Tôi bắt đầu thực hiện thử thách thời trang theo lối tối giản vào năm 2010, khi quyết định tìm hiểu xem mình thật sự muốn gì và cần gì trong tủ quần áo của mình.
Tôi thách thức bản thân chỉ được mặc ba mươi ba món hoặc ít hơn trong ba tháng, bao gồm cả quần áo, trang sức, phụ kiện và… giày (đây là lý do chính khiến nhiều người bỏ cuộc). Tôi không tính đồ lót, đồ ngủ, đồ mặc ở nhà hay đồ tập thể thao. Dù sao đi nữa, để được tính là quần áo tập thể thao thì mấy bộ quần áo thể thao của tôi phải được mặc để đi tập thể thao trước đã. Quần tập yoga phải được mặc đi tập yoga. Nếu chỉ toàn được mặc để la cà ở cửa hàng hay đi ra ngoài làm việc vặt thì nó sẽ được tính vào ba mươi ba món đồ kia.
Tôi chia sẻ ý tưởng giảm bớt số lượng quần áo mình mặc lên mạng. Có nhiều người nghĩ việc này thật điên rồ. Có người nghĩ tôi bị điên, và có một số khác muốn tham gia cùng tôi. Thoạt đầu, có khoảng một trăm người nói “Tôi sẽ tham gia”. Họ bình luận dưới bài đăng và nói mình cũng sẽ tiến hành thử thách. Vài người trong số họ muốn chia sẻ kinh nghiệm của họ khi thực hiện thử thách này trên blog cá nhân hoặc mạng xã hội. Thật tuyệt khi ý tưởng của tôi ngay từ đầu đã được ủng hộ như vậy.
Điều gì mới là khắc nghiệt và không phù hợp?
Không phải phản hồi nào cũng tích cực. Có một bài báo còn trích dẫn lời vị giám đốc marketing của tạp chí thời trang danh tiếng Vogue cho rằng Dự án 333 “quá khắc nghiệt và không phù hợp với số đông”. Một số người có thể cho rằng thử thách này không đáng phải bận tâm vì nó thật kỳ quặc, điên rồ hoặc không thể nào có kết quả gì, dù nhiều người khác thấy ngược lại.
Thử thách này có thể kỳ quặc hoặc điên rồ, nhưng nó không khắc nghiệt. Giảm bớt số quần áo mình mặc không phải là một sự hy sinh, và điều ngạc nhiên là thử thách này không mang tính thách thức cao đến vậy với hầu hết mọi người. Điều khắc nghiệt là chúng ta đang dùng món tiền không phải của chúng ta để mua những bộ trang phục mình không mặc đến. Cách chúng ta định giá bản thân qua kích cỡ quần jean, định giá lòng tự tôn qua số tài sản mình có và những xu hướng thời trang thay đổi như chong chóng, đó mới chính là khắc nghiệt.
Dự án 333 ban đầu là một thử thách cá nhân để dọn dẹp tủ quần áo bừa bộn, và sâu xa hơn là định nghĩa xem từ “đủ” thật sự có ý nghĩa thế nào với tôi. Có một trăm người tham gia thử thách và một phóng viên thấy hứng thú với nó. Từ lúc bắt đầu thử thách thời trang này vào năm 2010, rất nhiều thứ đã thay đổi. Một tủ quần áo đơn giản không chỉ thay đổi kho trang phục mà còn thay đổi toàn bộ cuộc sống của tôi nữa. Tôi đã định nghĩa lại mối quan hệ của mình với đồ đạc và việc mua sắm một cách hoàn chỉnh.
Và rồi có những chuyển biến nội tâm ý nghĩa hơn và có khả năng làm thay đổi cả cuộc sống. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi cảm giác tội lỗi giảm bớt và sự mệt mỏi khi phải đưa ra quyết định mặc gì cũng vơi dần. Tôi mệt mỏi khi cứ thấy mình đổ tiền vào những món trang phục không hề được mặc mỗi ngày. Khi đồ đạc ra đi, cảm giác tội lỗi cũng đi theo. Tôi chú ý nhiều hơn đến những thứ mình thật sự quan tâm. Giờ đây, những ngày cuối tuần của tôi không còn bận rộn mua sắm nữa, và tôi cũng không còn lang thang trên mạng để tìm những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhất, nhờ vậy mà tôi có thời gian để suy ngẫm xem sở thích thật sự của mình là gì.
Tôi bắt đầu tìm được sự tự tin vào chính bản thân tôi, chứ không phải vào những thứ tôi đang khoác trên người. Tôi luôn nghĩ mình cần mặc một món đồ mới nào đó thì mới tự tin. Tôi cần mang đôi giày cao gót phù hợp để cảm thấy mạnh mẽ, một chiếc đầm mới để thấy mình thật quyến rũ, hoặc là một chiếc áo khoác mới để thấy chỉn chu và sẵn sàng. Chẳng cần món đồ gì mới tôi cũng cảm nhận được tất cả những điều trên và còn hơn thế nữa.
… Và những bài học
Tôi đã học hỏi được nhiều điều từ việc giảm bớt số trang phục mình mặc, nhưng có năm bài học đã truyền cho tôi cảm hứng để tiếp tục chỉ mặc ba mươi ba món đồ trong mỗi ba tháng và giới thiệu thử thách này cho người khác:
1.Để được hạnh phúc, tôi cần ít thứ hơn mình nghĩ. Có càng nhiều, tôi lại muốn nhiều thêm. Có vẻ như đống quần áo của tôi cần thêm nhiều thứ nữa. “Chiếc áo len đó sẽ cực kỳ hợp với mấy chiếc quần jean mình có”, tôi sẽ nghĩ thế. Hoặc là, “Một chiếc khăn choàng hoặc thắt lưng mới sẽ giúp bộ trang phục này trông thật hài hòa”. Lúc nào cũng muốn nhiều hơn chỉ khiến tôi thất vọng, chi tiêu quá đà và cảm thấy bất mãn. Việc lựa chọn từ một bộ sưu tập nho nhỏ gồm ba mươi ba món đồ làm tôi thấy nhẹ nhàng và biết ơn gần như ngay tức khắc về những gì mình có thay vì suy nghĩ xem thứ tiếp theo mình cần là gì.
2.Không ai quan tâm đến bộ đồ tôi đang mặc. Thật là sốc! Không phải lúc nào người ta cũng nghĩ về tôi. Mọi nỗ lực thể hiện bản thân thông qua trang phục của tôi đều chẳng được chú ý. Khi bắt đầu thực hiện thử thách, tôi đang làm công việc bán quảng cáo toàn thời gian cho các tạp chí nhắm đến nhóm khách hàng giàu có. Trong các cuộc họp kinh doanh tại văn phòng, khi ăn trưa cùng khách hàng và trong các sự kiện cộng đồng, hầu như lúc nào tôi cũng tham gia các hoạt động với cùng những con người đó. Không ai để ý là tôi đang mặc vài món đồ trùng lặp trong suốt ba tháng cả. Đồng nghiệp của tôi không để ý, khách hàng cũng không để ý. Thực tế là tôi được khen nhiều hơn. Thậm chí tôi còn mặc duy nhất một bộ đầm trong mọi kỳ nghỉ lễ và sự kiện của năm đó.
3.Nên dành năng lượng tinh thần cho các hoạt động khác, thay vì tốn nhiều công sức quyết định xem mình sẽ mặc gì. Bạn đã từng trải qua cảm giác mệt mỏi khi phải đưa ra quyết định lựa chọn chưa? Đến cả kệ hàng bày ngũ cốc trong tiệm tạp hóa cũng đầy rẫy lựa chọn. Có đến mười bốn loại bánh ngũ cốc ăn sáng khác nhau. Theo tạp chí Consumer Reports, từ năm 1975 đến năm 2008, số lượng sản phẩm trong một siêu thị cỡ vừa đã tăng từ mức bình quân chín ngàn sản phẩm lên bốn mươi bảy ngàn sản phẩm. Tôi vẫn nhớ mình phải thử vài bộ trang phục lúc chuẩn bị đi làm mỗi sáng với hy vọng tìm được bộ đồ hoàn hảo. Giờ đây, nhờ sắp xếp được một tủ quần áo tối giản nho nhỏ, tôi không cần phải đưa ra quyết định mặc gì mỗi ngày nữa. Ngày nào tôi cũng mặc những món đồ mình thích.
4. Một tủ quần áo đơn giản chính là cánh cửa dẫn đến một cuộc sống đơn giản. Một khi bắt đầu tận hưởng những lợi ích của việc giảm bớt số trang phục mình mặc, bạn sẽ thấy tò mò về việc sở hữu ít đi trong cuộc sống. Sự đơn giản của tủ quần áo lan tỏa vào mọi ngóc ngách trong nhà và trong khía cạnh cuộc sống của bạn. Một khi nhận ra mình chỉ cần rất ít quần áo là đủ, thậm chí là đủ để sống khỏe, tôi tự hỏi còn điều gì khác đang níu kéo không cho mình được khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
5. Sự đơn giản chính là con đường quay lại với yêu thương. Đây chính là con đường đưa tôi quay trở lại với những người tôi yêu, với công việc tôi yêu và cuộc sống tôi yêu. Bằng cách loại bỏ tất cả những điều không quan trọng, cuối cùng tôi cũng biết điều gì mới thật sự quan trọng. Đó chính là yêu thương.
Là một trong những blogger hàng đầu thế giới về lối sống tối giản, Courtney Carver được vinh danh trong rất nhiều bài báo, chương trình podcast và vô số buổi phỏng vấn về cách sống đơn giản. Các dự án của cô từng được nhắc đến bởi Vogue, CNN, Forbes, USA Today, The Wall Street Journal, The Oprah Magazine…
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
II. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du
– Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
– Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX.
– Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Một số tác phẩm như:
Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)…
III. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).
– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
– Phần 2: Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”. Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
– Phần 3. Còn lại. Nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.
Cuốn sách cung cấp kiến thức để người đọc hiểu hơn về hành trình niềng răng, cũng là cẩm nang chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Phải mất hơn 4 năm sau ngày tốt nghiệp khoá đào tạo chuyên sâu kỹ thuật niềng răng do trường POS, Mỹ tổ chức, Ths. BS. Nguyễn Quang Tiến, Giám đốc Nha khoa Đăng Lưu, mới hoàn thành được tâm nguyện của mình, ra mắt Cuốn sách “Niềng răng – Hiểu đúng, hiểu đủ”. Đây là tài liệu cung cấp chi tiết và khoa học về kỹ thuật niềng răng, được thực hiện bởi người đã trải qua cả hai vai trò: bệnh nhân lẫn người điều trị.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, anh là một trong những bệnh nhân đầu tiên thực hiện niềng răng, chỉnh lại khuyết điểm răng hô và mọc lệch, tại Việt Nam. Thời điểm 2004, kỹ thuật này còn khá mới lạ. Trong nước, vẫn chưa có khoá đào tạo chuyên sâu về niềng răng như bây giờ. Tuy nhiên, khát khao tiếp cận những tiến bộ mới cũng như mong muốn sâu kín, là có được nụ cười tự tin, toả sáng khiến anh quyết tâm trải nghiệm. Kết quả nhận được ngoài mong đợi khiến anh càng quyết tâm theo đuổi con đường này, tham dự các chương trình đào tạo chuyên ngành ở nước ngoài để có thể mang đến người bệnh một diện mạo khác, tự tin hơn nhờ khắc phục những khiếm khuyết từ nụ cười của mình. Bác sĩ Tiến cho biết: “Ngay tại thời điểm đó, kỹ thuật niềng răng cũng không gây đau. Thế nhưng, đến tận bây giờ, xung quanh lựa chọn này vẫn còn nhiều thêu dệt gây sợ hãi và lo lắng”.
Đó chính là lý do, ngay từ những trang đầu, anh đã định hướng cuốn sách sẽ là chiếc cầu nối đầu tiên để bác sĩ và bệnh nhân có thể hiểu nhau nhiều hơn, giúp cho quá trình này trở nên nhẹ nhàng, suôn sẻ. Thông qua tập sách, anh đính chính lại những hiểu lầm thường thấy của đa số người chuẩn bị niềng răng, hoặc đang niềng răng, làm sáng tỏ những vấn đề bên lề có liên quan, cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng.
Cùng với niềng răng, những thông tin “độc, lạ” về sức khoẻ răng miệng, như những mẹo nhỏ trong chăm sóc răng cũng được tìm thấy trong tập sách thú vị này. Người đọc sẽ bất ngờ khi biết, răng được hình thành trước cả khi chúng ta được sinh ra, hay 85% răng khôn là cần phải nhổ đi, hoặc có đến 4 tiêu chuẩn để “đo” độ hoàn hảo của một nụ cười. “Điều trị niềng răng, chuyên môn và kỹ thuật là chưa đủ, điều quan trọng không kém là tâm lý của bệnh nhân. Viết không phải là nghề của tôi nhưng không có nghĩa là tôi xem việc viết lách này là cuộc dạo chơi. Tôi viết cuốn sách này để tri ân nghề nghiệp của mình, để chia sẻ với những ai có duyên đọc nó những kiến thức mà tôi cho là hữu ích”, bác sĩ Tiến nói vậy.
Sách do Sách do First News thực hiện, NXB Thế giới ấn hành.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ấn phẩm nghiên cứu…
Sáng ngày 23/7, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố và giới thiệu sách xuất bản lần thứ I năm 2020.
Tại buổi lễ, Giám đốc – Tổng Biên tập NXB Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Chí Thành cho biết năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020, chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), 75 năm Ngày Quốc Khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020)…
Để thực hiện tốt vai trò của mình, Nhà xuất bản đã đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành nhiều đầu sách chính trị, lý luận, pháp luật và tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Tính đến ngày 20/7/2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bạn đọc gần 400 ấn phẩm về lĩnh vực chính trị, lý luận, pháp luật, kinh tế, lịch sử, văn hóa- xã hội. Tại buổi lễ công bố sách xuất bản lần thứ nhất năm 2020 này, chúng tôi chọn lọc giới thiệu một số đầu sách quan trọng, có giá trị và ý nghĩa lớn được xuất bản, phát hành”, ông Phạm Chí Thành nói.
Các đầu sách được xuất bản về nhiều đề tài lớn như sách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; sách phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sách tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách mạng Việt Nam và một số ấn phẩm nghiên cứu tiêu biểu khác…
Trong số các cuốn sách được giới thiệu tại buổi lễ, có cuốn sách có giá trị về Bác như “Hồ Chí Minh- Biểu tượng của hòa bình, tình hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An sưu tầm, biên soạn. Với hơn 700 trang tư liệu ảnh quý, cuốn sách được xuất bản bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh, đã hệ thống, khắc họa sinh động, sâu sắc những hoạt động quốc tế, hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phong phú tư tưởng, nghệ thuật, phong cách ngoại giao đặc sắc của Người, toát lên tình cảm thắm thiết, niềm tin yêu, kính trọng và sự tôn vinh của Đảng ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các nhóm tác giả cũng đã giới thiệu khái quát và thông tin thêm về nội dung, bối cảnh xuất bản của các tác phẩm như: “Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011” và bộ sách “Niên giám khoa học 2019” – TS. Lê Hữu Nghĩa; “Văn hóa biển đảo Việt Nam”- GS.TS Nguyễn Chí Bền; giới thiệu cuốn “Tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo Việt Nam” của PGS. TS Nguyễn Chu Hồi; giới thiệu cuốn “Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900 – 2020)”…