chết. Tâm hồn ta giờ đây đầy thống khổ, đôi mắt ta như mù lòa, tâm trí ta tê liệt. Tâm hồn ta đang day dứt… Tổ tiên ta đã chinh phục và bình định được nhiều dân tộc ở mọi ngóc ngách trên thế giới, khiến họ phải cúi đầu và quỳ gối trước mình. Từ vùng núi Khinghan đến Cổng Sắt, sức mạnh của liên minh người Thổ Ottoman di cư ngày càng lớn…”

Rồi đế chế này cũng sụp đổ vào năm 740. Trong khi đó, nhóm người Toukiue phương Tây đầu tiên đã bị người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) thay thế trong một thế kỷ.

Đế quốc Uighur vay mượn các loại hình nghệ thuật và tôn giáo Manichaeism (Ma ni giáo) từ bên ngoài Iran (các ốc đảo Turfan và Beshbalik ở Iran) và ngày càng trở nên văn minh hơn. Sau đó, nó bị người Kirghiz vượt mặt và rồi biến mất, chỉ để tái sinh thành một quốc gia Phật giáo ở Turkestan thuộc Trung Quốc. Ở phương Tây, các bộ lạc người Thổ chuyển sang đạo Hồi. Chính từ đây mà thế giới không ngừng chiến tranh và không ngừng thay đổi; triều đại Ghaznavid, Ghourid và Seljuk cũng sớm nổi lên.

“Chủng tộc sắt đá” đã xuất hiện trong lòng châu Á từ lâu, lang thang từ Caspian đến Thái Bình Dương, vượt qua các sa mạc và thung lũng, thành lập các đế chế, tiếp nhận và từ bỏ các tôn giáo. Giờ đây, trên thảo nguyên khắc nghiệt của Tiểu Á, họ đã tìm thấy một đất nước có khí hậu giống Trung Á và chấm dứt cuộc hành trình lang thang của mình. Đế quốc Seljuk được thành lập, với các thủ lĩnh vĩ đại (Alp Arslan, Melikshah) và các nhà cầm quyền tài ba (Nizam al-Mulk), sau đó tan rã thành các công quốc đối địch. Cuối cùng vào đầu thế kỷ XIII, Osmanli hay Ottoman mới xuất hiện.

Nguồn: https://znews.vn/mot-chung-toc-sat-da-post1530774.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng