Connect with us

Sách hay

Hai vũ khí chiến lược nhà kinh doanh cần có

Được phát hành

,

“Nghệ thuật tư duy chiến lược” là tác phẩm nổi tiếng chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng suy luận ngược và lý thuyết trò chơi trong kinh tế.

kinh doanh anh 1

GS Avinash K. Dixit, đồng tác giả cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến. Ảnh: NYT.

Kể từ khi ra mắt vào năm 1993, Nghệ thuật tư duy chiến lược đã trở thành một trong những cuốn sách kinh điển về chủ đề quản trị doanh nghiệp, với hơn 250.000 bản được bán trên toàn thế giới. Tác phẩm này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, trong đó bản tiếng Nhật và tiếng Do Thái là hai phiên bản bán chạy nhất. Ở Việt Nam, cuốn sách đã tạo nên sức hút đặc biệt kể từ khi xuất bản năm 2018, với hơn 26.000 bản được bán.

Sử dụng suy luận ngược trong kinh tế

Cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược của hai tác giả Avinash K. Dixit và Barry J. Nalebuff là cẩm nang thiết yếu cho việc ra quyết định trong kinh doanh và cuộc sống. GS Avinash K. Dixit và GS Barry J. Nalebuff đã đưa ra những kỹ năng cần thiết người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Một điểm nhấn đáng chú ý của cuốn sách là kỹ năng suy luận ngược. Đây là phương pháp tư duy mà người ra quyết định phải bắt đầu từ kết quả mong muốn và suy luận ngược lại để tìm ra các bước cần thiết. Phương pháp này giúp tránh được những sai lầm phổ biến trong việc ra quyết định và đảm bảo mọi hành động đều hướng tới mục tiêu cuối cùng. Bên cạnh đó, cây quyết định – sơ đồ mô tả các lựa chọn của người tham gia và hậu quả của chúng – cũng là công cụ quan trọng để xác định lộ trình chiến lược tối ưu.

Advertisement
kinh doanh anh 2

Suy luận ngược có thể giúp nhà đầu tư có lợi thế trong đấu giá. Ảnh: WTS.

Hai tác giả Avinash K. Dixit và Barry J. Nalebuff nhấn mạnh rằng kỹ năng suy luận ngược cần được áp dụng một cách thận trọng bởi mỗi lựa chọn có độ khó khác nhau trong khi nguồn lực bản thân không thể đảm bảo tính khả thi. Do đó, khi áp dụng suy luận ngược, người nghiên cứu cần cân nhắc các yếu tố khác nhằm tránh rút ra những kết luận sai lầm.

Cuốn sách còn đưa ra những tình huống đặc thù như đấu giá, bầu cử và tranh giành thị phần để phân tích. Mỗi tình huống được mô tả theo mức độ phức tạp tăng dần, đòi hỏi người đọc phải vận dụng các kỹ năng suy luận ngược để hiểu rõ vấn đề.

Giả sử có một cuộc đấu giá để mua một bức tranh quý. Những người tham gia đều không biết chính xác giá trị thật của bức tranh, nhưng họ có những ước lượng riêng. Khi kết thúc đấu giá, người tổ chức công bố rằng người thắng cuộc đã đưa ra giá 1 triệu USD và giành được bức tranh.

Dựa trên kết quả này, những người thua cuộc có thể sử dụng suy luận ngược để đánh giá chiến lược của người thắng. Cụ thể, họ suy luận rằng người thắng cuộc có khả năng định giá bức tranh cao hơn so với họ và đặt giá một cách mạnh mẽ để đảm bảo chiến thắng. Từ đó, người thua có thể điều chỉnh chiến lược của mình trong lượt đấu giá món đồ tiếp theo.

Lý thuyết trò chơi có thể được áp dụng như nào?

Bên cạnh kỹ năng suy luận, cuốn sách cũng trình bày ba lý thuyết trò chơi cơ bản mà mọi nhà quản lý nên hiểu và áp dụng: Lý thuyết quyết định, lý thuyết cân bằng chung và lý thuyết thiết kế cơ chế. Lý thuyết quyết định yêu cầu người ra quyết định phải cân nhắc tất cả các kết quả có thể xảy ra trước khi đưa ra kết luận.

Advertisement

Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh, nơi mỗi quyết định đều có thể ảnh hưởng sâu rộng đến doanh nghiệp. Lý thuyết cân bằng chung giúp phân tích thị trường và các yếu tố kinh tế, trong khi lý thuyết thiết kế cơ chế đòi hỏi người chơi phải suy xét xem những quy tắc hiện tại có giúp đạt được mục tiêu hay không.

Một ví dụ sinh động được tác giả đưa ra trong sách là trường hợp một vận động viên ghi điểm liên tục. Cụ thể, khi có đối thủ theo sát một cá nhân trong đội khiến thành tích anh ta giảm sút. Đồng đội trong nhóm có thể tận dụng cơ hội này để cải thiện thành tích. Qua đó, tác giả cho thấy rằng lợi ích tập thể chịu ảnh hưởng từ những chiến lược cá nhân.

“Mỗi hành động không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống”, tác giả viết trong cuốn sách Nghệ thuật của tư duy chiến lược.

kinh doanh anh 3

Cuốn sách Nghệ thuật tư duy chiến lược. Ảnh: Alphabooks.

Lý thuyết trò chơi, khi được áp dụng đúng cách, giúp giảm thiểu rủi ro kinh doanh và nâng cao hiệu quả quyết định. Nó giúp người quản lý không chỉ hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, mà còn cải thiện quá trình ra quyết định nội bộ. Thông qua việc phân tích các đối thủ, nhà quản lý có thể nhận ra điểm yếu và điểm mạnh của họ, từ đó phát triển những chiến lược phù hợp. Bên cạnh đó, lý thuyết này còn tạo điều kiện cho việc xây dựng các chiến lược định giá, dự đoán thị phần và tối ưu hóa thu nhập.

Với lời khen ngợi từ nhiều học giả, trong đó có Thomas C. Schelling – người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2005, Nghệ thuật tư duy chiến lược không chỉ mang đến những kiến thức về lý thuyết trò chơi, mà còn là cuốn sách cung cấp những bài học quý giá cho việc ra quyết định và phát triển chiến lược trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/hai-vu-khi-chien-luoc-cua-cac-nha-lanh-dao-can-co-post1507068.html

Advertisement

Sách hay

7 chiếc lọ đựng tiền của người Do Thái

Được phát hành

,

Bởi

Kiến thức quản lý tiền bạc, một trong những việc khó khăn và quan trọng nhất của cuộc sống, lại chưa được dạy trong trường học. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải dạy cho con trẻ có một thái độ đúng về tiền và biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Kiến thức quản lý tiền bạc, một trong những việc khó khăn và quan trọng nhất của cuộc sống, lại chưa được dạy trong trường học. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải dạy cho con trẻ có một thái độ đúng về tiền và biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tu do tai chinh anh 1Tu do tai chinh anh 2

7 chiếc lọ đựng tiền của người Do Thái

Kiến thức quản lý tiền bạc, một trong những việc khó khăn và quan trọng nhất của cuộc sống, lại chưa được dạy trong trường học. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải dạy cho con trẻ có một thái độ đúng về tiền và biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tai-chinh-ca-nhan-danh-cho-nguoi-viet-nam-kham-pha-nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-tai-chinh-ca-nhan-cua-nguoi-viet-nam-post1504845.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Trăm năm cô đơn: Cụ tổ của dòng họ Buendía

Được phát hành

,

Bởi

Chuyện xảy ra tại ngôi làng Macondo. Kể về cuộc đời của vị tộc trưởng kiên quyết và cứng rắn José Arcadio Buendía, người vợ Úrsula Iguarán và những người con của ông. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Chuyện xảy ra tại ngôi làng Macondo. Kể về cuộc đời của vị tộc trưởng kiên quyết và cứng rắn José Arcadio Buendía, người vợ Úrsula Iguarán và những người con của ông. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

nha van Gabriel Garcia Marquez anh 1nha van Gabriel Garcia Marquez anh 2

Trăm năm cô đơn: Cụ tổ của dòng họ Buendía

Chuyện xảy ra tại ngôi làng Macondo. Kể về cuộc đời của vị tộc trưởng kiên quyết và cứng rắn José Arcadio Buendía, người vợ Úrsula Iguarán và những người con của ông. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-tram-nam-co-don-tuyet-tac-tu-cau-chuyen-cua-dong-ho-buendia-post1507198.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

‘Thợ săn sử bịa’ vạch trần 101 bịa đặt về lịch sử

Được phát hành

,

Bởi

Theo “Thợ săn sử bịa” Jo Hedwig Teeuwisse, có những câu chuyện bịa thật dễ dàng để vạch trần, nhưng cũng có nhiều câu chuyện phải tốn rất nhiều công sức để khảo cứu, điều tra.

Lịch sử rất quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống của chúng ta. Đó là cuốn cẩm nang giúp chúng ta hiểu về quá khứ, kết nối với hiện tại và hướng tới tương lai.

Hiện nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội, không khó để chúng ta bắt gặp những câu chuyện thú vị về lịch sử trên các nền tảng. Tuy nhiên, những câu chuyện này có đúng hay không, chúng ta phải làm sao để không bị lừa, có cách nào giúp chúng ta tự kiểm định thông tin để tự bảo vệ bản thân khỏi những mẩu chuyện bịa đặt về lịch sử.

Trong cuốn Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, tác giả Jo Hedwig Teeuwisse không chỉ đưa ra cảnh báo với độc giả về những “bằng chứng” giả tạo đang lan truyền trên Internet, mà còn chỉ ra 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra không phải thâ. Tác giả cũng mong độc giả sẽ có ý thức phê phán và kiểm chứng hơn với mọi thông tin lịch sử mà họ tiếp nhận.

Advertisement
Tho san su bia anh 1

Sách Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ảnh: PT.

Sử bịa nguy hiểm như thế nào?

Jo Hedwig Teeuwisse là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các bảo tàng, triển lãm, và các dự án lịch sử quốc tế. Bà được biết đến với cái tên The Fake History Hunter – Thợ Săn Sử Bịa, với hàng loạt bài viết vạch trần những “sự thật” lịch sử trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Ngay ở phần mở đầu của cuốn sách, bằng kinh nghiệm của một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích và xác thực tư liệu lịch sử, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta sử bịa là gì và nó nguy hiểm như thế nào.

Theo bà, sử bịa rất giống tin giả, ngoại trừ việc đó là những tin đã khá cũ. Một số tin bịa đặt này có vẻ hài hước hoặc khá vô hại nhưng cũng có không ít tin bịa đặt khác lại thực sự gây hại và nguy hiểm.

Chẳng hạn: những huyền thoại, những trích dẫn sai lệch và những bức ảnh mô tả không đúng sự thật được chia sẻ trong đại dịch Covid-19. Mọi người sử dụng những câu chuyện về Cái chết Đen, dịch cúm Tây Ban Nha và những điều rất thương tâm có liên quan, được cho là bắt nguồn từ những bộ óc thông minh trong quá khứ để kêu gọi đeo khẩu trang, tuân thủ các quy tắc phong tỏa, hay lưu tâm đến Covid-19, hoặc để cố gắng thuyết phục người khác làm điều ngược lại.

Lịch sử cũng bị lạm dụng một cách nghiêm trọng bởi những người đang cố gắng hạ thấp hoặc đề cao nền văn minh nào đó, chẳng hạn bằng cách tuyên bố người châu Phi không biết bánh xe là gì cho đến khi thực dân châu Âu đến, hoặc người châu Âu không biết tắm rửa và xà phòng cho đến khi người Moor (người Berber, người châu Phi da đen, người Ả Rập có nguồn gốc Bắc Phi) biến họ trở thành thuộc địa.

Advertisement

Theo Hedwig Teeuwisse lý do khiến sử bịa tràn lan trên mạng hiện nay là bởi phương tiện truyền thông xã hội có thể làm cho người làm những nội dung này giàu có; việc tạo ra nội dung được chia sẻ phổ biến chính là phi vụ làm ăn lớn… Do vậy, ta không thể ngăn các tài khoản X, Facebook… hám lợi, cũng như những người quyền lực khác sử dụng và lạm dụng lịch sử. Nhưng ít nhất, ta có thể làm điều gì đó để ngăn không cho họ truyền bá sử bịa – tất cả những gì mà ta cần là khảo cứu và kiến thức.

Bên cạnh những thông tin sử bịa tràn lan trên mạng, theo tác giả sách cũng có những huyền thoại được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bị nghi ngờ. Ngay cả những thông tin chúng ta tìm hiểu được trong viện bảo tàng thì không phải lúc nào cũng đúng. Hầu hết chúng ta đều có ký ức về một số câu chuyện thực sự kỳ lạ và xa vời từ những người hướng dẫn ở bảo tàng hoặc lâu đài, mà hóa ra, về sau ta mới biết là hoàn toàn sai sự thật.

Tho san su bia anh 2

“Thợ săn sử bịa” Jo Hedwig Teeuwisse. Nguồn: historischnieuwsblad.

Lật tẩy những lầm tưởng lịch sử

Điều gì sẽ xảy ra nếu những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử lại chỉ là những câu chuyện được bịa đặt tinh vi? Trong cuốn sách Top of Form, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra không.

Điển hình trong số đó là câu chuyện về Napoléon Bonaparte và chiếc mũi tượng Nhân Sư.

Từ lâu, người ta truyền tai nhau rằng trong chuyến viếng thăm Ai Cập, Napoléon đã cho binh lính bắn phá chiếc mũi tượng Nhân Sư vì cho rằng nó không mang dáng dấp châu Âu.

Advertisement

Thế nhưng, Teeuwisse chứng minh rằng chiếc mũi của tượng Nhân Sư đã bị hư hại từ trước khi Napoléon ra đời. Thực tế, nhiều ghi chép từ thế kỷ 15 đã đề cập đến tình trạng hư hại của bức tượng, và các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu vết hư hỏng có từ hàng thế kỷ trước. Câu chuyện về hành động phân biệt chủng tộc của Napoléon đã bị bóp méo để làm công cụ tuyên truyền, chứ hoàn toàn không có thật.

Một câu chuyện khác, đầy ấn tượng và phổ biến không kém, là phát ngôn nổi tiếng của Nữ hoàng Pháp Marie Antoinette với câu nói “Hãy để họ ăn bánh ga-tô!” khi nghe tin dân chúng không có bánh mì để ăn.

Thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Marie Antoinette đã nói câu này. Nhiều khả năng, câu nói đó thuộc về một công chúa khác thời bà còn rất nhỏ, và câu chuyện đã được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành biểu tượng của sự vô cảm và xa rời thực tế.

Teeuwisse khẳng định rằng đây là ví dụ rõ nét cho cách truyền thông có thể bóp méo và lan truyền một cách sai lệch về cuộc sống của người nổi tiếng để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn.

Bên cạnh các câu chuyện cụ thể, Teeuwisse nhấn mạnh rằng sử bịa là dấu hiệu cho thấy xã hội hiện đại dễ bị tác động ra sao trước những thông tin gây tranh cãi.

Advertisement

Trong thời đại mà chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể truyền đi hàng triệu tin tức, sách Sử bịa là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiếp thu thông tin mà không kiểm chứng. Jo Hedwig Teeuwisse hy vọng rằng, qua cuốn sách này, độc giả sẽ ý thức hơn về việc tra cứu và tự mình xác minh các thông tin trước khi tin tưởng vào chúng.

Cuốn sách còn chỉ ra rằng lịch sử không phải là một mảng kiến thức cố định. Qua thời gian, những phát hiện khảo cổ mới, sự phát triển của khoa học và công nghệ giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn và đôi khi thậm chí phải viết lại lịch sử.

Điều đó không chỉ mở ra cơ hội để chúng ta tìm hiểu về những điều mới mẻ, mà còn yêu cầu chúng ta phải thận trọng với những thông tin cũ kỹ, và đặc biệt là các lầm tưởng tưởng chừng vô hại.

Những hiểu biết sai lệch này có thể dẫn đến những hệ lụy không lường trước, và sách Sử bịa chính là công cụ để độc giả tự trang bị khả năng nhận diện và phân tích thông tin một cách cẩn thận.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Advertisement

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tho-san-su-bia-vach-tran-101-bia-dat-ve-lich-su-post1506896.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng