Connect with us

Sách hay

‘Án mạng Bạch Tuyết’ và câu chuyện nạn nhân của tin đồn trên mạng

Được phát hành

,

Tác phẩm của Minato Kanae cho thấy rõ tác động của mạng xã hội. Một khi câu chuyện được đưa lên bàn tán trên mạng, không ai đảm bảo được tính xác thực của thông tin.

Án mạng Bạch Tuyết của Minato Kanae là cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý xuất sắc, vạch trần sự thiếu nhận thức của đám đông dẫn đến những bi kịch trong cuộc sống.

Lấy cái tên mỹ miều về nàng công chúa xinh đẹp để đặt cho một vụ án, cư dân mạng không ngờ được rằng phù thủy đã yểm phép thuật hiểm độc đến cỡ nào.

Vụ án mạng qua lời kể của nhiều người

Mở đầu vụ án mạng Bạch Tuyết, thi thể nữ nhân viên xinh đẹp Miki Noriko được phát hiện trong tình trạng cháy đen tại khu công viên Shiguretani, trên người có nhiều vết đâm bằng vật nhọn.

Advertisement

Noriko làm việc tại công ty mỹ phẩm nổi tiếng với loại xà bông tên là Bạch Tuyết, thứ được quảng cáo sẽ khiến người sử dụng có làn da trắng như tuyết.

An mang Bach Tuyet anh 1

Cuốn tiểu thuyết Án mạng Bạch Tuyết của Minato Kanae. Ảnh: Wings Books.

Bản thân Noriko có nhan sắc hơn người, được các đồng nghiệp nam trong công ty ngưỡng mộ, còn các đồng nghiệp nữ lại ghen ghét. Vậy nên khi xảy ra sự việc, tất thảy đều gọi đó là vụ án mạng Bạch Tuyết.

Bởi không chỉ Noriko xinh đẹp như nàng Bạch Tuyết, mà nghi phạm của vụ án, người được cho là mụ phù thủy độc ác, lại chính là một trong những đồng nghiệp vào làm cùng cô, có tên cũng gần giống cô, Shirono Miki.

Kể từ đêm cuối cùng người ta nhìn thấy Noriko trước khi bị sát hại, Shirono Miki cũng mất tích không một dấu vết. Khi biết lý do nghỉ phép của Shirono là nói dối, mọi người trong công ty bắt đầu nghi ngờ rằng cô chính là hung thủ. Bắt đầu từ một bài đăng trên mạng xã hội, mọi thứ lan truyền nhanh đến chóng mặt, nguồn thông tin ác ý tràn khắp mọi nơi.

Phóng viên tự do Akahoshi bắt đầu lần theo những manh mối, từ các đồng nghiệp của Shirono, cho đến bạn đại học, bạn cấp một, người dân trong vùng quê mà Shirono lớn lên, đến cả cha mẹ của cô, để đi tìm những thông tin đắt giá.

Advertisement

Càng tìm hiểu, anh càng khám phá được nhiều điều thú vị về người phụ nữ này qua những lời kể. Nhưng anh không ngờ đến việc mình bị dẫn dắt đến một điểm đích mà không ai biết trước hậu quả sẽ diễn ra như thế nào.

Quyền lực trong tay “anh hùng bàn phím”

Án mạng Bạch Tuyết là tác phẩm cho thấy rõ tác động của mạng xã hội. Một khi câu chuyện được đưa lên bàn tán trên mạng, không ai đảm bảo được tính xác thực của thông tin. Ai cũng nghe một phần câu chuyện từ… ai đó, và qua những lời đồn thổi, sự việc mỗi ngày một đi xa.

Ở cuối tác phẩm, Minato Kanae đã dành một phần dung lượng cuốn sách để mô phỏng lại những cuộc hội thoại trên mạng, nơi mỗi người mang suy đoán cá nhân cùng những nguồn tin nghe ngóng để bàn tán về vụ án.

Cuốn sách có cách kể chuyện độc đáo, khi toàn bộ đều là lời kể của các nhân chứng và lời thú tội của người trong cuộc. Phóng viên Akahoshi không hề có lời thoại nào, cũng như những dòng miêu tả tâm trạng và suy nghĩ. Thông qua cách giao tiếp với mỗi người được phỏng vấn, độc giả có thể nhận ra Akahoshi được nhà văn Minato Kanae xây dựng là người như thế nào.

“Con người ta chỉ nhìn thấy những thứ ở cách mắt mình 5 cm thôi!”. Bản chất nông cạn của con người được thể hiện rõ trong tác phẩm này. Họ chỉ nhìn thấy những gì ở ngay trước mắt, và lập tức cho rằng điều mình nhìn thấy, nghe thấy là sự thật.

Advertisement

Được thể hiện dưới hình thức một tác phẩm trinh thám, Án mạng Bạch Tuyết lên án mạnh mẽ sự thiếu nhận thức của con người dẫn đến những quy chụp ác ý. Có lẽ, quả táo độc mà nàng Bạch Tuyết thực sự ăn phải chính là sự ghen ghét của người đời với nhan sắc xinh đẹp của nàng.

Tác giả Minato Kanae đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi qua hết những lời khai thật giả lẫn lộn, để chính người đọc cũng nghi ngờ suy đoán của mình.

Sự thật của câu chuyện chỉ đến với người kiên nhẫn theo dõi đến cuối của cuốn sách và rồi vỡ òa trong sự ngạc nhiên lẫn khâm phục lối viết của tác giả.

An mang Bach Tuyet anh 2

Án mạng Bạch Tuyết lên án sự thiếu nhận thức của con người trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phát triển như ngày nay. Ảnh: Cinemaplus.

Án mạng Bạch Tuyết được xuất bản tại Nhật và chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2014. Những thông điệp mà Minato Kanae muốn gửi gắm vẫn còn nguyên giá trị.

Trước khi phán xét một ai đó, mỗi người trong chúng ta hãy tìm hiểu thật kỹ sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đừng để truyền thông dắt mũi mà vội vàng đưa ra những điều không đúng về người khác.

Advertisement

Minato Kanae là nhà văn Nhật Bản chuyên viết truyện trinh thám, được yêu thích tại Việt Nam.

Một số tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Việt như Thú tội, Chuộc tội, Vòng đu quay đêm, Tất cả vì N, Án mạng Bạch Tuyết

Bà nổi tiếng với lối kể chuyện độc đáo, cốt truyện bất ngờ mang đến cảm giác bức bối về những vấn đề nổi cộm trong xã hội.

Nguồn: https://zingnews.vn/an-mang-bach-tuyet-va-cau-chuyen-nan-nhan-cua-tin-don-tren-mang-post1195250.html

Advertisement

Sách hay

Sự thật trần trụi về tiền

Được phát hành

,

Bởi

Sách “Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền” giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về tiền, hệ thống tài chính và cách nền kinh tế hiện đại vận hành.

Trong cuốn Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền, tác giả Charles Wheelan – hiện là giảng viên cao cấp và nghiên cứu chính sách tại Trung tâm Rockefeller – đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về tiền (từ nguồn gốc, chức năng cơ bản của tiền tệ, đến chế độ bản vị vàng, đôla hóa, rồi đồng tiền chung khu vực như euro, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số như bitcoin, onecoin…).

Su that ve tien anh 1

Bên cạnh đó, bằng văn phong dí dỏm, nhẹ nhàng, và những ví dụ cụ thể, tác giả còn giải thích, làm rõ cách hệ thống tài chính hiện đại hoạt động và vai trò của các tổ chức tài chính khác nhau; ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế; ảnh hưởng của tiền tệ đối với chính trị và ngược lai; các cuộc khủng hoảng tài chính lớn trong lịch sử, bài học và cách phòng tránh / giải quyết các tình huống tương tự…

Bên cạnh đó, tác giả sách cũng đề cập đến tương lai của tiền tệ bao gồm sự phát triển của tiền điện tử và các xu hướng tài chính khác, và có những thách thức cần vượt qua để tạo ra một hệ thống tài chính ổn định và công bằng hơn.

Nền tảng của nền kinh tế hiện đại

Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền gồm hai phần chính: Phần I “Bản chất của vấn đề”, tác giả tập trung vào việc mô tả các chế độ tiền tệ; vấn đề lạm phát và giảm phát; vai trò dẫn dắt của ngân hàng trung ương; tỷ giá hối đoái và hệ thống tài chính… Phần II “Tại sao nó lại quan trọng”, tác giả tập trung vào việc tìm hiểu lịch sử tiền tệ, tài chính và những cuộc khủng hoảng, từ đó phân tích, tìm nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị cho tương lai…

Advertisement
Su that ve tien anh 2

Sách Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền. Ảnh: Alpha Books.

Charles Wheelan bắt đầu cuốn sách bằng việc trích dẫn câu nói của Carl Menger – nhà sáng lập Trường Kinh tế Áo, 1892 nói về bản chất của tiền: “Bản chất của những đồng tròn nhỏ hay những tờ giấy đó là gì, khi dường như bản thân chúng không phục vụ mục đích hữu ích nào nhưng lại được truyền tay từ người này sang người khác để trao đổi những thứ hàng hóa hữu ích nhất, và quả thực, mọi người đều rất háo hức giao nộp hàng hóa của mình”.

Tiếp đó, tác giả bàn về việc làm thế nào mà tờ giấy trong ví chúng ta hay những con số trong tài khoản ngân hàng của chúng ta lại có giá trị như vậy, và làm thế nào mà quy ước kỳ lạ – trao đổi những tờ giấy dường như vô dụng để lấy hàng hóa thật – lại trở thành nền tảng cho nền kinh tế hiện đại.

Theo tác giả, một đồng tiền có giá trị lưu hành phải phục vụ được ba mục đích. Đầu tiên, nó đóng vai trò là đơn vị đo lường. Có nghĩa là người ta đặt một đơn vị tiền tệ cụ thể để đặt mức giá trị lên đồ vật. Nói cách khác đó là đơn vị đo lường để định giá các đồ vật. Thứ hai, tiền là phương tiện lưu trữ giá trị. Nó cho chúng ta một cách thức để chấp nhận khoản thanh toán cho một thứ gì đó vào lúc này và sử dụng nó để mua trong tương lai. Thứ ba, tiền được sử dụng như một phương tiện trao đổi, nghĩa là nó được sử dụng để dễ bề thực hiện các giao dịch.

Tuy nhiên, tác giả lưu ý, tiền không đồng nghĩa với của cải / tài sản đơn thuần, mà nó là loại tài sản thường có thể sử dụng ngay lập tức để mua bán hàng hóa. Ví dụ tiền mặt, các khoản tiền gửi trong tài khoản thanh toán hoặc các tài khoản khác với đặc quyền viết séc, bạn có thể sử dụng chúng để mua hàng ngay.

Ngược lại, một chiếc ôtô sang trọng và ngôi nhà khang trang không được coi là tiền, dù cả hai có giá trị lớn nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên để mua bán. Ngay cả cổ phiếu và trái phiếu cũng không được coi là tiền, chúng là những tài sản để người bán đổi lấy tiền, sau đó có thể sử dụng để mua sắm. Điều này cho thấy tất cả tiền đều là tài sản, nhưng không phải tất cả tài sản đều là tiền.

Advertisement

Tương tự tất cả tiền tệ đều là tiền bạc nhưng không phải tất cả tiền bạc đều là tiền tệ. Theo Charles Wheelan về cơ bản tiền tệ bao gồm tiền giấy và tiền xu lưu hành. Tiền bạc là một khái niệm rộng hơn bao gồm cả tiền tệ và các tài sản khác có thể sử dụng để mua hàng hoặc nhanh chóng có thể chuyển đổi sang tiền tệ, chẳng hạn như tiền gửi trong tài khoản ngân hàng.

Charles Wheelan cũng lưu ý tiền hiện đại còn phụ thuộc vào niềm tin và phong tục xã hội ở một vùng lãnh thổ hoặc một nhóm người nào đó. Ví dụ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ coi mọi tờ tiền rupee dù có bẩn và rách vẫn được coi là hợp pháp, miễn là nó còn hai dãy số se-ri nguyên vẹn. Tuy nhiên, trên đường phố Mumbai bạn khó có thể tìm được một người chấp nhận một tờ tiền rupee rách và quá cũ, kể cả số se-ri nguyên vẹn.

Một ví dụ khác là ở Somali đầu những năm 2000 người ta vẫn lưu hành những tờ tiền shilling Somali được phát hành hai thập kỷ trước bởi một chính phủ không còn tồn tại. Theo tờ Economist: “Việc sử dụng tiền giấy thường được coi là biểu hiện niềm tin vào chính phủ phát hành nó”. Với trường hợp của Somali, thực tế nước này không có chính phủ trong suốt vài thập kỷ. Tuy nhiên, tiền tệ – mặc dù chỉ là những tờ giấy – vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Lý do là vì tất cả đều chấp nhận nó.

Hệ thống tài chính hiện đại và vai trò của các tổ chức tài chính

Tiếp theo, Wheelan chuyển sang bàn về tín dụng. Theo ông, tiền không đơn thuần là những tờ tiền giấy trong ví của bạn. Toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta được xây dựng dựa trên một ý tưởng rất mạnh mẽ: tín dụng. Các ngân hàng và nhiều định chế hoạt động giống như ngân hàng đóng vai trò trung gian kết nối cho người đi vay và người vay (tất nhiên kèm theo một khoản phí).

Su that ve tien anh 3

Tác giả Charles Wheelan. Nguồn: Dartmouth.

Nói cách khác là ngành ngân hàng cho phép chúng ta tận dụng hiệu quả khoản vốn của người khác. Tất nhiên khoản vốn vay này vừa là nguồn sức mạnh kinh tế nhưng cũng vừa là nguồn của bất ổn kinh tế. Khi hệ thống hoạt động tốt, tiền và tín dụng sẽ là chất bôi trơn cho hệ thống, đồng thời tăng cường sự sáng tạo của con người. Khi hệ thống sụp đổ, giống như những gì đã từng xảy ra vào năm 2008, toàn bộ cơ cấu tài chính sẽ sụp đổ theo với tổn thất không lồ cho nhân loại.

Advertisement

Wheelan cũng đưa ra những giải thích về vai trò và cơ chế hoạt động của Ngân hàng trung ương trong việc duy trì giá trị của đồng tiền và bảo toàn sự ổn định của hệ thống tài chính. Cục Dự trữ Liên bang có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn cung tiền, và là người cho vay cuối cùng. Cục này còn được trao những quyền lực đặc biệt, bao gồm đặc quyền in thêm tiền mới.

Trong cuốn sách, Wheelan còn bàn rất nhiều vấn đề khác nhau của tiền tệ như: việc các quốc gia sử dụng đồng tiền chung, việc các quốc gia sử dụng đồng tiền riêng; những xung đột nảy sinh khi các quốc gia khác nhau sử dụng các tờ giấy khác nhau làm tiền tệ… Ông thảo luận về sức mua tương đương, tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên các doanh nghiệp và lợi ích cũng như chi phí của một loại tiền tệ “mạnh”, tác động của bản vị vàng đối với nền kinh tế…

Ông cũng đề cập các cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm năm 1929 và 2008, sự ra đời của các đồng tiền mã hóa và đưa ra nhiều dự đoán về tương lai của tiền tệ, bao gồm sự phát triển của tiền điện tử và các xu hướng tài chính khác…

Tóm lại, với việc đưa ra cái nhìn tổng quan về tiền và trình bày rõ ràng về chính sách tiền tệ cũng như tác động của nó, Naked Money – Sự thật trần trụi về tiền là một tài liệu hướng dẫn toàn diện về tiền và hệ thống tài chính. Sách phù hợp với nhiều đối tượng độc giả, từ người mới bắt đầu tìm hiểu về tài chính đến các chuyên gia trong ngành.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Advertisement

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/su-that-tran-trui-ve-tien-post1501782.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Lối sống và môi trường ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ?

Được phát hành

,

Bởi

Việc tiêu tốn enzyme nhằm để giải độc các chất độc hại có trong môi trường sống có thể làm giảm tuổi thọ và gây ra hiện tượng lão hoá nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh tật khác. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Việc tiêu tốn enzyme nhằm để giải độc các chất độc hại có trong môi trường sống có thể làm giảm tuổi thọ và gây ra hiện tượng lão hoá nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh tật khác. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Enzyme anh 1Enzyme anh 2

Lối sống và môi trường ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ?

Việc tiêu tốn enzyme nhằm để giải độc các chất độc hại có trong môi trường sống có thể làm giảm tuổi thọ và gây ra hiện tượng lão hoá nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh tật khác. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Enzyme và giải mã bí mật về tuổi thọ

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-enzyme-va-giai-ma-bi-mat-ve-tuoi-tho-de-co-goc-nhin-toan-dien-ve-enzyme-va-nhung-anh-huong-den-tuoi-tho-con-nguoi-post1499989.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Khen chê về ‘Nexus’

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách mới nhất của tác giả “Sapiens” lập tức gây chú ý sau khi ra mắt, nhận được nhiều review từ những tờ báo hàng đầu với đánh giá khen chê trái chiều.

nexus anh 1

Tác giả Yuval Noah Harari. Ảnh: The Guardian.

Nexus: Lược sử của những mạng lưới thông tin từ Thời đại Đồ đá đến Trí tuệ nhân tạo đánh dấu sự trở lại của học giả người Israel Yuval Noah Harari. Bản tiếng Anh ra mắt vào ngày 10/9 và bản dịch tiếng Việt được đơn vị xuất bản tại Việt Nam gấp rút hoàn thiện, chính thức ra mắt vào ngày 30/9 vừa qua.

Với tiếng tăm của Harari từ các công trình trước đó, Nexus là một trong những cuốn sách được mong đợi nhất năm 2024. Chưa đầy một tháng sau ngày phát hành, sách đã nhận được review từ nhiều chuyên mục sách của những tờ báo hàng đầu, tạo ra nhiều thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn.

Mô tả dễ hình dung về hiện trạng loài người trước AI

Trong bài điểm sách trên New York Times, Dennis Duncan cho rằng tựa đề cuốn sách “gây hiểu lầm” cho độc giả, vì không thể nào gọi một cuốn sách 405 trang (theo bản tiếng Anh) là “ngắn gọn” được (“lược sử” trong tựa đề được dịch từ “brief history”, trong đó “brief” nghĩa là “ngắn gọn”). Thực tế thì đây không phải lần đầu sách của Harari được đặt tên theo môtíp này, trước đó độc giả từng được biết đến Sapiens: Lược sử loài người, Homo Deus: Lược sử tương lai.

Advertisement

Cụ thể hơn, Duncan cho rằng Nexus thực ra là hai cuốn sách tách biệt, không cuốn nào “ngắn gọn”. 200 trang đầu đậm tính sử học, gây “choáng ngợp” vì “nhồi nhét” quá nhiều chi tiết nhưng thiếu bố cục chặt chẽ – gây cảm giác như đang trò chuyện với một mọt sách thao thao bất tuyệt về Thuyết vạn vật của riêng anh ta.

nexus anh 2

Sách Nexus phiên bản tiếng Việt. Ảnh: O.P.

Tóm lại, trong phần này Harari bàn luận cách xử lý thông tin khác nhau giữa các thể chế nhằm cân bằng giữa sự thật và trật tự, do đó mà thông tin độc giả nhận được sẽ có độ minh bạch và giá trị thực khác nhau. Phần này được Duncan đánh giá “thú vị theo kiểu hiển nhiên”, song cũng rất mơ hồ, rất dễ đưa ra ví dụ phản bác, vì vậy khó lòng hình thành một lý thuyết hữu ích về thông tin.

Kết luận rút ra sau phân nửa cuốn sách là điều mà ai có lẽ cũng đã biết từ trước: Hệ thống có khả năng tự sửa lỗi, vốn khuyến khích sự đối thoại và tương hỗ, sẽ thích hợp hơn hệ thống tước bỏ quyền lợi, chỉ cho phép con người phục tùng mù quáng.

Duncan cho rằng phần trên đây “cũng không mấy quan trọng” vì mấu chốt cuốn sách năm ở nửa sau: Harari đưa ra tóm lược cơ bản nhưng hữu ích, giàu thông tin về những rủi ro tiềm tàng từ AI cũng như cách mà ta có thể đối phó với những nguy cơ này.

Theo đó, mối đe dọa từ AI không giống những gì điện ảnh đã khắc họa, mà tế vi khó thấy hơn song lại mang tính hủy diệt: diễn ngôn bị phân cực nghiêm trọng khi thuật toán mạng xã hội, vốn được thiết kế để độc chiếm sự chú ý của chúng ta, liên tục cung cấp những nội dung cực đoan và mang tính thù hận; quyền đánh giá của con người – ra quyết định pháp lý, tài chính hoặc quân sự – bị chuyển giao cho một AI có mức độ phức tạp vượt ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta.

Advertisement

Theo Duncan, nửa sau của cuốn sách không hoàn toàn mới mẻ, những ai chăm chỉ theo dõi tin tức sẽ dễ dàng nhận ra những mẩu chuyện tác giả đề cập. Song điểm sáng nhất là Harari đã đưa ra tóm lược tình hình hiện tại một cách rõ ràng, dễ nhớ, cùng lời kêu gọi loài người cùng hành động để làm chủ tương lai của mạng lưới thông tin.

Năng lực con người và trí tuệ máy móc: giống hay khác?

Cây bút Justin Smith-Ruiu của Washington Post lại cho rằng những luận điểm xoay quanh AI của Harari là kém thuyết phục, thậm chí thẳng thừng đặt ra nghi vấn cuốn sách “không được tạo ra từ một bộ óc duy nhất”, do đó không “đưa ra được những tri nhận độc đáo”.

Ông đánh giá cao ý tưởng khởi thủy của cuốn sách: lịch sử những mạng lưới thông tin của loài người qua các thời kỳ và hình thức khác nhau. Tuy nhiên ông cho rằng Harari đã lộ điểm yếu khi cố gắng giải thích những câu chuyện kể qua lăng kính sinh học – cho rằng đạo đức loài người đơn thuần chỉ là hậu quả thứ cấp của những xung lực tự nhiên ở mức độ cao hơn (so với các loài động vật khác trong thiên nhiên).

Sang đến phần về AI, Ruiu cho rằng cách Harari lý giải sự khác biệt giữa năng lực con người và trí tuệ máy móc là “vội vã và hời hợt”. Cụ thể, tác giả Nexus chỉ ra công nghệ thông tin trước đây từ nêm đất sét Assyria đến xuất bản phẩm của Gutenberg đều chỉ ghi nhận và truyền bá thông tin theo ý con người; còn AI có thể tự mình “quyết định” những thông tin được ghi nhận và truyền bá – và lập luận, phân tích theo hướng cho rằng máy móc về cơ bản sẽ hành xử như con người.

Ruiu đối sánh Nexus của Harari với cuốn sách cùng tên của Henry Miller – dù chỉ là một tác phẩm hư cấu, song theo Ruiu, lại đưa ra lý giải thỏa đáng hơn về khác biệt giữa người và máy: thấu hiểu rằng quan tâm đến sự thật có thể là một công cuộc đạo đức.

Advertisement
nexus anh 3

Một phiên bản bìa sách Nexus của tác gia Henry Miller.

Cây bút này cho rằng Nexus mắc phải lỗi tương tự mà những cuốn sách khác cảnh báo về nguy cơ và thách thức của cuộc cách mạng AI cũng gặp phải: không thể nhận thức được chính bản thân chúng đang phản ánh tiến trình tự động hóa của đời sống hiện đại.

“…một độc giả sáng suốt không thể không nhận ra cuốn sách này phản ánh cực kỳ rõ ràng những xu hướng đáng lo ngại mà Harari, cùng toàn bộ đội ngũ duy trì ‘thương hiệu Harari’ muốn phơi bày và phê bình”, Ruiu viết, ám chỉ Nexus là một cuốn sách “viết về AI đậm đà tinh thần đang lan khắp trong kỷ nguyên ChatGPT”.

Kết lại bài điểm sách của mình, Dennis Duncan nhận định rằng dù chỉ cung cấp những thông tin “thường thức”, nhưng cuốn sách lại rất giá trị khi do một trí giả toàn cầu có tầm ảnh hưởng như Harari viết ra (“phải chi tác giả súc tích hơn thì hay biết mấy!”). Dẫu sao, cuốn sách cũng nhắc nhở rằng xã hội ngày nay có đủ nguồn lực để ngăn chặn những biến hóa khôn lường của AI, chứ không thể để cho các công ty nằm trong tay những tỷ phú công nghệ định đoạt.

Yuval Noah Harari được mệnh danh là nhà sử học, triết gia “phổ thông”, tác giả các cuốn sách bán chạy Sapiens: Lược sử loài người (2011), Homo Deus: Lược sử tương lai (2015), 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018),… Ông được xem là một trong những trí giả đại chúng có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay.

Sinh ra tại Israel năm 1976, Harari nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Oxford năm 2002. Hiện ông là giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Hebrew Jerusalem và là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Hiện sinh Đại học Cambridge. Cùng chồng mình, Itzik Yahav, ông đồng sáng lập công ty Sapienship, tập trung vào giáo dục và truyền thông tác động xã hội.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/khen-che-ve-nexus-post1501478.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng