Connect with us

Sách hay

‘Mình và họ’ của Nguyễn Bình Phương được trao giải nhất, ông Hữu Thỉnh xin rút giải thưởng

Được phát hành

,

Ông Hữu Thỉnh ký quyết định trao Giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo từ 1975 đến nay cho 32 tác phẩm, trong đó tiểu thuyết gây tranh cãi ‘Mình và họ’ của Nguyễn Bình Phương được trao giải nhất, nhưng ông tự rút giải thưởng của mình.

‘Mình và họ’ của Nguyễn Bình Phương được trao giải nhất, ông Hữu Thỉnh xin rút giải thưởng - Ảnh 1.

Các tác giả nhận giải nhất Giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo từ 1975 đến nay – Ảnh: T.ĐIỂU

Ngày 22-11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay.

4 giải nhất được trao cho Đảo chìm Trường Sa (Trần Đăng Khoa); Mình và họ (Nguyễn Bình Phương); Ba phần tư trái đất (Thi Hoàng); chùm tác phẩm Từ biển mà đi, Thơ viết về biển, Mộ gió (Trịnh Công Lộc).

Ngoài ra là 10 giải nhì, 18 giải ba, các giải thưởng cho tập thể và hình thức tôn vinh đối với 12 tác phẩm.

Tại lễ trao giải, ông Hữu Thỉnh – chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – được tặng hoa tôn vinh vì ông đã từ chối giải nhất được ban chung khảo bỏ phiếu trao giải cho Trường ca biển của ông.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Hữu Thỉnh cho biết Trường ca biển được 100% phiếu bầu của ban giám khảo trao giải nhất, nhưng ông “nhất quyết xin rút giải thưởng vì anh em đánh giá cao nhưng mình ký quyết định trao giải cho mình thì không hay”.

‘Mình và họ’ của Nguyễn Bình Phương được trao giải nhất, ông Hữu Thỉnh xin rút giải thưởng - Ảnh 2.

Tác phẩm Mình và họ của Nguyễn Bình Phương – Ảnh: PHẠM XUÂN THẠCH

Trong 4 giải nhất được trao, đáng chú ý nhất là giải cho tác phẩm Mình và họ của Nguyễn Bình Phương. Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây với Tuổi Trẻ, PGS.TS, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch đánh giá rất cao tác phẩm này và cho rằng nó xứng đáng phải được trao một giải thưởng quan trọng nào đó.

Năm 2015, cuốn này đã được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng hàng năm của hội này.

Ông Hữu Thỉnh cho biết cuốn này khi ra mắt vào 5 năm trước đã gây lên một cuộc tranh luận trong bạn đọc và trong ban giám khảo giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Việt Nam. Lúc đó, Hội Nhà văn Việt Nam cân nhắc trao giải cho tác phẩm này, nhưng đã vấp phải một số phản đối vì “cái kết ác quá”.

“Lúc đó tình hình khác bây giờ, sau 5 năm chúng tôi thấy tác phẩm này rất có giá trị, đáng được khẳng định, trao giải nhất. Vấn đề bảo vệ biên giới đáng trân trọng. Cuộc chiến đấu với một đối phương giống ta, thuộc ta thì đội ngũ của ta phải trong lên, sạch lên để tăng sức mạnh nội lực mới có thể chiến thắng được, nên cái kết ấy là dũng cảm”, ông Hữu Thỉnh nói về Mình và họ.

Về Mộ gió của Trịnh Công Lộc, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đánh giá rất cao ở việc nhà thơ này đã sớm vượt qua câu chuyện ý thức hệ để viết từ rất sớm về những người lính Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh ở Trường Sa.

“Đại đoàn kết dân tộc mới quan trọng nhất chứ không phải ý thức hệ. Trịnh Công Lộc đã vượt qua giới hạn của ý thức hệ để nhìn về dân tộc, một giọng thơ dũng cảm”, ông Hữu Thỉnh nói.

Về giải thưởng lần đầu tiên được tổ chức và kéo rất dài từ 1975 đến nay, ông Hữu Thỉnh nói đây là quyết tâm rất lớn của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhằm không bỏ sót một cố gắng nào, một tài năng nào, và quan trọng hơn là không lãng quên xương máu của đồng đội đã đổ xuống cho biên giới, hải đảo.

“Lãng quên xương máu của đồng đội là lỗi lớn không thể tha thứ được. Chúng tôi trao giải hôm nay không chỉ vinh danh tác giả mà còn là để tưởng nhớ những anh hùng hữu danh và vô danh đã hi sinh cho biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Hữu Thỉnh chia sẻ.

Ông cho biết, giải thưởng này dự định sẽ được trao 5 năm một lần.

Nguồn: https://tuoitre.vn/minh-va-ho-cua-nguyen-binh-phuong-duoc-trao-giai-nhat-ong-huu-thinh-xin-rut-giai-thuong-20201122172402774.htm

Sách hay

Internet và mạng xã hội có đang khiến cộng đồng trở nên độc ác hơn?

Được phát hành

,

Bởi

Trong thời đại của những chuyển biến xã hội liên tục, các vấn đề được bàn đến trong “Bức xúc không làm ta vô can” và “Thiện, ác và smartphone” khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Dang Hoang Giang anh 1

Tác giả Đặng Hoàng Giang. Ảnh: THB.

Bộ sách Thiện, ác và bức xúc thời đại, gồm hai cuốn sách Bức xúc không làm ta vô canThiện, ác và smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang xuất bản cách đây 10 năm, vừa được tái bản, có bổ sung những nội dung mới.

Chúng ta đang tạo ra các hệ lụy xã hội như thế nào

Bộ sách không chỉ là những quan sát sắc bén và những phân tích sâu sắc về quan điểm đạo đức, những bất công, bất bình đẳng và cấu trúc quyền lực trong xã hội hiện đại, mà chúng còn là lời kêu gọi mỗi cá nhân tự vấn về vai trò và trách nhiệm của bản thân.

Tác giả Đặng Hoàng Giang chia sẻ, khi đọc lại các bài viết trong Bức xúc không làm ta vô can sau gần 10 năm xuất bản, ông không biết nên vui hay buồn vì chúng vẫn còn thời sự. Ví như, khi viết Rồi tất cả sẽ thành Đồ Sơn, tác giả không thể hình dung Phú Quốc, Tam Đảo và Đà Lạt sẽ bị “băm nát” một cách nhanh chóng như vậy, với Bà Nà và Cát Bà đang theo chân.

Hay gần nhất là về cụm từ “phông bạt” nổi rầm rộ trên khắp các diễn đàn xã hội, ai ngờ rằng người ta sẽ photoshop biên lai chuyển khoản ngân hàng cho từ thiện, thêm vào một vài con số để nhận được nhiều sự tung hô, sau bài viết Từ thiện câu like

Với 27 bài bình luận là những hiện tượng xã hội và trào lưu văn hóa phổ thông quanh ta: đi du lịch, làm từ thiện, phẫu thuật thẩm mỹ hay truyền hình thực tế được chuyển tải qua ngòi bút sắc sảo, hài hước và tư duy phản biện, đa chiều, Bức xúc không làm ta vô can giúp chúng ta đi xuyên qua bề mặt của các hiện tượng, đặt câu hỏi về những điều tưởng như hiển nhiên, hiểu hơn về cơ chế vận hành của chúng, và về những hệ lụy mà chúng tạo ra cho cộng đồng.

Đặc biệt, trong phiên bản mới của cuốn sách, tác giả Đặng Hoàng Giang đã bổ sung thêm một chương về chủ nghĩa thiên vị ngoại hình (lookism), chia sẻ quan sát của ông về sự ưu ái, thiên vị những người có ngoại hình đã và đang len lỏi trong các ngóc ngách của xã hội như thế nào.

Theo tác giả sách “Chủ nghĩa thiên vị ngoại hình tạo ra những bất bình đẳng và bất công. Khi còn nhỏ, học sinh có ngoại hình tốt được giáo viên ưu ái hơn. Lớn lên, người có ngoại hình ưa nhìn dễ xin việc hơn, nhận được mức lương cao hơn, dễ được đề bạt hơn”.

Với phần bổ sung này, tác giả chỉ ra việc chúng ta đang tạo ra các hệ lụy xã hội như thế nào khi chạy theo bản năng, đánh giá cao năng lực và phẩm chất của người có ngoại hình tốt, và ở chiều ngược lại, đánh giá thấp, thậm chí kỳ thị người lùn, người quá béo, quá gầy, người khuyết tật, và tước đi cơ hội phát triển, cũng như đóng góp cho cộng đồng của họ.

Dang Hoang Giang anh 2

Bộ sách Thiện, ác và bức xúc thời đại vừa được Thái Hà Books tái bản, có bổ sung những nội dung mới. Ảnh: THB.

Công cụ giúp ta dần hóa giải sự độc hại

Nhà báo, tác giả Trương Anh Ngọc từng nhận định về Thiện, ác và smartphone như sau: “Tôi luôn thích cách đặt vấn đề của Đặng Hoàng Giang. Những góc nhìn rất đa dạng và khách quan của anh vào vấn đề của cuộc sống và xã hội Việt Nam chắc chắn khiến những người có lương tri và trái tim không khỏi suy nghĩ”.

Cuốn sách đã phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rung mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Nhưng đồng thời, những phân tích thấu đáo cũng buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần nào ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân.

Không dừng lại ở đó, tác giả còn chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và sự vững vàng của lòng trắc ẩn. Các bài viết này giúp bạn đọc ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật, để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục; để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người; thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc.

Không chỉ nêu lên hiện tượng, Thiện, ác và smartphone còn đưa ra nhiều tầng phân tích để giải thích những cơn bão lăng nhục này hình thành và phát triển như thế nào, những cơ chế tâm lý, những ẩn ức nào nằm sau chúng, và chúng phá hủy nạn nhân ra sao. Hiểu được nguồn cơn và hệ lụy sẽ giúp chúng ta cảnh giác, để ta tránh trở thành một phần của đám đông cuồng nộ và ta giúp người khác cũng làm vậy.

Với lần tái bản này, tác giả Đặng Hoàng Giang còn giới thiệu thêm với độc giả một công cụ mà anh mới khám phá ra trong mấy năm gần đây là giao tiếp phi bạo lực, hay giao tiếp trắc ẩn (nonviolent communication).

“Thú vị là để dùng công cụ này ta bắt đầu bằng cách hiểu chính mình: ta phải nhận biết và biểu đạt được cảm xúc và nhu cầu của mình. Điều này có thể lạ lẫm với nhiều người Việt, bởi chúng ta đã quen với những căn dặn là ta phải nhịn, phải nhẫn, phải bỏ qua nhu cầu của mình, phải không được để cảm xúc của mình làm phiền người khác”.

“Nhưng tôi tin tưởng rằng công cụ này có thể giúp ta dần hóa giải sự độc hại và đứt gãy trong các quan hệ gia đình hay ở nơi làm việc. Tin tốt là gần đây đã có những cá nhân và tổ chức (được giới thiệu trong sách) âm thầm lan tỏa triết lý giao tiếp này trong cộng đồng và giúp chúng ta bắt tay vào thực hành nó”, tác giả sách chia sẻ.

Nguồn: https://znews.vn/internet-va-mang-xa-hoi-co-dang-khien-cong-dong-tro-nen-doc-ac-hon-post1512810.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm giáo dục

Được phát hành

,

Bởi

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm giáo dục

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512190.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghĩ lớn để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Sách tiết lộ bí quyết, tư tưởng dám nghĩ lớn để thành công của Donald Trump, đồng thời truyền tải một phong cách sống, làm việc quyết liệt, kiên định, luôn hướng về phía trước của ông.

Trong sách “Nghĩ lớn để thành công”, Donald Trump tiết lộ ông không chỉ thừa hưởng trí tuệ mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ người cha gốc Đức của mình.

Tôi đã hiểu được tầm quan trọng của sự đam mê nhờ cha mình. Cha tôi đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến xây dựng, nhưng bạn có biết điều tôi thực sự học được từ ông là gì không?

Đó là niềm đam mê trong công việc. Cha tôi yêu công việc và ông không ngại làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Có lần, cha tôi tiến hành xây dựng một khu chung cư trong khi bên kia đường cũng có một khu nhà tương tự đang được xây dựng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là thời gian hoàn thành và chi phí xây dựng công trình của cha tôi ít hơn mà khu nhà lại đẹp hơn khu nhà đối diện rất nhiều. Tôi đã học được từ ông rằng làm việc với niềm đam mê thật sự sẽ khiến ta vô cùng hạnh phúc và không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Nhờ có cha mà tôi đã tìm thấy niềm đam mê trong công việc của mình. Tôi say sưa làm việc đến nỗi mỗi đêm chỉ ngủ từ 3 đến 4 giờ đồng hồ và luôn mong trời mau sáng để được bắt tay vào công việc.

Một trong những niềm đam mê mãnh liệt nhất của tôi là thực hiện những vụ thương lượng quan trọng. Tôi thích tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thương lượng. Tôi muốn áp đảo đối thủ và giành những quyền lợi béo bở về mình. Tại sao ư? Vì chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế, thậm chí với tôi, cảm giác đó còn hơn cả ham muốn tình dục dù rằng tôi cũng là người thích tình dục.

Khi đạt được mục đích thương lượng của mình, khi cuộc đàm phán diễn ra theo chiều hướng mình mong muốn, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt. Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Điều đó thật phi lý. Đàm phán thành công có nghĩa bạn là người chiến thắng, chứ không phải đối phương. Trong các vụ thương lượng, tôi muốn đạt được một chiến thắng tuyệt đối. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể thành công trong nhiều cuộc thương lượng quan trọng đến vậy.

Một niềm đam mê lớn lao khác của tôi chính là tạo nên những công trình xây dựng tuyệt đẹp, và đó cũng là đam mê dẫn dắt tôi đến thành công như ngày hôm nay. Phát triển xây dựng và bất động sản được coi là lĩnh vực có những yêu cầu rất khắt khe. Lĩnh vực này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối và không được phép lơ là bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn hại cho rất nhiều người.

Bất kỳ sơ suất nào cũng không được chấp nhận. Nhưng tôi yêu thích những thử thách mà một công việc đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác mang lại. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt được công việc đó bởi tôi thực sự yêu thích nó. Và tôi đã áp dụng “chân lý” này trong mọi việc mình làm.

Donald Trump anh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Tôi nhớ ở Tổ chức Trump có một nhân viên luôn thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phải mất nhiều thời gian đến thế cho việc kiểm tra các công trình đã được hoàn thiện. Dù tên tuổi đã được khẳng định và các công trình do chúng tôi xây dựng đều được nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện việc kiểm tra hết sức kỹ lưỡng.

Người nhân viên kia đã không hiểu được rằng chúng tôi làm việc đó để luôn đảm bảo rằng các công trình của mình phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất và luôn duy trì được những tiêu chuẩn đó. Có thể với người khác đây là điều không cần thiết nhưng với chúng tôi, đó lại là điều vô cùng quan trọng.

Tôi thích mua những mảnh đất chưa được ai đầu tư và tự mình biến chúng trở thành cái gì đó thật nguy nga và tráng lệ. Vẻ đẹp và sự tao nhã, bất kể ở một người phụ nữ hay một tác phẩm nghệ thuật, đều là niềm đam mê của tôi. Cái đẹp không phải ở vẻ bề ngoài hay thứ gì đó chỉ để ngắm nhìn. Cái đẹp chính là một sản phẩm mang phong cách và được toát lên từ tận sâu bên trong. Với tôi, niềm đam mê cái đẹp luôn song hành với những thành công đã đạt được. Tôi muốn cả hai.

Khi đến văn phòng của mình trong tòa nhà Trump ở thành phố New York, tôi rất thích ngắm nhìn khu đại sảnh tráng lệ mà mình đã tạo nên. Tôi thích chứng kiến đám đông trầm trồ thán phục trước bức tượng cẩm thạch tuyệt vời cùng thác nước nhân tạo đẹp ngoạn mục cao gần 25 mét.

Tôi thích chứng kiến sự hưởng ứng mang cảm xúc, sự trầm trồ kinh ngạc và thái độ trân trọng của mọi người trước vẻ đẹp lạ thường của tòa nhà. Cảm giác của tôi và của họ cộng hưởng với nhau. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tôi thấy gần gũi với họ hơn, bởi đó chính là cảm giác tôi đã từng có khi xây tòa nhà Trump này.

Nguồn: https://znews.vn/bi-mat-thanh-cong-cua-trump-tri-tue-vuot-troi-tu-gia-toc-duc-post1510769.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng