Thí nghiệm giảm tốc và giảm trọng lượng tên lửa MX981 của kỹ sư Edward Murphy. Người đang ngồi là Đại tá John Paul Stapp. Ảnh: Toronto Star. |
Định luật Murphy là một hiệu ứng tâm lý, hay còn được người ta gọi đùa là “định luật xui xẻo”. Đây là một trong ba phát hiện lớn của văn hóa phương Tây thế kỷ 20 và được coi là định luật của các định luật.
Định luật Murphy bắt nguồn từ câu nói tự giễu của kỹ sư người Mỹ Edward Murphy.
Năm 1949, căn cứ không quân Mỹ đã tiến hành một cuộc thí nghiệm – thí nghiệm giảm tốc và giảm trọng lượng tên lửa MX981, với mục đích nghiên cứu giới hạn chịu đựng của phi công bằng sự thay đổi tốc độ nhanh chóng. Bấy giờ, Thượng úy Murphy đã tham gia với tư cách là một kỹ sư.
Trong quá trình chuẩn bị, có một bước trong thí nghiệm là phải gắn 16 cảm biến vào giá đỡ của ghế đối tượng tham gia. Cảm biến cần được cài đặt hai dây, mà nếu kết quả bị đảo ngược thì sẽ không thể đọc được dữ liệu từ thí nghiệm. Kết quả là Thượng úy Murphy phát hiện hệ thống dây của 16 cảm biến đều bị đảo ngược!
Sau đó, Thượng úy Murphy đã thừa nhận lý do thất bại của thí nghiệm là do ông không tính toán tới việc có người nối ngược dây khi thiết kế cảm biến. Vì thế, ông đã tự cười nhạo bản thân: “Nếu một điều gì đó có thể được xử lý sai cách, thì cuối cùng chắc chắn sẽ có người xử lý nó theo cách sai đấy”.
Định luật Murphy ra đời vào giữa thế kỷ 20, thời điểm nền kinh tế châu Âu và Mỹ đang phát triển nhanh chóng, khoa học kỹ thuật không ngừng tiến bộ, con người không chỉ chiến thắng bệnh tật mà còn bay vào vũ trụ, phá vỡ nhiều trở ngại nặng nề và lập nhiều chiến công tưởng như không thể thực hiện được. Vì vậy, mọi người đều lạc quan cho rằng, con người ta có thể vượt qua mọi khó khăn, cải tạo vạn vật, không có vấn đề gì là con người không đánh bại được. Sự ra đời của định luật Murphy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh: Kỹ thuật sẽ cải tiến từng ngày nhưng con người ta luôn mắc phải sai lầm.
Mọi người mở rộng định luật Murphy và giải thích bốn điều sau:
1. Mọi chuyện không đơn giản như vẻ bề ngoài
2. Thời gian hoàn thành các nhiệm vụ sẽ lâu hơn bạn mong đợi
3. Nếu mọi việc có khả năng xảy ra sai sót thì xác suất mắc sai sót rất lớn
4. Nếu bạn lo sợ điều gì xảy ra, điều đó sẽ xảy ra.
Định luật Murphy cho chúng ta biết rằng chỉ cần có cơ hội, mọi thứ sẽ luôn đi theo hướng xấu mà bạn nghĩ tới. Ví dụ, khi lát bánh mì rơi xuống đất, bạn lo lắng mặt phết mứt sẽ úp xuống, và thực tế lại đúng với những gì bạn lo lắng.
Xét về mặt ngữ nghĩa, rõ ràng định luật Murphy là luận điệu của chủ nghĩa bi quan. Nó nhấn mạnh rằng mọi thứ không thể nào phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Nếu có khả năng trở nên tồi tệ, sự việc chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ. Vậy thì chúng ta chỉ có thể phó mặc cho số phận hay sao?
Thực tế, ở một góc độ khác định luật Murphy chỉ đang nhắc nhở chúng ta rằng trước khi làm một việc gì đó, bạn phải chú ý đến khả năng sẽ xảy ra nhiều sai lầm khác nhau trong từng chi tiết dù là nhỏ nhất và lập phương án dự trù một cách chu toàn. Như vậy, bạn mới có thể loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn ngay từ trong trứng nước
You must be logged in to post a comment Login