Connect with us

Sách hay

Picasso từng bị hắt hủi tại Paris

Được phát hành

,

Cuốn sách của Annie Cohen-Solal là bức chân dung Picasso với tư cách là một kẻ bị ruồng bỏ về văn hóa. Đó cũng là một bản cáo trạng đối với văn hóa bài ngoại.

Picasso o Phap anh 1

Picasso tại Paris năm 1904. Ảnh: Musée National Picasso-Paris.

Kỷ niệm nửa thế kỷ ngày mất của Pablo Picasso (ngày 8 tháng 4 năm 1973), một số ấn phẩm về danh họa được thực hiện. Và một tác phẩm quan trọng đã xuất bản là cuốn sách Picasso the Foreigner: An Artist in France, 1900-1973 của Annie Cohen-Solal, một tác phẩm dày về dung lượng (600 trang).

Tác phẩm là bức chân dung của Picasso – họa sĩ tiên phong nổi bật của thế kỷ XX – với tư cách là một kẻ bị ruồng bỏ về văn hóa, một kẻ bị coi thường. Đó vừa là một bản cáo trạng đối với nền văn hóa bài ngoại.

Kẻ bị khước từ

Tác phẩm bắt đầu với nghệ sĩ người Tây Ban Nha 19 tuổi, tràn đầy tham vọng trong chuyến đi đầu tiên đến Paris từ Barcelona và tiếp tục sự nghiệp kéo dài bảy thập kỷ của mình.

Hầu hết câu chuyện trong sách, toàn bộ hoặc từng phần, đã được kể, với những nhân vật (nghệ sĩ khác, đại lý nghệ thuật, vợ, người tình), những địa điểm (Tây Ban Nha, Paris, miền Nam nước Pháp), quá trình tương tác, sáng tạo với những thay đổi giữa việc phá vỡ khuôn thước…

Điểm khác biệt của cuốn sách chính là bộ lọc “người ngoài cuộc” mà Cohen-Solal áp dụng. Như để báo hiệu rằng tác giả đang thử nghiệm lĩnh vực mới, Cohen-Solal tự giới thiệu mình ở những trang mở đầu. Chúng ta thấy nữ tác giả đang ngồi trong tòa nhà trống rỗng, lạnh lẽo ở Paris, nơi lưu giữ tài liệu lưu trữ của Sở cảnh sát thành phố, một thùng tài liệu trên bàn trước mặt bà.

Picasso o Phap anh 2

Giấy tờ của Picasso năm 1935.

Cohen-Solal viết: “Tôi vừa chạm trán với một kẻ tình nghi – một ‘người nước ngoài’, đến Paris lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1900, chỉ để rồi vài tháng sau anh ta bị cảnh sát lần ra dấu vết. Hồ sơ vụ án của anh ấy sẽ tăng lên theo từng năm trong suốt quãng đời còn lại của anh ấy”.

Kẻ tình nghi này là Picasso. Ông bị nghi ngờ chỉ vì không phải người Pháp. Ông sinh ra ở Málaga, theo học nghệ thuật chính thức ở Barcelona và Madrid – nhưng, thực sự, việc ông là người di cư từ bất cứ đâu cũng sẽ tự động bị coi là một mối đe dọa xã hội và văn hóa.

Theo lời kể của Cohen-Solal, tư tưởng bài ngoại của người Pháp là nhân tố chính tạo nên tiểu sử của Picasso, và chính việc bà lần theo dấu vết đó đã khiến cuốn sách của bà trở nên đặc biệt.

Bà trích dẫn các ví dụ, bắt đầu với sự quấy rối của cảnh sát và tiếp tục với điều kiện sống tồi tệ mà Picasso đã trải qua trong những năm đầu tiên ở Paris khi ông sống trong một ngôi nhà xiêu vẹo ở Montmartre được gọi là Bateau-Lavoir. Nơi này đã được lãng mạn hóa, là nơi sinh của Chủ nghĩa Lập thể – chính Picasso đã bày tỏ nỗi nhớ về thời gian ở đó – nhưng đối với Cohen-Solal, nó gợi ý một nguyên mẫu “đáng thương… đầy bọ chét và khốn khổ” của những khu ổ chuột.

Là một công dân nước ngoài, Picasso bị loại khỏi các đặc quyền và sự bảo vệ gắn liền với quyền công dân Pháp. Hoạt động của Picasso bị gạt khỏi đời sống văn hóa Pháp.

Đến người được chào đón

Cuộc cách mạng theo chủ nghĩa lập thể từng bị coi là một hành vi phạm tội không thể tha thứ. Căn cứ vào những tác phẩm của ông, Picasso bị quy kết là “phần tử nổi loạn”, nguy hiểm.

Tác giả nhấn mạnh vào việc các cơ sở nghệ thuật chính thức từ chối tranh của Picasso và nói rộng ra là từ chối bất cứ điều gì Picasso đã làm.

Theo Cohen-Solal, trong nhiều thập kỷ, các viện bảo tàng quốc gia hàng đầu của Pháp đã từ chối triển lãm hoặc sưu tầm về ông. Khi Louvre được tặng Les Demoiselles d’Avignon như một món quà vào năm 1929, nó đã bị từ chối. Thay vào đó, bức tranh đã được chuyển đến Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, cũng như một kho tác phẩm vô giá của người khai sinh trường phái Lập thể.

Picasso o Phap anh 3

Bìa cuốn sách của Annie Cohen-Solal. Ảnh: Nyt.

Làn sóng chỉ thay đổi ở Pháp sau Thế chiến thứ hai, khi Picasso, lúc đó là một nhân vật thu hút, bắt đầu tặng các tác phẩm cho các bảo tàng nhỏ của Pháp. Sự hào phóng của Picasso đã gieo mầm vào công chúng, tăng lượng khán giả, truyền bá thương hiệu của họa sĩ.

Cohen-Solal – người đã viết tiểu sử của Sartre và Leo Castelli – chỉ ra một số điểm “khó ưa” trong tính cách của Picasso, nhưng quan điểm của tác giả về Picasso là tích cực, thậm chí là hoan nghênh. Ngay cả khi họa sĩ rõ ràng là có vấn đề, Cohen-Solal vẫn làm giảm nhẹ vấn đề ấy.

Có phải ông là một kẻ cơ hội? Gần như chắc chắn đó là lý do trong thời kỳ Đức chiếm đóng Pháp, ông đã kết thân với Cocteau, có liên hệ với Đức Quốc xã để được bảo vệ. Và có lẽ đó là lý do tại sao, sau chiến tranh, ông rẽ sang một hướng khác và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cohen-Solal gợi ý rằng những động thái có vẻ mâu thuẫn như vậy – mà một số nhà sử học nhận thấy được phản ánh qua sự dao động giữa các giai đoạn cấp tiến và “cổ điển” trong nghệ thuật của ông – có thể được giải thích bằng tính dễ bị tổn thương hiện sinh mà thân phận “người nước ngoài” đã thấm nhuần trong ông.

Picasso nắm bắt được thực tế và áp lực khác biệt của chính mình. Thay vì cố gắng né tránh hoặc hạ thấp nó, ông đã biến nó thành sức mạnh của mình, biến nó thành con người của mình. Vào năm 1959, chính phủ Pháp trao quyền công dân cho Picasso, ông thậm chí không phản hồi đề nghị này.

Nguồn: https://zingnews.vn/picasso-tung-bi-hat-hui-tai-paris-post1417762.html

Sách hay

Rủi ro từ những đồng tiền ảo như Pi, Bitcoin

Được phát hành

,

Bởi

Những loại tiền ảo như Pi, Ethereum, Bitcoin có thể tồn tại nhiều rủi ro từ pháp lý, bảo mật cho đến biến động thị trường.

pi network anh 1

Ảnh minh họa Pi Network. Nguồn: The Crypto Times.

Tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin và Pi, đã trở thành một hiện tượng tài chính toàn cầu, thu hút sự chú ý của giới đầu tư cũng như các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển nhanh chóng, tiền ảo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại, từ pháp lý, bảo mật, gian lận đến biến động thị trường.

Những vấn đề của tiền ảo

Một trong những vấn đề người chơi tiền ảo phải đối mặt là rủi ro pháp lý. Theo cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets của nhà xuất bản Taylor & Francis, Bitcoin từng bị sử dụng trong các giao dịch chợ đen, rửa tiền và trốn thuế. Điều này khiến nhiều chính phủ trên thế giới phải đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Trung Quốc đã cấm hoàn toàn hoạt động giao dịch tiền ảo, trong khi Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch phải tuân thủ quy định về chống rửa tiền (AML) và xác minh danh tính khách hàng (KYC). Việc thiếu đi một hệ thống pháp lý thống nhất giữa các quốc gia có thể đặt ra câu hỏi về tính thanh khoản và khả năng tồn tại lâu dài của tiền ảo.

Bên cạnh đó, rủi ro bảo mật là mối lo ngại thường trực. Mặc dù nền tảng Bitcoin chưa từng bị tấn công nghiêm trọng, nhưng các sàn giao dịch tiền ảo lại là mục tiêu thường xuyên của tin tặc.

pi network anh 2

Mark Karpeles, CEO Mt. Gox là người giúp sàn giao dịch này vươn lên vị trí số một vào năm 2013. Ảnh: Bloomberg.

“Sự sụp đổ của sàn Mt.Gox tại Nhật Bản do bị đánh cắp hàng triệu đôla Bitcoin là một minh chứng điển hình. Năm 2018, vụ tấn công vào sàn Coincheck khiến hơn 530 triệu USD tiền ảo bị thất thoát. Trong chín tháng đầu năm đó, tổng giá trị tiền ảo bị đánh cắp lên đến 927 triệu USD“, trích từ cuốn sách Cryptocurrencies and Cryptoassets.

Ngoài vấn đề bảo mật, gian lận cũng là một nguy cơ lớn đối với thị trường tiền ảo. Theo số liệu từ Anh, chỉ riêng trong tháng 6 và 7 năm 2018, có tới 203 vụ lừa đảo liên quan đến tiền điện tử với tổng thiệt hại hơn 2 triệu euro, trung bình mỗi nạn nhân mất hơn 10.000 euro.

Một rủi ro khác là tính biến động cao của tiền ảo. Bitcoin từng có thời điểm mất đến 61% giá trị chỉ trong một ngày vào năm 2013 và giảm tới 80% trong năm 2014. Năm 2018, thị trường tiền ảo tiếp tục chứng kiến sự lao dốc mạnh mẽ trước khi phục hồi dần vào giữa năm 2019. Giá trị của Bitcoin và các đồng tiền khác phụ thuộc phần lớn vào tâm lý thị trường và sự chấp nhận của người dùng, khiến chúng trở thành công cụ đầu tư có độ rủi ro cao.

Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất trắng

Theo cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges (2023), nhiều nhà kinh tế học lo ngại rằng tiền điện tử không có đầy đủ đặc điểm của một loại tiền tệ thực sự mà chỉ là tài sản đầu cơ với mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại tài sản khác.

pi network anh 3

Cuốn sách Cryptocurrency Risk and Governance Challenges của nhà xuất bản Taylor & Francis. Ảnh: Amazon.

Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) từng chỉ ra rằng trái ngược với vàng hay ngoại tệ, những tài sản có tính thanh khoản cao trong thời kỳ bất ổn, tiền điện tử chủ yếu được nắm giữ để đầu cơ, khiến giá trị của chúng dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của thị trường. Nếu các bên tham gia không sẵn sàng chấp nhận giao dịch bằng tiền ảo, giá trị của chúng có thể trở nên vô nghĩa.

Những biến động giá mạnh, rủi ro bảo mật cũng là một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư tiền ảo. Theo cuốn The Book of Crypto của tác giả Henri Arslanian, các nền tảng giao dịch tiền ảo không có sự bảo vệ của các tổ chức bảo hiểm như FDIC (Mỹ) hay các hệ thống bảo đảm tiền gửi truyền thống. Khi một sàn giao dịch phá sản, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền của mình.

Ngoài ra, nhiều dự án tiền ảo kêu gọi vốn bằng hình thức ICO (Initial Coin Offering) nhưng thực chất chỉ là mô hình lừa đảo Ponzi. Các nền tảng cho vay tiền ảo cũng đối mặt với nguy cơ sụp đổ do quản lý rủi ro kém, như trường hợp của nền tảng Cred – công ty tuyên bố phá sản vào năm 2020 khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Không thể phủ nhận rằng thị trường tiền điện tử vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dữ liệu từ báo cáo của Fidelity năm 2021 cho thấy hơn 90% tổ chức tài chính đang quan tâm đến loại tiền này nhưng mức độ tham gia vẫn còn hạn chế do tính bất ổn và thiếu khung pháp lý rõ ràng.

Nguồn: https://znews.vn/rui-ro-tu-nhung-dong-tien-ao-nhu-pi-bitcoin-post1533272.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cùng mèo Miu cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cung-meo-miu-cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng