Connect with us

Sách hay

Chuyện bố con cô gái người Dao đi thi đại học

Được phát hành

,

Giờ đây, Chảo Yến đã hoàn thành chương trình thạc sĩ ở châu Âu và trở về, nhưng ấn tượng về lần đi thi đại học – chuyến đi xa đầu tiên – vẫn hiện lên sinh động.

Đường ngược chiều là tự truyện của Chảo Yến – cô gái người Dao đầu tiên ở bản làng Nậm Chạc, Lào Cai, đỗ đại học, giành được suất học bổng trị giá hơn 50.000 USD của chương trình Erasmus Mundus.

Được sự đồng ý của công ty Sống – đơn vị nắm bản quyền sách – Zing trích đăng một phần nội dung tác phẩm.

Thi cấp ba xong, tôi vẫn với quyết tâm sẽ là người đầu tiên thi đỗ đại học ở xã. Tôi dụ dỗ được bố mẹ cho đi học tiếp, bố mẹ đã bị tôi thôi miên từ lâu. Bố tôi gật đầu cái rụp: “Đâm lao rồi phải theo lao thôi, mình phải cố gắng”.

Advertisement

Lần đầu được đi xa, đi hẳn thủ đô cơ mà, nên tôi rất hào hứng và phấn khởi. Leo lên tàu hỏa, nghe tiếng còi tàu vang lên, dòng người kéo vali ngược xuôi, tôi tựa lưng ra sau hít hơi thật sâu thấy thật hào sảng.

Co gai Dao thi dai hoc anh 1

Sách Đường ngược chiều. Ảnh: Sống.

Lần đầu đến thủ đô

Bố vừa lên tàu một cái đã bắt được sóng với một chú cũng đưa con đi thi nên quay sang bàn chuyện thế giới. Nhưng thế giới khi ấy của bố là tôi. Bố ôm túi hành trang của hai bố con xuống thủ đô, vẻ mặt lộ rõ sự hứng khởi và chút khoe khoang kể về tôi, bất chấp ông chú bên cạnh đang ngáp ngủ, lục rục lôi chiếc áo mưa trong túi trải xuống gầm ghế để chuẩn bị đánh một giấc.

Bố thấy thế nên cũng mua cái áo mưa 5.000 đồng trên tàu trải cho tôi ngủ, tiếng ù ù rạch rạch nhỏ dần, nhỏ dần và tôi tỉnh dậy khi trời đã sáng. Bố nói: “Mình đến Hà Nội rồi con gái”.

Thành phố này thật ồn áo và tấp nập. […]

Tôi và bố xuống ở ga Long Biên. Bố dắt tay tôi hòa theo dòng người lỉnh kỉnh ba lô đi ra khỏi ga. Chao ôi, một cảnh tượng kinh hoàng!

Advertisement

Cái nắng đầu hè buổi sáng không quá gắt, nhưng đủ làm bố ướt hết người khi vừa đeo túi hành trang vừa dắt tay tôi băng qua đường với bộ dạng cực kỳ thu hút mấy chú xe ôm.

Cứ bước được vài bước là bố lại giật tay tôi đứng lại vì đoàn xe máy đi quá nhanh, khác hẳn với quê tôi. Sang được đường, chú xe ôm từ nãy nhìn bố con tôi bước đến mời gọi: “Hai bố con đi thi à? Đi xe ôm không, lấy rẻ cho”.

Trước khi đi, bố có xuống quán phở ở huyện để nghe bác Thành phổ cập một khóa kinh nghiệm xuống núi nên bố tỏ ra rất tự tin: “Ờ, nhưng không đi xe ôm đâu. Tôi xem trên bản đồ rồi. Tôi tự biết đường đi”.

Ơ, bản đồ nào nhỉ? Trước giờ đã thấy bố cầm bản đồ bao giờ đâu? À, thì ra là học thuộc các bạn ạ, “thầy Thành” phổ cập hết rồi nên khỏi lo. Trả lời trúng mánh hết. Ông chú xe ôm kiểu gì cũng nhìn ra bài của bố nên tiếp: “Thế anh đi đâu, em chỉ đường đi cho nhanh, chứ không lại mất công đi lạc”.

Bố, mặt vẫn kiểu kiêu hãnh đầy tự tin, thì được phổ cập rồi mà: “Tôi đi lên Xuân Mai, bây giờ ra bến bắt xe buýt, bến xe ngay đây, nên không đi đâu”. Bác Thành chắc mới khai sáng cho bố đến đoạn này, nên ngay khi ông xe ôm nói câu sau, bố đã bị lay động.

Advertisement

“Đi Xuân Mai bây giờ anh phải bắt xe buýt 01 đến Hà Đông rồi từ đấy mới có xe đi Xuân Mai, ra bến 01 cũng không xa 20.000 đồng lên đây em chở hai bố con đi nhanh cho kịp xe. Xe sắp chạy rồi đấy”.

Chữ thầy trả cho thầy, bố như cố nhớ lại kiến thức, nhưng chắc “thầy Thành” cũng chưa phổ cập đến đoạn này nên hai bố con tôi leo lên xe. Chú xe ôm phi vèo một cái không biết được một phút chưa, tôi và bố đã nhìn thấy điểm trung chuyển to lù lù và xe 01 đứng chềnh ềnh ở đấy.

Bao nhiêu công phổ cập của thầy Thành đổ sông đổ bể, tay rút tờ 20.000 đồng đưa ông xe ôm, bố nhìn tôi ánh mắt hơi đăng đắng, cười gượng: “Thôi, lần đầu, không sao”.

Leo lên xe buýt, lần đầu được đi, nhưng bố rất tự tin. Thấy có cái ghế con màu đỏ để dưới gầm, bố lôi ra ngồi ngay đầu xe ngắm Hà Nội.

Chưa kịp ấm mông, chưa kịp kể chuyện thế giới như đi xe khách ở quê, thì phụ xe, một anh thanh niên chắc tầm tuổi tôi, đến giật ghế làm bố tí nữa ngã rồi quát: “Ai cho ông ngồi ở đây, xuống cuối xe đứng”.

Advertisement

Xe đông người, có người cười khi bố cố giữ cân bằng đứng dậy, tay vẫn ôm khư khư túi hành trang đi xiêu vẹo xuống cuối. Bố lại nhìn tôi mắt đắng đắng hơi mất quan điểm: “Thôi xuống cuối đứng con ạ”.

Cảm giác khi đó của tôi là gì, tôi cũng không biết nữa. Tôi thấy từng cơn ấm ức cuộn lên hậm hực nhưng tôi chỉ biết đứng nhìn bố bị người ta quát một cách bất lực, vì tôi cũng giống bố mà thôi.

Ở quê khi đi xe, chúng tôi vẫn lấy ghế nhựa ra ngồi mỗi khi hết ghế, có bị ai quát đâu, thậm chí phụ xe còn chủ động lấy cho bọn tôi ngồi. Đúng là cái thứ phụ xe thủ đô mất nết mà!

Sau hai lần “được” người thủ đô khai sáng, lần thứ ba, hai bố con tôi, không ai nói với ai, với tâm trí vững vàng, quyết không “nhận” thêm “ánh sáng” nào nữa.

Đến điểm Hà Đông, bố tất nhiên rồi, vẫn ôm cái túi, nhưng vẻ mặt khi ấy như khắc thêm dòng chữ “Xin đừng mời gọi”. Thế nhưng, do bố “khắc” bằng chữ dân tộc Dao nên mấy chú xe ôm không hiểu, vẫn ra sức gọi mời.

Advertisement

Một chú nhanh nhẹn: “Đi Xuân Mai đúng không? 10.000 đồng thôi em chở ra bến, nhanh lên không xe nó sắp chạy rồi kìa”.

Dòng chữ “Xin đừng mời gọi” khi nãy bố khắc lên mặt biến mất, nhường chỗ cho sự sốt sắng lo lắng nhỡ xe, nên hai từ “Lên luôn” lộ rõ mồn một trên trán bố.

Ông chú xe ôm nở nụ cười thật tươi đón mông hai bố con ngồi lên yên xe. Tôi còn chưa định hình được chuyện gì đang diễn ra, thì lại giống lần một, chú xe ôm phanh “kít” một cái rồi bảo: “Đây, đứng ở đây đợi xe. Nhìn thấy xe nào có ghi Xuân Mai thì leo lên”.

Cái gì, chỗ này có thể nhìn thấy chỗ khi nãy bố con tôi đứng mà? Bố lại cười hiền từ, đăng đắng: “Thôi không sao, nhiều người còn bị lừa hàng trăm nghìn ấy”.

Nhưng tôi lại rất giận bố, dù gì trước đó bố cũng từng đưa chị Mai xuống Thái Nguyên thi một lần rồi, lại còn được bác Thành bày mưu cho từ nhà mà vẫn bị người ta lừa là sao?

Advertisement

10.000 đồng khi ấy to lắm, một suất cơm gần trường cấp ba Xuân Mai chỉ có 7.000 đồng đến 8.000 đồng thôi, bố thì ăn tầm 10.000 đồng đến 15.000 đồng, thế mà bố vẫn cười tít mắt kể với người ta như thể đó là một chiến công vang dội.

Tôi đoán do khi con người ở ngưỡng quá đau lòng sẽ thường hay lấy nỗi đau của mình ra kể để giễu cợt bản thân. Chính là thế đấy!

Co gai Dao thi dai hoc anh 2

Chảo Yến. Ảnh: FBNV.

“Nhà có bao nhiêu đầu tư hết cho con rồi”

Đến ngày thi, tôi phải thừa nhận là không làm được bài. Toán thì tôi chỉ biết đại số. Còn hình học là kẻ thù truyền kiếp của tôi, nên tôi với nó không thèm nhìn mặt nhau dù thầy giáo chủ nhiệm, cũng là thầy dạy Toán, đã cố gắng ra sức “hòa giải”.

Cả đời tôi chưa bao giờ đánh giá nó cao cả, nên tất nhiên cũng chưa bao giờ được nó đánh giá quá 6/10. Lần duy nhất tôi được điểm 7 là làm bài về véc-tơ, cũng lại liên quan tính toán.

Môn tôi có vẻ biết nhiều hơn là Lý và Hóa, nhưng hôm thi Toán xong, tôi cho một bạn mượn máy tính, bạn ấy quên trả, nên hai môn đấy tôi không có máy tính, mà khả năng tính nhẩm của tôi thì tầm cỡ anh Sơn được mẹ xin cho làm cô giáo. Thế là tôi chơi chiêu khoanh bừa từ đầu đến cuối rồi nộp bài.

Advertisement

Bố tôi vẫn giữ nguyên niềm tin vào việc tôi làm được bài, nên ngay khi tôi vừa ra khỏi phòng thi, một bác đứng cạnh bố hỏi: “Làm được bài không cháu?”. Tôi chưa kịp trả lời, bố đã đáp: “Đề chắc không khó với cháu nó, vất vả xa xôi xuống đây thi chắc chắn phải đỗ”.

Thế là tôi lại cười trừ. Mỗi lần thấy ánh mắt đầy tự hào, đầy hy vọng của bố, tôi lại không dám thừa nhận với bố việc tôi không làm được bài.

Bố nói: “Nhà có bao nhiêu đầu tư hết cho con rồi, bây giờ không đỗ nữa thì thôi đấy”. Tôi sợ! Sợ sẽ không còn nhìn thấy ánh mắt tràn trề hy vọng và niềm tin của bố. Sợ sẽ lại bắt gặp ánh mắt ba năm trước của bố. Sợ bố sẽ phải kể với những người bố gặp là: “Tôi có đứa con thi trượt đại học”.

Chuyến đi xuống thủ đô của “ông Sơn” và tôi đáng lẽ sẽ nằm top đầu danh sách những câu chuyện tôi kể cho bọn trẻ con nghe, nhưng nó chẳng bao giờ xuất hiện trong những câu chuyện của tôi là vì thế.

Hình ảnh bố tôi bị phụ xe giật ghế suýt ngã, hình ảnh nụ cười đăng đắng mỗi lần phát hiện bị lừa của bố cứ ám ảnh tôi. Tôi sợ nếu nhắc về nó, tim tôi lại bị bọn trẻ lấy ra làm bóng đá phát nữa, mà khóc trước mặt bọn nó thật chẳng “cool ngầu” tẹo nào.

Advertisement

Tôi cũng sợ nếu nhắc về nó nhiều, mọi người sẽ nhớ đến việc tôi đi thi rồi hỏi tôi đỗ hay trượt, tôi sẽ không biết phải trả lời thế nào. Nếu như tôi đỗ thì họ sẽ nói: “Con gái học nhiều làm gì, bố mẹ thì nghèo, ở nhà phụ bố mẹ đi”.

Nhưng nếu chẳng may tôi trượt thì họ sẽ bảo: “Ăn cơm người Kinh không dễ đâu, học dốt thì không nên học làm gì”.

Nếu thi đỗ là “tội ác bị phạt tù chung thân” thì thi trượt sẽ tương đương với “tử hình”, nên tôi giữ cho mình sự im lặng để việc tôi đi thi chìm vào quên lãng.

Nguồn: https://zingnews.vn/chuyen-bo-con-co-gai-nguoi-dao-di-thi-dai-hoc-post1111324.html

Advertisement

Sách hay

Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách tập hợp những bài viết đầy cảm xúc của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện hết sức sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

Năm 1971, khi các tỉnh miền Bắc trải qua trận lũ lịch sử, một tờ báo ở TP.HCM lúc bấy giờ, đã đứng lên phát động người dân ủng hộ vùng gặp thiên tai.

Tran lut nam 1971 anh 1

Nhân dân ở Gia Lâm, Hải Dương, Hưng Yên khắc phục khó khăn do lũ làm sạt lở đê năm 1971. Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Ngày 19/8/1971, miền Bắc gặp một trận lũ lớn nhất trong vòng 250 năm. Đồng bằng Bắc bộ lâm vào cảnh thiên tai. Nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc các huyện Vĩnh Tường, đê bối Thanh Trì, phía hữu ngạn sông Hồng. Chỉ riêng bốn tỉnh Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, trận lụt đã làm 1.062 xã của 94 huyện với 2,9 triệu hộ gia đình bị ngập lụt nặng, chiếm hơn 40% tổng số hộ gia đình.

Trận lụt khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, con số người chết gấp hàng trăm lần so với mức một nghìn người của trận lũ tại miền Trung năm 1999 và trận lũ năm 2000 tại miền Nam. Thiệt hại lớn nhất về giao thông, công nghiệp. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi. Về giao thông và bưu điện thì con số là vào khoảng 10.025.000 đồng.

Advertisement

Ngoài ra, thiệt hại của nhân dân và các địa phương bị ảnh hưởng từ lũ lụt, dịch bệnh, ngừng trệ sản xuất sau mưa lũ là rất lớn. Theo đánh giá của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Mỹ (NOAA) thì đây là một trong những trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 trên thế giới.

Trong lúc miền Bắc cố gắng tập trung khắc phục những hậu quả nặng nề do thiên tai để lại thì Sài Gòn, trên tờ báo Tin Sáng [1] đã làm đồng bào chú ý vì một mục trên trang nhất rất lạ. Đó là vào ngày 17/9/1971, dưới chân trang nhất tờ báo in khổ lớn (58×42) có chạy một băng chữ hai dòn tám cột “Bắc Nam ruột thịt một nhà, sớt cơm chia áo đậm đà tình thương – Hãy nồng nhiệt hưởng ứng chiến dịch nhường cơm sẻ áo cho đồng bào miền Bắc do Tin Sáng tổ chức”.

Trên phía trái trang nhất báo Tin Sáng có một cột đóng khung đăng nội dung như sau (nguyên văn): “Tin Sáng xin phép tổ chức đi Hà Nội trao tài vật quyên góp tận tay đồng bào miền Bắc. (Tít) Sáng 7/9 chúng tôi đã nhận được số tiền sau đây để giúp đồng bào nạn nhân miền Bắc bị bão lụt.

Các tăng sĩ chùa Giác Nguyên 7.640 đ. Ông Trần Thanh Hiệp (51 tuổi, đường Trương Minh Giảng 1000 đ. Bác Tám Hòa 10.000 đ, tổng cộng 18.640 đ. Trong thư gửi đến Tin Sáng các tăng sĩ chùa Giác Nguyên còn tình nguyện đi cùng đoàn công tác vận động cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Bắc. Xin các đoàn thể đang vận động cho công tác này lưu ý cho điểm ấy.

[…]

Advertisement

Sau đó hàng ngày trên trang nhất của báo đều đăng tin những người đến đóng góp. Thật là cảm động khi trong danh sách đó là những cái tên ngắn gọn như: Chị A, ông B, anh C, chị Hai bán cơm tấm đóng góp từ 100 đến 5.000 đồng [2]. Họ là những tiểu thương, người phu xích lô, thương gia, nghệ sĩ. Có cả những sinh viên học sinh nghèo.

[…]

Trong danh sách đóng góp này có nữ nghệ sĩ Kim Cương. Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi đến băng nhạc “Kinh Việt Nam” bán được 5.000 đồng để ủng hộ cho cuộc cứu trợ này.

Đến ngày 20/10/1971, báo Tin Sáng đã tổng kết cuộc vận dộng với thông tin trên trang nhất: “Cứu lụt miền Bắc kết thúc với 609.490đ. Chúng tôi đã quyết định khóa sổ cứu lụt miền Bắc vào 12 giờ trưa ngày 18/10. Đến ngày 18/10/1971 chúng tôi đã nhận được 609.490đ của mọi giới miền Nam.

[1] Nhật báo của dân biểu Ngô Công Đức làm chủ nhiệm từ năm 1968-1972. Báo Tin Sáng (bộ mới) tục bản vào ngày 10/8/1975 và ngưng xuất bản vào tháng 7/1981. Báo Tin Sáng khổ lớn như báo Sài Gòn giải phóng. Toàn “mặt” trang một được chia làm tám cột chữ. Sự kiện nào quan trọng nhất trong ngày sẽ được chạy tít tám cột.

Advertisement

[2] Giá sinh hoạt năm 1972: 414 đồng/USD, vàng 26.100 đồng/ lượng. Một chiếc xe Honda ss50 giá 20.000 đồng. Giá xăng lúc bấy giờ là 32 đồng/lít.

Nguồn: https://znews.vn/dai-hong-thuy-1971-mien-bac-bao-lut-va-tam-long-cua-nguoi-mien-nam-post1499630.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Ưu tiên điều quan trọng

Được phát hành

,

Bởi

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Ưu tiên điều quan trọng

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498568.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Thời hoàng kim của Hollywood

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách ảnh đồ sộ “Life. Hollywood” tập hợp nhiều bức ảnh nổi tiếng và tái hiện thời kỳ hoàng kim của Hollywood thế kỷ trước, theo New York Times.

Hollywood anh 1

Cuốn sách được nhà xuất bản Taschen ra mắt ngày 8/9. Ảnh: Taschen.

Hollywood anh 2

Bộ phim The Ten Commandments được chiếu trên màn hình lớn tại một bãi chiếu phim ôtô năm 1958.

Hollywood anh 3

Marlon Brando (bên trái) tại Bệnh viện Cựu chiến binh Birmingham ở Los Angeles. Ông đang tập luyện cho vai diễn của mình trong The Men (1950). Melvin Van Peebles (bên phải) là nhà làm phim đứng sau bộ phim độc lập ăn khách năm 1971 Sweet Sweetback’s Baadasssss Song.

Hollywood anh 4

Ingrid Bergman quay phim Stromboli tại một ngôi làng Italy năm 1949.

Hollywood anh 5

Natalie Wood đu mình trên tay Nick Adams và Dennis Hopper trong một cảnh của bộ phim Trapeze.

Hollywood anh 6

Phim trường và cảnh múa ba lê dưới nước cho bộ phim hài nhạc kịch năm 1944 Bathing Beauty.

Hollywood anh 7

Grace Kelly (trái) mang váy ra khỏi MGM Studios sau khi đóng máy một bộ phim năm 1956. Kirk Douglas và Burt Lancaster (phải) tập dượt cho Lễ trao giải Oscar năm 1958 với biên đạo múa Jack Cole.

Hollywood anh 8

Nhóm làm hiệu ứng đặc biệt đang quay một cảnh cho bộ phim Thế chiến thứ II A Guy Named Joe tại một bể nước lớn thuộc xưởng phim MGM năm 1943.

Hollywood anh 9

Henry Fonda và Lucille Ball tại phim trường bộ phim truyền hình năm 1962 The Good Years. Bộ phim lấy bối cảnh từ năm 1900 đến năm 1914.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/thoi-hoang-kim-cua-hollywood-post1499423.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng