Connect with us

Sách hay

Thân thế kỳ bí của tác giả cuốn sách được bình chọn hay nhất thế kỷ 21

Được phát hành

,

Nhà văn Elena Ferrante từng được xếp vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới. Nhưng chưa ai từng biết mặt của tác giả ‘Người bạn phi thường’.

Mới đây, tờ New York Times quyết định đánh dấu 25 năm đầu tiên của thế kỷ 21 bằng một dự án đầy tham vọng: xác định những cuốn sách có ảnh hưởng nhất 1/4 thế kỷ qua. Ban biên tập đã đề nghị hơn 500 nhà văn, nhà thơ cùng những người yêu sách kể tên 10 tác phẩm hay được xuất bản từ ngày 1/1/2000.

Cuốn sách đứng đầu danh sách là Người bạn phi thường của nhà văn Elena Ferrante. Ngoài ra, trong top 100 còn có 2 tác phẩm của nhà văn này là The Story of the Lost Child (Câu chuyện đứa trẻ thất lạc) và The Days of Abandonment (Những ngày bị bỏ rơi).

Một lần nữa, câu chuyện về thân thế kỳ bí của nhà văn xuất sắc người Italy lại được cộng đồng yêu sách

Advertisement
Nguoi ban phi thuong anh 1

‘Người bạn phi thường’ đứng số 1 trong cuộc bình chọn Cuốn sách hay nhất thế kỷ 21 do New York Times tổ chức. Ảnh: IP

30 năm vẫn không lộ diện

Elena Ferrante được độc giả toàn cầu biết đến nhiều sau bộ tiểu thuyết 4 tập, trong đó cuốn Người bạn phi thường xuất bản năm 2011 lập tức trở thành best-seller. Bà còn được tạp chí Time (Mỹ) xếp vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016.

Tuy nhiên, Ferrante luôn giữ bí mật về con người thật của mình kể từ khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay năm 1992 – Troubling Love (Tình yêu rắc rối). Bà có trả lời phỏng vấn nhưng chưa từng lộ diện trên truyền thông, xuất hiện trong các buổi họp báo. Ngay cả những người như biên tập, biên dịch, chủ nhà xuất bản cũng chưa từng gặp mặt bà.

Ferrante và Sandra Ozzola – biên tập viên lâu năm của bà, có mối quan hệ thân thiết. Ozzola và Sandro Ferri đứng đầu nhà xuất bản Edizioni E/O, nơi phát hành tác phẩm của Ferrante trong nhiều thập kỷ.

Tại Mỹ, Europa Editions là nơi xuất bản tác phẩm của Ferrante. Dù vậy, Tổng biên tập Michael Reynolds không biết Ferrante thực sự là ai và cũng không muốn tìm hiểu. “Tôi hoàn toàn không hứng thú và đã như vậy từ ngày đầu tiên”, Reynolds nói.

Danh tính của Ferrante là bí mật ngay cả đối với dịch giả tiếng Anh lâu năm của bà – Ann Goldstein. Họ trao đổi thư từ suốt 20 năm qua nhưng phần lớn thông qua Ozzola.

Advertisement
Nguoi ban phi thuong anh 2

‘Người bạn phi thường’ được chuyển thể series phim với hai nhân vật chính cũng là đôi bạn thân từ thuở bé – Lila và Elena. Ảnh: The Apartment

Qua năm tháng, Ferrante hé lộ một số thông tin cá nhân như bà lớn lên ở Napoli, con gái của một thợ may. Bà đã kết hôn và có con. Nhà văn lý giải, ban đầu, bà cảm thấy ngại ngùng: “Tôi sợ hãi khi nghĩ đến việc phải thoát ra khỏi vỏ bọc của mình”.

Ferrante là người kín đáo nhưng không hề ẩn dật. Bà viết cho tờ Guardian và các báo của Italy. Bà cũng xuất bản cuốn sách Frantumaglia có thông tin cá nhân của mình và những trao đổi với các nhà báo. Khi trả lời phỏng vấn, bà thường xuyên chia sẻ suy ngẫm về tác phẩm của mình – ảnh hưởng, động lực, trạng thái tinh thần và lý do bà giấu kín bản thân.

Truy tìm nhà văn ngoài đời thực

Tháng 3/2016, Marco Santagata, tiểu thuyết gia và nhà ngữ văn người Italy, xuất bản một bài báo chia sẻ suy luận của ông về danh tính Ferrante. Bài viết của vị giáo sư dựa trên phân tích ngữ văn, các chi tiết cảnh quan thành phố Pisa, kiến thức về chính trị Italy hiện đại trong tác phẩm của Ferrante.

Ông kết luận tác giả người Napoli, đã sống ở Pisa nhưng rời đi năm 1966. Do đó, Ferrante có thể là Giáo sư Marcella Marmo, người đã học ở Pisa từ năm 1964 đến năm 1966. Tuy nhiên, cả Giáo sư Marmo và nhà xuất bản đều phủ nhận.

Nguoi ban phi thuong anh 3

Một phóng viên điều tra cho rằng dịch giả Anita Raja chính là nhà văn Ferrante. Ảnh: YouTube

Tháng 10/2016, phóng viên điều tra Claudio Gatti dựa trên hồ sơ giao dịch bất động sản và thanh toán tiền bản quyền để đưa ra kết luận Anita Raja, dịch giả ở Rome, là tác giả thực sự đằng sau bút danh Ferrante. Bài báo của Gatti bị nhiều người trong giới văn học chỉ trích là vi phạm quyền riêng tư.

Advertisement

Tháng 12/2016, nhật báo El Mundo đăng tải cuộc phỏng vấn với Raja xác nhận bà là Elena Ferrante. Thông tin này nhanh chóng bị nhà xuất bản của Ferrante phủ nhận và tố cuộc phỏng vấn là giả mạo.

Tháng 9/2017, một nhóm học giả, nhà khoa học máy tính, nhà ngữ văn và ngôn ngữ học tại Đại học Padua đã phân tích 150 cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Italy của 40 tác giả khác nhau, trong đó có 7 cuốn của Ferrante.

Họ kết luận rằng chồng của Raja, tác giả và nhà báo Domenico Starnone, có thể là Ferrante. Raja đã làm việc cho E/O Publishing với tư cách là người biên tập sách của chồng trong nhiều năm.

Tuy nhiên, Ferrante đã nhiều lần bác bỏ những ý kiến ​​cho rằng bà thực sự là đàn ông. Nhiều người hâm mộ của Ferrante cũng cho rằng tác giả này là một phụ nữ khi miêu tả các nhân vật nữ với sắc thái đa dạng đầy tinh tế, nhạy cảm.

Trong một cuộc phỏng vấn qua email vào năm 2014, Entertainment Weekly đã hỏi Ferrante: “Bà có bao giờ hối hận vì đã không tiết lộ danh tính của mình không? Bà có cảm thấy bản ngã dâng trào khiến bà muốn mở tung cửa sổ và kêu lên: Chính tôi là người đã tạo ra thế giới này!”.

Advertisement

Câu trả lời của Ferrante rất rõ ràng: “Hình ảnh cửa sổ của bạn thật thú vị. Nhà tôi ở tầng trên, tôi sợ độ cao, còn bản ngã của tôi thấy vui vẻ khi tránh né được việc nhoài người ra ngoài cửa sổ”.

Trailer series ‘Người bạn phi thường’ Bộ tiểu thuyết về cuộc đời của hai cô gái Elena và Lila (tác giả Elena Ferrante) được chuyển thể thành phim.

Người bạn phi thường– phần mở đầu trong series 4 tập của Elena Ferrante, kể về thời thơ ấu và niên thiếu của Elena và Lila – hai cô bé sống trong một khu phố nghèo thuộc thành phố Napoli (Italy) những năm 1950. Lớn lên ở những con phố đầy khắc nghiệt, hai cô gái nhỏ có sự khác biệt, ghen tị, ganh đua nhưng cũng thân thiết, gắn bó, tình cảm. Số phận của người này phản chiếu lên số phận của người kia. Dưới lăng kính của Elena, nhà văn Ferrante kể về những biến chuyển của Napoli tăm tối, của Italy trong giai đoạn bùng nổ kinh tế sau Thế chiến, kéo theo vô vàn cảm xúc khác nhau trong mối quan hệ giữa 2 cô gái.

Nguồn: https://znews.vn/than-the-ky-bi-cua-tac-gia-cuon-sach-duoc-binh-chon-hay-nhat-the-ky-21-post1487770.html

Advertisement
Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Tuổi trẻ của bà Bích Hà và tướng Giáp qua hồi ức người bạn

Được phát hành

,

Bởi

Trong thời gian ở Việt Bắc, bà Đặng Bích Hà luôn ở cạnh Tướng Giáp. Bà trở thành người sắp xếp tài liệu, truyền đạt ý kiến, đồng thời chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho ông.

Tướng Giáp và vợ, bà Đặng Bích Hà. Ảnh: TL.

Nhà văn Nguyệt Tú là con gái đầu của danh họa Nguyễn Phan Chánh – người khởi xướng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, và là phu nhân của cố Chủ tịch Quốc hội – Trung tướng Lê Quang Đạo.

Trong tập hồi ức Đi và Nhớ, bà đã kể những câu chuyện về cuộc đời mình với những người thân yêu ruột thịt và những người anh em đồng chí thân thiết cùng thời, trong đó có chuyện tình bạn giữa bà và bà Đặng Bích Hà – phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Những ngày khẩn trương sau đám cưới

Nguyệt Tú quen thân với bà Đặng Thị Bích Hà từ năm 1946. Lúc đó, bà công tác ở ban nữ Thanh niên thành Hoàng Diệu còn bà Hà phụ trách thiếu nhi Ấu trĩ viên.

Advertisement

Ngày toàn quốc kháng chiến, cả hai bà đều phải rút ra ngoại thành. Sau thời gian ngắn làm công tác cơ yếu, Nguyệt Tú xin chuyển công tác. Trong lúc chờ công tác mới, bà đến ở nhà bà Hà ít hôm.

Nguyệt Tú kể, một buổi tối, bà đang nằm đọc sách trên ghế dài phòng ngoài bỗng nghe tiếng mở cửa. Bà nằm yên vờ ngủ và đoán đó là anh Văn (tên thân mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) ghé thăm Bích Hà.

Sáng hôm sau Tướng Giáp đi sớm. Ấn tượng đầu tiên của Nguyệt Tú về ông rất sâu sắc. Thấy bà đã dậy ông cười tươi chào và bắt tay rất chặt. Sau hôm đó bà Hà có cho Nguyệt Tú xem một bức thư ngắn mà Tướng Giáp gửi cho bà phía dưới có câu: “Cho anh hỏi thăm Nguyệt Tú bạn của Hà”.

Mãi sau này, Nguyệt Tú mới biết là hai người mới cưới được mấy hôm, Tướng Giáp chỉ tranh thủ ghé thăm Bích Hà một tối rồi lại phải đi ngay, vì công việc kháng chiến đang rất khẩn trương.

Sau ngày ấy, Nguyệt Tú về công tác ở Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh. Trong một lần về Quốc Oai tuyển các cháu thiếu nhi trong đội Văn nghệ, bà lại có dịp gặp lại vợ chồng Tướng Giáp.

Advertisement

Vào thời điểm này Trung đoàn Thủ đô đã rút ra ngoài, các cơ quan trung ương cũng chuyển dần lên Việt Bắc nhưng Bộ Tổng chỉ huy quân sự vẫn còn ở Quốc Oai.

Tướng Giáp lúc đó đang ngồi ở bàn lúi húi viết, nhưng khi thấy có bạn của Bích Hà đến, ông ngừng viết, ngẩng đầu cười tươi bắt tay Nguyệt Tú, rồi để hai người nói chuyện. Lúc này Nguyệt Tú vẫn còn mang chiếc áo dài vân đen của cô cán bộ nữ thanh niên Hà Nội…

Chia tay hai vợ chồng Tướng Giáp về cơ quan, tối hôm đó, Nguyệt Tú cứ nghĩ mãi không biết Bích Hà và Tướng Giáp cùng các cơ quan Trung ương sẽ đi lên đường nào lên Việt Bắc.

Dang Bich Ha anh 1

Khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân Đặng Bích Hà. Ảnh: Trần Hồng.

Người trợ lý đắc lực

Thế rồi, Nguyệt Tú cũng lên Việt Bắc, và rồi một ngày bà được một đồng chí liên lạc đưa đến gặp bà Bích Hà. Lúc này, Tướng Giáp và Bích Hà đang ở trong nhà dân, tường gạch, mái lá thoáng đãng bên kia sông Đà trên đất Lâm Thao (Phú Thọ).

Thấy Nguyệt Tú bước vào với ba lô trên lưng, Bích Hà đã hỏi ngay: “Tuệ ăn gì chưa? Đợi chút nhé!”. Bích Hà lấy hai quả trứng gà trong chiếc rổ bên cạnh, rồi lấy cốc nước sôi bỏ hai quả trứng vào. Nguyệt Tú biết đây cũng là món ăn bồi dưỡng duy nhất của Tướng Giáp những ngày đầu kháng chiến.

Advertisement

Cũng theo lời kể của nhà văn Nguyệt Tú, để đảm bảo bí mật, lúc này các cơ quan Bộ Tổng tham mưu đều phân tán vào ở nhà dân. Bích Hà luôn ở cạnh Tướng Giáp. Bà trở thành người sắp xếp tài liệu, truyền đạt ý kiến, đồng thời chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho chồng. Thường thì Tướng Giáp làm việc rất khuya, có khi suốt đêm. Ít khi Bích Hà được ngủ trước.

Một lần, từ cơ quan Phụ nữ Trung ương ở chiến khu Việt Bắc, Nguyệt Tú đến chơi với Bích Hà và ở lại một tối. Thấy Tướng Giáp làm việc quá nửa đêm chưa nghỉ, Nguyệt Tú nói: “Hà nhắc anh nghỉ sớm hơn để làm việc lâu dài”. Bích Hà nói: “Hôm nào anh cũng thức khuya thế đấy Tuệ ạ”.

Theo nhà văn Nguyệt Tú, bà Bích Hà rất lo cho sức khỏe của chồng, nhưng bà chỉ biết cùng thức với ông, không dám giục, vì công việc đòi hỏi ông tranh thủ từng giây, từng phút.

Đồng chí Trường Chinh (tên gọi thân mật anh Nhân) nhiều hôm đến làm việc với Tướng Giáp đến quá nửa đêm. Khi ra về, nhìn thấy Nguyệt Tú và Bích Hà vẫn ngồi đọc tài liệu và thủ thỉ nói chuyện, thì ông bắt tay họ với nụ cười: “Hai cô gặp nhau tha hồ ríu rít, ríu rít nhé”.

Sau khi ông Trường Chinh về, Nguyệt Tú và Bích Hà lại tiếp tục mải mê với đống tài liệu tin tức chiến sự và các chỉ thị của Tướng Giáp. Và bà đọc được một tài liệu viết về việc địch sẽ nhảy dù xuống hậu phương. Chúng không bắn đạn thật khi đã thả dù. Chính nhờ đọc được tài liệu này mà sau này Nguyệt Tú đã thoát chết khỏi trận nhảy dù ngày 10/8/1948 của quân Pháp ở Vân Đình.

Advertisement

Một mình vượt cạn

Cũng theo lời kể của Nguyệt Tú, mặc dù cùng ở chiến khu Việt Bắc, cùng ở trong quân đội, bà Bích Hà sống trong khu lán của Bộ tổng Tham mưu, còn bà lại sống trong khu lán của Tổng cục Chính trị, hai khu lán khá xa nhau.

Trong thời gian Tướng Giáp và ông Lê Quang Đạo cùng đi chiến dịch Hoà Bình, nghe tin Bích Hà vừa sinh cháu gái đầu lòng, Nguyệt Tú vội sang thăm bạn. Lúc này, bà đang mang thai con trai thứ hai, phải lội qua mấy con suối và nhiều đường rừng quanh co mới đến lán Bích Hà ở nên cũng vất vả.

Vừa vào lán nhìn thấy Bích Hà và cháu nhỏ đỏ hỏn nằm bên cạnh, Nguyệt Tú mừng quá vì thấy Bích Hà khoẻ, “mẹ tròn con vuông”, dù phải vượt cạn một mình.

Nhà văn Nguyệt Tú cũng cho biết, trong kháng chiến, bộ phận quân y không phải lúc nào cũng ở gần, thức ăn dành cho bà đẻ và bé sơ sinh thiếu thốn. Giống như chỗ Nguyệt Tú ở, chiếc lán của Bích Hà dưới những tán lá ẩm thấp, nhiều khi nền nhà còn ướt sũng nước…

Sau Tướng Giáp và bà Bích Hà đã đặt tên cho cô con gái đầu lòng này là Võ Hoà Bình. Đấy cũng là tên Chiến dịch Hòa Bình. Dưới sự chỉ huy tài tình của Tướng Giáp, Chiến dịch thắng lợi, ta đã làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của Pháp.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tuoi-tre-cua-ba-bich-ha-va-tuong-giap-qua-hoi-uc-nguoi-ban-post1498488.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Hình ảnh gia đình đại trí thức của phu nhân tướng Giáp

Được phát hành

,

Bởi

PGS Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sinh trưởng trong một gia đình đại trí thức, có bố là GS Đặng Thai Mai và các em đều là GS, PGS.

Dang Bich Ha anh 1

GS Đặng Thai Mai cùng vợ và các con. Từ trái sang: PGS.TS văn học Đặng Thị Hạnh, PGS.TS sử học Đặng Bích Hà, PGS.TS Đặng Thai Hoàng, PGS.TS sinh học Đặng Xuyến Như, GS.TS văn học Đặng Thanh Lê, PGS.TS văn học Đặng Anh Đào. Ảnh chụp tại Hà Nội năm 1962. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 2

Giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984) là nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam… Ông am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Ông là một trong những học giả lớn của đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Hầu hết giáo sư văn học của đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua đều là học trò của GS Đặng Thai Mai.

Dang Bich Ha anh 3

Bốn chị em gái nhà bà Đặng Bích Hà đều lấy chồng là trí thức, quân nhân có cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Từ trái qua: bà Đặng Bích Hà – vợ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Đặng Thị Hạnh – vợ Trung tướng Phạm Hồng Cư, bà Đặng Thanh Lê – vợ PGS Nguyễn Văn Hoàn, và bà Đặng Anh Đào – vợ Trung tướng Phạm Hồng Sơn. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 4

GS Đặng Thai Mai và con rể cả là Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 Nguyễn Huy Tự, Hà Nội. Hai người vốn là bạn vong niên nên Đại tướng đã biết bà Đặng Bích Hà – con gái đầu lòng của GS Đặng Thai Mai từ khi bà còn là một cô bé. Người vợ đầu của Đại tướng – liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái cũng rất thân thiết với gia đình bà Đặng Bích Hà. Ảnh được chụp vào năm 1980. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 5

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng vợ là bà Đặng Bích Hà. Năm 1945, khi hai người gặp lại nhau, Võ Nguyên Giáp vừa trải qua mất mát lớn, khi biết tin người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái đã bị bắt và mất trong nhà tù Hỏa Lò từ đầu năm 1944. Từ sự kính phục và ngưỡng mộ, Bích Hà lại càng muốn được cùng ông chia sẻ mọi gian khó trên đường đời. Cuối năm 1946, gia đình GS Đặng Thai Mai đồng ý tổ chức lễ cưới cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con gái cả Đặng Bích Hà. Đám cưới của hai người được tổ chức rất giản dị. Ảnh chụp năm 1958 tại số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 6

Vợ chồng hai cụ Đặng Thai Mai – Hồ Thị Toan cùng con gái lớn là Đặng Bích Hà. GS Đặng Thai Mai dạy các con đọc sách từ nhỏ. Trong hồi ký Cô bé nhìn mưa, GS Đặng Thị Hạnh kể lại “Căn nhà và sách vở vẫn là nơi trú ẩn ưa thích của tôi” và những kỷ niệm cùng người chị cả Đặng Bích Hà rong ruổi khắp hiệu sách. Ảnh chụp tại Huế năm 1930. Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Dang Bich Ha anh 7

Ảnh chụp các chị em cùng các cháu của bà Đặng Bích Hà tại Hà Nội, ngày 25/8/2007 nhân dịp sinh nhật lần thứ 96 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngồi giữa, hàng đầu). Nguồn ảnh: Sách Cô bé nhìn mưa.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/hinh-anh-gia-dinh-dai-tri-thuc-cua-phu-nhan-tuong-giap-post1498455.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tâm lý học Bất thường

Được phát hành

,

Bởi

Đặt ra câu hỏi “Thế nào là bất thường?”, tập sách này trình bày cho độc giả thấy số lượng và các dạng bất thường nào bị coi là rối loạn tâm thần đã thay đổi theo thời gian như thế nào, đi sâu phân tích một số dạng rối loạn tâm lý và nguyên nhân gây ra. Sách cũng nhắc đến các vấn đề xã hội có mối liên quan đến những bất thường tâm lý này, và cách xã hội đối xử với người có bệnh tâm lý tâm thần.

Nhiều rối loạn như rối loạn trầm cảm, chứng sợ không gian rộng (agoraphobia), sợ xã hội, rối loạn ăn uống và rối loạn nhân cách, đã được chẩn đoán là phổ biến hơn rất nhiều ở nữ so với nam.

Tỷ lệ nữ trên nam được chẩn đoán mắc các rối loạn này là từ 2:1 đến 9:1.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, khác biệt giới tính trong chẩn đoán là do định nghĩa rối loạn có thành kiến đối với nữ. Họ tin rằng, do DSM (Cẩm nang Chẩn đoán và thống kê (Diagnostic and Statistical Manual)) được phát triển chủ yếu bởi các nhà tâm lý nam, nó thiết lập các tiêu chí chẩn đoán trong đó lấy chức năng tâm lý của nam giới trưởng thành làm tiêu chuẩn cho sức khỏe tâm thần, gây ra những rối loạn chức năng trong tâm lý ở phụ nữ bình thường.

Advertisement
Phu nu anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: KoolShooters/Pexels.

Một rối loạn gây tranh cãi ở nữ từng được xem xét để đưa vào DSM là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (premenstrual dysphoric disorder), khi phụ nữ cảm thấy buồn bã hay trầm cảm trước kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nhiều phụ nữ cảm thấy rối loạn này là một ví dụ của việc bị nam giới trỏ ngón tay vào mình và gọi mình là “bất thường”.

Các chỉ trích liên quan đến rối loạn nhân cách cho rằng DSM đã kỳ thị nữ giới. Ví dụ, định nghĩa về “rối loạn nhân cách phụ thuộc” (dependent personality disorder) có chứa những đặc điểm phản ánh việc cường điệu vai trò của nữ như cố “quá mức để nhận sự dung dưỡng và hỗ trợ của người khác, thậm chí còn tự nguyện làm những việc mà mình không ưa thích” (DSM-IV, trang 668). Một số người còn lập luận rằng, theo truyền thống, phụ nữ được xã hội dạy dỗ để đề cao sự hậu thuẫn của xã hội và hầu như làm mọi việc cho người khác.

Một tiêu chí khác – “gặp khó trong việc bày tỏ bất đồng với người khác do sợ mất hậu thuẫn hay mất sự tán thưởng” (DSM-IV, trang 668) – cũng là một vấn đề tiêu biểu ở nữ giới do nhiều phụ nữ được giáo dục để tin rằng việc nêu ý kiến của mình có thể gây ấn tượng tiêu cực hoặc dẫn đến việc bị người khác bác bỏ. Mặt khác, Carol Tavris lập luận rằng nếu vai trò của nữ giới được sử dụng như một tiêu chuẩn để so sánh, nam giới sẽ hình thành những nhóm tự-giúp (self-help) để học cách trở nên hơn chăm sóc hơn, độc lập hơn, và đáp ứng hơn các nhu cầu của người khác.

Để cung cấp một ví dụ về cách mà thiên kiến giới tính có thể ảnh hưởng đến định nghĩa về rối loạn tâm lý, năm 1988, hai nhà tâm lý người Canada Paula Caplan và Margrit Eichler đã đề xuất cái gọi là “rối loạn nhân cách nam tính” (macho personality disorder). Rối loạn này đã được đề xuất đưa vào DSM với tiêu chí như “không thể nhận ra và biểu lộ cảm xúc”, “không thể biết người khác cảm giác như thế nào”, và “có nhu cầu khẳng định tầm quan trọng của việc xuất hiện bên cạnh những người nữ ngoan ngoãn và hấp dẫn theo quy chuẩn phổ cập”.

Một giác độ khác về những khác biệt trong chẩn đoán rối loạn ở nam và nữ là nữ thường tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia sức khỏe tâm thần nhiều hơn nam. Tuy nhiên, những người khác lại nói rằng nữ được dạy rằng việc tìm kiếm trợ giúp cho các vấn đề tâm lý là điều chấp nhận được, trong khi nam lại được dạy rằng việc tìm kiếm trợ giúp này là không thể chấp nhận vì đó là sự thừa nhận yếu kém.

Advertisement

Ngoài ra, một số người cho rằng nữ đang phải đối mặt thường xuyên hơn (so với nam) rất nhiều trong các vấn đề như kỳ thị giới tính, thiệt thòi về kinh tế, bạo hành, lạm dụng và cưỡng hiếp, cùng với các áp lực xã hội như phải giữ eo, thụ động và khiêm tốn.

Nguồn: https://znews.vn/nu-gioi-co-phai-la-mot-bat-thuong-post1497426.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng