Câu 1: Cuốn sách nào sau đây được viết theo thể chương hồi?
“Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm văn xuôi hiếm hoi và nổi tiếng nhất của nền văn học Việt Nam được viết theo thể chương hồi. Một trích đoạn của tác phẩm này từng đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông hiện nay. Ảnh: Báo Khoa học và đời sống. |
Câu 2: Dòng họ nào là tác giả cuốn sách này?
Tác giả của “Hoàng Lê nhất thống chí” là dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai (Hà Nội ngày nay). Dòng họ này từng lập thành nhóm tác giả có tên “Ngô gia văn phái” vang danh nền văn học nước Việt. Ảnh: Báo Bình Phước. |
Câu 3: Cuốn sách này có tất cả bao nhiêu hồi?
“Hoàng Lê nhất thống chí” còn có tên gọi khác “An Nam nhất thống chí”, hay “Lê quý ngoại sử”, viết theo thể chí – 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, trong những thời điểm khác nhau, toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi. Ảnh: Thư viện Hán Nôm. |
Câu 4: Ai là tác giả của 7 hồi đầu tiên?
7 hồi đầu tiên là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, 10 hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết. Ảnh: NXB Văn học. |
Câu 5: Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh giai đoạn lịch sử nào?
“Hoàng Lê nhất thống chí” chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến thời Hậu Lê và phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ, kéo dài tới thời nhà Nguyễn. Trong đó, trọng tâm là giai đoạn cuối Lê – Trịnh ở miền Bắc và khởi nghĩa Tây Sơn ở Đàng Trong. Cuốn sách vừa có giá trị lịch sử (phản ánh xã hội Việt Nam thời bấy giờ), vừa có giá trị về mặt văn học. Ảnh: Truyện tranh lịch sử Việt Nam. |
Câu 6. Người phụ nữ nào được nhắc nhiều trong cuốn sách?
Có 2 nữ nhân vật được miêu tả nhiều trong sách “Hoàng Lê nhất thống chí” là Tuyên phi Đặng Thị Huệ (phi tần của chúa Trịnh Sâm) và Ngọc Hân công chúa (vợ vua Quang Trung). Ảnh: Tạo hình Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong phim Đêm hội Long Trì. |
Câu 7. Đoạn trích nào sau đây nằm trong “Hoàng Lê nhất thống chí”?
Một đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí” đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 11 với tiêu đề “Kiêu binh nổi loạn”. Đoạn trích miêu tả về cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các thế lực trong phủ cha con chúa Trịnh thời bấy giờ. Ảnh: NXB Văn học. |