Connect with us

Sách hay

Tự sự của một best reviewer trên Goodreads Việt

Được phát hành

,

Nguyễn Việt Ái Nhi chia sẻ rằng đọc sách không chỉ giúp mở mang kiến thức, hiểu biết, mà còn là cách cô xây dựng cho mình khả năng đồng cảm và lắng nghe.

Goodreads là mạng xã hội chuyên dành cho những người yêu sách, nơi độc giả có thể cập nhật, ghi chú và thảo luận về những cuốn sách mình đọc. Rất nhiều tác giả cũng có mặt trên nền tảng này và trao đổi tích cực với người đọc về tác phẩm của mình.

Nguyễn Việt Ái Nhi là chủ sở hữu của tài khoản Nhi Nguyễn – hiện là best reviewer (người bình luận sách được cộng đồng hưởng ứng nhiều nhất qua các tương tác) tính ở Việt Nam của mạng xã hội này.

Doc sach anh 1

Độc giả Nguyễn Việt Ái Nhi.

Chia sẻ với Tri Thức – ZNews, Ái Nhi cho biết cô yêu thích đọc sách từ bé nhưng học đại học và tốt nghiệp đi làm đều chưa từng trải qua công việc nào liên quan đến sách. Đọc sách và viết review sách đối với cô là việc mang tính cá nhân, bắt đầu làm chỉ đơn giản vì bản thân mình muốn. Do đó Ái Nhi rất bất ngờ trước sự ủng hộ của những độc giả khác, điều này giúp cô tự tin hơn vào khả năng của bản thân.

Advertisement

Hiện Ái Nhi đang du học thạc sĩ tại Italy. Tranh thủ giữa những khoảng bận rộn vì học tập và làm việc, cô kể với Tri Thức về những cuốn sách quan trọng nhất với mình – những cuốn sách đã giúp cô “hiểu biết về nhiều vấn đề, xây dựng thế giới quan và có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều hơn về con người và cuộc sống”, từ đó giúp cô “phát triển khả năng đồng cảm và lắng nghe, thấu hiểu”.

Cô gái mê mẩn truyện cổ tích

– Trong ký ức còn nhớ được, tựa sách đầu tiên tôi đã đọc

– Tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm của nhà văn người Nga Alexander Grin, tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi và tiêu biểu của văn học Nga. Tôi nhớ mình đã mang cuốn truyện này theo đọc trong lúc chờ đến lượt khám bác sĩ.

Cánh buồm đỏ thắm là câu chuyện về niềm hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai, thể hiện qua nhân vật chính là cô bé A-xôn. Em luôn tin rằng ngày nào đó sẽ có hoàng tử lái con tàu có cánh buồm đỏ thắm đến đón em. Tính hướng thiện, tâm hồn trong sáng, thơ ngây của A-xôn, kết hợp cùng tinh thần lạc quan, tích cực chung của tác phẩm, đã tạo nên một kiệt tác mà tôi ngày bé không thể nào đặt xuống được.

– Cuốn sách yêu thích của tôi thuở ấu thơ

Advertisement

– Là một người yêu cái đẹp, thích hoa lá cỏ cây từ bé, đồng thời cũng mê mẩn truyện cổ tích, nên tôi của thuở ấu thơ đã đọc ngấu nghiến Sự tích các loài hoa của Vratislav Št̕ovíček. Sách kể về buổi dạ hội tập hợp nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài hoa thay phiên nhau kể từng câu chuyện liên quan đến bản thân mình.

Từng trang sách mở ra những câu chuyện diệu kỳ và đáng nhớ. Với tôi, đắm chìm vào Sự tích các loài hoa là đắm chìm vào một thế giới khác, như đang phiêu lưu cùng các loài hoa đến những miền đất mới lạ, chạm mặt những công chúa và những hoàng tử, cùng những câu chuyện hấp dẫn vô song.

Doc sach anh 2

Một góc tủ sách của Ái Nhi. Ảnh: NVCC.

– Cuốn sách tôi muốn đề xuất cho tôi của thời niên thiếu đọc

Ngựa chứng đầu xanh của S. E. Hinton, kể về xung đột thù hằn giữa hai nhóm nam thanh thiếu niên Soc và Mỡ. Thật khó tin cuốn sách do một tác giả nữ chấp bút khi mới 17 tuổi. Tiểu thuyết đầu tay này của cô đã trở thành tiểu thuyết dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên (Young Adult) nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Ngựa chứng đầu xanh đề cập đến rất nhiều vấn đề nhức nhối đã và đang tồn tại không chỉ trong xã hội Mỹ mà cả những nước khác: định kiến, rào cản, phân biệt tầng lớp xã hội gay gắt, khoảng cách giàu nghèo… Nhân vật trong truyện là những đứa trẻ sinh ra ở một đất nước tự do, nhưng lại bị tước đi nhiều thứ: phẩm hạnh, tiềm năng để trở thành những con người được nhìn nhận và coi trọng đúng với bản chất lương thiện của mình.

Advertisement

Trong thế giới đầy nỗi đau, mất mát, bất công và nghiệt ngã đó, cuối truyện vẫn sáng lên thông điệp về việc gìn giữ nét thơ ngây và bản chất tốt đẹp trong tâm hồn trẻ con của nhân vật Ponyboy. Chính vì vậy, tôi nghĩ đây là tác phẩm ai cũng nên đọc ít nhất một lần trong đời.

– Cuốn sách tôi nhung nhớ, cảm giác muốn đọc lại nhiều lần

Đồi Gió Hú của tác giả người Anh Emily Brontë. Đây cũng là tiểu thuyết kinh điển yêu thích nhất của tôi, bởi tính chất dữ dội, đau thương và đa dạng cung bậc cảm xúc trong câu chuyện. Đơn giản là có quá nhiều thứ đáng nhớ về Đồi gió hú. Tôi không thể nào quên câu nói kinh điển mà Catherine Earnshaw dùng để miêu tả về mối liên kết giữa nàng và Heathcliff: “Dù được tạo bằng bất cứ thứ gì, tâm hồn tôi và anh ấy như là một”.

Bản thân việc tiếp cận tác phẩm Đồi gió hú cũng gắn với kỷ niệm tôi khám phá tủ sách cũ, nhuốm màu thời gian của gia đình, nhưng ẩn chứa bên trong là những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại.

– Đọc lại review sách đầu tiên mình viết, tôi thấy

Advertisement

– Tôi cũng không nhớ chính xác đâu là cuốn sách đầu tiên mình viết review. Nhưng một trong những review sách đầu tiên tôi viết là cho cuốn Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough. Giờ đây đọc lại, tôi cảm thấy đôi chút tự hào khi đã trình bày được những gì mình hiểu, bao hàm được những những chi tiết chính, nêu bật được tinh thần và thông điệp chung của cuốn tiểu thuyết cũng như ý nghĩa của hình ảnh “tiếng chim hót trong bụi mận gai”.

Những cuốn sách định hình tư duy, thế giới quan

– Tác giả ảnh hưởng nhiều đến tư duy, thế giới quan của tôi

– Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến là Margaret Atwood với Chuyện người tùy nữ, khắc họa thế giới phản địa đàng: phụ nữ bị biến thành những công cụ sinh sản vô danh, những “cổ tử cung biết đi” phục vụ duy nhất một mục đích: duy trì nòi giống.

Đọc sách, tôi thảng thốt, bàng hoàng và suy nghĩ rất nhiều. Tôi thêm trân trọng thế giới hiện tại của mình, dù nó không hề hoàn hảo, trân trọng việc mình là một người phụ nữ tự do, có quyền tư hữu và quyền làm chủ cơ thể của mình.

Một tác giả khác là Ray Bradbury với Biên niên ký Hỏa tinh. Tiểu thuyết này được viết như một tập truyện ngắn, trong đó từng mẩu chuyện đều ít nhiều liên quan đến việc loài người rời bỏ Trái Đất để đến khám phá và sinh sống tại Hỏa tinh. Cuốn sách hàm chứa nhiều triết lý mang màu sắc chiêm nghiệm, dẫu tuyệt vời nhưng cũng có phần đáng sợ. Thông điệp cuối tác phẩm là lời cảnh báo đặc biệt quan trọng ở thời đại ngày nay về mặt tối của khoa học và công nghệ, khi người ta đề cao máy móc chứ không phải cách vận hành mày móc.

Advertisement

Nhắc đến khoa học viễn tưởng, tôi không thể nào không nhắc đến Philip K. Dick. Tác phẩm gắn liền với tên tuổi ông là Người máy có mơ về cừu điện không? – nguyên mẫu cho bộ phim Blade Runner. Cuốn sách khiến tôi suy nghĩ và tư duy rất nhiều về câu hỏi thế nào là nhân tính và đâu mới là điều thật sự định nghĩa con người.

Doc sach anh 3

– Cuốn sách làm tôi xúc động và suy nghĩ nhiều nhất

Ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini, lấy bối cảnh là đất nước Afghanistan chìm trong khói lửa chiến tranh và sự cai trị của Taliban. Sách kể câu chuyện của Mariam và Laila – hai người phụ nữ với hai tuổi thơ trái ngược nhau, nhưng rồi số phận đã đưa đẩy cho cả hai gặp nhau giữa thủ đô Kabul thời loạn lạc.

Tôi đã khóc vì những mô tả chân thực và đớn đau trước bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh, của xung đột và ly tán, của nền chính trị hỗn loạn và tôn giáo hà khắc và cách mà những người phụ nữ – thường là những nạn nhân vô danh của chiến tranh – đã phải cố gắng sinh tồn giữa hoàn cảnh khốc liệt này.

Cuốn sách đoạt Giải thưởng Booker năm 1997 Chúa trời của những điều vụn vặt của Arundhati Roy cũng khiến tôi rất xúc động. Tiểu thuyết theo chân hai anh em sinh đôi khác trứng Estha và Rahel từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Bối cảnh câu chuyện là vùng Kerala của Ấn Độ vào những năm 1960, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của “Đạo luật Tình yêu”, quy định ai nên được yêu thương và yêu thương như thế nào. Đạo luật này cùng hệ thống đẳng cấp (caste system) đến bây giờ vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ, là nguồn cơn cho chuỗi bi kịch và nỗi đau khôn nguôi trong Chúa trời của những điều vụn vặt.

Nhân vật Rahel khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi nhận ra nỗi đau cùng những tổn thương có thể bám dính trong tâm hồn và hủy hoại con người ta như thế nào, khiến nạn nhân tan vỡ mãi mãi.

Advertisement

– Cuốn sách tôi từng bỏ dở và đã đọc lại

Tiểu thuyết trinh thám lịch sử Tên của đóa hồng của Umberto Eco. Cuốn sách đồ sộ dày hơn 500 trang này, với những trang sách đầu tiên chưa có nhiều diễn biến nổi bật, đã khiến tôi phải bỏ dở giữa chừng. Tuy nhiên, ở lần đọc thứ hai, tôi mới nhận ra suýt chút nữa mình đã bỏ lỡ một kiệt tác văn học.

Umberto Eco đã sử dụng kiến thức không chỉ trong lĩnh vực Triết học của mình, mà đa dạng lĩnh vực để tạo nên một tác phẩm rực rỡ sắc màu và cũng thâm trầm kỳ bí giữa bối cảnh một Tu viện Italy thời Trung cổ, ẩn chứa những âm mưu giết người thâm độc và những tội ác khủng khiếp. Tên của đóa hồng là kho tàng đồ sộ về kiến thức bao la rộng lớn của nhân loại, từ triết học, lý luận, tôn giáo đến lịch sử, ngôn ngữ và y học. Do đó, tôi nghĩ đây là một trong những tiểu thuyết trinh thám đáng đọc nhất.

– Cuốn sách tôi mong sẽ được nhiều người biết đến hơn

– Twenty love poems and a song of despair (tạm dịch: Hai mươi bài thơ tình và một khúc ca tuyệt vọng) của Pablo Neruda – nhà thơ người Chi-lê đoạt giải Nobel Văn chương năm 1971 – là cuốn sách tôi mong nhiều độc giả Việt Nam sẽ biết đến hơn, cũng là cuốn sách mà tôi luôn muốn giới thiệu đến những người đọc khác, tiếc là chưa được dịch và xuất bản ở Việt Nam.

Advertisement

Tôi từng review về tập thơ này, cũng như phong cách thơ ca của Neruda như sau: “Những vần thơ không bóng bẩy, màu mè, tráng lệ, những con người bình thường nhất cũng có thể hiểu và cảm được. Nhưng nó cũng siêu thực trong cái cách mà ông miêu tả những điều trần trụi, gần gũi, gợi tình ấy bằng cách liên hệ, so sánh chúng với những yếu tố của thế giới tự nhiên rộng lớn, hùng vĩ: hoa, mây, trời, đồi, núi, ánh trăng, biển cả… thơ của Neruda trở thành một dạng bình-thường-nhưng-không-tầm-thường…”

Một đoạn mà tôi yêu thích trong tập thơ là hai dòng trong bài thơ Ngày ngày vui chơi:

“Tôi sẽ mang đến em hoa tươi từ núi, hoa chuông xanh, hoa phỉ đen, và những giỏ nụ hôn mộc mạc.

Tôi muốn cho em điều mùa xuân cho những cây anh đào”

(tạm dịch từ bản dịch tiếng Anh của W.S. Merwin – PV).

Advertisement

– Cuốn sách tôi dự định sẽ đọc trong thời gian sắp tới

– Tôi biết tại sao chim trong lồng vẫn hót của Maya Angelou. Hồi ký đầu tay của tác giả đã được trao hơn 50 tấm bằng danh dự này được xem là “tác phẩm kinh điển hiện đại của văn học Mỹ”. Sách kể về thời thơ ấu và tuổi trưởng thành của Maya Angelou, quá trình chịu đựng nỗi đau bị bỏ rơi và sự cô đơn của một đứa trẻ, sự kỳ thị mang tính xúc phạm tàn bạo trong cộng đồng mà bà sinh sống, và cuối cùng là hành trình tìm thấy tình yêu và sự tự do cho bản thân thông qua sự kỳ diệu của ngôn từ.

Với viết lách, miễn bạn có một câu chuyện xứng đáng để kể, thì cho dù bạn kể nó ở độ tuổi nào, vẫn sẽ có người muốn đọc và đồng cảm được với những gì bạn viết ra.

Điều tôi ngưỡng mộ nhất ở Maya Angelou là bà đến với sự nghiệp viết lách và xuất bản cuốn hồi ký này khi ở tuổi 40, xem như đã gần nửa đời người. Bà từng làm qua rất nhiều nghề khác nhau và không nghề nào liên quan đến viết lách cả. Trong khi đó, đa số chúng ta lại kỳ vọng chọn được hướng đi, sự nghiệp từ khi còn trẻ.

Điều này cho thấy, không có một cột mốc cụ thể nào cho thành công và thành tựu đạt được trong cuộc đời một con người. Với viết lách, miễn bạn có một câu chuyện xứng đáng để kể, thì cho dù bạn kể nó ở độ tuổi nào, vẫn sẽ có người muốn đọc và đồng cảm được với những gì bạn viết ra.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Advertisement

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng

Nguồn: https://znews.vn/tu-su-cua-mot-best-reviewer-tren-goodreads-viet-post1488540.html

Advertisement

Sách hay

Tuổi trẻ của bà Bích Hà và tướng Giáp qua hồi ức người bạn

Được phát hành

,

Bởi

Trong thời gian ở Việt Bắc, bà Đặng Bích Hà luôn ở cạnh Tướng Giáp. Bà trở thành người sắp xếp tài liệu, truyền đạt ý kiến, đồng thời chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho ông.

Tướng Giáp và vợ, bà Đặng Bích Hà. Ảnh: TL.

Nhà văn Nguyệt Tú là con gái đầu của danh họa Nguyễn Phan Chánh – người khởi xướng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, và là phu nhân của cố Chủ tịch Quốc hội – Trung tướng Lê Quang Đạo.

Trong tập hồi ức Đi và Nhớ, bà đã kể những câu chuyện về cuộc đời mình với những người thân yêu ruột thịt và những người anh em đồng chí thân thiết cùng thời, trong đó có chuyện tình bạn giữa bà và bà Đặng Bích Hà – phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Những ngày khẩn trương sau đám cưới

Nguyệt Tú quen thân với bà Đặng Thị Bích Hà từ năm 1946. Lúc đó, bà công tác ở ban nữ Thanh niên thành Hoàng Diệu còn bà Hà phụ trách thiếu nhi Ấu trĩ viên.

Advertisement

Ngày toàn quốc kháng chiến, cả hai bà đều phải rút ra ngoại thành. Sau thời gian ngắn làm công tác cơ yếu, Nguyệt Tú xin chuyển công tác. Trong lúc chờ công tác mới, bà đến ở nhà bà Hà ít hôm.

Nguyệt Tú kể, một buổi tối, bà đang nằm đọc sách trên ghế dài phòng ngoài bỗng nghe tiếng mở cửa. Bà nằm yên vờ ngủ và đoán đó là anh Văn (tên thân mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) ghé thăm Bích Hà.

Sáng hôm sau Tướng Giáp đi sớm. Ấn tượng đầu tiên của Nguyệt Tú về ông rất sâu sắc. Thấy bà đã dậy ông cười tươi chào và bắt tay rất chặt. Sau hôm đó bà Hà có cho Nguyệt Tú xem một bức thư ngắn mà Tướng Giáp gửi cho bà phía dưới có câu: “Cho anh hỏi thăm Nguyệt Tú bạn của Hà”.

Mãi sau này, Nguyệt Tú mới biết là hai người mới cưới được mấy hôm, Tướng Giáp chỉ tranh thủ ghé thăm Bích Hà một tối rồi lại phải đi ngay, vì công việc kháng chiến đang rất khẩn trương.

Sau ngày ấy, Nguyệt Tú về công tác ở Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh. Trong một lần về Quốc Oai tuyển các cháu thiếu nhi trong đội Văn nghệ, bà lại có dịp gặp lại vợ chồng Tướng Giáp.

Advertisement

Vào thời điểm này Trung đoàn Thủ đô đã rút ra ngoài, các cơ quan trung ương cũng chuyển dần lên Việt Bắc nhưng Bộ Tổng chỉ huy quân sự vẫn còn ở Quốc Oai.

Tướng Giáp lúc đó đang ngồi ở bàn lúi húi viết, nhưng khi thấy có bạn của Bích Hà đến, ông ngừng viết, ngẩng đầu cười tươi bắt tay Nguyệt Tú, rồi để hai người nói chuyện. Lúc này Nguyệt Tú vẫn còn mang chiếc áo dài vân đen của cô cán bộ nữ thanh niên Hà Nội…

Chia tay hai vợ chồng Tướng Giáp về cơ quan, tối hôm đó, Nguyệt Tú cứ nghĩ mãi không biết Bích Hà và Tướng Giáp cùng các cơ quan Trung ương sẽ đi lên đường nào lên Việt Bắc.

Dang Bich Ha anh 1

Khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân Đặng Bích Hà. Ảnh: Trần Hồng.

Người trợ lý đắc lực

Thế rồi, Nguyệt Tú cũng lên Việt Bắc, và rồi một ngày bà được một đồng chí liên lạc đưa đến gặp bà Bích Hà. Lúc này, Tướng Giáp và Bích Hà đang ở trong nhà dân, tường gạch, mái lá thoáng đãng bên kia sông Đà trên đất Lâm Thao (Phú Thọ).

Thấy Nguyệt Tú bước vào với ba lô trên lưng, Bích Hà đã hỏi ngay: “Tuệ ăn gì chưa? Đợi chút nhé!”. Bích Hà lấy hai quả trứng gà trong chiếc rổ bên cạnh, rồi lấy cốc nước sôi bỏ hai quả trứng vào. Nguyệt Tú biết đây cũng là món ăn bồi dưỡng duy nhất của Tướng Giáp những ngày đầu kháng chiến.

Advertisement

Cũng theo lời kể của nhà văn Nguyệt Tú, để đảm bảo bí mật, lúc này các cơ quan Bộ Tổng tham mưu đều phân tán vào ở nhà dân. Bích Hà luôn ở cạnh Tướng Giáp. Bà trở thành người sắp xếp tài liệu, truyền đạt ý kiến, đồng thời chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng. Thường thì Tướng Giáp làm việc rất khuya, có khi suốt đêm. Ít khi Bích Hà được ngủ trước.

Một lần, từ cơ quan Phụ nữ Trung ương ở chiến khu Việt Bắc, Nguyệt Tú đến chơi với Bích Hà và ở lại một tối. Thấy Tướng Giáp làm việc quá nửa đêm chưa nghỉ, Nguyệt Tú nói: “Hà nhắc anh nghỉ sớm hơn để làm việc lâu dài”. Bích Hà nói: “Hôm nào anh cũng thức khuya thế đấy Tuệ ạ”.

Theo nhà văn Nguyệt Tú, bà Bích Hà rất lo cho sức khỏe của chồng, nhưng bà chỉ biết cùng thức với ông, không dám giục, vì công việc đòi hỏi ông tranh thủ từng giây, từng phút.

Đồng chí Trường Chinh (tên gọi thân mật anh Nhân) nhiều hôm đến làm việc với Tướng Giáp đến quá nửa đêm. Khi ra về, nhìn thấy Nguyệt Tú và Bích Hà vẫn ngồi đọc tài liệu và thủ thỉ nói chuyện, thì ông bắt tay họ với nụ cười: “Hai cô gặp nhau tha hồ ríu rít, ríu rít nhé”.

Sau khi ông Trường Chinh về, Nguyệt Tú và Bích Hà lại tiếp tục mải mê với đống tài liệu tin tức chiến sự và các chỉ thị của Tướng Giáp. Và bà đọc được một tài liệu viết về việc địch sẽ nhảy dù xuống hậu phương. Chúng không bắn đạn thật khi đã thả dù. Chính nhờ đọc được tài liệu này mà sau này Nguyệt Tú đã thoát chết khỏi trận nhảy dù ngày 10/8/1948 của quân Pháp ở Vân Đình.

Advertisement

Một mình vượt cạn

Cũng theo lời kể của Nguyệt Tú, mặc dù cùng ở chiến khu Việt Bắc, cùng ở trong quân đội, bà Bích Hà sống trong khu lán của Bộ tổng Tham mưu, còn bà lại sống trong khu lán của Tổng cục Chính trị, hai khu lán khá xa nhau.

Trong thời gian Tướng Giáp và ông Lê Quang Đạo cùng đi chiến dịch Hoà Bình, nghe tin Bích Hà vừa sinh cháu gái đầu lòng, Nguyệt Tú vội sang thăm bạn. Lúc này, bà đang mang thai con trai thứ hai, phải lội qua mấy con suối và nhiều đường rừng quanh co mới đến lán Bích Hà ở nên cũng vất vả.

Vừa vào lán nhìn thấy Bích Hà và cháu nhỏ đỏ hỏn nằm bên cạnh, Nguyệt Tú mừng quá vì thấy Bích Hà khoẻ, “mẹ tròn con vuông”, dù phải vượt cạn một mình.

Nhà văn Nguyệt Tú cũng cho biết, trong kháng chiến, bộ phận quân y không phải lúc nào cũng ở gần, thức ăn dành cho bà đẻ và bé sơ sinh thiếu thốn. Giống như chỗ Nguyệt Tú ở, chiếc lán của Bích Hà dưới những tán lá ẩm thấp, nhiều khi nền nhà còn ướt sũng nước…

Sau Tướng Giáp và bà Bích Hà đã đặt tên cho cô con gái đầu lòng này là Võ Hoà Bình. Đấy cũng là tên Chiến dịch Hòa Bình. Dưới sự chỉ huy tài tình của Tướng Giáp, Chiến dịch thắng lợi, ta đã làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tuoi-tre-cua-ba-bich-ha-va-tuong-giap-qua-hoi-uc-nguoi-ban-post1498488.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Hình ảnh gia đình đại trí thức của phu nhân tướng Giáp

Được phát hành

,

Bởi

PGS Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh trưởng trong một gia đình đại trí thức, có bố là GS Đặng Thai Mai và các em đều là GS, PGS.

Dang Bich Ha anh 1

GS Đặng Thai Mai cùng vợ và các con. Từ trái sang: PGS.TS văn học Đặng Thị Hạnh, PGS.TS sử học Đặng Bích Hà, PGS.TS Đặng Thai Hoàng, PGS.TS sinh học Đặng Xuyến Như, GS.TS văn học Đặng Thanh Lê, PGS.TS văn học Đặng Anh Đào. Ảnh chụp tại Hà Nội năm 1962. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 2

Giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984) là nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam… Ông am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Ông là một trong những học giả lớn của đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Hầu hết giáo sư văn học của đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua đều là học trò của GS Đặng Thai Mai.

Dang Bich Ha anh 3

Bốn chị em gái nhà bà Đặng Bích Hà đều lấy chồng là trí thức, quân nhân có cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Từ trái qua: bà Đặng Bích Hà – vợ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Đặng Thị Hạnh – vợ Trung tướng Phạm Hồng Cư, bà Đặng Thanh Lê – vợ PGS Nguyễn Văn Hoàn, và bà Đặng Anh Đào – vợ Trung tướng Phạm Hồng Sơn. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 4

GS Đặng Thai Mai và con rể cả là Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 Nguyễn Huy Tự, Hà Nội. Hai người vốn là bạn vong niên nên Đại tướng đã biết bà Đặng Bích Hà – con gái đầu lòng của GS Đặng Thai Mai từ khi bà còn là một cô bé. Người vợ đầu của Đại tướng – liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái cũng rất thân thiết với gia đình bà Đặng Bích Hà. Ảnh được chụp vào năm 1980. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 5

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng vợ là bà Đặng Bích Hà. Năm 1945, khi hai người gặp lại nhau, Võ Nguyên Giáp vừa trải qua mất mát lớn, khi biết tin người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái đã bị bắt và mất trong nhà tù Hỏa Lò từ đầu năm 1944. Từ sự kính phục và ngưỡng mộ, Bích Hà lại càng muốn được cùng ông chia sẻ mọi gian khó trên đường đời. Cuối năm 1946, gia đình GS Đặng Thai Mai đồng ý tổ chức lễ cưới cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con gái cả Đặng Bích Hà. Đám cưới của hai người được tổ chức rất giản dị. Ảnh chụp năm 1958 tại số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 6

Vợ chồng hai cụ Đặng Thai Mai – Hồ Thị Toan cùng con gái lớn là Đặng Bích Hà. GS Đặng Thai Mai dạy các con đọc sách từ nhỏ. Trong hồi ký Cô bé nhìn mưa, GS Đặng Thị Hạnh kể lại “Căn nhà và sách vở vẫn là nơi trú ẩn ưa thích của tôi” và những kỷ niệm cùng người chị cả Đặng Bích Hà rong ruổi khắp hiệu sách. Ảnh chụp tại Huế năm 1930. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 7

Ảnh chụp các chị em cùng các cháu của bà Đặng Bích Hà tại Hà Nội, ngày 25/8/2007 nhân dịp sinh nhật lần thứ 96 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngồi giữa, hàng đầu). Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/hinh-anh-gia-dinh-dai-tri-thuc-cua-phu-nhan-tuong-giap-post1498455.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tâm lý học Bất thường

Được phát hành

,

Bởi

Đặt ra câu hỏi “Thế nào là bất thường?”, tập sách này trình bày cho độc giả thấy số lượng và các dạng bất thường nào bị coi là rối loạn tâm thần đã thay đổi theo thời gian như thế nào, đi sâu phân tích một số dạng rối loạn tâm lý và nguyên nhân gây ra. Sách cũng nhắc đến các vấn đề xã hội có mối liên quan đến những bất thường tâm lý này, và cách xã hội đối xử với người có bệnh tâm lý tâm thần.

Nhiều rối loạn như rối loạn trầm cảm, chứng sợ không gian rộng (agoraphobia), sợ xã hội, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách, đã được chẩn đoán là phổ biến hơn rất nhiều ở nữ so với nam.

Tỷ lệ nữ trên nam được chẩn đoán mắc các rối loạn này là từ 2:1 đến 9:1.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, khác biệt giới tính trong chẩn đoán là do định nghĩa rối loạn có thành kiến đối với nữ. Họ tin rằng, do DSM (Cẩm nang Chẩn đoán và thống kê (Diagnostic and Statistical Manual)) được phát triển chủ yếu bởi các nhà tâm lý nam, nó thiết lập các tiêu chí chẩn đoán trong đó lấy chức năng tâm lý của nam giới trưởng thành làm tiêu chuẩn cho sức khỏe tâm thần, gây ra những rối loạn chức năng trong tâm lý ở phụ nữ bình thường.

Advertisement
Phu nu anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: KoolShooters/Pexels.

Một rối loạn gây tranh cãi ở nữ từng được xem xét để đưa vào DSM là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder), khi phụ nữ cảm thấy buồn bã hay trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nhiều phụ nữ cảm thấy rối loạn này là một ví dụ của việc bị nam giới trỏ ngón tay vào mình và gọi mình là “bất thường”.

Các chỉ trích liên quan đến rối loạn nhân cách cho rằng DSM đã kỳ thị nữ giới. Ví dụ, định nghĩa về “rối loạn nhân cách phụ thuộc” (dependent personality disorder) có chứa những đặc điểm phản ánh việc cường điệu vai trò của nữ như cố “quá mức để nhận sự dung dưỡng và hỗ trợ của người khác, thậm chí còn tự nguyện làm những việc mà mình không ưa thích” (DSM-IV, trang 668). Một số người còn lập luận rằng, theo truyền thống, phụ nữ được xã hội dạy dỗ để đề cao sự hậu thuẫn của xã hội và hầu như làm mọi việc cho người khác.

Một tiêu chí khác – “gặp khó trong việc bày tỏ bất đồng với người khác do sợ mất hậu thuẫn hay mất sự tán thưởng” (DSM-IV, trang 668) – cũng là một vấn đề tiêu biểu ở nữ giới do nhiều phụ nữ được giáo dục để tin rằng việc nêu ý kiến của mình có thể gây ấn tượng tiêu cực hoặc dẫn đến việc bị người khác bác bỏ. Mặt khác, Carol Tavris lập luận rằng nếu vai trò của nữ giới được sử dụng như một tiêu chuẩn để so sánh, nam giới sẽ hình thành những nhóm tự-giúp (self-help) để học cách trở nên hơn chăm sóc hơn, độc lập hơn, và đáp ứng hơn các nhu cầu của người khác.

Để cung cấp một ví dụ về cách mà thiên kiến giới tính có thể ảnh hưởng đến định nghĩa về rối loạn tâm lý, năm 1988, hai nhà tâm lý người Canada Paula Caplan và Margrit Eichler đã đề xuất cái gọi là “rối loạn nhân cách nam tính” (macho personality disorder). Rối loạn này đã được đề xuất đưa vào DSM với tiêu chí như “không thể nhận ra và biểu lộ cảm xúc”, “không thể biết người khác cảm giác như thế nào”, và “có nhu cầu khẳng định tầm quan trọng của việc xuất hiện bên cạnh những người nữ ngoan ngoãn và hấp dẫn theo quy chuẩn phổ cập”.

Một giác độ khác về những khác biệt trong chẩn đoán rối loạn ở nam và nữ là nữ thường tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia sức khỏe tâm thần nhiều hơn nam. Tuy nhiên, những người khác lại nói rằng nữ được dạy rằng việc tìm kiếm trợ giúp cho các vấn đề tâm lý là điều chấp nhận được, trong khi nam lại được dạy rằng việc tìm kiếm trợ giúp này là không thể chấp nhận vì đó là sự thừa nhận yếu kém.

Advertisement

Ngoài ra, một số người cho rằng nữ đang phải đối mặt thường xuyên hơn (so với nam) rất nhiều trong các vấn đề như kỳ thị giới tính, thiệt thòi về kinh tế, bạo hành, lạm dụng và cưỡng hiếp, cùng với các áp lực xã hội như phải giữ eo, thụ động và khiêm tốn.

Nguồn: https://znews.vn/nu-gioi-co-phai-la-mot-bat-thuong-post1497426.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng