Ảnh minh họa thời tiền sử. Nguồn: Museum Liverpool. |
Chưa có sự thống nhất hoàn toàn về việc con người thời tiền sử sống theo mô hình nào và ở mức độ nào: một vợ chồng từng phần và nối tiếp, nhiều vợ chồng, đa phu, đa thê, quan hệ tình dục dễ dãi, hoặc sự kết hợp của tất cả các loại hình tương tác này.
Ví dụ, chúng ta biết rằng, chưa đến 10% các loài động vật có vú sống theo mô hình đơn phối ngẫu. Chỉ duy nhất trong loài linh trưởng, tỷ lệ này đạt ngưỡng khoảng 30%. Vì thế, câu hỏi mà các nhà sinh thái học hành vi, sinh học tiến hóa và nhân chủng học đặt ra là liệu con người thời tiền sử có gì khác biệt không. Khi con người thời tiền sử có thể cải thiện tỷ lệ sinh bằng cách lựa chọn chế độ đa phu hoặc đa thê, họ có gắn bó lâu dài với một “đối tác” không?
Katherine Starkweather và Raymond Hames thuộc Khoa Nhân chủng học Đại học Missouri, thành phố Columbia, Mỹ đưa ra những bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của chế độ đa phu.
Họ đã tiến hành khảo sát 53 xã hội sinh sống bên ngoài khu vực núi Himalaya và quần đảo Marqueseas, và phát hiện ra rằng các xã hội này cho phép phụ nữ duy trì mối quan hệ lãng mạn và gần gũi với nhiều đàn ông.
Các nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng một vài hình thái đa phu như vậy có lẽ từng tồn tại ở nhiều xã hội hơn chúng ta vẫn nghĩ trong lịch sử sơ khai của loài người. Họ giải thích rằng nguyên nhân nằm ở việc quan hệ tình dục thiên vị nam giới có tỷ lệ cao và đây cũng có thể là một biện pháp ứng phó với tỷ lệ tử vong cao ở nam giới và tình trạng thường xuyên vắng mặt của họ trong xã hội hiện nay.
Một phân tích gần đây về gen trên di cảo của người tiền sử đã củng cố thêm lập luận rằng các xã hội săn bắt – hái lượm chủ yếu sống theo chế độ đa thê. Các nhà nghiên cứu tính toán sự phân bố của nhiễm sắc thể Y và phát hiện ra rằng, “trong phần lớn thời tiền sử của loài người, mô hình đa thê chiếm ưu thế, chứ không phải là trường hợp ngoại lệ”.
Lời giải thích ở đây là trong suốt một giai đoạn dài của thời tiền sử, số lượng nam giới luôn ít hơn nữ giới đã dẫn đến hiện tượng thiếu người lai giống tiềm năng. Do đó, những cân nhắc về việc duy trì nòi giống đã khiến các mối quan hệ đa thê xuất hiện phổ biến hơn so với tiêu chuẩn về gia đình hay quan hệ đôi lứa trong xã hội hiện đại.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng con người áp dụng “chế độ một vợ một chồng xã hội”, tức là chế độ một vợ một chồng được quy định bởi các nhu cầu và thông lệ của xã hội. Họ đưa ra hai giả thiết chính để lý giải bước chuyển đổi này trong các giai đoạn sau của lịch sử loài người.
Cả hai giả thiết đều được đánh giá cao. Một giả thiết cho rằng sự chuyển đổi này xảy ra khi nữ giới cô đơn và khi nam giới không thể bảo vệ quyền tiếp cận để sinh sản với nhiều hơn một người phụ nữ. Giả thiết thứ hai cho rằng chế độ một vợ một chồng xã hội phát triển như một biện pháp ứng phó với nguy cơ trẻ sơ sinh bị giết hại ngày càng gia tăng, và điều này khiến các bà mẹ gấp rút phải tìm cách bảo vệ con cái của mình một cách sát sao hơn.
You must be logged in to post a comment Login