Connect with us

Sách hay

Muôn nẻo đường tình qua những miền yêu

Được phát hành

,

Mỗi truyện ngắn trong “Qua những miền yêu” là một miền xúc cảm trong muôn nẻo đường tình, với niềm yêu đong đầy luyến nhớ.

Tình yêu muôn đời vẫn luôn là trái chín trên cành mà ai cũng muốn hái xuống. Dẫu trái chín đó có người chạm lấy nhưng có người cũng hụt tay.

Nhưng hơn bao giờ hết, tình yêu cũng chính là động lực, là nguồn cơn cho mọi khát vọng sống. Yêu, đôi khi chỉ dung dị là sự hy sinh vì người mình yêu, hay vì tình bạn sắt son.

Và đôi khi, yêu là nén chặt nỗi đau vào sâu thẳm trái tim để ai đó được hạnh phúc, là khát khao muốn hét lên chứng minh tình yêu dành cho đối phương…

Advertisement

Tuyển tập truyện ngắn Qua những miền yêu (Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, 2020) đem đến cho bạn đọc những cung bậc xúc cảm tuyệt vời của tình yêu, có thăng có trầm, có vui có buồn, có xót xa, đắng đót, nhưng cũng ngọt ngào, hạnh phúc.

Qua nhung mien yeu anh 1

Ảnh sách Qua những miền yêu. Nguồn: NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM.

Truyện Mùa hạ có em, của tác giả Phong Dương là sự nuối tiếc của chàng họa sĩ đa tình Hoàng Huy. Anh đã đánh mất Hạ Lam từ những hành động bồng bột của mình. Đó là buổi sinh nhật lần thứ 30, Hoàng Huy đã nói dối Hạ Lam để đón điều đặc biệt với người con gái khác.

Bức tranh sơn dầu của Hoàng Huy vẽ Hạ Lam sau bao thăng trầm đang chạy ngang một cơn mưa rào đầu hạ phần nào nói nên sự tiếc nuối nhưng muộn mằn đó. Hoàng Huy đã chọn cách ký tên trên bức tranh là một nhành phượng kèm chữ HL có nghĩa là Hạ Lam hoặc tên ghép của 2 người Huy Lam.

Còn truyện Có phải Mình yêu nhau tác giả Hoài Hương kể về mối quan hệ giữa nhân vật anh – người Pháp, tiến sĩ, chuyên gia ngành tâm lý học hàng không, phụ trách đào tạo tiếp viên hàng không của Air France và nhân vật cô – người Việt Nam (Sài Gòn), thực tập sinh tiếp viên của Air France.

Mối quan hệ này kéo dài trong nhiều năm và cả anh và cô đã bao lần hỏi nhau: Có phải mình yêu nhau? Để rồi treo câu hỏi đó lơ lửng, vẫn cứ đắm đuối bên nhau hết năm này tháng nọ, nhưng mãi cũng chỉ dừng lại ở đúng nụ hôn đầu tiên…

Advertisement

Truyện Giới hạn vô hình của Tịnh Bảo thì kể về mối quan hệ của cô gái tên là Thụy với nhân vật gã – người thầy hướng dẫn tập võ cho Thụy ở câu lạc bộ Teakwondo. Cả hai người đều có những nét tương đồng về tính cách, thế nhưng về tình cảm thì lại có những khác biệt. Trong khi Thụy coi gã là mối tình đầu, thì gã luôn suy nghĩ Thụy là người em gái mãi mãi của gã…

Truyện Bình bát trôi sông của Lê Minh Tú lại đưa độc giả về một miền quê Nam Bộ. Ở nơi đó có câu chuyện tình cảm “dù trôi xa nhưng vẫn một đời nhớ thương” giữa Thanh và Lượm. Món quà tình yêu đầu tiên Lượm tặng Thanh chính là những trái bình bát (na biển) vàng nhạt, hườm hườm, thơm thơm.

Ở xứ Thanh có câu “đồ bình bát trôi sông”, chỉ những con người thân sơ thất sở (không còn người thân người sơ, mất chỗ nương tựa”, tứ cố vô thân, cầu bất cầu bơ. Và Lượm cũng là người thuộc diện “bình bát trôi sông” đó. Vì vậy, Thanh ém bặt không cho ai biết về tình yêu đầu đời của mình…

Có thể nói mỗi truyện ngắn trong Qua những miền yêu là một miền xúc cảm trong muôn nẻo đường tình, với niềm yêu đong đầy luyến nhớ. Và trong muôn nẻo đường tình đó, con người ta vẫn luôn rung cảm trước một trái tim biết đập những nhịp đập đồng điệu.

Các tác giả của tuyển tập truyện ngắn Qua những miền yêu: Hoài Hương, Tịnh Bảo, Lê Minh Tú, Phong Dương, La Hường, Võ Đăng Khoa, Tống Phước Bảo, Phát Dương, Ny An, Triệu Vẽ dù đã thành danh, hay tác giả trẻ đều đang từng bước khẳng định “bút lực” trên văn đàn hiện nay. Họ có một điểm chung là đều bước ra từ cuộc thi sáng tác truyện ngắn về đề tài phụ nữ “Một nửa làm đầy thế giới”, do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM phối hợp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tổ chức năm 2019.

Advertisement

Nguồn: https://zingnews.vn/muon-neo-duong-tinh-qua-nhung-mien-yeu-post1159270.html

Sách hay

Bộ thông sử bằng hình ảnh đầu tiên

Được phát hành

,

Bởi

“Cuốn sách Lịch sử Việt Nam bằng hình” được kì vọng là bộ thông sử bằng hình đầu tiên, minh họa bằng hàng trăm hiện vật khảo cổ học, tư liệu hình ảnh, bản đồ, chữ viết, các hình ảnh kiến trúc…

Thong su anh 1

“Cuốn sách Lịch sử Việt Nam bằng hình được kì vọng là bộ thông sử bằng hình đầu tiên, minh họa bằng hàng trăm hiện vật khảo cổ học, tư liệu hình ảnh, bản đồ, chữ viết, các hình ảnh kiến trúc… Các hiện vật đều có niên đại, phản ánh quá trình phát triển đất nước thông qua văn hiến, văn vật”- đây là nhận định của các nhà nghiên cứu tại buổi giới thiệu sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” do Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A phối hợp xuất bản, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Cuốn sách Lịch sử Việt Nam bằng hình 660 trang, chia thành 14 phần: Tiền sử và truyền thuyết; Chống Bắc thuộc; Nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê; Nhà Lý; Nhà Trần; Nhà Hồ và thời thuộc Minh; Nhà Hậu Lê (thời Lê sơ); Nhà Mạc; Thời Lê Trung hưng và chính quyền chúa Nguyễn; Nhà Tây Sơn; Nhà Nguyễn (Sơ kỳ); Chống Pháp và Pháp thuộc; Độc lập, thống nhất và phát triển; Nghìn năm văn hiến. Đây là công trình phác thảo toàn cảnh về quá trình dựng nước và giữ nước, xuyên suốt từ thời xuất hiện các cư dân cổ xưa đầu tiên trên lãnh thổ cho đến khi hình thành một quốc gia hiện đại như ngày nay, được hoàn thiện sau 17 năm hình thành ý tưởng và biên soạn, hiệu đính. Song song với phần lời ngắn gọn, dễ hiểu, phần hình ảnh cuốn sách được đánh giá là kho tư liệu phong phú, đa dạng, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, được sưu tập từ các bảo tàng trong nước, ngoài nước và các bộ sưu tập tư nhân. Các di tích, chùa, đền, tượng đài gắn liền với tên tuổi các danh nhân lịch sử cũng hiện diện trong cuốn sách này dưới dạng ảnh chụp để minh họa cho ngôn từ thêm phần sinh động.

Thong su anh 2

Cụ thể, người đọc không chỉ được ngắm hình ảnh những ngôi đình, chùa cổ kính, các bảo vật quốc gia mà còn được xem lại những tư liệu bản đồ được vẽ lại, biên dịch từ chữ Hán, Nôm sang chữ Quốc Ngữ. Chẳng hạn, với sự giúp sức của dịch giả Châu Hải Đường và họa sĩ Tạ Huy Long, tái hiện Hồng Đức bản đồ bản chữ Quốc ngữ, giúp người đọc tiếp cận tư liệu lịch sử một cách cụ thể hơn. Cách đặt tiêu đề mang tính gợi mở, như những lát cắt lịch sử mà người đọc có thể tiếp cận bất cứ trang sách nào để tra cứu.

Anh Đỗ Quốc Đạt Nhân, người tổ chức biên soạn cho biết: “Tiêu chí chọn lựa hình ảnh của nhóm tác giả, đầu tiên là những cổ vật tương ứng với từng thời kì. Nếu không có những minh chứng sống động từ cổ vật thì chúng tôi sẽ dựa trên các di tích, tư liệu trong bảo tàng tỉnh, bảo tàng quốc gia. Với bản đồ, lược đồ, chúng tôi dựa theo các bản đồ đã được nghiên cứu minh định về tính chính xác và được xuất hiện trong sách giáo khoa. Tất cả bản đồ được chúng tôi vẽ lại theo một phong cách nhất quán. Một số bản đồ được vẽ lại theo phong cách hiện đại hơn, để truyền tải một cách tốt nhất hình ảnh minh họa cho cuốn sách”.

PGS.TS Trần Trọng Dương, Khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam, Trường Ngoại ngữ – Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhận định: Đây là cuốn lịch sử phổ thông bằng hình sinh động, trực quan, để những người không chuyên có thể hiểu và cảm về lịch sử. Những người biên soạn đã cố gắng tổng hợp tri thức của các học giả đi trước, “một tư sử theo dòng chính sử”, mang đến cái nhìn tổng quan và xuyên suốt về lịch sử Việt Nam thông qua hình ảnh”.

Advertisement

PGS.TS Trần Trọng Dương cũng khẳng định: Thời gian biên soạn, biên tập trong 17 năm cho thấy sự công phu, kĩ lưỡng của tập thể tác giả. “Hình ảnh được đặt theo trục tuyến tính suốt nghìn năm lịch sử đúng theo mốc thời gian. Tuy nhiên, các hiện vật khảo cổ phần đa là hiện vật không lời, trong khi những chú thích mới chỉ nói được đó là cái gì: bình gốm ấy là gì, đặt ở đâu, chức năng kiến trúc là gì… Trong tương lai, có lẽ chúng ta sẽ có những cuốn sách chuyên sâu hơn, để hình và lời đi đôi với nhau. Lịch sử Việt Nam bằng hình ảnh không nên chỉ là lịch sử chính trị mà còn có thể là lịch sử văn hóa, lịch sử tín ngưỡng, lịch sử phong tục, lịch sử chữ viết, lịch sử các biểu tượng, kiến trúc, địa lý, thiên văn học…”.

Với 660 trang sách, cuốn Lịch sử Việt Nam bằng hình đã thể hiện có hệ thống, vắn tắt nhưng đầy đủ về lịch sử nước nhà từ xa xưa đến đương đại. PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam khẳng định: các tác giả đã cập nhật những kết quả nghiên cứu mới nhất về lịch sử, thể hiện tính toàn diện, toàn thể với những sự kiện đã xảy ra trên mảnh đất hình chữ S. Chẳng hạn, nhóm biên soạn đã có cập nhật tư liệu, khẳng định Quốc gia Việt Nam hình thành trên cơ sở 3 nền văn minh, 3 nền văn hóa, từ 3 vương quốc cổ đại: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Nhà nước Chăm Pa (trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh) và Vương quốc Phù Nam (trên cơ sở văn hóa Óc Eo). Cách tiếp cận toàn diện đã mang đến những không gian văn hóa của các quốc gia cổ đại đầu tiên đến bạn đọc.

Không có tham vọng thực hiện một tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu, ban biên soạn chủ đích chuyển tải thông tin cơ bản về lịch sử Việt Nam bằng hình ảnh với văn phong phù hợp nhiều đối tượng bạn đọc và lứa tuổi khác nhau. Tại buổi giới thiệu sách, các nhà nghiên cứu và độc giả cũng kì vọng trong tương lai gần, “Lịch sử Việt Nam bằng hình” sẽ được dịch sang tiếng Anh và phát hành rộng rãi đến nhiều quốc gia.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Advertisement

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/bo-thong-su-bang-hinh-anh-dau-tien-post1498844.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Những bóng hồng của giới tình báo Anh

Được phát hành

,

Bởi

Theo TS Claire Hubbard-Hall, có những người phụ nữ đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp tình báo Anh. Dù vậy ghi chép về họ dường như biến mất khỏi các tài liệu lịch sử.

tinh bao anh 1

Chân dung bà Kathleen Pettigrew, thư ký cấp cao của Cơ quan tình báo Anh MI6. Ảnh: Dr Richard Warner.

Trong cuốn sách Her Secret Service của TS Claire Hubbard-Hall mới ra mắt, một trong những chân dung nữ tình báo đáng chú ý là bà Kathleen Pettigrew, thư ký cấp cao của Cơ quan tình báo Anh MI6.

Kathleen Pettigrew, sinh năm 1898 tại Bermondsey, phía đông nam thành phố London (Anh). Bà là con gái của một người bán hàng. Bà không bao giờ kết hôn hay có con. Trong suốt 37 năm, bà đã phục vụ tại MI6, tham gia vào nhiều nhiệm vụ tối mật của Anh quốc.

Người phụ nữ bí ẩn này đóng vai trò trọng yếu trong việc điều phối các mạng lưới thông tin tình báo ở trụ sở Bletchley Park. Đồng thời, bà phụ trách quản lý các điệp viên của MI6 hoạt động ở nước ngoài trong Thế chiến thứ hai. Bà cũng tham gia các cuộc họp tối mật với Thủ tướng Winston Churchill cùng giám đốc MI6 Stewart Menzies. Bà là một trong những nhân vật chủ chốt đứng sau các chiến dịch gián điệp quan trọng của Anh, từ việc giám sát quá trình tạo nên máy giải mã Enigma của Alan Turing cho đến quản lý các thông tin tối quan trọng từ chiến trường. Bà Pettigrew cũng được vinh danh với huân chương MBE năm 1946 và OBE khi nghỉ hưu năm 1958.

Advertisement

Tiến sĩ Hubbard-Hall đã khám phá ra sự nghiệp của Pettigrew thông qua các tài liệu đã được mật mã hóa, nơi bà ký tên bằng các ký hiệu riêng nhằm bảo đảm an toàn. Từ những dữ kiện này, tác giả biết rằng bà Pettigrew đã bắt đầu sự nghiệp an ninh tình báo của mình từ Thế chiến thứ nhất. Vào khoảng thời gian này, bà tham gia các cuộc thẩm vấn gián điệp Đức, bao gồm cả vũ công Mata Hari – nhân vật nổi tiếng với biệt danh “femme fatale” của giới gián điệp.

Khi điều tra về cuộc đời của người thư ký cấp cao này, TS Hubbard-Hall phát hiện ra câu chuyện của người đàn ông trẻ từng nói chuyện với bà Pettigrew. Anh ta đùa rằng bà chính là Miss Moneypenny, ngay lập tức thư ký Pettigrew trả lời rằng: “Đúng vậy tôi chính là Miss Moneypenny nhưng với nhiều quyền lực hơn”.

Được biết, Miss Moneypenny là một nhân vật hư cấu trong series tiểu thuyết điệp viên James Bond của nhà văn Ian Fleming. Miss Moneypenny cũng giữ chức vụ thư ký cấp cao như bà Pettigrew.

Bên cạnh người thư ký Kathleen Pettigrew, TS Claire Hubbard-Hall còn tìm ra một nhân vật khác có tên Winifred “Winnie” Spink. Bà Winnie Spink là nữ điệp viên đầu tiên của MI6 được cử đến Nga vào năm 1916. Điệp viên “Winnie” Spink là người đã chứng kiến và ghi chép lại toàn bộ biến động của thời kỳ Cách mạng Bolshevik.

tinh bao anh 2

Chân dung bà Winifred “Winnie” Spink. Ảnh: Sarah Clark.

TS Hubbard-Hall đã liên lạc với người thân còn sống của bà Spink và tìm thấy cuốn nhật ký ghi lại thời gian bà hoạt động tại trạm tình báo Anh ở Petrograd (Nga).

Advertisement

“Bà ấy có mặt ở Petrograd đúng vào thời điểm biến động lớn nhất trong lịch sử nước Nga, chắc chắn bà đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng”, TS Hubbard-Hall nhận định.

Những tìm tòi và khám phá trong cuốn sách mới của TS Hubbard-Hall về tình báo Anh có ý nghĩa lớn với giới học thuật trong việc nhìn nhận các sự kiện một cách toàn diện hơn. Đồng thời, cuốn sách cũng ghi nhận công lao của những người đã đóng góp vào hòa bình thế giới ngày nay.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/nhung-bong-hong-cua-gioi-tinh-bao-anh-post1500160.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Thú lang thang người Hà Nội

Được phát hành

,

Bởi

Trong cuốn tản văn “Thú lang thang người Hà Nội” Băng Sơn đã dẫn dắt người đọc đi khắp phố lớn tới ngõ nhỏ của mảnh đất ngàn năm. Mỗi chuyến đi gắn liền với một câu chuyện văn hóa thú vị, được kể bởi một người hiểu và yêu Hà Nội.

Người ta yêu mùa thu bởi cái nét thanh tao, dịu dàng đặc trưng. Trời vào thu, cho ta cảm giác chậm rãi, yên bình đầy lắng đọng. Mùa thu ngắn ngủi, bởi vậy bao kẻ luyến nhớ nó nhiều hơn.

Mai Thị Hồng Tiếp, một mẫu ảnh miền Tây, bên trời thu Hà Nội. Ảnh: Chí Cường/Baodautu.

Nếu ví mùa đông là tuổi già, mùa xuân là thanh nữ, mùa hè là tuổi tráng niên thì tuổi say đắm là mùa thu chăng?

Hà Nội mùa nào cũng quyến rũ, nhưng có lẽ mùa thu là mùa thơ mùa mộng, làm mỗi con người đều có thể trở thành thi nhân, họa sĩ, mỗi trái tim đều say mê, mỗi con mắt đều đắm đuối.

Advertisement

Bằng lăng trước đã nhạt nhòa vì những cơn mưa xối xả. Tản Đà có câu thơ bất hủ: “Lá sen đã tàn tạ trong đầm…”

Ôi những làn hương buổi chiều huyền diệu, ta ngồi bên người yêu dưới rặng tre, mà hứng đầy áo, đầy tóc làn hương thứ hoa mùa hè ấy cứ từng đợt từ đầm ùa lên. Đã hết rồi những trưa rực chói của hoa phượng học trò, học trò trong trắng cùng mối tình trinh bạch.

Đã thấy đàn em nhỏ tựu trường thay cho ta trong màu mực tím. Đã thấy sương thu bảng lảng theo chân cô hàng cốm. Chiếc đòn gánh cong một đầu như là thuyền cánh én lâu nay vắng bóng. Người ta vội vã đón thu, phân phát mùa thu trong cái đòn gánh thẳng làm ta như lỡ một lời hẹn nặng tình, đau thương sâu thẳm nào trong cơ thể.

Mùa thu không bao giờ vội vàng. Cái cúi đầu im lặng của người con gái nhận lời ta sau bao suy nghĩ đắn đo cân nhắc khi đã ba mươi tuổi chín chắn. Mùa thu đó chăng?

Là ngọn lửa âm ỉ bền lâu, là cung đàn toàn những nốt nhạc trầm, là nhẹ nhàng lắc rắc mà đau cả xương cốt của mưa rươi, là hoa sữa bứt rứt những đêm không ngủ… Mùa thu đó chăng?

Advertisement

Một đêm nào con gió heo may đầu tiên rủ nhau về đùa trong hàng cây long não trước cửa nhà thế nhỉ? Thì ra là mùa thu đấy, gương mặt người yêu xa cách nhau một năm dài đằng đẵng bây giờ gặp lại, ngượng ngùng reo thầm trong màu lục thẫm, không nỡ gõ cửa sợ nhau giật mình làm rơi vỡ chén trà khuya.

Vợ chồng Ngâu lại đôi bờ cách trở. Đàn chim ô thước về đâu nhường không gian cho chim ngói bạc phận, báo hiệu mùa thu mà thảm thương một kiếp chim trời khi bị đem rao bán như cành đào muộn Tết Nguyên tiêu. Quê hương chim ở đâu mà chim nhận làm sứ giả cho những cơn gió lạnh đầy nhớ nhung, nhận hy sinh như con người đầy nhân tâm mà bất hạnh.

Tiếng cu cườm đã tắt, không còn thao thức những trưa hè, nhường chỗ cho con chim ngói cổ đeo cườm vàng như trời sao, lông màu nâu bạc như áo người lam lũ, với đôi mắt tròn xoe tinh nghịch, trong veo ngơ ngác như muốn hỏi vì sao mà bị vặt lông tử hình.

Gió ơi, gió từ đâu tới mà thổi hương rừng, hương núi, thổi hơi sông, hơi bãi cho những buồng chuối ngọt lừ là vậy? Những cái chum rấm chuối, những bó nhang thơm khói làm màu trứng cuốc hiện lên từ vô hình, cho hương nồng nàn, vị ngọt đậm trong quả mập tròn cổ tay con gái, làm ta vừa nâng lên môi đã rùng mình sung sướng.

Chuối trứng cuốc gọi hồng mọng đỏ nằm trên những cái ổ bằng lá chuối khô tước nhỏ êm như gió thu, ấm như nắng thu và cũng ngọt ngào như mùa thu thấm vào da thịt.

Advertisement

Không ai nhớ chuyện xa xưa cũng đêm trăng này, ông vua đa tình lên cung trăng tìm người đẹp của mình mà chỉ còn vầng trăng sáng vằng vặc đêm rằm tháng tám cho trẻ con phá cỗ, người lớn được vui theo. Tháng tám là tết của quả chứ không phải của hoa. Hoa là chơi bời, hư ảo, còn quả mới nồng nàn, kết tụ, sinh sôi. Thu là thế!

Nguồn: https://znews.vn/vi-sao-nguoi-ta-say-dam-mua-thu-ha-noi-post1500618.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng