Connect with us

Sách hay

Cô gái trong kiệt tác ‘Hồn ma canh giấc’ là ai

Được phát hành

,

Cô gái trẻ trong bức tranh “Hồn ma canh giấc” của Paul Gauguin là ai? Trong một chuyến đi đến Tahiti, nhà làm phim kiêm tiểu thuyết gia Devika Ponnambalam đã tìm ra sự thật.

Nang tho cua Paul Gauguin anh 1

Tranh Spirit of the Dead watching, kích thước 73 x 92 cm, Phòng trưng bày Albright Knox, New York, Mỹ. Ảnh: Wikiart.

Cô gái lõa thể nằm sấp, lòng bàn tay đặt trên gối. Làn da như màu đất ướt, mái tóc đen như màn đêm. Một tấm vải truyền thống của Tahiti phủ lên đệm, với họa tiết là những bông hoa vàng trên nền màu xanh thẫm. Bức tường phía sau giường có màu tím sẫm với những tia sáng lân tinh.

Dưới chân cô ấy, một cái bóng đang cúi mình với tấm vải màu đen che trên đầu, khiến khuôn mặt trông giống như một chiếc mặt nạ tử thần. Người phụ nữ lớn tuổi dưới chân cô gái trẻ này là tupapa, hay linh hồn của người chết.

Tác giả bức tranh là Paul Gauguin, danh họa Pháp, người đã bỏ lại nền văn minh phương Tây để tìm một thế giới hoang sơ và một con đường mới.

Cô gái trong bức Spirit of the Dead watching (Hồn ma canh giấc) tên là Teha’amana, cô từng là “vợ” của Gauguin, khi người đàn ông 43 tuổi này lần đầu đặt chân đến đảo Tahiti năm 1891. Họa sĩ đã quen biết nhiều cô gái Tahiti, người sẽ trở thành “nàng thơ”, người tình và vợ không chính thức của ông. Ông có một người vợ Đan Mạch ở châu Âu và 5 người con, trong đó có một cô con gái, xấp xỉ tuổi Teha’amana.

Một cuốn sách về nàng thơ của Gauguin đã được thực hiện. I am not your eve của Devika Ponnambalam là cuốn tiểu thuyết đa âm về Teha’amana, nàng thơ người Tahiti của Paul Gauguin. Cuốn sách được đưa vào đề cử giải thưởng Walter Scott dành cho tiểu thuyết lịch sử. Trong bài viết mới đăng tải trên The Guardian, tác giả Devika Ponnambalam kể về hành trình tìm kiếm tư liệu cho cuốn sách của mình. Đây cũng là hành trình tìm về một con người, một cô gái Tahiti đã qua đời hơn 100 năm trước.

17 năm sai hướng và hành trình đến Tahiti

Khi lần đầu nhìn thấy bức tranh Spirit of the Dead watching, nhà làm phim kiêm tiểu thuyết gia Devika Ponnambalam bị lôi cuốn bởi cô gái trong đó. “Tôi bị quyến rũ bởi cô gái đó, nước da ngăm đen và khỏa thân, nằm trên giường của người họa sĩ, yếu đuối nhưng mạnh mẽ. Tôi cảm thấy một kết nối ngay lập tức với cô ấy”, Ponnambalam kể trên The Guardian.

Nang tho cua Paul Gauguin anh 2

Bìa sách I am not your eve. Ảnh: Twitter.

Nhà làm phim kiêm tiểu thuyết gia này cho rằng “có một mối quan hệ bóc lột ở trung tâm của bức tranh, giữa họa sĩ và nàng thơ của ông”. Và Ponnambalam muốn biết cô gái trong tranh là ai, sự thật của cô là gì. “Khi bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên của mình, tôi quyết định thử kể lại câu chuyện của Teha’amana”, Ponnambalam cho biết.

Để biết về một thời đại và một cô gái tồn tại trong một thế giới quá xa xôi, cô Ponnambalamn đã tìm hiểu những tài liệu liên quan, tài liệu về tiếp xúc của phương Tây với người Tahiti, như tạp chí của John Davies, Tahiti, 1816 và nghiên cứu nhân chủng học về phong tục của người Tahiti.

Theo Ponnambalam, những tài liệu này đều dệt nên một lịch sử phức tạp về bạo lực và chinh phục, nhưng không có gì về trẻ em gái và phụ nữ trong thời kỳ mà tác giả đang viết. Không có gì về Teha’amana.

Sau 17 năm đi sai hướng, nhiều giờ nghiên cứu trong Thư viện Anh, cuối cùng Ponnambalam muốn cắt bỏ tất cả sự kiện lịch sử và lời kể thuộc địa để kể một câu chuyện đơn giản. Câu chuyện về một cô gái đi với một người đàn ông Pháp, người một ngày nào đó sẽ khiến cô ấy nổi tiếng mà cô ấy không hề hay biết, và hình ảnh của cô ấy sẽ kiếm được hàng triệu USD; cô đã nghĩ gì về nó và cô đã cảm thấy thế nào.

“Tôi phải tưởng tượng ra thế giới của cô ấy, trải nghiệm của cô ấy, và bị cuốn hút vào những truyền thuyết và thần thoại sáng tạo của Polynesia, bị mê hoặc bởi câu chuyện về nữ thần Mặt trăng Hina khác nhau như thế nào trên các hòn đảo. Mỗi câu chuyện đều có mối liên hệ sâu sắc với vùng đất và các yếu tố của cuộc sống trên đảo”, Ponnambalam nói. Một khoản trợ cấp từ Creative Scotland đã cho phép tác giả lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Tahiti.

Nàng thơ hoàn hảo đầu tiên của danh họa

Mọi người ở Tahiti mà Ponnambalam gặp đều ấm áp và thân thiện, những người lạ chào cô theo phong tục Ia ora na (chúc một ngày tốt lành/chào mừng) nhưng dường như không ai biết gì về cô gái trong bức tranh.

Ponnambalam có ba hướng dẫn viên địa phương và gặp gỡ các nhà sử học, nghệ sĩ, nhà báo và giám đốc bảo tàng. Khi nói đến nghệ sĩ Paul Gauguin, dường như có hai cách suy nghĩ. Một tôn trọng nghệ thuật của Gauguin và “bản giao hưởng màu sắc” của ông. Một không muốn nói về “thực dân” vì họa sĩ đã có danh tiếng; đưa cái nhìn của ông về Tahiti đến phương Tây và được tôn vinh.

Nang tho cua Paul Gauguin anh 3

Chân dung tự họa của Paul Gauguin.

Ngày nay, khách du lịch xuống những con tàu biển khổng lồ (một chiếc tên là Paul Gauguin), ở trong những khách sạn sang trọng để được giải trí vào buổi tối bởi những người Tahiti trẻ tuổi biểu diễn những điệu nhảy truyền thống của họ. Rất khó để tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của nơi từng tồn tại vào thời Teha’amana.

Tác giả Ponnambalam đi từ thủ phủ Papeete, nơi từng là thị trấn cảng mà tàu của Gauguin cập bến, đến làng Mataiea, nơi Gauguin sống với Teha’amana. Túp lều nơi họa sĩ vẽ bức tranh đó và những bức tranh khác đã biến mất. Nhưng hình ảnh của cô ấy được dán khắp các chai rượu rum và hộp bánh quy trong các cửa hàng lưu niệm.

Giấy chứng tử của Teha’amana, mà Ponnambalam khai quật được từ kho lưu trữ, cũng không bổ sung được thông tin gì. Không có hồ sơ nào về hai người con trai của Teha’amana, được cho là đã có sau khi Gauguin rời đi.

Hướng dẫn viên người Tahiti đã tìm thấy con cháu của Teha’amana ở làng Faaone nhưng họ không muốn nói chuyện với Ponnambalam. Với họ, Ponnambalam là một người ngoài cuộc. Điều gì đã cho cô quyền đến tìm kiếm câu chuyện của cô gái Tahiti ấy?

Những vết sẹo trong quá khứ của Tahiti vẫn còn. Những người da trắng đã đến, bắt đầu với nhà thám hiểm người Anh là Thuyền trưởng Wallis vào năm 1767, và trong vòng chưa đầy 50 năm, họ đã tác động lớn đến một lối sống cổ xưa. Dù văn hóa, tín ngưỡng đã đổi thay, lịch sử, phả hệ, thần thoại và truyền thuyết của vùng đảo vẫn được truyền miệng qua nam giới. Các thầy cúng Tahitian đã dạy con trai của họ mang theo những gì họ biết vào tương lai.

Và Ponnambalam đã gặp một trong những hậu duệ này vào ngày cuối cùng của mình ở Tahiti, trên một marae (khu đền thờ). Ông cố của anh đã biết lịch sử của các gia đình từ làng của Teha’amana. Anh ấy nói rằng Teha’amana chưa đầy 13 tuổi khi gặp Gauguin, và họa sĩ đã lây bệnh giang mai cho cô ấy. Rằng sau khi họa sĩ đi, gia đình cô ấy đã đưa cô về nhà và giữ cô ấy ở đó cho đến khi cô ấy chết, cô ấy được chôn cất tại làng của họ. Cô ấy chưa bao giờ có con.

Trong tạp chí về Tahitian có tên Noa Noa do Paul Gauguin thực hiện, danh họa kể cho độc giả cách ông gặp “Tehura”, người mà ông mô tả là chững chạc hơn tuổi của cô ấy, và cách cô ấy dạy ông về các vì sao cũng như thần thoại và truyền thuyết của cộng đồng cô ấy. Họa sĩ nhìn thấy tất cả chủng tộc của cô phản chiếu trong sâu thẳm đôi mắt cô. Cô ấy không bị hư hỏng bởi sự tiến bộ và là nàng thơ hoàn hảo đầu tiên của họa sĩ.

Nguồn: https://zingnews.vn/co-gai-trong-kiet-tac-hon-ma-canh-giac-la-ai-post1413256.html

Sách hay

Nghệ thuật tranh kiếng trong ‘Nhà gia tiên’

Được phát hành

,

Bởi

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, nghệ thuật tranh kiếng gắn liền với văn hóa thờ tự và nhiều khía cạnh khác trong đời sống và sinh hoạt của nhiều gia đình Nam bộ.

Phim điện ảnh Nhà gia tiên do Huỳnh Lập đạo diễn gần cán mốc 200 tỷ, gây sốt phòng vé thời gian qua tuy nội dung còn gây tranh cãi song được đánh giá cao ở phần tái dựng bối cảnh. Trong đó, chi tiết nhân vật chính Mỹ Tiên (Phương Mỹ Chi) được ông mình, một người coi sóc đền miếu (nghệ sĩ Trung Dân đóng) kể về nghệ thuật làm tranh kiếng để lại ấn tượng.

Để tái hiện nghệ thuật dân gian này trên màn ảnh rộng, đoàn phim đã mời một nghệ nhân từ Long An thực hiện các tác phẩm tranh kiếng, cũng như đến làng nghề Bà Vệ (An Giang) tìm kiếm, phục chế những bức tranh cũ mục nát, bị vứt bỏ.

Chia sẻ với Tri Thức – Znews, Thạc sĩ Văn hóa học, nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, tác giả cuốn sách Tranh dân gian Nam Bộ cho rằng việc tranh kiếng xuất hiện trong phim là một yếu tố không quá bất ngờ. “Bộ phim kể về câu chuyện diễn ra trong một không gian truyền thống với những nội dung phong hóa xưa… mà tranh kiếng là loại công nghệ phẩm ‘trang trí’ không chỉ ở những không gian thờ tự mà cả các không gian sinh hoạt trong nhiều gia đình Nam Bộ”, bà nói.

Sự ra đời và phát triển của tranh kiếng Nam Bộ

Theo nhà nghiên cứu, tranh kiếng có mặt ở cung đình Huế từ thời Minh Mạng – Thiệu Trị, song đó là các sản phẩm mỹ nghệ nhập khẩu. Mãi đầu thế kỷ XX, các di dân Quảng Đông đến lập nghiệp ở vùng Chợ Lớn, mới bắt đầu mở các tiệm kiếng, buôn bán các loại kiếng tráng thủy để soi mặt, lộng khuôn hình, tủ, khung cửa chớp, cửa gió… và các loại tranh kiếng: các bức đại tự và các bức thư họa dùng trong việc khánh chúc tân gia, khai trương, mừng thọ… Tranh kiếng Nam bộ ra đời từ đây.

Đến những năm 1920, nghề vẽ tranh kiếng chuyển địa bàn về Lái Thiêu (Thủ Dầu Một). Sau đó, khoảng những năm 1940-1950, nghề làm tranh kiếng lan tỏa khắp lục tỉnh Nam Kỳ, trụ lại ở Mỹ Tho, Cai Lậy, Gò Công (Tiền Giang ngày nay), Chợ Mới (An Giang), Chợ Trạm (Long An), Tây Ninh… và thâm nhập vào cộng đồng Khmer tạo nên dòng tranh kiếng Khmer Nam bộ ở Trà Vinh và Sóc Trăng…

Tranh kiếng Nam bộ chiếm tỷ lệ lớn là tranh thờ: Trước nhất là tranh thờ Tổ tiên với loại tranh Đại tự, Cửu huyền thất tổ, Sơn thủy (biểu đạt ý nghĩa hiếu đạo của câu ca dao nổi tiếng: Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra), Lão mai (nhằm biểu ý “Cây có cội”), Tre tàn măng mọc (động viên nỗ lực vươn lên của thế hệ hậu bối). Đặc biệt là tranh chân dung của tổ tiên quá vãng.

Thứ hai là tranh thờ các đối tượng thuộc tín ngưỡng dân gian như tranh Ông Địa, Ông Táo, các thần độ mạng… Thứ ba là tranh thờ của các tôn giáo: tranh thờ của Phật giáo như Phật, Bồ Tát, Tổ sư…; tranh thờ của Đạo giáo như Lão Tử cưỡi trâu, Bát Tiên…, tranh thờ của tín đồ Công giáo; tranh “Thiên nhãn” của đạo Cao Đài… Riêng tranh thờ của cộng đồng Khmer Nam bộ cũng như của cộng đồng người Hoa tạo thành một dòng độc đáo có đặc trưng về đề tài cũng như kỹ pháp tạo hình.

Ngoài ra, tranh kiếng trang trí nội ngoại thất, tranh khánh chúc và đặc biệt là loại tranh trang trí xe bán mì, hủ tíu.

“Tranh kiếng là loại tranh vẽ ngược và tô vẽ ở phía sau mặt kiếng, nên tinh hoa nhất trong nghệ thuật này là tài năng vẽ tranh, vờn màu, sắp xếp bố cục chính phụ sao cho có được một bức tranh đúng với mục đích sử dụng của nó và đẹp mắt về mặt mỹ thuật”, tác giả Huỳnh Thanh Bình chia sẻ. Thách thức lớn nhất của người nghệ nhân tranh kiếng là phải tạo nên những mẫu tranh đáp ứng được đa dạng yêu cầu về đề tài, về chủng loại; và cần sở đắc một vốn liếng chữ Hán để thể hiện thành những câu đối, những đại tự, những tấm hoành, tấm biển tương thích cho từng nội dung tranh.

Ở Nam bộ, hầu như tranh kiếng có mặt ở mọi gia đình, thậm chí nơi đình, đền, chùa, miếu. Việc sử dụng tranh kiếng cho nhu cầu thờ tự, trang trí hoặc chúc tụng… đã trở thành tập quán. Chính vì vậy, tranh kiếng chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa vùng đất này.

Nghệ thuật gắn liền với văn hóa thờ tự

Thờ tự tổ tiên là tập tục quan trọng trong đời sống văn hóa của xứ ta. Nơi thờ tự tổ tiên theo truyền thống là không gian tâm linh chiếm vị trí trung tâm trong mỗi ngôi nhà. Theo đó, việc trang nghiêm nơi thờ tự tổ tiên luôn được coi trọng. Theo tác giả sách Tranh dân gian Nam Bộ, từ cuối thế kỷ 19 đến nay, theo sự phát triển của tranh kiếng, các bộ tranh thờ tổ tiên vẽ trên kiếng ra đời và dần dần thay thế loại tranh thờ tổ tiên ở dạng bích họa hoặc tranh thờ cẩn ốc xà cừ hay các bức chạm gỗ sơn son thiếp vàng hay sơn then thiếp vàng.

“Từ bấy đến nay, tranh thờ tổ tiên vẽ trên kiếng đã không ngừng canh cải, tạo tác nên nhiều loại khác nhau”, bà Huỳnh Thanh Bình cho hay. Có loại chỉ là những bức đại tự, có loại chỉ là “bài vị” với dòng chữ Cửu Huyền thất tổ, đặc biệt là những bộ tranh vẽ cảnh sơn thủy hoặc có loại phát triển từ bộ tranh Tứ thời Mai-Lan-Cúc-Trúc

nha gia tien anh 4

Nhà nghiên cứu, tác giả Huỳnh Thanh Bình với tác phẩm Tranh dân gian Nam Bộ. Ảnh: Quỳnh My.

Cửu huyền thất tổ – bức tranh kiếng đầu tiên xuất hiện trong Nhà gia tiên – là một kiểu loại của bộ tranh thờ tổ tiên thuộc loại tranh đại tự, với dòng chữ “Cửu Huyền thất tổ”. Loại tranh này phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các cộng đồng theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo và cả cộng đồng tín đồ đạo Cao Đài Tây Ninh.

Ở loại tranh này thì mỗi bộ gồm năm tấm ghép lại: Tấm biển nằm trên cùng, ghi tên tộc họ: “Nguyễn phủ đường”, “Lê phủ đường”…, hay “Đức lưu phương” hoặc “Phước Lộc Thọ”. Bức chính nằm giữa tranh, ghi bốn chữ Cửu huyền thất tổ và được trang trí bằng đồ hình tứ linh.

Bao quanh tấm tranh chính là bốn tấm tranh khác: bức thượng thổ ở phía trên (vẽ hình cuốn thư, hay năm sản xuất); bức hạ thổ ghép dưới đáy (thường trang trí hoa-điểu hay mâm ngũ quả) và đôi liễn, đặt dọc hai bên tấm chính, nội dung tôn vinh công đức của cha mẹ, tổ tiên.

Ngoài ra còn có bộ tranh thờ tổ tiên ba bức hay giản tiện hơn, loại tranh kiếng thờ tổ tiên này được thu gọn thành một bức duy nhất, đơn giản với chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” ở chính giữa; hai bên là hai câu đối:

“Tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa,

Vọng Cửu Huyền sớm tối mới mầu”.

Hay “Kính cửu huyền thiên niên bất tận

Trọng thất tổ nội ngoại tương đồng”.

Loại tranh thờ Cửu huyền thất tổ còn thấy trong bộ ba bức chín tròng với bức chính ở giữa từng chữ Cửu huyền thất tổ được thể hiện trong những ô tròn ở cả dạng thức Hán tự lẫn quốc ngữ trên nền sơn thủy hay dọc theo cội lão mai…

Ngày nay, tranh kiếng bị các loại tranh công nghiệp cạnh tranh. Song theo nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, tranh kiếng vẽ thủ công vẫn được công chúng hâm mộ. Đây đó, nghề vẽ tranh kiếng vẫn còn tồn tại; thậm chí có nơi phát triển có quy mô hơn trước, và tiếp thu các kỹ thuật in lụa, in 3D…

Tác giả Huỳnh Thanh Bình sinh năm 1985, hiện công tác tại Bảo tàng TP.HCM. Bà từng xuất bản một số tác phẩm như Tranh kiếng Nam Bộ (2013); Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo (2018, Tái bản 2024); Tranh tường Khmer Nam Bộ (2020); Quy pháp đồ tượng Hindu và Phật giáo Ấn Độ (2021); Tranh dân gian Nam Bộ (2024).

Nguồn: https://znews.vn/nghe-thuat-tranh-kieng-trong-nha-gia-tien-post1535551.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tăng cường trí nhớ, phòng bệnh Alzeimer

Được phát hành

,

Bởi

“Tăng cường trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer” của Tiến sĩ Y khoa Richard Restak là một tác phẩm toàn diện, khám phá cách trí nhớ hoạt động và cách tối ưu hóa khả năng ghi nhớ.

Phát triển một trí nhớ siêu việt giúp tăng cường sự chú ý, tập trung, khả năng trừu tượng hóa, gọi tên, hình dung không gian, khả năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ và tiếp thu từ.

Những lo lắng về trí nhớ phổ biến đến mức nào?

Có nhiều lý do để quan tâm đến trí nhớ của bạn. Hãy xem xét những điều này: phát triển một trí nhớ siêu việt giúp tăng cường sự chú ý, tập trung, khả năng trừu tượng hóa, gọi tên, hình dung không gian, khả năng sử dụng lời nói, ngôn ngữ và tiếp thu từ. Nói ngắn gọn, trí nhớ chính là chìa khóa cho việc tăng cường trí não.

Ở Mỹ ngày nay, tất cả những người trên 50 tuổi đều đang sống trong nỗi sợ hãi mang tên Big A – bệnh Alzheimer. Các cuộc gặp gỡ nho nhỏ (bữa tối, tiệc cocktail, v.v.) mang bầu không khí như một phân đoạn từ chương trình đố vui hằng tuần “Chờ đã… Đừng nói là” của đài NPR. Đó là chương trình mà các khách mời sẽ ganh đua với nhau trong những cuộc thi căng thẳng để trở thành người đầu tiên nghĩ ra tên của những thứ như diễn viên đóng một vai nào đó trong loạt phim truyền hình ngắn mới nhất mà mọi người đang say mê theo dõi.

Gần như chắc chắn là ai đó sẽ lấy điện thoại di động ra để kiểm tra độ chính xác của người trả lời đầu tiên. Nhanh, nhanh hơn nữa, nhanh nhất kẻo người khác nghi ngờ bạn đang có những triệu chứng ban đầu của Big A.

Tri nho anh 1

Trí nhớ là một phần vô cùng quan trọng của con người. Ảnh: Nativespeaker.

Mặc dù bệnh Alzheimer không phổ biến như nhiều người vẫn lo sợ, nhưng người ta đang ngày càng bày tỏ lo lắng về chứng mất trí nhớ mà họ cảm nhận được với bạn bè của mình. Chúng cũng là những lời than thở phổ biến nhất mà những người trên 55 tuổi chia sẻ với bác sĩ của họ.

Những lo lắng về trí nhớ như vậy thường phi lý và khơi dậy sự lo lắng không cần thiết. Sự lo lắng phổ biến này đã góp phần tạo ra một mối quan ngại rộng rãi về trí nhớ và các dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Một trong những lý do của sự hoảng loạn này là sự nhầm lẫn trong tư duy của nhiều người về cách chúng ta hình thành ký ức.

Hãy cố gắng nhớ lại một chuyện gì đó đã xảy ra với bạn vào đầu ngày hôm nay. Nó không nhất thiết phải là một chuyện đặc biệt – bất kỳ sự kiện thông thường nào cũng được. Giờ hãy xem ký ức đó đã hình thành như thế nào.

Theo yêu cầu của tôi, bạn đã truy xuất ký ức về một chuyện gì đó mà có lẽ bạn sẽ không nghĩ tới nếu tôi không thúc giục bạn nhớ lại nó và bạn không nỗ lực để truy xuất nó.

Về bản chất, trí nhớ là trải nghiệm lại một chuyện gì đó trong quá khứ dưới dạng một hồi ức. Về mặt hoạt động, ký ức là sản phẩm cuối cùng của những nỗ lực của chúng ta trong hiện tại nhằm truy xuất những thông tin được lưu trữ trong não mình.

Ký ức – tương tự những giấc mơ và hành động tưởng tượng – khác nhau tùy theo mỗi người. Ký ức của tôi khác biệt rõ rệt với ký ức của bạn vì chúng dựa trên trải nghiệm sống cá nhân của chúng ta.

Ký ức cũng khác với hình ảnh hoặc video về các sự kiện trong quá khứ. Mặc dù các phiên bản dựa trên công nghệ này của quá khứ có thể đóng vai trò là công cụ kích thích trí nhớ, nhưng bản thân chúng không phải là ký ức.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-ban-nen-quan-tam-den-tri-nho-cua-minh-post1535566.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Vương miện xanh

Được phát hành

,

Bởi

Tập sách là hành trình từ hậu trường sân khấu các cuộc thi người đẹp, nơi người thắng cuộc được yêu quý nhưng cũng hứng chịu các phán xét khắt khe của công chúng, đến các dự án xanh của Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà.

Hai năm nhìn lại, tôi tự hỏi về bản thân, về phiên bản khác của chính mình giữa có và không có vương miện, giữa những gì tôi đạt được và đánh mất.

Năm 2022, tôi bước lên bục cao sân khấu Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh đăng quang Hoa hậu Môi trường Việt Nam.

Năm 2023, tôi tiếp tục trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục vương miện Miss Eco International 2023 (Hoa hậu Môi trường Thế giới) tại Cairo, Ai Cập giữa những phấn khích và xúc động.

Chiếc vương miện đã thay đổi tôi. Từ một cô bé vô tư trong chiếc “tổ kén” gia đình nuôi dưỡng gần 20 năm qua, nay tôi bước ra thế giới rộng lớn và choáng ngợp với những điều không thể ngờ đến. Thế giới đã “dạy” tôi lớn lên, trước những vô lo, niềm vui, nỗi buồn, cảm xúc của tuổi vừa rời ghế nhà trường.

Nhiệm kỳ hoa hậu của tôi đã kết thúc, nhưng tôi vẫn tiếp tục sứ mệnh trên con đường đã chọn, đó là tình yêu, là trái tim, là thanh xuân, là giá trị sống.

Hai năm nhìn lại, tôi tự hỏi về bản thân, về phiên bản khác của chính mình giữa có và không có vương miện, giữa những gì tôi đạt được và đánh mất. Thế giới đó, có gì ở lại cùng tôi? Có gì đã khiến tôi dũng cảm đi tiếp trong khoảng thời gian đầy khó khăn đó?

Hoa hau anh 1

Hoa hậu môi trường thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà. Ảnh: Vietnam.vn.

Một mình trên sân khấu

Ngay khi vừa đạt cột mốc “đủ tuổi”, tôi lập tức đăng ký cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam. Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ rằng, phải thực hiện ước mơ của mình ngay khi có cơ hội. Ước mơ làm hoa hậu? Không hẳn! Đó là ước mơ được làm gì đó, thật cụ thể, thật thiết thực cho môi trường sống này, cho hành tinh này.

Nếu trở thành hoa hậu, tôi sẽ có ưu thế hơn, có thể xuất hiện trước nhiều người để bày tỏ những vấn đề về môi trường, đánh động sự quan tâm của nhiều người hơn. Nghĩ là làm, thật may mắn, tôi đã thành công và đăng quang khi lần đầu thử sức ở một đấu trường sắc đẹp mà mục tiêu không phải để trở thành người đẹp được ca ngợi hay được công nhận về nhan sắc. Tôi chỉ muốn nhắm tới sứ mệnh vì môi trường như chính danh hiệu mà cuộc thi đã trao.

Tôi bỗng nhớ đến câu nói trong Nhà Giả Kim: “Khi bạn thực sự mong muốn một điều gì, cả vũ trụ sẽ hợp lại giúp bạn đạt được nó”. Phải chăng, tôi thành công vì tôi khao khát điều đó mãnh liệt?

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã nhiều lần tự đặt câu hỏi cho bản thân: Là một người trẻ lớn lên trong điều kiện sống đầy đủ, được ăn ngon mặc đẹp và có nhiều cơ hội học tập hơn thế hệ ông bà, ba mẹ ngày xưa, liệu tôi có thể làm ngơ trước những mối đe dọa đang rình rập môi trường sống của chúng ta như rác thải, ô nhiễm, hạn mặn, lũ lụt, phá rừng hay hiệu ứng nhà kính không? Chính vì vậy, tôi đã quyết định tham gia cuộc thi Hoa hậu Môi trường. Hai chữ “môi trường” trong danh hiệu chính là nguồn sức mạnh và động lực để tôi hành động.

Ban đầu, tôi cũng mang trong mình rất nhiều lo ngại: Liệu mình có đủ khả năng không? Liệu có thể vượt qua những thí sinh tài năng khác? Tuy nhiên, tôi nhận ra, niềm khao khát mạnh mẽ muốn thử thách bản thân và tìm kiếm những cơ hội mới để trưởng thành còn lớn hơn. Điều thôi thúc tôi tham gia không chỉ là mong muốn thể hiện bản thân, mà còn ở khát khao được lan tỏa những giá trị tích cực về bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

Nguồn: https://znews.vn/chiec-vuong-mien-thay-doi-cuoc-doi-hoa-hau-moi-truong-the-gioi-post1535563.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng