Connect with us

Sách hay

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử

Được phát hành

,

Cuốn sách là tập hợp các bài viết phản ánh quá trình chuẩn bị, tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Các tác giả đã đưa ra một góc nhìn mới về sự kiện lịch sử trọng đại này trong bối cảnh hiện nay.

Các trận đánh trong Tết Mậu Thân làm cho người ta có cảm tưởng rằng Khe Sanh có vẻ như là cuộc bao vây để đấy. Nếu vậy thì Bắc Việt Nam là bậc thầy trong việc nghi binh.

Xuan Mau Than,  noi day 1968,  noi day xuan 1968,  tien cong 1968,  xuan mau than 1968 anh 1

Quân giải phóng làm chủ đường Lê Lợi ở Sài Gòn (1968). Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Tài liệu của Mỹ viết: “Cuối năm 1967, quân đội Mỹ đã cảm thấy chiến thắng trong tầm tay, các báo cáo gửi về Washington mô tả chi tiết những thất bại hàng ngày của cộng sản… các chiến dịch tìm và diệt cho mùa khô đã đẩy lùi các chiến binh vào sâu trong rừng và kẹt ở đó”. Ở góc độ khác, cuộc phản công mùa khô lần thứ hai thất bại, Mc Naughton, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, trong Bị vong lục gửi Mắc Namara, viết: xuất hiện “tình trạng phân cực ngày một tăng đang xảy ra trên nước Mỹ với những mầm mống của sự chia rẽ tệ hại nhất trong nhân dân Mỹ kể từ hơn một thế kỷ nay”. Nghiêm trọng hơn, sự phân hóa diễn ra ngay trong giới chóp bu điều hành chiến tranh xâm lược. Ngày 19-5-1967, trong Bị vong lục gửi Tổng thống Mỹ Giônxơn, Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Namara trình bày lập luận chống chiến lược mở rộng chiến tranh, cho rằng nước Mỹ đã đi vào con đường bế tắc. Bởi, dù mở rộng chiến tranh hay theo một chính sách ôn hòa hiện thời cũng không thay đổi được tinh thần quyết chiến đấu của Hà Nội đến thắng lợi; nếu tăng quân và tăng cường đánh phá miền Bắc, sẽ mở ra khả năng Mỹ dấn sâu vào và sa lầy hơn ở Đông Nam Á, thậm chí lao vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Liên Xô.

Xác định cách đánh chiến lược mới, “sáng kiến lịch sử

Phát huy thắng lợi của cuộc kháng chiến ở cả hai miền Nam – Bắc, từ cuối năm 1966, đầu năm 1967, “từ tình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch”, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chủ trương tìm một cách đánh chiến lược mới, tiến tới xác lập cục diện “vừa đánh vừa đàm”, “vừa đàm vừa đánh”. Vận dụng sách lược mềm dẻo, thông qua tuyên bố của Bộ Ngoại giao, khả năng phía Việt Nam sẽ thực hiện đàm phán nếu Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc, chứ không gắn với việc đòi Mỹ rút khỏi miền Nam, một chủ trương mới được hé mở. Kế hoạch chiến lược Đông – Xuân 1967-1968 được tổ chức nghiên cứu, khởi thảo.

Đây là cả quá trình bàn bạc, thảo luận, cân nhắc… giữa Tổng hành dinh với lãnh đạo, chỉ huy chiến trường, với các ngành, các cấp hữu quan. Bộ thống soái tối cao nhận thấy, nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước, đánh theo cách đánh cũ thì khó tận dụng được thời cơ có lợi để tạo nên chuyển biến chiến lược trên chiến trường, chiến tranh sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng nhằng, giằng co. Trong khi Tổ kế hoạch Cục Tác chiến còn đang trong quá trình tìm tòi cách đánh nhưng vẫn chưa nghĩ ra, thì “chính số đồng chí lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị (đồng chí Lê Duẩn…) và Quân ủy Trung ương đã trao đổi, đề xuất giải pháp mới. Hai tư duy chỉ đạo vừa sáng tạo, vừa táo bạo đã kết thành ý định quyết tâm chiến lược là đột ngột chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta từ rừng núi, nông thôn đánh thẳng vào sào huyệt, đầu não hiểm yếu nhất của địch là các thành phố, căn cứ trung tâm… Đánh vào đó, ta sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến lược, giành thắng lợi lớn”.

Tác giả Lê Minh cho biết, trong một lần đồng chí Nguyễn Chí Thanh từ chiến trường miền Nam ra Hà Nội họp Bộ Chính trị, chuyện trò với chúng tôi tại nhà riêng, về cách đánh, anh nói đại ý “đánh vào đầu não, tim, dạ dày của nó thì chân tay nó rã rời… chặt vào chân nó thì thấy chảy máu me nhưng không can chi cả… Nhưng chỉ dùng một cái kim châm một cái vô tim thì nó chết. Tức là phải đánh vào chỗ hiểm, chỗ hiểm của địch là ở đâu? Là thành phố, thị trấn, căn cứ đầu não, kho tàng, sào huyệt của chúng”.

Truyền thông nước ngoài và một số nhân vật trong cuộc có nhiều nhận xét xác đáng. Daniel Ellsberg viết: “Quy mô và sự phối hợp của cuộc Tổng tiến công vào dịp Tết gần như là tổng hợp các cuộc tiến công xảy ra đồng thời tại hầu hết tỉnh ở miền Nam Việt Nam… sẽ mãi mãi khiến người ta phải kinh ngạc”. Oétmolen thừa nhận, “có 36 thành phố, thị xã của 44 tỉnh lỵ; 5 trong 6 thành phố tự trị; 64/242 quận lị và 50 ấp bị tiến công trong dịp Tết Mậu Thân 1968”.

Bất ngờ vì đối phương chọn chiến trường hoàn toàn khác trước, mà còn vào thời điểm không ngờ nhất, nguyên Tùy viên kinh tế Đại sứ quán Mỹ kể lại: “… Ở Sài Gòn cuộc sống vẫn êm ả, người ta không có gì để phải lo lắng vì cộng sản chưa bao giờ dám tấn công vào một thành phố thủ đô và vừa tuyên bố 48 giờ ngừng bắn. 1/3 quân Việt Nam Cộng hòa đang nghỉ phép, Chính phủ cũng đang nghỉ. Trong không khí chào mừng năm mới, các quán bar phục vụ lính Mỹ hết công suất… Chính quyền Sài Gòn tổ chức một buổi tiệc tại nhà khách…”. Chính việc đưa chiến tranh vào thành thị của ta đã làm thế chiến lược của Mỹ bị đảo lộn, làm rung chuyển nước Mỹ, dân chúng Mỹ phải sửng sốt, bàng hoàng.

Nghi binh chiến lược

Bộ Tổng Tư lệnh còn chỉ đạo việc nghi binh nhằm đánh lạc hướng Bộ Chỉ huy đối phương. Tháng 9-1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đăng báo bài “Thắng lợi lớn, nhiệm vụ lớn”, tiếp tục khẳng định phương châm đánh lâu dài, bảo tồn lực lượng. Lập tức Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA cho dịch và phân phát tới các chi nhánh truyền thông công khai ở nước ngoài. Tháng 11-1967, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam phổ biến trực tiếp cho các tư lệnh chiến trường miền Nam kế hoạch nghi binh chiến lược, một bản kế hoạch tác chiến giả… Các thông tin giả kể trên càng củng cố nhận định của Oétmolen rằng Việt Nam thất bại lớn, mà trận Đắk Tô là bước mở đầu, còn Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn nhận định, năm 1968 trọng tâm kế hoạch của Việt cộng là chống phá bình định.

Nhằm dụ đối phương lún sâu thêm vào những phán đoán sai lầm, tháng 1-1968, quân ta phối hợp với nước bạn Lào mở chiến dịch Nậm Bạc; nhiều đơn vị chủ lực Quân giải phóng rời căn cứ hướng về các đô thị, trong đó có Sài Gòn – Gia Định; một số sư đoàn chủ lực miền Bắc tập kết quanh vùng rừng núi Khe Sanh. Trước động thái đó, Oétmolen hủy bỏ dự án mở cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, đưa quân về giữ Sài Gòn; dừng các cuộc hành quân ở phía Bắc, tăng lực lượng cho hướng Trị – Thiên. Vậy là, từ thế chủ động “phản công”, “tìm diệt”, lực lượng quân sự Mỹ buộc phải chuyển sang phòng ngự bị động mà hai hướng chính là quanh Sài Gòn và Trị – Thiên. Trong khi đối phương còn đang lúng túng tìm cách đối phó, thì đêm 20-1-1968, quân ta bất ngờ nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Đạn pháo của quân ta dội xuống Khe Sanh đã xua tan đám mây mù mà chính quyền Mỹ cố tạo ra lừa mị công chúng Mỹ rằng họ đang thắng và đã thấy “ánh sáng cuối đường hầm” (!). Quá sốc, giới chức Mỹ cũng tính toán như ở Điện Biên Phủ 14 năm trước, rằng có nên dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Khe Sanh?. Nhiều tác giả Việt Nam và Mỹ nhận định rằng, cả Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Sài Gòn đều nghĩ đến khả năng Việt cộng tập trung lực lượng để tiến hành một trận “Điện Biên Phủ” ở Khe Sanh. Bằng cách đánh vây lấn với những trận địa chiến hào của ta, họ cho rằng ta sẽ dứt điểm Khe Sanh như Điện Biên Phủ. Tác giả Michael Maclear bình luận: “Các trận đánh trong Tết Mậu Thân làm cho người ta có cảm tưởng rằng Khe Sanh có vẻ như là cuộc bao vây để đấy. Nếu vậy thì Bắc Việt Nam là bậc thầy trong việc nghi binh”.

Nguồn: https://zingnews.vn/chien-luoc-cua-cuoc-tien-cong-va-noi-day-xuan-mau-than-1968-post1394345.html

Sách hay

‘Bản đồ’ cơ thể người

Được phát hành

,

Bởi

Được biên soạn công phu, giáo trình y khoa “Sobotta Atlas giải phẫu người (đầu, cổ, chi trên, ngực, bụng, chi dưới)” có thể hỗ trợ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh.

Theo GS.TS Đào Văn Dũng, giải phẫu học tuy là môn cơ bản bắt buộc đối với những ai học khối ngành sức khỏe, nhưng lại là môn khó học. Giải phẫu đầu mặt cổ, giải phẫu thần kinh trung ương và ngoại biên nằm trong chương trình năm nhất của sinh viên y khoa, đồng thời liên hệ mật thiết với các môn học bệnh học về sau này.

Do đó, giáo trình giải phẫu học cần đảm bảo sự hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên, giảm cảm giác nhàm chán trong quá trình học tập. Atlas giải phẫu học cơ thể người vì vậy đã ra đời.

Trước đây, trong trường y của nước ta, môn Giải phẫu học giảng dạy bằng tiếng nước ngoài. Atlas giải phẫu in trắng đen, chú thích bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Latin. Điều này ít nhiều gây khó dễ cho người học, nhất là với những sinh viên trình độ ngoại ngữ còn những hạn chế nhất định.

“Có những cuốn atlas giải phẫu người chính xác về mặt chuyên môn, chuẩn về mặt thuật ngữ bằng tiếng Việt, lại in màu đẹp là ước mơ của người học trong khối ngành sức khỏe”, GS Dũng cho hay.

sobotta anh 1

Sách Sobotta Atlas giải phẫu người (đầu, cổ, chi trên, ngực, bụng, chi dưới). Ảnh: Đ.A.

Theo đánh giá của Hội đồng Giảm khảo Giải Sách Quốc gia hạng mục Sách Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Sobotta Atlas giải phẫu người(đầu, cổ, chi trên, ngực, bụng, chi dưới) in lần thứ 14 bản dịch tiếng Việt đã đáp ứng được những yêu cầu trên.

Sobotta Atlas giải phẫu người(đầu, cổ, chi trên, ngực, bụng, chi dưới) vốn là kiệt tác do nhà giải phẫu học nối tiếng người Đức, GS Giải phẫu học Johannes Sobotta (1869-1945) biên soạn. Sách đã được dịch ra 20 thứ tiếng trên thể giới, qua nhiều lần chỉnh lý, bổ sung với sự tham gia của nhiều nhà giải phẫu học nổi tiếng khác của các trường đại học khối ngành sức khoẻ nước Đức. Trong lần in thứ 14, sách được chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện và do hai GS giải phẫu học R. Putz và R. Pabst hiệu đính.

Sách do Elsevier – một công ty xuất bản học thuật, chuyên tài liệu y học và khoa học – in và giữ bản quyền. Bản dịch tiếng Việt do các giảng viên Bộ môn Giải phẫu học, Khoa Y Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện. Trong đó có BS Nguyễn Hoàng Vũ, GS.TS.BS Lê Văn Cường, PGS.TS.BS Dương Văn Hải, TS.BS Võ Văn Hải, ThS.BS Nguyễn Xuân Anh, ThS.BS Nguyễn Phước Vĩnh, ThS.BS Trang Mạnh Khôi, ThS.BS Nguyễn Trường Kỳ, ThS.BS Võ Thành Nghĩa, BS Nguyễn Trung Hiếu.

Sobotta Atlas giải phẫu người có phần hướng dẫn sử dụng sách rất chi tiết và khoa học. Sách gồm 13 chương, các mục nhỏ được ký hiệu bằng 3 chữ số. 148 nội dung chi tiết với hơn 2.000 hình ảnh được trình bày khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu. Mỗi chương được in bằng một màu xác định có sơ đồ tổng quan ngay từ những trang đầu để người đọc tra cứu, theo dõi.

Mô tả rất chi tiết cấu trúc giải phẫu người nhưng sách không làm mất đi tính tổng thể của giải phẫu người. Theo GS Dũng, nét đặc sắc này giúp người học tham khảo trong quá trình học tập và áp dụng vào hoạt động lâm sàng về sau.

GS.TS Nguyễn Khoa Cường nhận định bản dịch thể hiện được chính xác nội dung khoa học, đồng thời vẫn giữ lại các thuật ngữ tương ứng bằng tiếng Anh, tạo thuận lợi cho người đọc khi tra cứu, đối chiếu.

Đặc biệt, với mục đích giải phẫu học phục vụ thực hành lâm sàng, các nội dung biên dịch được bổ sung các hình ảnh lâm sàng, tích hợp các kĩ thuật hình ảnh học mới như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp điện toán…, các hình nội soi, ảnh màu trong lúc mổ, ảnh bệnh nhân với các triệu chứng điển hình – được thiết kế phù hợp với mọi chương trình học.

Với giá trị khoa học, thực tiễn của mình, Sobotta Atlas giải phẫu người (đầu, cổ, chi trên, ngực, bụng, chi dưới) được đề cử tại Giải thưởng Sách Quốc gia 2024.

Hội đồng giám khảo cho rằng cuốn sách có nội dung phù hợp, rất cần thiết cho học tập, nghiên cứu trong đào tạo đại học, sau đại học… Sách đặc biệt có ý nghĩa với hoạt động giảng dạy theo module và áp dụng vào lâm sàng. Theo đó, công trình này sẽ giúp đội ngũ y bác sĩ chẩn đoán bệnh được chính xác hơn, nhất là chẩn đoán định khu, phẫu thuật thực hành và trong thực hành các kỹ thuật của y học truyền thống (châm cứu, bấm huyệt…).

Nguồn: https://znews.vn/ban-do-co-the-nguoi-post1513256.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Điều ẩn sâu trong thế giới lượng tử

Được phát hành

,

Bởi

Theo nhà vật lý lý thuyết Sean Carroll, cơ học lượng tử và thuyết đa Vũ Trụ không chỉ mang lại tri thức khoa học mà còn góp thêm một góc nhìn để trả lời câu hỏi triết học ngàn đời: Ta là ai?

Sự phát triển của cơ học lượng tử trong những năm đầu thế kỷ XX, với những cái tên như Planck, Einstein, Bohr, Heisenberg, Schrödinger, và Dirac là thành tựu trí tuệ vĩ đại trong lịch sử loài người.

The gioi luong tu anh 1

Sách Điều gì đó ẩn sâu. Ảnh: ML.

Chúng ta chưa thực sự hiểu đúng về cơ học lượng tử

Cơ học lượng tử là lý thuyết tốt nhất để giúp chúng ta hiểu về thế giới vi mô, nó mô tả cách thức nguyên tử và các hạt tương tác thông qua các lực của tự nhiên, đem lại những tiên đoán thực nghiệm với độ chính xác đáng kinh ngạc. Các nhà vật lý thiên văn, vật lý hạt, vật lý nguyên tử, vật lý laser – tất thảy họ ngày ngày đều sử dụng cơ học lượng tử. Chất bán dẫn, transitor, vi mạch, laser và bộ nhớ máy tính đều hoạt động dựa trên cơ học lượng tử.

Tuy nhiên, trong cuốn Điều gì đó ẩn sâu Sean Carroll lại chỉ ra một điều nghe có vẻ thật lạ lùng nhưng lại đang diễn ra trong ngành vật lý lý thuyết đó là cơ học lượng tử là lĩnh vực ai cũng “kinh sợ”.

Nguyên nhân của sự “kinh sợ” này là các nhà vật lý chân chính thừa nhận rằng chúng ta chưa thực sự hiểu đúng về cơ học lượng tử, dù chúng ta đang sử dụng khoa học lượng tử để thiết kế những công nghệ tiên tiến và tiên đoán kết quả thử nghiệm.

Theo Sean Carroll, từ thuở bình minh của lĩnh vực này cho đến nay, các nhà vật lý vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về nền tảng thực sự của cơ học lượng tử và vẫn chưa đi đến thống nhất về cơ học lượng tử thực sự nói gì.

Các nhà vật lý có xu hướng sử dụng cơ học lượng tử để giải thích thế giới. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể làm được điều đó, bởi có những cách xử lý phổ biến có khuynh hướng cường điệu hóa rằng cơ học lượng tử mang tính huyền bí, khó giải thích, không thể thấu hiểu. Điều này đi ngược với những nguyên tắc căn bản của khoa học, trong đó bao gồm quan niệm cho rằng thế giới về cơ bản là có thể hiểu được.

Điều này cũng dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở nghiên cứu không coi trọng việc tìm hiểu ý nghĩa của cơ học lượng tử. Các nhà khoa học chỉ coi trọng những kết quả hữu hình – những công nghệ mới lạ, những tiên đoán cụ thể, có khả năng thương mại hóa.

Trước thực trạng này, tác giả đặt ra câu hỏi: Vậy ai sẽ tìm hiểu về bức tranh toàn cảnh, mà nếu không có nó, ngành Vật lý rất khó đi được xa thêm?

The gioi luong tu anh 2

Nhà vật lý lý thuyết Sean Carroll. Nguồn: preposterousuniverse.

Cơ học lượng tử và thuyết đa Vũ Trụ

Điều gì đó ẩn sâu là nỗ lực của Sean Carroll trong việc lấy lại vị thế của cơ học lượng tử. Sách cố gắng làm cho cơ học lượng tử dễ hiểu – ngay cả khi chúng ta vẫn chưa hiểu được nó – và việc đạt được những hiểu biết như vậy phải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của khoa học hiện đại.

Cơ học lượng tử là độc nhất vô nhị trong số các lý thuyết vật lý nhằm mô tả sự khác biệt rõ ràng giữa những gì chúng ta quan sát thấy với những gì mới là thực tại. Điều đó đặt ra thách thức đặc biệt đối với tư duy của các nhà khoa học (và toàn thể những người còn lại), những người đã quá quen thuộc với lối suy nghĩ về những gì chúng ta quan sát thấy là “thực tế” không phải bàn cãi và cố gắng giải thích mọi thứ cho phù hợp.

Nhưng đó không phải là chướng ngại vật không thể vượt qua, và nếu giải phóng được tư duy của mình khỏi lối tư duy trực giác và lạc hậu thì chúng ta sẽ thấy rằng cơ học lượng tử không hề huyền bí một cách tuyệt vọng hoặc không thể giải thích được. Nó chỉ đơn thuần là vật lý mà thôi.

Điều gì đó ẩn sâu cũng chỉ ra những bước tiến trong việc thấu hiểu cơ học lượng tử đã đạt được, theo cách tiếp cận mà tác giả cho là con đường nhiều triển vọng nhất: Cách diễn giải Everett (*) hay đa Vũ Trụ về cơ học lượng tử.

Theo tác giả sách, cơ học lượng tử là rường cột chống đỡ các định luật khoa học mô tả hành vi bất thường của photon, electron hay bất kỳ hạt nào tạo nên Vũ Trụ.

Còn đa Vũ Trụ – giả thuyết về các Vũ Trụ tồn tại song song như trong phim khoa học viễn tưởng, nơi tồn tại bản sao của con người Trái Đất – là “phương pháp thuần khiết nhất” để hiểu cơ học lượng tử. Đó cũng chính là đích đến nếu chúng ta bước trên cung đường có ít sự chống cự nhất khi bàn về các hiện tượng lượng tử một cách nghiêm túc.

Bằng những câu chuyện hay cuộc đối thoại, Carroll dẫn dắt người đọc kết nối những kinh nghiệm thường ngày của chúng ta với một thế giới đa Vũ Trụ.

Theo Carroll “Tất cả đều là lượng tử”; những lý thuyết về hàm sóng và đa Vũ Trụ không chỉ mang lại tri thức khoa học mà còn góp thêm một góc nhìn để trả lời câu hỏi triết học ngàn đời: Ta là ai? Ta đang ở đâu? Ta sẽ như thế nào?

Ví dụ ta là chính ta của ngày hôm qua nhưng đồng thời cũng khác, và sẽ một phần, nhưng không phải toàn bộ, của ta ngày mai. Và cùng một thời điểm này, theo đa Vũ Trụ, sẽ có rất nhiều “ta” ở những Vũ Trụ khác nhau. Những bản sao không ngừng được sinh ra.

Điều gì đó ẩn sâu cũng nêu lên những lý thuyết đề xuất mới mẻ, chưa hoàn toàn được công nhận, trong nỗ lực tìm hiểu bản chất của không – thời gian, và nguồn gốc cùng với số mệnh sau cùng của Vũ Trụ. Đồng thời, sách cũng xem xét các nghiên cứu quan trọng khác từ góc độ cơ học lượng tử, ví dụ như những công bố về lỗ đen của Stephen Hawking.

——————–

*. Ý tưởng đa Vũ Trụ ban đầu do nhà vật lý Hugh Everett viết trên một tờ báo vào năm 1957.

Nguồn: https://znews.vn/dieu-an-sau-trong-the-gioi-luong-tu-post1513275.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Chỉ có bạn mới trả lời được câu hỏi của cuộc đời mình

Được phát hành

,

Bởi

108 chủ đề được bàn luận trong sách đều là những vấn đề rất thiết thực, gần gũi, đặc biệt trong giai đoạn nhân loại chịu nhiều tổn thất sau đại dịch Covid, như: cách điều khiển những cảm xúc tiêu cực; cách lắng nghe tâm trí và thân thể mình; cách đặt ra lằn ranh cho bản thân; cách để ngừng trì hoãn và thực hiện những điều mình yêu thích, v.v…

Khi bạn trao cho người khác quyền được quyết định xem bạn có đáng được yêu thương hoặc có giá trị hay không, bạn đã tự phản bội chính mình rồi.

Sự hài lòng đến từ bên trong

Nếu có thể dành cho chính mình lúc trẻ một lời khuyên, thì tôi sẽ bảo rằng: Sự hài lòng không nằm ở đâu xa vời cả; nó ở ngay trong mình.

Khi bạn trao cho người khác quyền được quyết định xem bạn có đáng được yêu thương hoặc có giá trị hay không, bạn đã tự phản bội chính mình rồi, bạn thân yêu ạ. Khi bạn hướng tới người khác để đạt được sự công nhận rằng mình đã “đủ giỏi” hay đang làm “tốt”, bạn chỉ đang tự tạo khoảng cách với con người thật của mình.

Hãy nhìn vào sâu bên trong và lắng nghe bản thân.

Hai long anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Bạn là người duy nhất hiện diện mọi ngày trong cuộc đời của bạn. Khi đưa ra những quyết định dựa trên những gì hợp lý hoặc không đối với mình, bạn đã kiến tạo một cuộc đời chân thật của riêng mình. Mọi ý kiến khác sẽ dần phai đi một khi bạn trân trọng và tin tưởng vào những điều mang lại cho bạn ý nghĩa và hạnh phúc.

Khi những tiếng ồn của thế giới bên ngoài trở nên quá náo nhiệt – điều chắc chắn sẽ xảy ra – hãy nhớ ngừng lại, đứng yên, và tự hỏi mình:

Điều gì phù hợp và chân thành nhất đối với mình?

Hãy để câu hỏi đó chín muồi cho tới khi câu trả lời từ từ hiện ra. Và rồi thực hiện điều đó.

Tận dụng tài năng của mình

Tôi từng trò chuyện với một tiểu thuyết gia về cuốn sách cô ấy đã ấp ủ suốt mười năm (tận mười năm!). Khi tôi hỏi cuốn sách đã được viết đến đâu rồi và khi nào tôi có thể đọc thử, cô ấy bảo, “Ồ, tớ không biết nữa. Có quá nhiều tiểu thuyết đã được viết rồi. Tớ không biết có đáng để viết không. Đằng nào thì cũng đã có người thực hiện nó rồi.”

Trong mọi nỗi sợ liên quan đến niềm thôi thúc và ước mơ mà tôi từng được nghe kể, “Đã có người thực hiện rồi” là thứ khiến tôi đau lòng nhất.

Dĩ nhiên, đúng là đã có hàng triệu quyển sách, bộ phim và các phát minh được sáng tạo trên thế giới này. Nhưng bạn có muốn biết thêm một sự thật không?

Chưa thứ nào trong số đó được sáng tạo bởi bạn.

Khi truyền tải những kinh nghiệm sống, góc nhìn và cảm xúc của mình vào một tác phẩm – một thứ gì đó phản ánh lòng hiếu kỳ và chuyện đời của bạn – những gì bạn tạo ra sẽ chân thật, nguyên bản và độc nhất.

Vì vậy, mỗi khi bạn chùn bước vì nghĩ rằng “đã có người thực hiện điều đó rồi” – hãy nhớ lấy điều này:

Có thể nó đã được thực hiện. Nhưng nó chưa được thực hiện bởi bạn.

Tận dụng tài năng của mình sẽ mang lại rất nhiều điều kì diệu, niềm vui và bất ngờ cho cuộc sống của bạn – nếu bạn chấp nhận chúng. Hãy xem như đây là lời mời gọi bạn tiến một bước nhỏ đến điều đang thôi thúc mình ngày hôm nay.

Tìm sự tường tận trong hành động

Một dược sĩ từng tìm đến tôi với mong mỏi được kết nối với bản chất nghệ sĩ bên trong mình. Khi chia sẻ những hoài bão và ước mơ với tôi, cô ấy luôn kéo theo sau một chuỗi các câu hỏi “lỡ như”:

Lỡ như tôi không thích làm điều đó? Lỡ như tôi không giỏi làm điều đó? Lỡ như nó không thành công? Lỡ như hoá ra nó khác với những gì tôi nghĩ? Lỡ như tôi đang phí phạm thời gian của mình?

Lỡ như…Lỡ như…Lỡ như…

Cuộc trò chuyện đó khiến tôi nhớ lại quãng thời gian chuẩn bị tiến một bước trọng đại ở một hướng đi mới, nhưng lại bị mắc kẹt ở giai đoạn chuyển giao, cố gắng hiểu tường tận mọi thứ trước khi dám cất bước đầu tiên.

Dù là rời khỏi thế giới công nghệ để theo đuổi con đường nghệ thuật, chuẩn bị “chời bài ngửa” trong một mối quan hệ, hay tạo ra một thay đổi lớn trong việc kinh doanh của mình – tôi từng nghĩ rằng một khi có được “kế hoạch hoàn hảo” thì mới có thể bắt đầu được.

Sự thật là như thế này: Không có kế hoạch nào là hoàn hảo cả. Sự rõ ràng sẽ đến khi ta hành động. Chúng ta không thể biết chắc được điều gì thành công hay thất bại, có thích hợp hay khôgn, cho đến khi tự mình nhìn thấy, chạm vào trải nghiệm. Chỉ khi đó ta mới có được sự khôn ngoan và hiểu biết để tự điều chỉnh và phát triển – rồi từ đó đưa ra các lựa chọn sáng suốt hơn để bước tiếp.

Bạn có đang chờ một kế hoạch hoàn hảo để bắt đầu theo đuổi điều gì đó? Thay vào đó, bước đầu tiên bạn có thể làm là gì?

Hãy nhớ rằng: Sự rõ ràng theo sau hành động. Từng bước, từng bước một.

Nguồn: https://znews.vn/ai-la-nguoi-ban-can-lam-hai-long-nhat-post1513431.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng