Hồi ức thiếu nữ của Annie Ernaux xuất bản vào năm 2008. Ngay từ khi ra mắt, cuốn sách đã lập tức nhận được sự đón nhận của đông đảo công chúng và sớm được dự đoán sẽ trở thành mốc son trong văn nghiệp của Annie Ernaux. Mới đây, tác phẩm phát hành tiếng Việt qua bản dịch của Bảo Chân.
Sách Hồi ức thiếu nữ. Ảnh: Hạnh Nguyễn. |
Một kiệt tác dưới dạng hồi ký
Cuốn sách trải dài trong khoảng thời gian từ khi tác giả chào đời vào năm 1940 đến năm 2006, quá trình sống trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Normandie đến những năm tháng giảng dạy văn học Pháp tại một ngôi trường ở Lycée.
Tại đây, Ernaux đã trải qua những tháng ngày sống ở vùng ngoại ô Cergy của Paris, nuôi hai đứa con trai rồi sau đó hôn nhân tan vỡ. Tuy vậy, đây không phải là một cuốn tự truyện đơn giản, cụ thể hơn, đó là bản hợp xướng hòa ca của “chúng tôi”, dưới góc nhìn của một người thứ ba không rõ ràng.
Không giống những cuốn hồi ký truyền thống khác, tác phẩm của Ernaux là sự đan xen giữa cảm giác dâng trào cực độ với những khoảng lặng vô bờ. Nhiều nhà văn như Karl Ove Knausgaard – tác giả người Na Uy nổi tiếng với sáu cuốn tự truyện, đã để trí tưởng tượng của mình bay bổng trong những giấc mơ, vẽ nên câu chuyện hư cấu và những ký ức không thể phân định thật giả – thì Ernaux lại làm ngược lại.
Bà không hề sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng nào hết, mà đi sâu vào chi tiết những điều xác thực bà đã trải qua. Câu chuyện được kể theo dòng thời gian tuyến tính không quá u sầu, ảm đạm những cũng chẳng thơ mộng hay lãng mạn.
Ernaux giữ cho giọng văn của mình một màu trung lập, không có tình yêu, tuyệt vọng hay thù hận xuất hiện trên trang giấy. Đó là những câu chuyện rất đời, rất thật.
Nhà văn Annie Ernaux. Ảnh: France Inter. |
Mở kho báu bị thời gian lãng quên
Quá trình đọc Hồi ức thiếu nữ của Ernaux cho người đọc một trải nghiệm như khơi mở một kho báu đã bị thời gian lãng quên, bên trong chứa đầy những tấm hình trong cuốn album cũ mèm của gia đình, một số bức có vài dòng nguệch ngoạc phía sau lưng, ố vàng và vụn vỡ.
Những mảnh vỡ đó đối với người đọc chẳng khác nào hình ảnh của quá khứ hiện ra, rời rạc với những lỗ hổng lỗ chỗ khắp nơi. Độc giả lướt qua những bức ảnh, đọc thầm những lời nhắn vội vã và cảm thấy đắm chìm trong quá khứ, thêm một lần nữa.
Nhiều năm trôi qua, hầu hết những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời, chỉ được ghi lại qua vài tấm ảnh và hồi ức, đã biến mất. Chính tác giả đã từng chia sẻ bà sợ rằng trí nhớ của mình sẽ càng ngày càng thâm hụt, rồi đến cả những tháng năm tươi đẹp nhất của cuộc đời một người, bà cũng không thể nhớ được nữa.
Thần chết đã rón chân bước từng bước đến bầu bạn với bà, mọi thứ đều có thể xảy ra, ai biết trước được, Ernaux dường như viết để nhớ về một thời quá khứ tưởng như đã lãng trôi. Bà trở thành một người quan sát cặm cụi các sự kiện trong đời.
Thông qua cuốn tiểu thuyết này, người đọc thay vì trở thành nhân chứng cho cuộc sống của một người xa lạ, họ từ từ trở thành một phần của cuốn sách và dấy lên lòng thương cảm với số phận người thiếu nữ trong truyện.
Như thể chính nhà văn, người sáng tạo, là nhân chứng cho ký ức của độc giả. Ernaux đã tiết lộ trong những cuộc phỏng vấn gần đây rằng Hồi ức thiếu nữ không phải là tác phẩm mấu chốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của bà, nhưng cuốn sách có thể được xem là một kiệt tác.
Cuốn sách mang đậm nét văn hóa, chính trị và lịch sử của Pháp. Tác giả đã khéo lẹo tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật kể hồi kí khi loại bỏ hoàn toàn cảm xúc cá nhân khỏi tác phẩm.
Thoạt nhìn qua vài trang đầu tiên, hình thức hồi ký với lối ngắt nghỉ chia nhỏ thử thách độ kiên nhẫn của độc giả. Tuy vậy, sau khi đọc vài đoạn văn, người đọc hẳn sẽ bị cuốn vào luồng suy nghĩ của tác giả và tự hỏi, kết cục của những câu chuyện này sẽ đi về đâu?
Cuốn sách mang đậm nét văn hóa, chính trị và lịch sử của Pháp, hiển nhiên không phải là một thứ dễ đọc, không có cốt truyện, không có cao trào, hay một bài học đạo đức nào hết. Đây cũng không phải là cuốn sách để đọc một cách gấp gáp, độc giả có thể đóng lại sau khi đọc một vài trang, rồi triền miên trong hương vị buồn vui lẫn lộn mà nó để lại trong tâm trí.
Kể từ cuốn hồi kí đầu tiên, The Place (1983), Ernaux đã viết lên câu chuyện của cuộc đời mình và với mỗi cuốn sách, bà khai thác sâu hơn vào cốt lõi của từng sự kiện. Tác giả đã khéo lẹo tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật kể truyện hồi kí khi loại bỏ hoàn toàn cảm xúc cá nhân khỏi tác phẩm.
Những sáng tác của Ernaux phần lớn được dịch ở châu Âu có lẽ vì văn phong mộc mạc, gần gũi và đầy nét nhạc trữ tình của một người Pháp điển hình.
Ngay cả khi độc giả không sống cùng thời với Ernaux, ngay cả khi họ chưa đặt chân đến Pháp, họ vẫn có thể xúc động, bồi hồi bởi một nỗi buồn man mác mà bà đã tinh tế cài cắm trong từng trang tự truyện.