Connect with us

Sách hay

Thời Nguyễn tinh gọn bộ máy ra sao?

Được phát hành

,

Dưới thời Nguyễn, việc tinh giản đội ngũ quan lại là một trong những chủ trương, biện pháp được các vua tiến hành thường xuyên.

Tinh gon bo may anh 1
Tái hiện lễ Thiết triều ở điện Thái Hòa dưới triều Nguyễn. Nguồn: Trung tâm Bảo tổn Di tích Cố đô Huế.

Việc tinh giản đội ngũ quan lại này giúp cho triều đình giảm được một số tiền lớn trả lương cho quan lại hàng năm, giảm bộ máy nhà nước cồng kềnh, tình trạng quan lại thừa thãi nhưng làm việc thiếu hiệu quả và chống lại lợi ích nhóm, hoặc cục bộ ở địa phương.

Sàng lọc bộ máy quan lại

Để tiến hành việc tinh giản, các vua Nguyễn đã thực hiện chế độ “khảo khóa” hay “xét công” (chế độ này bắt đầu từ triều đại nhà Lý (thế kỷ XI) và tiếp tục thực hiện qua nhiều triều đại về sau để xem xét đánh giá việc làm, năng suất lao động của quan lại theo định kỳ, theo khóa. Đây cũng là cơ sở cho việc thực hiện chế độ thăng, giáng, chuyển đổi cũng như thưởng, phạt, hay biếm chức.

Sách Đại Nam Hội điển sự lệ chép “phàm xét thành tích các quan cứ 3 năm làm một khóa, lấy các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi làm hạn” để tiến hành sơ khảo và 6 năm một lần làm thông khảo.

Bên cạnh khảo xét quan lại theo định kỳ, triều đình còn tiến hành việc khảo xét bất thường trong một số trường hợp như có người làm chính sự đặc biệt giỏi, hoặc các quan Đốc học, Giáo, Huấn có vết tích xấu.

Nhìn chung, việc khảo xét quan lại dưới triều Nguyễn được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các bậc quan lại trong ngoài triều đình, kể cả dòng dõi Tôn thất. Tuy nhiên, trình tự thủ tục khảo xét có sự phân biệt dựa trên phẩm hàm và địa bàn làm việc.

Sách Đại Nam Hội điển sự lệ cho biết với văn ban tam phẩm trở lên ở Kinh và Trưởng quan phủ Thừa Thiên, các viên thành, trấn, đạo ở ngoài đang tại chức đã đủ niên hạn đều chiểu sự trạng công lao, lầm lỗi trong chức sự mà làm một bản tự trình bày.

Đến Năm Minh Mạng thứ 14 (1833), diện làm bản tự trình bày của các quan chức đã được chuẩn định lại: Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, chưởng quan ấn các nha, bộ, viện, viên nào đang ăn lương tại chức đã đủ 3 năm làm một bản tự trình bày.

Sau khi làm tờ khai và tiến hành khảo xét quan lại dưới quyền, các viên trưởng quan tùy thuộc vào ngạch quan lại sẽ nộp danh sách và tờ khai này lên bộ Lại hoặc bộ Binh để kiểm tra giải quyết.

Việc khảo xét quan lại nói chung từ trung ương đến địa phương đều dựa trên 2 tiêu chí tuyển chọn quan lại là: tài và đức. Theo đó, trong quá trình làm quan, thời hạn 3 hay 6 năm, đều xét trên khả năng chuyên môn và tư cách đạo đức.

Căn cứ vào quá trình sơ khảo, quan chức sẽ được chia làm các hạng khác nhau. Tùy vào từng đời vua, cách thức phân loại quan lại có khác nhau. Vua Gia Long chuẩn định, đối với quan lại phủ huyện, sau khi khảo xét sẽ phân làm 4 loại: thượng khảo, trung khảo, hạ khảo và hạng kém. Đối với quan từ chánh tam phẩm trở xuống, nếu viên nào tỏ ra xuất sắc thì xếp hạng ưu, viên nào tuy không phải là mẫn cán mà cũng không có lầm lỗi thì xếp hạng bình, còn lại là hạng kém.

Vua Minh Mệnh thì chuẩn định các quan trong ngoài cứ 3 năm một khóa chia làm 4 hạng ưu, bình, thứ, liệt. Trong đó, hạng ưu là: có gia cấp kỷ lục mà không giáng phạt, công hơn lỗi; hạng bình: công và lỗi ngang nhau; hạng thứ: không công mà có lỗi hoặc lỗi nhiều hơn công, nhưng tình trạng làm việc còn khá một chút; hạng liệt: sự trạng tầm thường.

Dựa trên sự phân hạng quan lại, triều đình quyết định thăng giáng, lưu quan lại. Quy định này được nêu rõ vào thời vua Minh Mệnh như sau: nếu ai được hạng ưu bình thì được thăng chuyển, quan trong thì bổ ra ngoài, quan ngoài thì bổ vào trong, hạng thứ thì vẫn giữ chức cũ và hạng liệt phải giáng truất.

Như vậy, với chính sách khảo khóa này, các vua triều Nguyễn không chỉ nâng cao chất lượng đội ngũ quan lại mà còn sắp xếp được nhân sự trong cơ quan nhà nước gọn gàng.

Tinh gon bo may anh 2
Tái hiện cảnh văn võ bá quan trong lễ thiết triều ở sân điện Thái Hòa. Nguồn: Trung tâm Bảo tổn Di tích Cố đô Huế.

Giảm những nha sở không cần thiết

Bên cạnh chính sách khảo khóa, các vua Nguyễn cũng xem xét bãi bỏ hoặc sáp nhập các Nha sở không cần thiết, hoặc hoạt động không hiệu quả. Chẳng hạn như thời Minh Mạng, vua cho bỏ bớt sở Nội tạo, gộp cả vào ty Chế tạo, với lý do rằng công việc Nội tạo và Chế tạo liên quan với nhau mà chia làm 2 nha thì không khỏi có sự cách trở.

Hay năm Nhâm Thìn (1832), vua đã cho bỏ bớt nha môn Thương bạc. Sách Đại Nam thực lục chép: Vua dụ Nội các rằng: “Trước đây việc quản lý nha môn Thương bạc chuyển giao cho các đại thần cố cựu có công lao. Đó có lẽ cũng là tùy tiện, làm quyền nghi thôi. Nay ở Kinh đô hàng năm, các thuyền buôn qua lại buôn bán cũng không có mấy, mà công việc các địa phương ở ngoài đã có người coi giữ, nhà Thương bạc hầu như để không.

Nếu cứ theo đặt như cũ, thì những nhân viên chức dịch ở đấy há chẳng thừa ư? Vậy bỏ đi. Từ nay về sau, ở Kinh nếu có thuyền buôn tới, phàm hết thảy mọi việc tuần tra ra vào, đánh thuế, thu thuế, đều chuẩn cho phủ Thừa Thiên coi quản các địa phương ở ngoài, thì vẫn theo lệ mà làm”.

Các vua triều Nguyễn cũng căn cứ vào tình hình thực tế công việc để sắp xếp nhân sự cho hợp lý. Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), khi thấy các tỉnh, phủ có sự phân chia công việc không đồng đều, có nơi ít việc nhưng nhiều người hoặc ngược lại nơi nhiều việc mà ít người, vua đã xuống dụ cho quần thần tiến hành rà soát, xem xét danh sách những người làm việc trong bộ để thêm, bớt nhân viên.

“Xét trong 6 bộ duy có bộ Công, công việc hơi nhiều, mà bộ Lại thì ít việc hơn, chuẩn cho xét người làm việc trong bộ hiện có bao nhiêu, để liệu thêm bớt nhân viên. Trong bộ Lại có chức Lang trung, Viên ngoại lang, chủ sự và Tư vụ đều 4 người, nay giảm đi còn 3 người; chức Vị nhập lưu lại 70 người, nay giảm xuống 60 người. Trong bộ Công, chức Chủ sự, Tư vụ đều 4 người, nay tăng lên 5 người; chức Vị nhập lưu lại 50 người, nay tăng lên 60 người”.

Đến thời vua Tự Đức năm thứ 7 (1854), vua đã cho giảm bớt các viên dịch ở Phiên ty, Niết ty và phủ huyện ở 6 tỉnh Nam Kỳ, tổng cộng 168 người. Ngoài ra, cũng dựa vào nơi nhiều việc hay ít việc mà các vua triều Nguyễn cấp lương cho hợp lý.

Như vậy, có thể thấy triều Nguyễn sử dụng 2 cách làm để tinh gọn bộ máy hiệu quả. Thứ nhất là cấp có thẩm quyền phải lấy lẽ công bằng để xem quan lại. Người nào giỏi, có đạo đức thì giữ lại, trọng dụng, còn người yếu kém thì “cho về”. Cách thứ hai, đi đôi với việc sàng lọc con người trong bộ máy thì giảm bớt những nha sở không cần thiết.

Tóm lại, mỗi thời mỗi khác, tuy nhiên cách làm của triều Nguyễn về tinh gọn bộ máy, giảm số quan lại cũng cho chúng ta thêm những thông tin bổ ích.

Nguồn: https://znews.vn/thoi-nguyen-tinh-gon-bo-may-ra-sao-post1529153.html

Sách hay

Các tập thơ thiếu nhi cho bạn đọc nhí nhân Ngày Thơ năm 2025

Được phát hành

,

Bởi

Bảy tập thơ thiếu nhi từ các tác giả thuộc nhiều thế hệ mang đến cho bạn đọc nhỏ những vần thơ trong trẻo, ngôn ngữ giàu sức gợi cùng hình ảnh sinh động.

Tiếp nối các tập thơ thiếu nhi trong tủ sách “Thơ hay viết cho thiếu nhi”, nhân Ngày thơ Việt Nam năm 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc những tập thơ thiếu nhi mới đặc sắc của các nhà thơ nhiều thế hệ, với ngôn ngữ trong trẻo, bình dị với phần minh họa màu sống động.

tho thieu nhi anh 1

Các tập thơ thiếu nhi giới thiệu đến bạn đọc nhỏ nhân Ngày Thơ Việt Nam 2025. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Đỗ trắng, đỗ đen là tuyển tập thơ của nhà thơ Phạm Hổ – tác giả thân thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Lấy cảm hứng từ bài thơ Câu chuyện ngày xưa: “Ngày xửa ngày xưa / Có ông Trình Tử / Dùng hai cái hũ / Và hai loại đỗ / Để tự rèn mình”, tập thơ tuyển chọn những bài thơ giản dị, ý nghĩa, khuyến khích các em làm thêm điều hay, sửa điều chưa hay trong từng việc làm nhỏ mỗi ngày.

Tập thơ Cháu là cổ tích của nhà thơ Đoàn Vị Thượng tựa xứ sở nghìn lẻ một chuyện kể của trẻ thơ. “Bà ơi! Ông Trăng vàng / Cũng hệt như trái thị / Cô Tấm đâu bà nhỉ / Cô có ngồi trong trăng?.” Mỗi bài thơ mở ra một câu chuyện cổ tích ở một góc nhìn mới, với ngôn từ trong sáng, có phần dí dỏm.

Chú dế đêm trăng là những cung bậc cảm xúc của một em bé quan sát thế giới bằng đôi mắt trong veo, đưa độc giả ngắm vạn vật qua mắt nhìn bay bổng của trẻ thơ: “Bé ngồi sau khung cửa / Trông giọt ngọc bên hiên / Soi bông mây trắng muốt / Long lanh đôi mắt huyền”.

Hạt bắp vỗ tay là bắt đầu hành trình khám phá miền tuổi thơ kỳ thú: “Con chim bay xa / Nhờ đôi cánh mở / Cánh hoa mới nở / Tỏa hương ngọt ngào / Con người yêu nhau / Mở ra lòng tốt”. Tuổi thơ càng tuyệt vời hơn trong khung cảnh vùng đất Tây Nguyên độc đáo, với tiếng khèn lá và tiếng đàn t’rưng, với nhà sàn và buôn làng, với ánh mắt cha mẹ dõi theo bé băng qua rừng núi để đi học…

“Con là mặt trời nhỏ / Thức trong mẹ mỗi ngày / Nơi bình minh con tới / Bao chân trời mê say”. Với những vần thơ trong trẻo, tập thơ Trắng mây tóc mẹ của nhà thơ Trương Anh Tú mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, từ Giấc mơ tuổi thơ với bát ngát “Bầu trời trong xanh / những cơn gió về đồng nội” đến cảm thức mênh mông về thiên nhiên đất trời trong Biển, Mặt trời, Hãy nở cùng tôi, Hoa mùa đông…

“Ồ, mát lành hơn gió / Êm ấm hơn đám mây / Dịu dàng hơn tán cây / Đẹp xinh hơn tia nắng” – những câu thơ dịu dàng ấm áp về tình cảm gia đình được tác giả Hoàng Ngọc Diệp thể hiện gần gũi, hồn nhiên theo góc nhìn trẻ thơ trong tập thơ Một cái ôm thật to. Đọc tập thơ, em bé nào cũng sẽ được đắm chìm trong cảm giác được chở che, vỗ về, trong vòng tay yêu thương của cha, của mẹ.

tho thieu nhi anh 2

Tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa tái bản lần thứ 48. Ảnh: NXB Kim Đồng.

Tập thơ Viết trên lá mới chắt chiu tình yêu dành cho cô con gái nhỏ, là món quà cuộc đời mà nhà thơ Lê Minh Quốc muốn trao tặng cho con. “Âm thanh ngân réo rắt / Như suối reo thầm thì / Bầy se sẻ ùa đến / Nào chúng mình cùng thi”. Những câu thơ tươi tắn, sống động mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, mở ra thế giới đẹp đẽ, đầy ắp thanh âm trong veo.

Tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần thứ 48 với minh họa mới gần gũi, mộc mạc, đậm chất đồng quê của họa sĩ Phan Hà.

Nguồn: https://znews.vn/cac-tap-tho-thieu-nhi-cho-ban-doc-nhi-nhan-ngay-tho-nam-2025-post1530940.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Vì sao cúng rằm tháng giêng lại quan trọng nhất trong năm

Được phát hành

,

Bởi

Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng” như một lời khẳng định về giá trị đặc biệt của ngày này.

Nguồn: thethaovanhoa.

Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm (ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới).

Lễ Thượng nguyên

Trong đạo Phật, Tết Nguyên tiêu là ngày lễ quan trọng, các phật tử tin rằng ngày rằm tháng giêng là ngày mà ánh sáng từ bi của Phật có pháp lực mạnh mẽ, phổ chiếu nhân gian. Còn trong Đạo giáo mà người Việt chịu một phần ảnh hưởng, lễ cúng rằm tháng giêng còn được gọi là lễ Thượng nguyên.

Vào ngày này, người ta thường thả hoa đăng, hay lên chùa khấn Phật. Các gia đình thường làm một mâm cỗ mặn cúng gia tiên và cúng chay trước bàn thờ Phật.

Ông cha ta quan niệm rằng “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng” như một lời khẳng định về giá trị đặc biệt của ngày này.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng giải thích quan niệm coi trọng ngày rằm tháng giêng khi xem xét ở hai khía cạnh khung cảnh lễ hội và góc độ tín ngưỡng.

Nhà nghiên cứu cho biết, ở quê ông (Quảng Ngãi) người ta có câu “Rằm tháng giêng ai siêng thì quảy”. Tức là người siêng thì cúng người không siêng thì thôi, chứ không phải tập tục mọi nhà đều cúng.

Tuy nhiên, vào ngày rằm tháng giêng, các cơ sở tín ngưỡng người ta thường làm lễ nguyên tiêu, đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa (họ rất coi trọng ngày rằm tháng giêng và lễ nguyên tiêu).

Theo nhà nghiên cứu, lễ nguyên tiêu của người Hoa được tổ chức với quy mô lớn, nhiều hoạt động đặc sắc diễn ra, có múa lân, múa rồng và các hoạt động văn hóa, vui chơi. Vì thế, có thể hiểu rằng, ngày rằm tháng giêng là lễ hội đôngvui, tưng bừng, náo nhiệt và nó hơn hẳn những ngày rằm thông thường khác.

Ram thang gieng anh 1

Người Việt rất coi trọng ngày rằm tháng giêng. Ảnh: Chí Toàn.

Ngày cúng Thiên quan

Ở khía cạnh thứ hai, nhìn ở góc độ tín ngưỡng, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho biết trong năm có 3 ngày rằm lớn người ta gọi là Tam Nguyên (rằm tháng giêng là Thượng nguyên, rằm tháng 7 là Trung nguyên, rằm tháng 10 là Hạ nguyên). Ba ngày lễ này có gốc là tín ngưỡng thờ Tam quan, tức là ba vị thần quan Trời, đất và nước.

Ngày rằm tháng giêng người ta thờ cúng Thiên quan. Vị này có công năng là Thiên quan tứ phước, tức là quan Trời ban phước cho mọi người. Ngày rằm tháng bảy, người ta thờ cúng ông Địa quan. Vị quan này có chức năng là Địa quan xá tội, tức là xá tội cho người cõi âm, hoặc cúng cho người cõi âm thoát khỏi tội lỗi.

Còn ngày rằm tháng 10, người ta thờ cúng Thủy quan giải ách. Vị này có công năng giúp mọi người khỏi bị tai nạn, hạn ách. Trong ba vị quan này, người ta coi trọng ông Thiên quan hơn, nên người ta đề cao ngày rằm tháng Giêng hơn hai ngày rằm kia.

Cùng cách giải thích có phần tương tự, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, trong cuốn Bách khoa thư về làng Việt cổ truyền, PGS.TS Bùi Xuân Đính cho biết, Tết Thượng nguyên được coi là một tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên (Tết Trung nguyên là rằm tháng bảy và Tết Hạ nguyên là rằm tháng mười).

Ba tết mang các ý nghĩa khác nhau theo quan niệm của Phật giáo: Tết Thượng nguyên là Tết hướng thiện, cầu phúc, cầu an; Tết Trung nguyên là địa quan xá tội; Tết Hạ nguyên là thủy quan giải ách.

Vào ngày này chư tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết pháp; người theo đạo Phật lấy ngày này để tưởng nhớ Đức Phật… Các chùa làm lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sau đó làm lễ phóng sinh. Nhiều gia đình tổ chức lễ cầu an, “cúng sao giải hạn”.

Trong cuốn Tín ngưỡng Việt Nam thuộc bộ Nếp cũ, bên cạnh việc giải thích ngày rằm tháng giêng ngày lễ Phật, ngày Tết Trạng Nguyên, học giả Toan Ánh cũng cho biết ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Thiên quan (theo các nhà thuật số).

Nhân ngày này, tại các đền chùa có làm lễ dâng sao, nghĩa là cúng các vị sao để giải trừ tai ách quanh năm. Cúng lễ dâng sao, người ta lập đàn tràng tam cấp, trên cúng Trời Phật, Tiên Thánh, giữa cúng các vị sao thủ mạng, ở dưới cùng cúng bố thí chúng sinh.

Nguồn: https://znews.vn/vi-sao-cung-ram-thang-gieng-lai-quan-trong-nhat-trong-nam-post1530583.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuốn sách ‘năm lần, bảy lượt’ không thể chuyển thể thành phim

Được phát hành

,

Bởi

“A Confederacy of Dunces” của John Kennedy Toole là tác phẩm châm biếm đoạt giải Pulitzer được Hollywood chú ý và muốn chuyển thể thành phim nhiều lần nhưng không thành công.

“A Confederacy of Dunces” thường được ca ngợi là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của Mỹ và ảnh hưởng tới nhiều tiểu thuyết hiện đại. Ảnh: Pbs.

Một số cuốn sách được định sẵn sẽ thu hút độc giả qua nhiều thế hệ, nhưng khi được đưa lên màn ảnh, chúng lại không thể tạo ra được điều kỳ diệu tương tự.

Một ví dụ như vậy là A Confederacy of Dunces (tạm dịch là Liên minh những kẻ ngu đần) của tác giả John Kennedy Toole. Cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer này là tác phẩm đã tồn tại trong nhiều thập kỷ được độc giả yêu mến. Mặc dù vậy, những nỗ lực chuyển thể cuốn sách của Hollywood gặp thất bại liên tiếp, biến quá trình này thành một câu chuyện cảnh báo trong ngành giải trí.

A Confederacy of Dunces có gì?

Được xuất bản vào năm 1980, A Confederacy of Dunces là tác phẩm nổi tiếng sau khi tác giả John Kennedy Toole qua đời. Chiến thắng này là nhờ nỗ lực của mẹ ông không ngừng ủng hộ cuốn sách sau cái chết bi thảm của con trai vào năm 1969.

Lấy bối cảnh ở New Orleans, cuốn tiểu thuyết kể về Ignatius J. Reilly, một nhân vật lập dị, vĩ đại, người có thái độ khinh thường đối với xã hội hiện đại và những cuộc phiêu lưu kỳ lạ tạo nên một bức tranh phong phú về sự châm biếm, trí tuệ và lòng nhân đạo.

Những cuộc phiêu lưu hỗn loạn của Ignatius, khi anh ta điều hướng môi trường xung quanh mình bằng cả sự phi lý và trí tuệ, đã gây ấn tượng với độc giả. Cuốn sách đã giành được Giải thưởng Pulitzer cho Tiểu thuyết năm 1981 và kể từ đó trở thành một tác phẩm được yêu thích.

Sự hài hước sắc sảo, lời chỉ trích xã hội và những nhân vật khó quên khiến nó trở thành một cuốn sách khó có thể sao chép.

Sach chuyen the phim anh 1
A Confederacy of Dunces nổi tiếng và giành giải Pulitzer nhiều năm sau khi tác giả John Kennedy Toole qua đời. Ảnh: Americanmagazine.

Những nỗ lực thất bại của Hollywood

Con đường chuyển thể A Confederacy of Dunces trải qua rất nhiều chông gai. Trong nhiều năm, các đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên đã cố gắng đưa Ignatius J. Reilly vào cuộc sống, nhưng dự án này đã gặp phải vận rủi và bất đồng sáng tạo ở mọi ngã rẽ.

Một trong những nỗ lực đầu tiên vào những năm 1980 liên quan đến huyền thoại hài kịch John Belushi, người có tính cách dường như được thiết kế riêng cho vai diễn Ignatius. Thật không may, cái chết không đúng lúc của Belushi đã kết thúc tham vọng chuyển thể bộ phim trước khi nó có thể bắt đầu.

Sau đó, những cái tên như John Candy, Chris Farley và Will Ferrell đều là những lựa chọn tiềm năng cho vai chính. Các đạo diễn như Harold Ramis và Steven Soderbergh đều quan tâm đến dự án. Tuy nhiên, những bất đồng sáng tạo, vấn đề với kịch bản và thậm chí là các cuộc chiến pháp lý đã liên tục làm trì hoãn quá trình phát triển của bộ phim.

Vào những năm 2000, một nỗ lực đặc biệt đầy tham vọng đã được khởi xướng với Steven Soderbergh và David Gordon Green chỉ đạo, với sự tham gia của Will Ferrell trong vai Ignatius, Mos Def và Drew Barrymore trong các vai phụ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất lại một lần nữa đổ vỡ do các vấn đề về tài chính và bất đồng về kịch bản.

Cho đến nay, không có phiên bản nào của bộ phim vượt qua được giai đoạn tiền sản xuất.

Tại sao lại khó thích nghi đến vậy?

Một phần khiến A Confederacy of Dunces được yêu thích đến vậy là sự phức tạp của nó. Ignatius J. Reilly là một nhân vật không giống bất kỳ ai khác – hào nhoáng, đáng giận và kỳ lạ là đáng thông cảm. Tính cách huênh hoang và những trò hề kỳ lạ của anh ta gắn liền sâu sắc với bức tranh văn hóa phong phú của New Orleans, gần như là một nhân vật chỉ có ở trong sách.

Việc chuyển tải sự cân bằng phức tạp giữa châm biếm, chiều sâu nhân vật và bối cảnh thành một bộ phim dài 2 giờ là một thách thức to lớn. Hơn nữa, sự hài hước của cuốn sách rất trí tuệ và tinh tế, với phần lớn sự quyến rũ của nó đến từ những độc thoại nội tâm và logic kỳ lạ của Ignatius.

Việc nắm bắt được sự hài hước đó trên màn ảnh mà không làm loãng bản chất được xem là rất khó nắm bắt đối với các nhà làm phim. Như nhà sản xuất Scott Kramer, một trong nhiều người gắn bó với dự án, đã từng nói: “Ignatius vừa là nhân vật thông minh nhất vừa là nhân vật kỳ cục nhất. Việc có được tông điệu phù hợp là điều gần như không thể”.

Sach chuyen the phim anh 2
Bức tượng của nhân vật Ignatius J. Reilly được xem là bản sắc văn hóa của thành phố New Orleans. Ảnh: Atlasobscura.

Tác động văn hóa của cuốn sách

A Confederacy of Dunces thường được ca ngợi là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của Mỹ và ảnh hưởng của nó có thể được nhìn thấy trong nhiều tác phẩm tiểu thuyết hiện đại. Độc giả xem lại hành trình của Ignatius như lời nhắc nhở về sự phi lý của cuộc sống và tầm quan trọng của việc tìm thấy yếu tố hài hước trong hỗn loạn.

Ở New Orleans, cuốn sách đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của thành phố. Một bức tượng của Ignatius J. Reilly được dựng trong thành phố, kỷ niệm bối cảnh của cuốn tiểu thuyết và tác động lâu dài của nó. Người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới đến thăm địa điểm này để tỏ lòng tôn kính với thiên tài của Toole.

Một cuốn sách không nên chuyển thể thì tốt hơn?

Có lẽ A Confederacy of Dunces là một trong số ít những cuốn sách tốt hơn là không nên chuyển thể. Sự xuất sắc của nó nằm ở cách Toole kể câu chuyện cụ thể, và bất kỳ nỗ lực nào để diễn giải lại nó cho một phương tiện truyền thông khác đều có nguy cơ mất đi giọng văn độc đáo đó.

Trong khi Hollywood thích khai thác văn học để tạo ra những bộ phim bom tấn, một số câu chuyện được đánh giá cao nhất ở dạng gốc của chúng.

Đối với những người hâm mộ cuốn sách, nỗ lực chuyển thể không thành công gần như là một huy hiệu danh dự. Chúng là minh chứng cho thực tế một số tác phẩm nghệ thuật quá độc đáo đến mức không thể sao chép.

Và có lẽ đó là di sản thực sự của A Confederacy of Dunces: một kiệt tác kiên cường đến mức chỉ có thể tồn tại trên trang giấy.

Nguồn: https://znews.vn/cuon-sach-nam-lan-bay-luot-khong-the-chuyen-the-thanh-phim-post1530369.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng