Connect with us

Sách hay

Fan Conan mòn mỏi chờ bộ truyện kết thúc

Được phát hành

,

Truyện tranh Conan ra mắt từ năm 1994, đến nay đã 30 năm vẫn chưa đến hồi kết khiến nhiều người hâm mộ không khỏi sốt ruột.

Conan anh 1
Hình ảnh tại triển lãm “30 năm đi cùng ký ức – Thám tử lừng danh Conan”. Ảnh: Fanpage FDCV.

Thám tử lừng danh Conan, thường được gọi tắt là Conan, phát hành lần đầu tại Nhật vào năm 1994 và đến nay đã xuất bản đến tập 105. Truyện xoay quanh thám tử học sinh Shinichi Kudo (17 tuổi) bị teo nhỏ thành cậu bé Conan Edogawa (7 tuổi) sau khi uống phải một loại thuốc độc. Sau đó Conan vào ở nhờ gia đình người bạn thân Ran Mori, bố của cô bạn này cũng là thám tử.

Với bộ não thiên tài trong hình hài một đứa trẻ, Conan không ngừng giải quyết những vụ án phức tạp và truy tìm tổ chức tội phạm đã hại mình. Cốt truyện li kỳ, những vụ án hóc búa cùng tuyến truyện đan xen các yếu tố tình cảm, lãng mạn đã khiến Conan trở thành bộ truyện tranh trinh thám được nhiều độc giả yêu thích.

Tại Việt Nam, Conan được xem là bộ truyện quốc dân gắn với tuổi thơ các thế hệ 8X, 9X. Tuy nhiên, việc những tập truyện cứ mãi kéo dài, hệ thống nhân vật đồ sộ cùng nhiều mối nối liên tục thêm thắt khiến nhiều người hâm mộ cũng nóng lòng được hé lộ kết thúc cuối cùng.

Những tuổi thơ, tuổi trẻ đi cùng ‘Conan’

Tính đến năm 2024, truyện Conan chính thức bước sang tuổi 30, dù nhân vật chính thì vẫn mãi chưa học hết lớp 1. Câu chuyện về cậu bé bị thời gian bỏ quên này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những độc giả gắn bó với bộ truyện.

Chia sẻ với Tri Thức – ZNews, độc giả Trương Thùy Linh (35 tuổi, Hà Nội) cho biết bắt đầu đọc Conan từ năm học lớp 4 (9 tuổi), tức năm 1998, đến nay đã 26 năm. Do đó có thể nói Conan không chỉ gắn liền với tuổi thơ, mà còn cả tuổi trẻ của chị.

Conan anh 2
Chị Trương Thùy Linh bên cạnh tượng đồng Đội thám tử nhí Conan ở trước đài YTV ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh: NVCC.

Chị nhớ lại thời ấy chưa có nhiều truyện tranh để đọc và tiếp cận như các bạn thiếu nhi, thanh thiếu niên ngày nay. Biết đến Conan khi truyện còn in chung với truyện 12 con giáp, chị cũng yêu thích chàng thám tử nhí từ lúc nào không hay.

Chị kể rằng những tập truyện từ 1 đến 30, chị gần như thuộc lòng từng tập có vụ án nào, hung thủ là ai, cách thức gây án ra sao. Đến khi bộ truyện chính thức có bản quyền và xuất bản lại, theo với tiến độ xuất bản tại Nhật thì chị mới “bớt thuộc” hơn một chút.

Bạn bè chị cũng đọc Conan, “cả lớp học chuyền tay nhau cuốn truyện”, nhưng không có ai giữ được đam mê đến mãi về sau, đến mức sưu tầm các ấn bản, mô hình, thậm chí du lịch Nhật Bản để “đu idol” như chị. Đến nay các cháu của chị cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ cô/dì mà quan tâm, yêu thích bộ truyện.

Anh Nic Huỳnh (33 tuổi, TP.HCM) đọc Conan từ năm 1997, cho biết bộ truyện ngày ấy đã lập tức gây ấn tượng với anh bấy giờ là cậu bé 7 tuổi – tức độ tuổi của các cô cậu thám tử nhí trong truyện – vì sự mới lạ, tình tiết cuốn hút và cả “hơi thở cuộc sống” phả trong câu chuyện. Dù sau này đọc và sưu tầm nhiều truyện tranh khác nhưng Conan vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng anh.

Chị Phương Thủy (26 tuổi, TP.HCM) bắt đầu đọc Conan từ lúc 10 tuổi, đến nay đã hơn 16 năm. Chị kể rằng đây là bộ truyện khiến chị nhận ra là mình “thích truyện trinh thám, thích xem thám tử phá các vụ án và đoán xem ai là thủ phạm”.

Năm học lớp 5, chị Thủy vô tình thấy và đọc thử tập 12 có sẵn ở nhà anh họ, thấy truyện hay quá nên lại qua nhà anh họ tìm thêm mà không còn. Chị kể dì của mình dẫn ra sau nhà, lục trong đống sách truyện cũ dự định đem bán ve chai thì “mừng quá lục ra được thêm vài tập khác nữa”. Sau đó chị Thủy bắt đầu đi thư viện tìm lại tập 1 để đọc, bước vào hành trình cùng thám tử Conan tới tận bây giờ.

Dù không tham gia các hoạt động offline, giao lưu, cosplay nhưng chị Phương Thủy thường xuyên cập nhật tin tức bộ truyện và đọc bài phân tích các vụ án trên các fanpage.

Đại diện đội ngũ admin của fanpage Facebook Fan Detective Conan Vietnamese – FDCV cho biết thành lập cộng đồng này với mong muốn chia sẻ những thông tin mới về Conan từ Nhật Bản đến fan Việt Nam. Fanpage cũng là nơi các bạn lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất khi tham gia các sự kiện, các buổi gặp gỡ về Conan.

Trong những buổi gặp, nhóm thường bàn luận về nhiều vụ án, nội dung chủ yếu xoay quanh Conan đấu trí với tổ chức áo đen. Đây cũng là chủ đề mà các bạn mong muốn tác giả đề cập nhiều hơn để dần gỡ nút bí ẩn trong các chương truyện mới.

Bộ truyện sẽ khép lại ra sao?

Ai là ông trùm đứng sau tổ chức áo đen và những nhân tố còn ẩn giấu của tổ chức này là một trong những chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất trên các diễn đàn về Conan. Bởi lẽ một khi các nhân vật này lộ diện, thì gần như “vụ án lớn” trong Conan – cuộc đối đầu giữa nhân vật chính Shinichi/Conan và tổ chức áo đen cũng khép lại.

Tuy nhiên vượt qua ngưỡng tập 100, dù đã có thêm nhiều nhân vật, tình tiết được bổ sung, đan cài nhưng bức tranh tổng thể vẫn chưa lộ rõ, thậm chí có thể nói là còn mù mờ hơn ở những tập 60-70.

Conan anh 3
Nhóm fanpage FDCV tại triển lãm “30 năm đi cùng ký ức – Thám tử lừng danh Conan”. Ảnh: NVCC.

Cũng như nhiều người hâm mộ truyện Conan khác, chị Phương Thủy khấp khởi mong chờ bộ truyện nhanh đi đến hồi kết. “Tôi tò mò không biết Conan sẽ trở lại thành Shinichi như thế nào. Ngoài ra, tôi cũng muốn biết cuộc chiến lớn cuối cùng giữa hai phe sẽ diễn ra thế nào, có đủ gay cấn và xứng đáng với hành trình kéo dài hơn 30 năm của bộ truyện hay không”, chị nói.

Đại diện fanpage FDCV cho biết “cộng đồng fan Conan mỗi ngày đều nôn nao, không biết khi nào mới kết thúc bộ truyện”. Nhưng đồng thời, bạn cũng chia sẻ rằng “việc chờ đợi bộ truyện có lẽ đã trở thành thói quen của đa số các fan lâu năm”. Đôi lúc hơi “oải” vì tiến độ ra tập mới rất lâu, nhưng bạn tin rằng “tác giả đang có kế hoạch gì đó cho Conan mà bác chưa bật mí cho người hâm mộ”.

Chị Thùy Linh cũng tâm sự “vì đã gắn bó quá lâu với bộ truyện nên nếu bây giờ hành trình này dừng lại thì có lẽ sẽ khá hụt hẫng”.

Trường hợp của độc giả Nic Huỳnh có lẽ thuộc số ít những người hâm mộ cho rằng bộ truyện Conan “không kết thúc cũng được”. Theo anh, môtíp của bộ truyện là những vụ án mà cậu bé này xoay xở phá được nên có thể kéo dài mãi như vậy, không nhất thiết phải có một cái kết chung cuộc rạch ròi về vấn đề liên quan đến tổ chức áo đen.

Trả lời Tri Thức – ZNews, Trưởng Ban biên tập Truyện tranh của Nhà xuất bản Kim Đồng Đặng Cao Cường cho biết quy trình xuất bản Conan rất “bảo mật”, khoan nói đến đối tác tại Việt Nam mà cả nhà xuất bản tại Nhật cũng khó mà biết trước các diễn biến tiếp theo của bộ truyện, trừ một số người trực tiếp làm việc trong đội ngũ của tác giả. Do đó, dẫu tò mò nhưng người người làm xuất bản cũng đành bó tay, chỉ có thể đưa ra các dự đoán như những người hâm mộ khác.

Không khó để thấy sự khép lại của Conan sẽ là một sự kiện quan trọng với những người yêu mến bộ truyện tranh này, dẫu khó ai biết được sự kiện này bao giờ mới đến.

Nguồn: https://znews.vn/fan-conan-mon-moi-cho-bo-truyen-ket-thuc-post1489148.html

Sách hay

Cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cùng mèo Miu cảm nhận mùa xuân bằng mọi giác quan

Được phát hành

,

Bởi

Qua những vần thơ trong trẻo, tác giả Tú Uyên mời bạn đọc khám phá mùa xuân trọn vẹn bằng mọi giác quan trong cuốn sách tranh thơ “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy”.

Ban khong can nhin thay anh 1

Tú Uyên (trái) cùng em Hachi đọc sách Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy. Cả hai bạn đều tham gia các lớp sáng tác cho thiếu nhi tại Ô Cửa Sách. Ảnh: Ô Cửa Sách.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy được phát triển ý tưởng từ một sáng tác trước đó của Tú Uyên – truyện có tranh minh họa Mùa xuân Đà Lạt mà tác giả ấp ủ từ chương trình sáng tác đầu xuân năm 2024 của Ô Cửa Sách và dần hoàn thiện vào mùa hè.

Tác phẩm có cốt truyện đơn giản song không kém phần dễ thương: hành trình du xuân và gợi nhớ những kỷ niệm Tết xưa của cô bé Linh. Tết đối với em là dịp được cùng những người thân yêu trong gia đình và bè bạn ghé thăm nhiều địa điểm thú vị của thành phố quê hương như chùa Linh Phước, chợ đêm, đồi Cù, hồ Xuân Hương, trang trại, quảng trường Lâm Viên,…

Những chi tiết trong câu chuyện dường như đến từ trải nghiệm của chính Tú Uyên, vì vậy mà hành trình cảm nhận xuân diễn ra thật tự nhiên, bình dị nhưng gợi nhắc: Tết là “những ngày rảnh rỗi để cả nhà được ở bên nhau và cùng nhau tạo nên những ‘kỷ niệm'” – như cô bé Linh đã thành công nhắn nhủ mẹ mình ở cuối truyện.

Truyện của cô bạn sinh năm 2010 được chia sẻ trên trang Ô Cửa Sách, được bè bạn đón nhận và góp ý. Từ nhận xét của người đọc rằng “truyện Mùa xuân Đà Lạt đầy chất thơ”, tác giả bèn tiến hành viết một phiên bản hoàn toàn bằng thơ.

Đầu năm nay, Tú Uyên ra mắt tác phẩm tranh thơ Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn tràn đầy, lần này hiện diện trong hình hài một cuốn sách in. Vẫn là câu chuyện về mùa xuân Đà Lạt với những địa danh quen thuộc, song cuốn sách thể hiện sự trưởng thành rõ rệt trong sáng tác của Tú Uyên: phần lời là bài thơ theo thể năm chữ, phần hình ảnh được trau chuốt hơn về nét vẽ và màu sắc.

Và đặc biệt, lần này hình ảnh không chỉ đóng vai trò minh họa cho câu chuyện. Song hành và vẫn có sự tương ứng, liên kết nhất định, nhưng trong tập sách này, lời thơ và hình ảnh dường như có thể độc lập kể câu chuyện của riêng mình.

Hai câu mở đầu “Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây” là lời khẳng định, mời gọi bạn đọc bước vào hành trình khám phá không khí giao mùa bằng những giác quan ngoài thị giác: Mùa xuân ở trong “gió nhẹ”, “nắng ấm”, “nước dịu hiền”, trong “lún phún vạt cỏ non” mà đôi chân, đôi tay có thể cảm nhận. Mùa xuân là những âm thanh “trẻ con đùa gọi bạn / chim gọi bầy hòa ca”, tiếng gọi, tiếng rao trong chợ hoa, chợ Tết. “Xuân còn là hương vị” của mứt tết, bánh chưng, quả khô. Khứu giác lại tận hưởng mùa xuân với “hương đất ẩm, hương hoa”, “hương nhang trầm”.

Phần hình ảnh cuốn sách giới thiệu một nhân vật đặc biệt: bạn mèo Miu cùng Linh dạo chơi khắp nơi tại Đà Lạt. Chìa khóa để xâu chuỗi câu chuyện nằm tại phần giới thiệu nhân vật rất đặc biệt ở trang 4: chân dung Miu nhìn từ đằng sau cùng dòng “Dành tặng các bạn sinh ra không phải để cảm nhận thế giới bằng đôi mắt”. Lời giải sẽ được gợi mở ở phần cuối sách.

Cuốn sách ra đời từ mong muốn của Tú Uyên là được đọc sách cho các bạn khiếm thị, làm sao diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân mà không cần dùng đến thị giác.

Bạn không cần nhìn thấy, mùa xuân vẫn ở đây là một trong hai tác phẩm đầu tiên trong bộ sách “Khi trẻ là tác giả”, giới thiệu sáng tác của các em nhỏ tại Ô Cửa Sách.

Đại diện Ô Cửa Sách cho biết việc xuất bản sách xuất phát từ ước muốn chia sẻ niềm vui đọc sách với mọi trẻ em. Khi bạn đọc mua một cuốn sách, một cuốn tương tự sẽ được gửi đến cho trẻ em ít có điều kiện tiếp xúc với sách hơn, thông qua nguồn quỹ hình thành từ thù lao tác giả và đội ngũ biên tập.

Nguồn: https://znews.vn/cung-meo-miu-cam-nhan-mua-xuan-bang-moi-giac-quan-post1528179.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Tư duy kinh tế để sống tinh tế

Được phát hành

,

Bởi

Tác giả Tạ Tôn Bác không chỉ mang tới cho bạn đọc những góc nhìn về tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp mà còn đem lại nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô. Trong cuốn sách này, tác giả có những góc nhìn mới lạ, từ tổng quan tới chi tiết của những mảnh ghép về kinh tế, từ đó phân tích hành vi con người và xã hội dưới góc nhìn về “tiền”.

Câu chuyện bỏ học để khởi nghiệp của Bill Gates đã truyền cảm hứng cho nhiều người. Thành công ấy đến từ nỗ lực bền bỉ trong suốt một hành trình dài không mệt mỏi.

Thien kien ke song sot anh 1

Câu chuyện khởi nghiệp của Bill Gates đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ theo đuổi giấc mơ. Ảnh: F.T.

Nhiều doanh nhân nổi tiếng đã bỏ học để khởi nghiệp, chẳng hạn Bill Gates bỏ học để thành lập Microsoft, Steve Jobs bỏ học để thành lập Apple, Mark Zuckerberg bỏ học để thành lập Facebook, v.v.

Thế là hàng loạt các cuốn sách “truyền cảm hứng” đề xướng quan điểm học không quan trọng, đọc sách cũng vô ích, dẫn đến hệ quả một số thanh niên nổi loạn, cho rằng bản thân có thể tiến tới tương lai xán lạn mà không cần bằng cấp giống họ.

Thiên kiến kẻ sống sót cho chúng ta biết rằng những doanh nhân bỏ học lập nghiệp thành công chỉ có từng ấy người, còn đa số các doanh nhân đều có kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Kể cả những doanh nhân bỏ học cũng vậy, trường mà họ bỏ là Harvard, riêng việc đỗ vào ngôi trường này thôi đã chứng minh họ là “kẻ sống sót”.

Tổng kết một câu với thiên kiến kẻ sống sót chính là càng chăm chú quan sát sự thật trước mắt thì bạn càng rời xa chân tướng.

Thống kê học giải thích hiện tượng này bằng thuật ngữ “khuynh hướng lựa chọn”, tức là chúng ta bỏ qua tính ngẫu nhiên và tính toàn diện của mẫu khi thực hiện thống kê, chỉ xem xét mẫu cục bộ nên ảnh hưởng tới kết luận về tổng thể.

Như ví dụ về điều tra tình hình mua vé tàu Tết ở trên: A là toàn bộ những người muốn mua vé tàu, bao gồm: A1 là những người đã mua được vé, A2 là những người muốn nhưng không mua được vé. Những người đã ở trên tàu chắc chắn thuộc nhóm A1. Trong quá trình điều tra, đối tượng khảo sát của phóng viên chỉ là một phần nhỏ thuộc nhóm A1, từ đó dẫn đến sai lệch trong thống kê.

Trên cơ sở này, chúng ta có thể áp dụng vào thực tế để lý giải những ví dụ cụ thể của “thiên kiến kẻ sống sót”.

Bạn còn nhớ “Squidward Tentacles” ở World Cup 2010 chứ? Ngôi sao lớn nhất của kỳ World Cup năm đó không phải một cầu thủ mà chính là chú bạch tuộc Paul đến từ Thủy cung Oberhausen, Đức, đã dự đoán một cách thần kỳ kết quả của đội tuyển Đức bảy lần liên tiếp. Tuy nhiên, thật ra đó là ví dụ điển hình về thiên kiến kẻ sống sót.

Rất nhiều loài động vật đã tham gia dự đoán World Cup vào mùa hè năm đó: khỉ ở Philippines, lạc đà không bướu ở Mexico, voi ở châu Phi, bò ở Bulgaria và thậm chí cả gấu trúc ở Trung Quốc. Chẳng qua những con vật này không dự đoán đúng nên không có phương tiện truyền thông nào đưa tin, và chú bạch tuộc Paul trở thành người may mắn.

Trong giới kinh doanh, thiên kiến kẻ sống sót được phản ánh qua tình trạng mọi người thường bị ám ảnh bởi kinh nghiệm thành công mà bỏ qua những bài học từ thất bại.

Trường Kinh doanh Stanford xây dựng một loạt các bài giảng nặng ký “Viewfrom the top”, thường xuyên mời các doanh nhân hoặc nhà đầu tư thành đạt trên toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh của họ, cả Steve Jobs và Bill Gates đều từng tham gia. Nhưng sau vài năm diễn thuyết, ban tổ chức nhận thấy những chia sẻ này dường như không giúp ích nhiều cho những người khởi nghiệp. Nguyên nhân bởi:

Những người lên sân khấu chia sẻ về thành công của mình đều tương đối nổi tiếng, trong khi những người thua cuộc chẳng hề được biết đến, lời rao giảng của các chuyên gia có thể khiến người nghe đánh giá quá cao xác suất thành công thông qua đầu tư.

Do điều kiện hạn chế hoặc ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, những người thành công khó đảm bảo tính hợp lý, khách quan và thường có xu hướng phóng đại khả năng của mình, bỏ qua yếu tố may mắn, coi nhẹ rủi ro mà mình đã gặp phải vào thời điểm đó.

Vì vậy, có thể nói rằng thành công không thể học hỏi, bởi mọi kinh nghiệm thành công đều không phổ biến.

Thiên kiến kẻ sống sót còn được gọi là “người chết không biết nói”. Phép ẩn dụ này xuất phát từ lĩnh vực y học, chỉ người sống mới có cơ hội đứng ra đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, còn người chết không có cơ hội ra mặt để tranh luận.

Trong cuộc sống, những ví dụ dễ thấy nhất là “họ hàng của tôi uống thuốc này khỏi bệnh”, “một đứa bạn của tôi đi khám bác sĩ Đông y này”… Cho dù mối quan hệ giữa bạn và bạn thân có tốt đến mấy đi chăng nữa, đáng tin cậy và tôn trọng tới mức nào thì đều bình đẳng khi đứng trước quy luật khách quan, bệnh tật và thuốc men sẽ không ưu ái người thân thiết với bạn chỉ vì bạn yêu thích họ.

Chúng ta thường đặt hào quang cho những người thành công, cho rằng hành vi của họ dẫn đến thành công. Thực tế, có thể họ đã làm sai và chỉ may mắn sống sót. Có thể những người không sống sót cũng làm như vậy nhưng họ đâu còn cơ hội nói ra, và dù nói cũng chưa chắc có người nghe.

Nguồn: https://znews.vn/bill-gates-vi-du-dien-hinh-ve-thien-kien-cua-ke-song-sot-post1532944.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng