Connect with us

Sách hay

Những ‘Mả đói’, ‘Gò ma’ của nạn đói 1945 qua lời kể nhân chứng

Được phát hành

,

Các nhân chứng sống sót qua nạn đói năm 1945 đều không thể nào quên những cái chết thảm khốc đã ám ảnh họ.

Trong cuốn Nạn đói năm 1945 tại Việt NamNhững chứng tích lịch sử (GS Văn Tạo và GS Furuta Motoo chủ biên), để làm rõ được tính khủng khiếp của nạn chết đói, nhất là con số nạn nhân chết đói, bên cạnh các tư liệu thành văn, di tích lịch sử, các tác giả sách đặc biệt chú trọng sử dụng tư liệu điều tra thực địa bằng phương pháp xã hội học lịch sử.

Trong đó, việc điều tra này có sự tham gia của các nhân chứng lịch sử, có những người được chứng kiến nạn đói xảy ra, những người còn sống sót qua nạn đói. Họ không những cung cấp số người chết mà còn mô tả thảm cảnh đó diễn ra như thế nào.

Nan doi nam 1945 o Viet Nam anh 1

Sách Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam do NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Plus phát hành. Ảnh: O.P.

Đói quá ăn cả cám mùn cưa

Trong 3 đợt điều tra vào năm 1992, 1993-1994 và 1994-1995, tại 23 điểm thuộc 21 địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản đã thu thập được hàng trăm câu chuyện kể của những người trong cuộc, phản ánh sự thật khủng khiếp và tính tàn khốc của nạn đói mà nó vẫn còn ám ảnh trong tâm trí các nhân chứng.

Qua những câu chuyện này, nhiều sự thật khủng khiếp về nạn đói năm 1945 được kể lại chi tiết. Từ chuyện nhiều người đói quá ăn cả cám mùn cưa, ăn trấu trát vách, ăn cả những thứ người ta đã nôn ọe ra, ăn cả những hạt ngô đãi được từ cứt ngựa của Nhật; đến chuyện nhà giàu cũng chết đói; người sống đói quá tranh nhau từng miếng ăn; những cái chết thương tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ, cảnh tang tóc ở các làng quê, những mồ chôn tập thể…

Sách ghi lại lời ông Chu Bá Quán (làng Khả Lý, tổng Mật Ninh, huyện Việt Yên, Bắc Giang, một nhân chứng nạn đói năm 1945). Ngày đó ông Quán còn ít tuổi, ra đường phải quấn bao tải, ông và gia đình phải thường xuyên ăn cháo cám. “Xóm có 60 hộ, 10 hộ có ruộng, còn lại đòn gánh trên vai, nên đói rách, ngoài bãi chết nhiều”, ông kể.

Ông Trịnh Khắc Khâm (thôn Bỉnh Trung, xã Bồ Đề, Bình Lục, Hà Nam) kể: “50 gia đình ở Bỉnh Trung chỉ có 4, 5 gia đình tương đối một tý ngày được 1 bữa, thóc rang lên giã thành thính chia nhau ăn. Còn đại bộ phận ăn khoai ngứa thái nấu cháo”.

Ông Giang Đức Tuệ (nguyên Chủ tịch tỉnh Thái Bình) cho biết tỉnh có 28 vạn người chết đói. Quê ông ở thôn Phú Viên, xã Mỹ Lộc, chết gần nửa dân số. Gia đình ông lúc bấy giờ phải chạy đi Hà Nội, hàng ngày phải ăn cháo cám, mà cám không phải nguyên chất mà pha thêm mùn cưa.

Rồi cơn đói buộc nhiều người phải ăn trấu, rồi khi trấu cũng không còn thì họ cậy cả vách đất có trộn trấu để ăn.

Ông Nguyễn Bá Lộc (xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) kể: “Nhà tôi vách trát đất, ông Thoa đói quá đến lấy đất đem về, tôi không biết lấy làm gì. Ông đem về đập ra lấy trấu rang lên ăn”.

Ông Nguyễn Thanh Vân (Nguyên Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Bình) kể trong sách: “Những người còn sống thì kéo nhau ra chợ, đường cái, chợ Bo, thị trấn và các vùng khác, miễn có thể tìm được miếng ăn, nhưng rồi đại bộ phận họ cũng chết tha phương. Họ chết không kịp chôn, ruồi bọ, kiến, chim muông đến rỉa xác thối rữa”.

Nạn chết đói không chỉ xảy ra ở bộ phận bần cố nông, tiểu nông, trung nông… mà nó còn diễn ra đối với cả những người giàu có. Ông Trần Đức Minh (nguyên Chủ tịch xã Văn Khê) kể: “Trong nạn đói năm Ất Dậu người La Khê chết đói rất nhiều, có xóm chết hết như xóm Ngòi”. “Nhà ông Bá Liêu giàu có cũng bị đói đến nỗi phải thắt cổ tự tử. Ngay sau nhà ông tôi có người chết thối rữa không ai biết. Riêng tôi đã đi chôn đến 30 người chết đói”, lời ông Minh được ghi trong sách.

Nan doi nam 1945 o Viet Nam anh 2

Đồng chủ biên cuốn sách GS Văn Tạo (bên trái) và GS Furata Motoo (bên phải). Nguồn: O.P.

Những cái chết no

Hầu hết trường hợp chết no trong nạn đói năm 1945 là do bị bỏ đói quá lâu ngày, đến khi được ăn một bữa, thì ăn no quá, đến bội thực mà chết. Ông Nguyễn Kim Lương (nhân chứng của nạn đói năm 1945 ở Hương Nộn, huyện Tam Thanh, tỉnh Hưng Hóa cũ kể trong nạn đói năm 1945 có nhiều người làng Hương Nộn bị chết, nhưng có nhiều cách chết khác nhau.

“Có người trong mấy tháng đói, ăn uống kham khổ, chỉ có rau, củ chuối… đến khi có lúa gặt về, ăn vào rồi chết (chết no). Ở làng có trường hợp ông Nguyễn Văn Tự, ông Lại Văn Thúc, ông Lại Văn Thích, gia đình ông Công Dược, ông Quản Tổng (bố ông Khóa)… đều là những người chết sau khi đã có lúa gặt về rồi”, trích lời nhân chứng Nguyễn Kim Lương.

“Nguyên nhân là nạn đói. Vì lúc chưa có lúa, ăn uống thất thường, không có chất dinh dưỡng, cơ thể yếu mệt, đến lúc có lúa ăn no đột ngột, không đau ốm gì mà chết”, ông Lương kể.

Còn ông Nguyễn Văn Bình (nhân chứng nạn đói 1945 ở Hưng Hóa) thì kể: “Nhà ông Quất Chi cả hai anh em bị chết đói. Ông Quán Tổng thì chết sau khi lúa gặt về, ăn no vào mà chết. Bà Diện (vợ ông Căn) chết để đến nỗi giòi đục, về sau phải quấn giát giường đem đi chôn ở ngoài bờ. Có người ở nơi khác đến xin ăn như bố ông Vóc, chết ở chợ không ai chôn. Khi đó, tôi là tuần phiên bị lý dịch (ông Nghĩa) sai đi chôn, phải lấy chiếu rách quấn vào rồi đem lên khu nhà Mão (trường cấp III bây giờ) để chôn”.

Theo các tác giả cuốn sách, vụ chiêm năm ấy ở Hương Nộn, lúa và đậu tương đều tốt. Một số người đến khi gặt lúa về vì lâu ngày bị đói, nay ăn no quá, không tiêu hóa được cũng bị chết. Theo trí nhớ của các cụ ở làng có đến 5-6 trường hợp bị “chết no” như vậy.

Nan doi nam 1945 o Viet Nam anh 3

Ảnh hai hai em bé đổ cháo vào miệng bố, chụp tại Phủ Lý, Hà Nam. Ảnh: Võ An Ninh.

Những mồ chôn tập thể

Theo các tác giả, nạn đói ở làng Hương Nộn nhiều người chết không có ván khâm liệm, nên thường được cuốn bằng giát giường hoặc bó chiếu. Có người nghèo đến nỗi không có chiếu mà bó. Ngày nay, nhiều người vẫn ghê rợn khi nghĩ đến bãi tha ma “Văn Chỉ” ở rìa làng. Ông Đỗ Văn Vượng (nhân chứng người làng Hương Nộn) kể lại:

“Mỗi ngày thường có 4-5 đám đem ra chôn ở đó. Vì sức yếu, những người đi chôn cũng chỉ đào được cái hố rất nông, khi lấp đất lại không cao, nên có những cái mộ vẫn còn hở cả tóc, hở cả chân, trông rất ghê sợ”.

Ông Trần Văn Tảo (ở thôn Nhũ Tỉnh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) thì cho biết ngay đầu làng, ngày nào cũng có từ 4 đến 10 người chết đói, có người rúc vào đống rạ, nằm vạ vật ngoài quán chợ, quần áo tả tơi, có người chết đói còn không có lấy một tấm vải che thân.

“Có bà mẹ chết rồi, con vẫn nằm trên bụng, rúc vào bú, rồi cũng lăn ra chết. Chôn không xuể, có hố chôn tới 3, 4 xác chết. Có người bó chiếu, đầu, chân không có chiếu, hai người khênh, đầu chân cứ lắc la, lắc lư, trông rất thảm thương. Có người chết đã 2, 3 ngày vẫn chưa thấy mùi hôi thối, vì thân thể gầy guộc, chỉ còn da bọc xương”, ông Tảo kể.

Theo các tác giả cuốn sách, những mồ chôn tập thể chôn dưới đất chứa đựng hàng chục, hàng trăm bộ xương, nhưng trên mặt đất thì gần như không còn gì, thậm chí chỉ còn là bãi cỏ chăn bò như ở Quần Mục, Hải Phòng, hay chỉ là một mảnh vườn hợp tác xã phân cho một hộ gia đình, khi xây cất nhà họ đào lên vội vàng vùi ra chỗ khác vì quá rùng rợn, như ở Tây Lương, Thái Bình.

Ông Phạm Gia Mỹ (trung tá quân đội) cho biết khi xây dựng chợ ven biển ở thôn Quần Mục, các ông đã xác định được 207 bộ hài cốt là người chết đói. “Đó là những hài cốt nằm chung một hố, được vùi lấp qua loa, hoặc những hài cốt ở các tư thế nằm sấp, nghiêng, ngồi co quắp, không được chôn cất theo nghi thức bình thường”.

Cũng theo các tác giả, có nơi nhân dân đã khoanh khoảng chôn những “mồ tập thể” đó lại, làm lễ tưởng niệm, dựng bia căm thù, nhưng đó chỉ là trường hợp hãn hữu. Còn đại đa số là nhân dân địa phương chỉ ghi lại nỗi thương đó trong tâm của mình. Còn những bãi tha ma đó thường được mang những cái tên dã sử như “Mả đói”, “Gò ma”.

Nguồn: https://zingnews.vn/nhung-ma-doi-go-ma-cua-nan-doi-1945-qua-loi-ke-nhan-chung-post1342181.html

Sách hay

Lịch sử vú – cái nhìn mà bạn chưa từng mường tượng tới

Được phát hành

,

Bởi

Viết về bộ phận được cho là mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trên cơ thể phụ nữ, “Lịch sử vú” của Marilyn Yalom là công trình khoa học thuyết phục và đầy hấp dẫn về vú phụ nữ.

Lich su vu anh 1

Tranh sử dụng làm bìa sách: Diana và thần tình yêu của Pompeo Batoni vẽ khoảng năm 1761. Nguồn: wikipedia.

Với rất nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích, cùng các phân tích liên ngành được soi sáng và nuôi dưỡng bởi ý thức đấu tranh cho quyền phụ nữ và nữ quyền, Lịch sử vú còn đưa ra những góc nhìn nữ quyền sâu sắc và rất táo bạo .

Lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại

Cuốn sách này sẽ khiến bạn “suy nghĩ về vú phụ nữ theo cách bạn chưa từng mường tượng trước đây”. Đó là câu mở đầu vừa gợi tò mò nhưng cũng vừa “khiêu khích” của tác giả Marilyn Yalom.

Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà vị giáo sư Pháp ngữ và văn học so sánh này lại mở đầu như vậy. Bởi khi bạn đọc cuốn sách này của bà, bạn sẽ thấy tri thức về vú của mình còn nghèo nàn và tương đối hạn hẹp.

“Nhìn từ bên ngoài, vú đại diện cho một thực tại khác, và thực tại này khác nhau tùy theo con mắt của mỗi người nhìn. Trẻ sơ sinh nhìn thấy thức ăn. Đàn ông thấy tình dục. Các bác sĩ thấy bệnh tật. Doanh nhân nhìn thấy những dấu hiệu của đôla. Những người có quyền uy trong tôn giáo biến vú thành biểu tượng tinh thần, trong khi các chính trị gia chiếm dụng nó vì mục đích dân tộc chủ nghĩa. Những nhà phân tâm học đặt vú vào trung tâm của vô thức, như thể nó là phiến đá nguyên khối không thay đổi…”. Marilyn Yalom viết.

Thông thường, chúng ta hay nhìn nhận về vú ở chức năng làm mẹ và chức năng tình dục. Nhưng Marilyn Yalom lại cho chúng ta thấy lịch sử hàng nghìn năm của loài người là lịch sử vú và lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại.

Cuốn sách đưa chúng ta vào chuyến du hành vượt thời gian (từ thời các nữ thần Đồ đá cũ đến phong trào giải phóng phụ nữ vào cuối thế kỷ 20), xuyên không gian (từ vùng Trung Đông đến châu Âu và Mỹ…), xuyên qua diễn ngôn của các lĩnh vực khác nhau (bao gồm cả tôn giáo, chính trị, thương mại, khoa học, nghệ thuật…) để chứng kiến thân phận “bảy nổi ba chìm” của vú.

Theo trình tự 9 chương sách: “Vú linh thiêng”, “Vú gợi dục”, “Vú quốc dân”, “Vú chính trị”, “Vú tâm lý”, “Vú thương mại”, “Vú y học”, “Vú tự do” và “Vú trong khủng hoảng”, tác giả cho người đọc nhìn thấy mối liên hệ mật thiết giữa bầu vú người phụ nữ với lịch sử phát triển của nhân loại.

“Khởi thủy là vú mẹ”, mượn lại một lối nói trong Kinh Thánh, Yalom cho rằng đó là nguyên nhân đầu tiên khiến cho bầu vú được tổ tiên loài người xem là một vật linh thiêng, lý do mà vì đó ở thời tiền sử, họ “đã ban tặng cho các tượng nữ thần của mình những bầu vú tuyệt vời”.

Đến lượt các vị nữ thần, họ lại truyền cảm hứng cho các nền văn minh đến sau, từ thế giới Hy La qua đêm dài trung cổ, nơi vú hiện lên như là nguồn cội của sức mạnh nuôi dưỡng và ban phát của “mẹ thiên nhiên” mang tính biểu tượng và người mẹ cụ thể chăm sóc cho đàn con thơ bé của mình.

Sang thời Phục Hưng, tính chất gợi dục đã len lỏi vào trong những bức tranh vốn xuất phát từ truyền thống vú linh thiêng thông qua việc nhấn mạnh vào hành động cho con bú của người mẹ.

Dù cùng thể hiện hành động cho con bú nhưng hội họa Phục Hưng đã khác biệt so với các tranh Thánh trước đấy ở một khía cạnh cơ bản: bầu vú hiện lên vừa như là “một tín hiệu khêu gợi trong nghệ thuật” vừa như để “ám chỉ đến khoái cảm thuần túy”.

Lich su vu anh 2

Sách Lịch sử vú. Ảnh: NXBPNVN.

Lịch sử vú qua góc nhìn kinh tế, chính trị, giới

Trước khi bầu vú bị tình dục hóa chuyển sang bị chính trị hóa trong thế kỷ Ánh Sáng, bầu vú đã có một “thời kỳ chuyển tiếp” rất thú vị, khi nó hiện diện với tư cách “vú quốc dân” trong xã hội công dân Hà Lan thế kỷ 17. Hội họa Hà Lan thời kỳ này đã nhanh chóng xóa bỏ đặc tính phô bày bầu vú nhằm thỏa mãn dục vọng để đặt nó vào trong bức tranh sinh hoạt, hoặc đem đến tinh thần thương yêu của người mẹ đối với con cái…

Đến sau Hà Lan một thế kỷ, tư tưởng Khai Sáng của J.J. Rousseau và “niềm đam mê cho con bú mà ông truyền cảm hứng đã đi xuyên qua địa vị giai cấp, chính trị và biên giới quốc gia” để hình thành một phong trào chính trị rộng khắp ở châu Âu.

Nói về thời kỳ này, Marilyn Yalom cho biết không có thời điểm nào trong lịch sử – ngoại trừ thời đại chúng ta – người ta lại tranh cãi nhiều về vú hơn là thế kỷ 18. Khi các nhà tư tưởng thời Khai minh bắt đầu hành trình thay đổi thế giới, bầu vú đã trở thành một đấu trường cho các lý thuyết gây tranh cãi về loài người và hệ thống chính trị.

Kể từ đó, người ta bắt đầu yêu cầu phụ nữ dâng hiến bầu vú của mình để phục vụ lợi ích quốc gia và quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh và cách mạng, họ được khuyến khích độn vú “cho những chàng lính” hoặc để hở ra như là biểu tượng của tự do.

Không chỉ bị lôi kéo vào đời sống chính trị vú cũng bị lôi kéo vào đời sống kinh tế bởi “khả năng thương mại gần như vô tận” của nó, nhờ vào “sự phát triển của các sản phẩm dành cho vú” và các cách thức mà người ta mua bán “tư thế vú để trần trong nghệ thuật, truyền thông và giải trí, bao gồm cả nội dung khiêu dâm”.

Không chỉ đề cập đến lịch sử vú là lịch sử văn minh nhân loại, trong cuốn sách Marilyn Yalom còn bàn đến nữ quyền và quyền phụ nữ đối với bầu vú của mình, đồng thời nói về bệnh ung thư vú – cú sốc của bệnh tật đe dọa tính mạng của người phụ nữ.

“Ai là người sở hữu đôi gò bồng đảo đó? … Lịch sử văn hóa về vú chắc chắn nằm trong văn cảnh “triều đại của dương tượng” đã thống trị nền văn mình phương Tây trong 2.500 năm qua. Tuy nhiên, vú đồng thời đã có triều đại của riêng mình, chắc chắn là một triều đại được kiến tạo từ những huyễn tưởng của nam giới, nhưng là triều đại ngày càng thể hiện nhu cầu và ham muốn của người phụ nữ, mà rốt cuộc thì vú là của họ”, Marilyn Yalom viết.

Cũng liên quan đến quyền phụ nữ đối với bầu vú, Marilyn Yalom đã nêu ra một điều đáng suy ngẫm, đó là khi mà chỉ lúc lâm trọng bệnh, bầu vú mới thực sự là của riêng người phụ nữ. “Chính thực tại bi thảm của bệnh ung thư vú đã mang lại cho phụ nữ sự sở hữu trọn vẹn bầu vú của mình. Họ đang học, với cú sốc của bệnh tật đe dọa tính mạng, rằng bầu vú của họ thực sự là của riêng họ”.

Tóm lại, Lịch sử vú là lịch sử của văn minh nhân loại. Dù trải qua nhiều khúc quanh trong lịch sử, về cơ bản, vú luôn gắn cả chủ thể nữ – người mang vú và chủ thể chiếm dụng vú vì các mục đích riêng. Và từ cái nhìn này của Marilyn Yalom, chúng ta chắc chắn không thể nhìn bầu vú của phụ nữ như trước được nữa.

Nguồn: https://znews.vn/lich-su-vu-cai-nhin-ma-ban-chua-tung-muong-tuong-toi-post1512098.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tin ở giáo viên

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Tin ở giáo viên”, “Phát triển sự nghiệp giáo dục”, “7 định luật giảng dạy”, “Trí tuệ hiệu trưởng” là những tư liệu tham khảo hữu ích, chìa khóa để mở ra thành công cho những người thầy.

Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay. Những cuốn sách sau đây là sự kết hợp của những kiến thức và kinh nghiệm giáo dục hàng đầu thế giới, có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục ở Việt Nam trong thời đại mới.

Giao vien - giao duc anh 1

Sách Tin ở giáo viên. Ảnh: TIMES.

Tin ở giáo viên

Cuốn sách Tin ở giáo viên của hai tác giả Timothy D. Walker và Pasi Sahlberg khẳng định bí mật lớn nhất để tạo ra sự khác biệt và nền giáo dục đẳng cấp cho Phần Lan chính là niềm tin. Hay nói cách khác, nền giáo dục đẳng cấp thế giới bắt đầu từ sự tin tưởng.

Các tác giả đưa ra 7 nguyên tắc chính để xây dựng văn hóa lòng tin trong trường học trên khắp thế giới, từ việc cung cấp đào tạo giáo viên tương lai đến khuyến khích quyền tự quyết của học sinh và thúc đẩy tính hợp tác giữa các nhà giáo dục, bao gồm: Dạy giáo viên phương pháp tư duy, Người hướng dẫn thế hệ tiếp theo, Tự do trong khuôn khổ, Nuôi dưỡng người học có trách nhiệm, Làm việc nhóm, Chia sẻ quyền lãnh đạo, Tin tưởng vào quá trình.

Đối với các nhà giáo dục, nhà quản lý trường học và phụ huynh, Tin ở giáo viên mang lại những bài học về những thách thức và khát vọng mà chúng ta đang đối mặt trong bối cảnh của chính mình.

Cuốn sách dành cho những học sinh đặt lòng tin vào thầy cô của mình, những nhà quản lí giáo dục đặt lòng tin vào đồng nghiệp của họ, những phụ huynh đặt lòng tin vào giáo viên – những người đang san sẻ cùng họ hành trình nuôi dạy những đứa trẻ thành tài. Nó mang lại hy vọng và một lộ trình cho những ai đang tận tâm theo đuổi sự xuất sắc trong giáo dục tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Giao vien - giao duc anh 2

Sách Phát triển sự nghiệp giáo dục. Ảnh: TIMES.

Phát triển sự nghiệp giáo dục

Với 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực giáo dục, Tiến sĩ Jill Berry đã đưa ra những lời khuyên thực tế và giá trị cho bất kỳ ai đang cân nhắc đến vai trò nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là vị trí hiệu trưởng.

Mỗi giáo viên đều là người lãnh đạo việc học trong lớp học của mình. Khi sự nghiệp thăng tiến, bạn chuyển từ vai trò lãnh đạo này sang vai trò lãnh đạo khác, phạm vi ảnh hưởng của bạn sẽ dần dần mở rộng. Bạn sẽ có cơ hội học hỏi, phát triển, chứng tỏ bản thân. Vị trí lãnh đạo tuy khó khăn nhưng cũng là cơ hội để bạn tạo nên giá trị. Cuốn sách này sẽ hỗ trợ bạn nhìn nhận thấu suốt về những thách thức và trách nhiệm phía trước trong vai trò là một nhà lãnh đạo giáo dục.

Phát triển sự nghiệp giáo dục sẽ là cuốn cẩm nang nghề nghiệp đúng nghĩa dành cho mọi giáo viên mong muốn phát triển sự nghiệp giáo dục của bản thân mình.

Giao vien - giao duc anh 3

Bộ sách Làm thầy. Ảnh: TIMES.

Làm thầy

Bộ sách Làm Thầy là tuyển tập những lời khuyên hữu ích của các nhà giáo dục hàng đầu thế giới. Trong đó, cuốn 7 định luật giảng dạy được xuất bản từ năm 1886, là tác phẩm kinh điển cho các nhà giáo thuộc mọi bậc học trên khắp thế giới suốt hơn 1 thế kỷ qua. Cuốn sách này đã nhận được nhiều lời nhận xét và ca ngợi của không chỉ các nhà giáo mà cả những người coi trọng giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Còn cuốn Trí tuệ hiệu trưởng ghi lại những trải nghiệm thực tế và có tính gợi mở để các nhà lãnh đạo, quản lí trường học và bất kì ai mong muốn đứng vào hàng ngũ này kiểm chứng, suy nghĩ và vận dụng vào hoàn cảnh của mình để làm tốt hơn nữa vai trò song nhiệm của họ.

Có thể nói, bộ sách Làm Thầy chính là chìa khóa để mở ra thành công cho những người thầy và đưa gợi ý để phát triển nền giáo dục. Bộ sách không chỉ dành cho những ai đang đứng trên bục giảng, mà còn phù hợp với cả những bạn đọc đang quan tâm tới một nền giáo dục tiên tiến.

Nguồn: https://znews.vn/tin-o-giao-vien-post1512197.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm Người là… làm gì?

Được phát hành

,

Bởi

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm Người là… làm gì?

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512184.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng