Connect with us

Tuyển sinh

Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh bị áp lực trong giai đoạn ‘nước rút’

Được phát hành

,

Số lượng thí sinh tăng cao và áp lực đỗ vào các trường top đầu khiến nhiều em căng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn “nước rút” trước kỳ thi.

Không ít thí sinh lâm vào tình trạng lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: VOV.

Năm nay, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/6, tăng khoảng 24.000 thí sinh so với năm ngoái.

Số lượng thí sinh tăng cao khiến cuộc đua năm nay thêm “sức nóng”. Không ít thí sinh lâm vào tình trạng lo lắng, căng thẳng đến “mất ăn mất ngủ”, đặc biệt trong giai đoạn “nước rút” trước kỳ thi.

Thí sinh căng thẳng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Lựa chọn khối D để thi vào các ngành truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Lê Tùng Duy (THPT Thạch Bàn, Hà Nội) không tránh khỏi cảm giác thấp thỏm, lo âu vì mức điểm sàn của các ngành này khá cao.

Advertisement

Bên cạnh đó, năm nay, số lượng thí sinh đăng ký thi rất đông. Nhiều em có chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC… trở thành những “đối thủ” đáng gờm của Tùng Duy trên hành trình bước vào ngôi trường mơ ước.

“Trước kỳ thi năm nay, em đã đăng ký tham gia xét tuyển học bạ để có thêm một cơ hội bước chân vào trường Báo. Tuy nhiên, do không có lợi thế về tiếng Anh như các bạn khác, không có chứng chỉ ngoại ngữ nộp cùng học bạ, em lo lắng vô cùng. Cơ hội vào trường của em đặt hết vào kỳ thi năm nay”, Tùng Duy cho biết.

Càng gần đến ngày thi, cùng với nỗi lo sợ, thời gian học của Tùng Duy cũng tăng lên. Trong những ngày cuối cùng, em vẫn đến lớp học thêm vào tất cả buổi trong tuần, buổi tối, em dành thời gian học trực tuyến cùng gia sư. Có những đêm ngủ muộn, buổi sáng, em vẫn thức dậy lúc 3h30 để ôn lại các kiến thức, làm các đề thi mẫu và bài tập mà các thầy cô giao.

Ước mơ thi vào Đại học Kinh tế Quốc dân, ngay từ khi vào cấp 3, Đặng Ngọc Ánh (THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã vạch ra kế hoạch ôn luyện cho mình.

Suốt từ năm lớp 10, ngoài giờ học chính khóa, em tham gia nhiều lớp học thêm để nâng cao kiến thức. Dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước, nhưng cũng giống như những người bạn cùng lứa, em không tránh khỏi căng thẳng khi ngày thi đã cận kề.

Advertisement

Lựa chọn khối D để xét tuyển, Ngọc Ánh rất lo lắng vì môn Toán không phải là thế mạnh của em. Em đã cố gắng cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, tuy nhiên, vẫn có nhiều hôm em phải thức đến 2h để học.

“Gần đây, thời gian học của em chiếm đến 10-12 giờ một ngày. Em luôn có cảm giác rằng mình không đủ kiến thức, vào phòng thi sẽ quên một cái gì đó nên thường kè kè quyển sách bên mình để đọc đi đọc lại. Em chưa dám tưởng tượng ra viễn cảnh em sẽ trượt Đại học Kinh tế Quốc dân”, Ngọc Ánh chia sẻ.

Với niềm đam mê hội họa, Tô Thục Anh (THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đặt mục tiêu vào Đại học Mỹ thuật Công nghiệp thông qua khối H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật). Bên cạnh việc hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp, em còn phải tham gia các lớp vẽ để vượt qua hai bài thi năng khiếu là vẽ hình họa và vẽ bố cục. Khi tham gia các lớp học này, thấy nhiều thí sinh tài năng sẽ cạnh tranh với mình trong cuộc đua năm nay, Thục Anh không tránh khỏi lo lắng.

Vì đã dành nhiều thời gian cho các bài thi năng khiếu, nên em không đi học thêm môn Văn mà tự ôn ở nhà. Trong giai đoạn “nước rút”, quá nhiều kiến thức phải ghi nhớ, em càng thêm hoang mang, sợ hãi khi phải đối mặt với kỳ thi sắp tới.

thi dai hoc anh 1

Ngọc Ánh rất lo lắng vì môn Toán không phải là thế mạnh của em. Ảnh: VOV.

Bình tĩnh và tự tin là bí quyết “vượt vũ môn”

Nhiều năm công tác với cương vị giáo viên chủ nhiệm lớp 12, cô Lê Thị Bình (giáo viên dạy Giáo dục công dân của trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) cho rằng vấn đề tâm lý là một trong những lý do khiến các em không đạt được mục tiêu đặt ra.

Advertisement

“Nhiều em lo lắng, sợ hãi ngay trong thời gian học ở nhà, hoặc học tập với cường độ cao, ăn ngủ không đúng giờ; dẫn đến việc đi thi không đạt được kết quả mong muốn. Do vậy, thời gian này, bố mẹ nên ở bên chăm sóc, giám sát con; các em nên học tập điều độ, chú ý nghỉ ngơi, thư giãn trước khi bước vào kỳ thi lớn”, cô Bình nói.

Theo cô, thời gian 3 năm là đủ để các em tiếp thu các kiến thức cần thiết cho bài thi tốt nghiệp. Trong giai đoạn “nước rút”, thay vì cố gắng nhồi nhét thêm kiến thức, các thí sinh cần xây dựng kế hoạch ôn tập hợp lý, để bộ não có thời gian ghi nhớ. Khi bước vào phòng thi, nếu đã được ôn luyện kỹ, bộ não sẽ tự động tái hiện lại kiến thức đã học; giúp em vượt qua bài thi dễ dàng.

Đồng quan điểm với người đồng nghiệp, cô Nguyễn Quỳnh Liên (giáo viên dạy Toán và chủ nhiệm lớp 12, trường THPT Thạch Bàn, Hà Nội) cũng khuyên học sinh giảm cường độ học, tập trung ôn luyện thật kỹ các kiến thức nền trước khi bước vào kỳ thi.

Theo cô, trong giai đoạn này, không còn thời gian để nâng mức điểm lên 9, 10; các em nên tập trung rà soát những phần đã được học, nắm chắc đạt được mức điểm trong tầm tay.

Chia sẻ về tâm lý bất an của nhiều thí sinh, cô Nguyễn Quỳnh Liên cho rằng các em không nên đặt quá nhiều áp lực cho bản thân. Hiện nay, có nhiều phương thức xét tuyển đại học, như xét tuyển học bạ, làm bài kiểm tra đánh giá năng lực… thay vì chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp. Do vậy, các thí sinh nên bình tĩnh, tự tin bước vào kỳ thi; vì đây không phải con đường duy nhất dẫn đến cánh cửa đại học.

Advertisement

Đối với những thí sinh đặt nặng áp lực phải thi đỗ ngôi trường danh tiếng, cô Nguyễn Quỳnh Liên cũng hy vọng các em sẽ cân nhắc thật kỹ về quyết định này.

“Có nhiều thí sinh chỉ cần vào được các trường đại học danh tiếng; sau đó, các em học ngành gì cũng được. Tuy nhiên, theo tôi, các em nên ưu tiên chọn ngành, thay vì chọn trường. Việc hướng đến những mục tiêu cao không xấu, nhưng tự đặt áp lực phải thi đỗ các trường top 1 mà khả năng không cho phép sẽ khiến các em sinh ra tâm lý hoang mang, lo lắng không đáng có trước kỳ thi”, cô Liên khuyên.

Cô Vũ Kim Phượng (giáo viên dạy Văn lớp 12 trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội) cũng cho rằng những ngày trước kỳ thi là thời điểm “vàng” để các thí sinh ôn luyện kiến thức. Các em nên rà soát chương trình học một lượt, tìm ra “lỗ hổng” kiến thức để kịp thời bổ sung.

Đối với bộ môn Ngữ văn do cô giảng dạy, các em nên ôn luyện theo thứ tự ưu tiên, nhưng không đồng nghĩa với việc học tủ. Những tác phẩm đã lâu không xuất hiện trong đề thi như Đất nước, Tây Tiến, Ai đã đặt tên cho dòng sông… nên được ưu tiên học trước. Những tác phẩm đã xuất hiện những năm gần đây thì có thể xếp lại học sau. Đồng thời, thí sinh cũng nên bổ sung kiến thức xã hội và các kỹ năng khác để hoàn thành bài thi.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của kỳ thi lần này, cô Vũ Kim Phượng cho rằng bình tĩnh và tự tin là bí quyết “vượt vũ môn”.

Advertisement

“Tôi thường nói với học sinh của mình rằng cuộc đời sẽ có rất nhiều thử thách. Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này là một thử thách lớn trong đời học sinh; để đánh giá kiến thức và khả năng ổn định cảm xúc của các em. Hãy bình tĩnh và tự tin đối mặt với thử thách này; vì dù thành công hay thất bại, đây cũng là bài học để các em tiếp tục tiến về phía trước, mở ra một chương mới của cuộc đời”, cô Vũ Kim Phượng chia sẻ.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo – một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên.

Advertisement

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/thi-tot-nghiep-thpt-thi-sinh-bi-ap-luc-trong-giai-doan-nuoc-rut-post1441352.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tuyển sinh

Sinh viên chọn Bách khoa vì môi trường học tập quốc tế

Được phát hành

,

Bởi

Thay vì du học, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn chương trình dạy và học bằng tiếng Anh của Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) để ươm mầm giấc mơ chinh phục tri thức bậc cao.

Là trường dẫn đầu cả nước về số chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế và đóng góp bảy trên tổng số chín ngành giúp toàn khối ĐHQG-HCM vào bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới theo lĩnh vực năm 2023, Trường Đại học Bách khoa luôn là nguyện vọng ưu tiên của các thí sinh muốn theo đuổi khối ngành kỹ thuật – công nghệ trong môi trường học tập quốc tế.

Ấn tượng với môi trường trao quyền

Có “lý lịch vàng” để đi du học gồm IELTS 8.0, giải Ba Học sinh giỏi môn tiếng Anh cấp tỉnh, “cây” hoạt động phong trào năng nổ của trường cấp ba (hùng biện, MC, đoàn hội, thiện nguyện, bóng chuyền…), nhưng Nguyễn Thành Thơ đã chọn Trường Đại học Bách khoa làm bến đậu. Là thủ khoa đầu vào ngành Quản lý Công nghiệp thuộc chương trình dạy và học bằng tiếng Anh khóa 2023, Thành Thơ cho biết môi trường học tập quốc tế ở Bách khoa rất cởi mở, đa dạng và tôn trọng sự khác biệt văn hóa của từng sinh viên.

Tham gia chưa đầy một học kỳ tại trường, Thành Thơ đã “bỏ túi” nhiều thành tích và kinh nghiệm đáng nể như Á quân cuộc thi Startathon Đổi mới sáng tạo chủ đề “Phát triển bền vững” tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ khối ASEAN – Trung Quốc – Ấn Độ 2023 diễn ra ở Singapore; đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Nghiên cứu và phát triển UniService – dự án liên kết giữa khoa Quản lý Công nghiệp với doanh nghiệp đối tác…

Advertisement
DHBK anh 1

Nguyễn Thành Thơ tại Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo trẻ khối ASEAN – Trung Quốc – Ấn Độ 2023.

“Bách khoa còn gây ấn tượng cho mình về môi trường trao quyền khi cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, cơ hội để người học phát huy năng lực bản thân, kết nối với giảng viên và cựu sinh viên kỳ cựu, tham gia nghiên cứu khoa học… Từ đó, mình hiểu được khát vọng bản thân và tìm cách chinh phục”, Thành Thơ chia sẻ.

Nền tảng phát triển sự nghiệp quốc tế

Còn với Nguyễn Phúc Hưng – cựu sinh viên khóa 2017 chương trình dạy và học bằng tiếng Anh ngành Khoa học Máy tính – việc lựa chọn Bách khoa là quyết định táo bạo bởi thời điểm chọn nguyện vọng, tiếng Anh của Hưng chỉ ở mức khá.

DHBK anh 2

Nguyễn Phúc Hưng trong lần về thăm Bách khoa vào tháng 1/2024.

“Hồi mới vô trường, mình rấtbỡ ngỡ vì môi trường học hoàn toàn mới mẻ, giảng viên và các bạn nói tiếng Anh suốt. Ban đầu, mình cảm thấy khó khăn để thích nghi, nhưng dần dần đã vượt qua được. Việc sử dụng tiếng Anh trong học tập chuyên môn và giao tiếp, cộng với môi trường đào tạo quốc tế chính là nền tảng giúp mình đạt được mục tiêu nghề nghiệp và vươn tầm quốc tế”, Hưng nhớ lại.

Hiện Phúc Hưng là kỹ sư dữ liệu tại ZaloPay và sắp sang Canada để học tiếp bậc sau đại học.

Cùng khóa với Hưng, Bùi Đức Minh – cựu sinh viên chương trình Tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử, thẳng thắn cho biết bản thân chọn Bách khoa Quốc tế vì nuôi ước mơ du học nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế.

Advertisement

“Chương trình đào tạo quốc tế của Trường Đại học Bách khoa giúp mình từng bước chinh phục khát khao du học trời Tây do học phí phù hợp thu nhập của gia đình, giảng viên trình độ cao, môi trường học tập quốc tế năng động, bạn bè giỏi giang. Tận dụng bốn năm đại học, mình luôn phấn đấu đạt kết quả học tập thật tốt, tích cực trau dồi tiếng Anh, xung phong tham gia nghiên cứu và chủ động tích lũy kinh nghiệm thực tiễn”, Minh tâm sự.

Sau khi tốt nghiệp, Đức Minh thực tập tại Intel Products, làm kỹ sư thiết kế – thẩm định ở công ty Ampere Computing. Hiện tại, Minh học sau đại học ngành Công nghệ Vi mạch tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức.

DHBK anh 3

Bùi Đức Minh lúc làm kỹ sư thiết kế – thẩm định tại Ampere Computing.

Loạt hoạt động thúc đẩy quốc tế hóa

Là đơn vị đào tạo kỹ thuật – công nghệ hàng đầu phía nam, Trường Đại học Bách khoa xác định quốc tế hóa giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo ra những công dân toàn cầu, đồng thời nâng cao thứ hạng của nhà trường trên bản đồ xếp hạng đại học thế giới.

Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG-HCM) chú trọng phát triển các chương trình dạy và học bằng tiếng Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh việc làm của sinh viên cũng như thứ hạng của nhà trường trên phạm vi quốc tế.

Nhà trường đang triển khai nhiều hoạt động trọng tâm phục vụ mục tiêu quốc tế hóa như tăng cường các chương trình dạy và học bằng tiếng Anh; sinh viên được thực tập tại những công ty có môi trường làm việc quốc tế; sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng; tăng cường tuyển dụng giảng viên nước ngoài…

Advertisement

Để hiểu rõ hơn về môi trường học tập quốc tế năng động và nắm bắt thông tin tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Bách khoa, phụ huynh – học sinh có thể tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh Bách khoa Open day 2024 với thông tin cụ thể:

– Thời gian: 7-12h, chủ nhật 14/1

– Địa điểm: Trường Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP.HCM

– Đăng ký tham gia tại đây.

Thông tin liên hệ:Văn phòng Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Bách khoa, (028)73014183 – 0397989798, [email protected].

Advertisement

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/sinh-vien-chon-bach-khoa-vi-moi-truong-hoc-tap-quoc-te-post1453985.html

Tiếp tục đọc

Tuyển sinh

Học viện Hàng không Việt Nam lấy điểm sàn cao nhất là 20

Được phát hành

,

Bởi

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Hàng không Việt Nam bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 nằm trong khoảng 16-20 điểm.

Học viện Hàng không Việt Nam đặt ra điểm sàn từ 16-20 điểm. Ảnh: Phương Lâm.

Ngày 30/6, Học viện Hàng không Việt Nam công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, điểm học bạ và điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, mức điểm sàn cao nhất thuộc về ngành Quản lý hoạt động bay, 20 điểm. Ngành Công nghệ thông tin lấy 17 điểm.

3 ngành lấy mức sàn 16 là Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Các ngành còn lại lấy mức sàn 18.

Advertisement
Hoc vien Hang khong anh 1

Điểm sàn do Học viện Hàng không Việt Nam công bố.

Đối với phương án xét học bạ, mức sàn chung cho 12 ngành tuyển sinh là 18 điểm. Trong khi đó, ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, trường yêu cầu thí sinh đạt mức sàn trên 600 điểm (nếu thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM) hoặc trên 66 điểm (nếu thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trước đó, ngày 6/6, Học viện Hàng không Việt Nam đã thông báo điểm chuẩn xét tuyển sớm đợt 1 cho phương thức xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực. Ở phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, hai ngành lấy điểm chuẩn cao nhất, 850, là Kỹ thuật hàng không và Quản lý hoạt động bay. Các ngành còn lại lấy điểm chuẩn 600-700 điểm.

Với phương thức xét học bạ, Quản lý hoạt động bay là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất, 27. Theo sau đó là ngành Kỹ thuật hàng không với mức chuẩn 26. Điểm chuẩn các ngành còn lại nằm trong khoảng 18-21 điểm.

Năm 2023, Học viện Hàng không Việt Nam dự kiến tuyển 3.000 chỉ tiêu cho 12 ngành đào tạo. Các phương thức tuyển sinh được nhà trường áp dụng bao gồm: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi, ưu tiên xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét học bạ, tuyển thẳng.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Advertisement

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ “tuột xích”, về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Điểm thi THPT 2022

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/hoc-vien-hang-khong-viet-nam-lay-diem-san-cao-nhat-la-20-post1444727.html

Tiếp tục đọc

Tuyển sinh

ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh 2024 sớm hơn mọi năm

Được phát hành

,

Bởi

Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, trường sẽ công bố đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong ôn tập, lựa chọn ngành.

Thí sinh có ý định thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội có thể tham khảo Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm. Ảnh: HUST.

Mùa tuyển sinh năm 2023, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố tổng chỉ tiêu là 8.555 sinh viên; tổng số thí sinh đăng ký là hơn 34.000 em, tỷ lệ 1 chọi 4.

Tổng số nguyện vọng đăng ký của ĐH Bách khoa đạt rất cao với con số gần 89.000. Tổng số nguyện vọng đăng ký trước khi xét tuyển vào 63/63 chương trình đào tạo đều đạt 400% trở lên.

Tổng số nguyện vọng 1 đăng ký vào ĐH Bách khoa Hà Nội là gần 16.000. So với chỉ tiêu nhà trường đặt ra (hơn 8.000), chỉ số về nguyện vọng 1 cho thấy sự quan tâm của thí sinh thực sự yêu thích các ngành học của Bách khoa Hà Nội có tỷ lệ rất cao, gần 200%.

Advertisement

Về số liệu xét tuyển và nhập học, tổng số thí sinh nhập học là gần 8.700 em, đạt 102% so chỉ tiêu đặt ra. Về tỷ lệ các phương thức tuyển sinh, năm 2023; phương thức xét tuyển tài năng chiếm tỷ lệ 20%; phương thức xét theo điểm thi (đánh giá tư duy và kết quả thi tốt nghiệp THPT) là 80%.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định năm 2024, trường sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.

Theo số liệu công bố từ Bộ GD&ĐT, số thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH năm 2023 đạt 65.9% so với số thí sinh đăng ký dự thi THPT, tỷ lệ trúng nguyện vọng 1 năm 2023 là 49,1%. Đây là số liệu quan trọng để Đại học Bách khoa Hà Nội lên kế hoạch trong mùa tuyển sinh năm 2024.

Đại học Bách khoa Hà Nội hiện có 5 trường trực thuộc cùng với các viện, khoa. Các đơn vị đào tạo của đại học này rất quan tâm đến nội dung phân tích số liệu trong tuyển sinh của đại học, xác định rõ “phân khúc khách hàng”; đồng thời có điều chỉnh hợp lý để đầu tư, mở rộng ra địa bàn, thu hút những học sinh xuất sắc vào học.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Advertisement

Được học – câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau – hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Điểm thi THPT 2022

Nguồn: https://lifestyle.zingnews.vn/dh-bach-khoa-ha-noi-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-2024-som-hon-moi-nam-post1447020.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng