Connect with us

Sách hay

Tự sự của một best reviewer trên Goodreads Việt

Được phát hành

,

Nguyễn Việt Ái Nhi chia sẻ rằng đọc sách không chỉ giúp mở mang kiến thức, hiểu biết, mà còn là cách cô xây dựng cho mình khả năng đồng cảm và lắng nghe.

Goodreads là mạng xã hội chuyên dành cho những người yêu sách, nơi độc giả có thể cập nhật, ghi chú và thảo luận về những cuốn sách mình đọc. Rất nhiều tác giả cũng có mặt trên nền tảng này và trao đổi tích cực với người đọc về tác phẩm của mình.

Nguyễn Việt Ái Nhi là chủ sở hữu của tài khoản Nhi Nguyễn – hiện là best reviewer (người bình luận sách được cộng đồng hưởng ứng nhiều nhất qua các tương tác) tính ở Việt Nam của mạng xã hội này.

Doc sach anh 1

Độc giả Nguyễn Việt Ái Nhi.

Chia sẻ với Tri Thức – ZNews, Ái Nhi cho biết cô yêu thích đọc sách từ bé nhưng học đại học và tốt nghiệp đi làm đều chưa từng trải qua công việc nào liên quan đến sách. Đọc sách và viết review sách đối với cô là việc mang tính cá nhân, bắt đầu làm chỉ đơn giản vì bản thân mình muốn. Do đó Ái Nhi rất bất ngờ trước sự ủng hộ của những độc giả khác, điều này giúp cô tự tin hơn vào khả năng của bản thân.

Advertisement

Hiện Ái Nhi đang du học thạc sĩ tại Italy. Tranh thủ giữa những khoảng bận rộn vì học tập và làm việc, cô kể với Tri Thức về những cuốn sách quan trọng nhất với mình – những cuốn sách đã giúp cô “hiểu biết về nhiều vấn đề, xây dựng thế giới quan và có cái nhìn đa dạng, nhiều chiều hơn về con người và cuộc sống”, từ đó giúp cô “phát triển khả năng đồng cảm và lắng nghe, thấu hiểu”.

Cô gái mê mẩn truyện cổ tích

– Trong ký ức còn nhớ được, tựa sách đầu tiên tôi đã đọc

– Tiểu thuyết Cánh buồm đỏ thắm của nhà văn người Nga Alexander Grin, tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi và tiêu biểu của văn học Nga. Tôi nhớ mình đã mang cuốn truyện này theo đọc trong lúc chờ đến lượt khám bác sĩ.

Cánh buồm đỏ thắm là câu chuyện về niềm hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai, thể hiện qua nhân vật chính là cô bé A-xôn. Em luôn tin rằng ngày nào đó sẽ có hoàng tử lái con tàu có cánh buồm đỏ thắm đến đón em. Tính hướng thiện, tâm hồn trong sáng, thơ ngây của A-xôn, kết hợp cùng tinh thần lạc quan, tích cực chung của tác phẩm, đã tạo nên một kiệt tác mà tôi ngày bé không thể nào đặt xuống được.

– Cuốn sách yêu thích của tôi thuở ấu thơ

Advertisement

– Là một người yêu cái đẹp, thích hoa lá cỏ cây từ bé, đồng thời cũng mê mẩn truyện cổ tích, nên tôi của thuở ấu thơ đã đọc ngấu nghiến Sự tích các loài hoa của Vratislav Št̕ovíček. Sách kể về buổi dạ hội tập hợp nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loài hoa thay phiên nhau kể từng câu chuyện liên quan đến bản thân mình.

Từng trang sách mở ra những câu chuyện diệu kỳ và đáng nhớ. Với tôi, đắm chìm vào Sự tích các loài hoa là đắm chìm vào một thế giới khác, như đang phiêu lưu cùng các loài hoa đến những miền đất mới lạ, chạm mặt những công chúa và những hoàng tử, cùng những câu chuyện hấp dẫn vô song.

Doc sach anh 2

Một góc tủ sách của Ái Nhi. Ảnh: NVCC.

– Cuốn sách tôi muốn đề xuất cho tôi của thời niên thiếu đọc

Ngựa chứng đầu xanh của S. E. Hinton, kể về xung đột thù hằn giữa hai nhóm nam thanh thiếu niên Soc và Mỡ. Thật khó tin cuốn sách do một tác giả nữ chấp bút khi mới 17 tuổi. Tiểu thuyết đầu tay này của cô đã trở thành tiểu thuyết dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên (Young Adult) nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Ngựa chứng đầu xanh đề cập đến rất nhiều vấn đề nhức nhối đã và đang tồn tại không chỉ trong xã hội Mỹ mà cả những nước khác: định kiến, rào cản, phân biệt tầng lớp xã hội gay gắt, khoảng cách giàu nghèo… Nhân vật trong truyện là những đứa trẻ sinh ra ở một đất nước tự do, nhưng lại bị tước đi nhiều thứ: phẩm hạnh, tiềm năng để trở thành những con người được nhìn nhận và coi trọng đúng với bản chất lương thiện của mình.

Advertisement

Trong thế giới đầy nỗi đau, mất mát, bất công và nghiệt ngã đó, cuối truyện vẫn sáng lên thông điệp về việc gìn giữ nét thơ ngây và bản chất tốt đẹp trong tâm hồn trẻ con của nhân vật Ponyboy. Chính vì vậy, tôi nghĩ đây là tác phẩm ai cũng nên đọc ít nhất một lần trong đời.

– Cuốn sách tôi nhung nhớ, cảm giác muốn đọc lại nhiều lần

Đồi Gió Hú của tác giả người Anh Emily Brontë. Đây cũng là tiểu thuyết kinh điển yêu thích nhất của tôi, bởi tính chất dữ dội, đau thương và đa dạng cung bậc cảm xúc trong câu chuyện. Đơn giản là có quá nhiều thứ đáng nhớ về Đồi gió hú. Tôi không thể nào quên câu nói kinh điển mà Catherine Earnshaw dùng để miêu tả về mối liên kết giữa nàng và Heathcliff: “Dù được tạo bằng bất cứ thứ gì, tâm hồn tôi và anh ấy như là một”.

Bản thân việc tiếp cận tác phẩm Đồi gió hú cũng gắn với kỷ niệm tôi khám phá tủ sách cũ, nhuốm màu thời gian của gia đình, nhưng ẩn chứa bên trong là những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại.

– Đọc lại review sách đầu tiên mình viết, tôi thấy

Advertisement

– Tôi cũng không nhớ chính xác đâu là cuốn sách đầu tiên mình viết review. Nhưng một trong những review sách đầu tiên tôi viết là cho cuốn Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough. Giờ đây đọc lại, tôi cảm thấy đôi chút tự hào khi đã trình bày được những gì mình hiểu, bao hàm được những những chi tiết chính, nêu bật được tinh thần và thông điệp chung của cuốn tiểu thuyết cũng như ý nghĩa của hình ảnh “tiếng chim hót trong bụi mận gai”.

Những cuốn sách định hình tư duy, thế giới quan

– Tác giả ảnh hưởng nhiều đến tư duy, thế giới quan của tôi

– Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến là Margaret Atwood với Chuyện người tùy nữ, khắc họa thế giới phản địa đàng: phụ nữ bị biến thành những công cụ sinh sản vô danh, những “cổ tử cung biết đi” phục vụ duy nhất một mục đích: duy trì nòi giống.

Đọc sách, tôi thảng thốt, bàng hoàng và suy nghĩ rất nhiều. Tôi thêm trân trọng thế giới hiện tại của mình, dù nó không hề hoàn hảo, trân trọng việc mình là một người phụ nữ tự do, có quyền tư hữu và quyền làm chủ cơ thể của mình.

Một tác giả khác là Ray Bradbury với Biên niên ký Hỏa tinh. Tiểu thuyết này được viết như một tập truyện ngắn, trong đó từng mẩu chuyện đều ít nhiều liên quan đến việc loài người rời bỏ Trái Đất để đến khám phá và sinh sống tại Hỏa tinh. Cuốn sách hàm chứa nhiều triết lý mang màu sắc chiêm nghiệm, dẫu tuyệt vời nhưng cũng có phần đáng sợ. Thông điệp cuối tác phẩm là lời cảnh báo đặc biệt quan trọng ở thời đại ngày nay về mặt tối của khoa học và công nghệ, khi người ta đề cao máy móc chứ không phải cách vận hành mày móc.

Advertisement

Nhắc đến khoa học viễn tưởng, tôi không thể nào không nhắc đến Philip K. Dick. Tác phẩm gắn liền với tên tuổi ông là Người máy có mơ về cừu điện không? – nguyên mẫu cho bộ phim Blade Runner. Cuốn sách khiến tôi suy nghĩ và tư duy rất nhiều về câu hỏi thế nào là nhân tính và đâu mới là điều thật sự định nghĩa con người.

Doc sach anh 3

– Cuốn sách làm tôi xúc động và suy nghĩ nhiều nhất

Ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini, lấy bối cảnh là đất nước Afghanistan chìm trong khói lửa chiến tranh và sự cai trị của Taliban. Sách kể câu chuyện của Mariam và Laila – hai người phụ nữ với hai tuổi thơ trái ngược nhau, nhưng rồi số phận đã đưa đẩy cho cả hai gặp nhau giữa thủ đô Kabul thời loạn lạc.

Tôi đã khóc vì những mô tả chân thực và đớn đau trước bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh, của xung đột và ly tán, của nền chính trị hỗn loạn và tôn giáo hà khắc và cách mà những người phụ nữ – thường là những nạn nhân vô danh của chiến tranh – đã phải cố gắng sinh tồn giữa hoàn cảnh khốc liệt này.

Cuốn sách đoạt Giải thưởng Booker năm 1997 Chúa trời của những điều vụn vặt của Arundhati Roy cũng khiến tôi rất xúc động. Tiểu thuyết theo chân hai anh em sinh đôi khác trứng Estha và Rahel từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Bối cảnh câu chuyện là vùng Kerala của Ấn Độ vào những năm 1960, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của “Đạo luật Tình yêu”, quy định ai nên được yêu thương và yêu thương như thế nào. Đạo luật này cùng hệ thống đẳng cấp (caste system) đến bây giờ vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ, là nguồn cơn cho chuỗi bi kịch và nỗi đau khôn nguôi trong Chúa trời của những điều vụn vặt.

Nhân vật Rahel khiến tôi suy nghĩ rất nhiều khi nhận ra nỗi đau cùng những tổn thương có thể bám dính trong tâm hồn và hủy hoại con người ta như thế nào, khiến nạn nhân tan vỡ mãi mãi.

Advertisement

– Cuốn sách tôi từng bỏ dở và đã đọc lại

Tiểu thuyết trinh thám lịch sử Tên của đóa hồng của Umberto Eco. Cuốn sách đồ sộ dày hơn 500 trang này, với những trang sách đầu tiên chưa có nhiều diễn biến nổi bật, đã khiến tôi phải bỏ dở giữa chừng. Tuy nhiên, ở lần đọc thứ hai, tôi mới nhận ra suýt chút nữa mình đã bỏ lỡ một kiệt tác văn học.

Umberto Eco đã sử dụng kiến thức không chỉ trong lĩnh vực Triết học của mình, mà đa dạng lĩnh vực để tạo nên một tác phẩm rực rỡ sắc màu và cũng thâm trầm kỳ bí giữa bối cảnh một Tu viện Italy thời Trung cổ, ẩn chứa những âm mưu giết người thâm độc và những tội ác khủng khiếp. Tên của đóa hồng là kho tàng đồ sộ về kiến thức bao la rộng lớn của nhân loại, từ triết học, lý luận, tôn giáo đến lịch sử, ngôn ngữ và y học. Do đó, tôi nghĩ đây là một trong những tiểu thuyết trinh thám đáng đọc nhất.

– Cuốn sách tôi mong sẽ được nhiều người biết đến hơn

– Twenty love poems and a song of despair (tạm dịch: Hai mươi bài thơ tình và một khúc ca tuyệt vọng) của Pablo Neruda – nhà thơ người Chi-lê đoạt giải Nobel Văn chương năm 1971 – là cuốn sách tôi mong nhiều độc giả Việt Nam sẽ biết đến hơn, cũng là cuốn sách mà tôi luôn muốn giới thiệu đến những người đọc khác, tiếc là chưa được dịch và xuất bản ở Việt Nam.

Advertisement

Tôi từng review về tập thơ này, cũng như phong cách thơ ca của Neruda như sau: “Những vần thơ không bóng bẩy, màu mè, tráng lệ, những con người bình thường nhất cũng có thể hiểu và cảm được. Nhưng nó cũng siêu thực trong cái cách mà ông miêu tả những điều trần trụi, gần gũi, gợi tình ấy bằng cách liên hệ, so sánh chúng với những yếu tố của thế giới tự nhiên rộng lớn, hùng vĩ: hoa, mây, trời, đồi, núi, ánh trăng, biển cả… thơ của Neruda trở thành một dạng bình-thường-nhưng-không-tầm-thường…”

Một đoạn mà tôi yêu thích trong tập thơ là hai dòng trong bài thơ Ngày ngày vui chơi:

“Tôi sẽ mang đến em hoa tươi từ núi, hoa chuông xanh, hoa phỉ đen, và những giỏ nụ hôn mộc mạc.

Tôi muốn cho em điều mùa xuân cho những cây anh đào”

(tạm dịch từ bản dịch tiếng Anh của W.S. Merwin – PV).

Advertisement

– Cuốn sách tôi dự định sẽ đọc trong thời gian sắp tới

– Tôi biết tại sao chim trong lồng vẫn hót của Maya Angelou. Hồi ký đầu tay của tác giả đã được trao hơn 50 tấm bằng danh dự này được xem là “tác phẩm kinh điển hiện đại của văn học Mỹ”. Sách kể về thời thơ ấu và tuổi trưởng thành của Maya Angelou, quá trình chịu đựng nỗi đau bị bỏ rơi và sự cô đơn của một đứa trẻ, sự kỳ thị mang tính xúc phạm tàn bạo trong cộng đồng mà bà sinh sống, và cuối cùng là hành trình tìm thấy tình yêu và sự tự do cho bản thân thông qua sự kỳ diệu của ngôn từ.

Với viết lách, miễn bạn có một câu chuyện xứng đáng để kể, thì cho dù bạn kể nó ở độ tuổi nào, vẫn sẽ có người muốn đọc và đồng cảm được với những gì bạn viết ra.

Điều tôi ngưỡng mộ nhất ở Maya Angelou là bà đến với sự nghiệp viết lách và xuất bản cuốn hồi ký này khi ở tuổi 40, xem như đã gần nửa đời người. Bà từng làm qua rất nhiều nghề khác nhau và không nghề nào liên quan đến viết lách cả. Trong khi đó, đa số chúng ta lại kỳ vọng chọn được hướng đi, sự nghiệp từ khi còn trẻ.

Điều này cho thấy, không có một cột mốc cụ thể nào cho thành công và thành tựu đạt được trong cuộc đời một con người. Với viết lách, miễn bạn có một câu chuyện xứng đáng để kể, thì cho dù bạn kể nó ở độ tuổi nào, vẫn sẽ có người muốn đọc và đồng cảm được với những gì bạn viết ra.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Advertisement

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng

Nguồn: https://znews.vn/tu-su-cua-mot-best-reviewer-tren-goodreads-viet-post1488540.html

Advertisement

Sách hay

Quyền làm chủ thân thể của phụ nữ

Được phát hành

,

Bởi

Hồi ký “Thân em” của siêu mẫu Emily Ratajkowski gợi suy ngẫm về việc phụ nữ và vẻ đẹp của họ bị đánh giá trên những thang đo, giá trị cũ của xã hội nặng nề “nhãn quan nam quyền”.

Emily Ratajkowski là siêu mẫu người Mỹ có hơn 30 triệu người theo dõi trên Instagram cá nhân và thường xuyên xuất hiện trên trang bìa nhiều tạp chí. Cô đại diện cho nhiều hãng thời trang cao cấp như Versace, Marc Jacobs, Dolce and Gabbana… và tham gia vào những dự án điện ảnh danh tiếng như Cô gái mất tích (Gone Girl).

Đẹp, nổi tiếng, giàu có, tưởng như có tất cả trong tay, nhưng những trải lòng của Emily trong hồi ký Thân em đã tiết lộ tâm tư của một cô gái làm việc trong ngành công nghiệp thời trang – giải trí nhiều góc khuất. Kể về trải nghiệm dần mất đi quyền làm chủ cơ thể của mình, Emily đặt ra loạt câu hỏi có tính bản chất về vẻ đẹp của phụ nữ và quyền làm chủ vẻ đẹp này.

Trong buổi tọa đàm chia sẻ về cuốn sách diễn ra vào giữa tháng 9, TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu, ThS Nghiên cứu Phát triển Hoàng Giang Sơn và ThS Phụ nữ học – dịch giả Võ Quỳnh Lan đã phân tích và thảo luận về cách mà cuốn hồi ký của Emily chất vấn nhiều vấn đề xoay quanh phụ nữ và quyền làm chủ cơ thể của phụ nữ.

Advertisement
sieu mau,  co the,  dep anh 1

Siêu mẫu Emily Ratajkowski. Ảnh: Haper’s Bazaar.

Vẻ đẹp đo bằng hệ giá trị cũ

TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu nhận xét qua cuốn sách, ta thấy được một cô gái ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình, hoàn toàn không phải một nhân vật ngây thơ đến ngây ngô. Điểm cuốn hút của cuốn sách nằm ở những giằng xé, phân vân, nghi hoặc trong nội tâm Emily. Cô vừa muốn dùng vẻ ngoài của mình để chinh phục thế giới vừa chán ghét việc người ta chỉ để ý đến cô vì vẻ ngoài.

Cô vui sướng được bố mẹ ủng hộ hết mực cho sự nghiệp làm người mẫu nhưng cũng lại cảm thấy xấu hổ hoặc ngại ngùng vì những khoe mẽ mà cô cho là quá đà của gia đình, đặc biệt là người mẹ. Bà rõ ràng rất ủng hộ con gái nhưng dường như đó không phải là vì bà nhìn nhận Emily với giá trị thực sự.

Nhiều đoạn viết về mẹ, Emily hoài nghi rằng bà say mê những lời ca ngợi vẻ đẹp dành cho con gái chỉ vì nhìn thấy ở đó hình bóng của mình thuở trẻ, coi nhan sắc của cô là “món quà thừa kế” của bà. Bà quan sát các cậu trai mới lớn để ý cô con gái tuổi teen của mình, luôn ngấm ngầm lấy thước đo của xã hội nam quyền để đánh giá giá trị của con gái.

Emily không hạnh phúc, không hài lòng với cách thế giới đối xử với mình, dù trong thời kỳ hoàng kim đỉnh cao của sự nghiệp. Cô cay đắng vỡ lẽ ra rằng cô chỉ có vẻ có quyền với cơ thể và cuộc đời mình, nhưng thực chất mọi con mắt đổ dồn về cô đều dưới một thước đo cũ kĩ kinh điển. Trong môi trường làm việc của cô, xã hội luôn đề cao và bảo vệ phụ nữ của cô, thực tế thì vị trí của phụ nữ chưa thay đổi.

Khi cô quyết định viết sách, người ta hỏi: Cô tự viết hay sao? Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ trong câu chuyện cho thấy cô bị xem như một ma-nơ-canh không hơn không kém.

Advertisement
sieu mau,  co the,  dep anh 2

Sách Thân em.

“Mình chỉ là cơ thể này thôi sao?”

ThS Phụ nữ học Võ Quỳnh Lan, người chuyển ngữ Thân em sang tiếng Việt, kể về giai đoạn đang học tại Mỹ, dùng thức ăn để vượt qua căng thẳng mà lên đến 80 kg. Khi ấy cô mới cảm nhận rất rõ mọi người dường như chỉ chăm chăm chú ý đến cơ thể mình, khiến cô phải tự hỏi: “Mình chỉ là cơ thể này thôi sao?”

Quỳnh Lan bị cuốn vào rối loạn ăn uống, khủng hoảng về cách nhìn nhận cơ thể, mất kết nối với cơ thể, không ý thức được những gì đang diễn ra với cơ thể. Cô dần dần nhận ra vấn đề cốt lõi ở đây chính là mối quan hệ của cô với cơ thể mình, với thức ăn và cả những người xung quanh. Nhờ bạn bè, huấn luyện viên thể dục mà Quỳnh Lan mới đưa mình về quỹ đạo, lấy lại cảm giác “đây là cơ thể của mình, ở đây, theo ý mình muốn”.

TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu quan niệm ta chỉ có thể thoát ra khỏi những thước đo và đánh giá của xã hội bằng cách tự xây dựng giá trị sống bền vững của riêng mình. Một phụ nữ quyết định làm gì dù là làm đẹp hay làm giàu… chỉ vì cô ấy muốn vậy chứ không phải cô ấy muốn chiều lòng ai hay đám đông nào. Đẹp tức là bản thân thấy mình đẹp, không vì ai khen ngợi hay chê bai. Việc này tưởng dễ mà thực ra khó, vì xã hội nào cũng đầy rẫy ràng buộc và đánh giá.

ThS Nghiên cứu Phát triển Hoàng Giang Sơn cho rằng một xã hội chi phối bởi nhãn quan nam giới (male gaze) thì ảnh hưởng rất nhiều tới cách người phụ nữ nhìn nhận bản thân, cơ thể của mình. Phụ nữ luôn bị đưa vào vị thế là “bị nhìn, bị đánh giá” (bởi đàn ông) nên họ luôn được/bị dạy là cần thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn xã hội (hay thực tế là đàn ông) đặt ra.

Dẫu sao chăng nữa, cái đẹp về ngoại hình ngày nay vẫn rất được chú trọng, những người được số đông nhận xét là ưa nhìn vẫn có nhiều đặc quyền riêng. Tuy nhiên, ThS Hoàng Giang Sơn nhận định rằng nếu ta quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố khác, như tiếng nói, tự chủ, hay đam mê, thì ta sẽ giảm bớt được áp lực về cái đẹp, áp lực đặt lên người nữ.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/quyen-lam-chu-than-the-cua-phu-nu-post1498790.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Giải pháp thứ ba

Được phát hành

,

Bởi

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Giải pháp thứ ba

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498572.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Kiên cường trong gian khó

Được phát hành

,

Bởi

Truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc tiêu biểu – Kiên cường trong gian khó được tuyển chọn từ những tác phẩm in trong Sách giáo khoa Quốc ngữ và Sách giáo khoa Văn học tại Hàn Quốc. Tuyển tập bao gồm những truyện ngắn được sáng tác từ thời kỳ đầu của nền văn học cận đại Hàn Quốc đến cuối những năm 1980, tái hiện những băn khoăn, trăn trở của một vùng đất cổ xưa trước những xáo trộn của thời cuộc.

Suốt tám năm viết lách cho đến khi mất lúc ba mươi mốt tuổi, độ tuổi còn rất trẻ, ông được xem là tác giả đầu tiên thổi một luồng gió mới vào văn đàn Hàn Quốc với dòng “văn học thể nghiệm”.

Choi Seo Hae (1900-1932)

Cuối năm 1924, nhà văn Choi Seo Hae vụt sáng trên văn đàn Hàn Quốc với ngòi bút khắc họa cuộc sống đi ngược lại trật tự vốn có lúc bấy giờ. Ông tự cho mình là “người cô độc tìm hoa mai ở phía Đông trong khi hàng nghìn vạn người khác chạy đi tìm trăng ở phía Tây”.

Advertisement

Suốt tám năm viết lách cho đến khi mất lúc ba mươi mốt tuổi, độ tuổi còn rất trẻ, ông được xem là tác giả đầu tiên thổi một luồng gió mới vào văn đàn Hàn Quốc với dòng “văn học thể nghiệm”. Ông đối đầu với sự đói kém bần cùng trong xã hội do Nhật Bản cai trị những năm 1920. Tất cả những trải nghiệm đều được nhà văn khắc họa một cách chân thực trong các tác phẩm xuất sắc.

Ông làm nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống, từ làm công cho nhà giàu đến lang thang phiêu bạt khắp nơi, rồi bị nghiện thuốc phiện, sau lại chuyển sang buôn bán đậu phụ, làm phụ hồ. Khi quay về quê hương, cái đói nhiều lần khiến ông tưởng chừng như cận kề cái chết, ông quyết định rời bỏ gia đình.

Truyen ngan anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wallace Chuck/Pexels.

Các tiểu thuyết của ông sau này hầu hết đều chứa đựng những trải nghiệm đau đớn từ chính cuộc đời đầy sóng gió của mình. Cố quốc Nhật ký đào tẩu như lời giải thích về hành động tẩu thoát của bản thân nhà văn khi không thể bám rễ và sinh sống ở Gian Đảo, đành về nước và rời bỏ gia đình; Mười ba won là giai thoại mà chính ông gặp phải trong thời gian ở Hweryeong; Ngọn lửa đỏ là câu chuyện mẹ vợ ông bị chết đói ở Mãn Châu;

Các tác phẩm khác như Đêm trừ tịch, hay Sau khi nước lớn rút cùng những tác phẩm kể trên đều là những thể nghiệm và quan sát của nhà văn trong giai đoạn bần cùng. Đúng như suy nghĩ yêu cuộc sống nhưng không muốn sống lâu với đời, ông đã sớm từ giã trần thế. Tác phẩm của ông với chất hiện thực sâu sắc vẫn tồn tại mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.

Choi Seo Hae, người thổi làn gió mới cho một giai đoạn văn học Hàn Quốc, sinh năm 1901 trong một gia đình có bố làm nghề đông y ở Seongjin, tỉnh Hamgyeongbuk. Bản thân ông đã có những năm tháng tuổi thơ đầy sóng gió. Khi còn bé, dưới sự dạy dỗ của cha, ông được học Hán văn và theo học Trường Phổ thông Seongjin, nhưng biến cố gia đình ập đến khiến việc học dang dở và không tốt nghiệp được.

Advertisement

Khao khát và nỗ lực sáng tác văn chương của ông rất mãnh liệt. Thời niên thiếu, ông thích đọc tiểu thuyết. Năm mười bốn tuổi ông đã sáng tác bài thơ theo lối văn xuôi mang tên Học Chi Quang. Thế nhưng sự bần cùng cực độ đã không cho phép ông có tâm trí để viết văn. Năm 1917, ông cùng mẹ đến Gian Đảo tìm kiếm một cuộc đời mới. Tuy nhiên hoàn cảnh tha phương bi thảm, không có người đồng hành, khiến ông phải trải qua vạn nghề để nuôi sống gia đình.

Mùa xuân năm 1923, sau bảy năm vật vờ trên đất Gian Đảo, cảm thấy vỡ mộng với cái nghèo tột độ, ông dắt díu mẹ và vợ về nước. Sau đó, ông làm việc lặt vặt trong một ga tàu gần biên giới và viết bài, đăng tác phẩm thơ Tự thân lên Bắc Tiên Nhật Nhật Tân Văn với bút danh Seo Hae. Thế nhưng liên tiếp khó khăn cùng tai họa khiến ông quyết định rời xa gia đình; mẹ ông và con gái về quê hương Seongjin, vợ về Pyeongan và Seo Hae khăn gói lên đường vô định.

Cậu Kim! Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Tôi sẽ cứu sống tôi trước tiên. Lúc này tôi đang như một xác chết bị thôi miên. Tôi là xác chết thì những người còn lại (tức gia đình tôi) có được cứu sống không? Nếu vậy, tôi định sẽ đè bẹp bọn đã thôi miên tôi, xóa sạch những thứ làm nên bầu không khí hiểm ác này.

Một đoạn được viết như trên trong Nhật ký đào tẩu là hiện thân của cuộc đời Seo Hae, khi chính ông là nhân vật có hoàn cảnh khốn cùng trong truyện. Năm 1924, với sự giới thiệu của Chunwon, ông tạm thời lưu lại ở chùa Bongseon vùng Yangju, ngay lập tức ông mở lớp văn học và viết Nhật ký đào tẩu.

Trước tác phẩm này, ông đã sáng tác Cố quốc Mười ba won trên Triều Tiên Văn đàn; tuy nhiên đến tận Nhật ký đào tẩu được viết vào tháng Ba năm 1925, phong cách văn học của ông mới bắt đầu nhận được sự quan tâm. Tiếp theo, ông cho ra đời loạt tác phẩm Cái chết của Bakdol, Đói nghèo và thảm sát, Sau khi nước lớn rút và nhận được rất nhiều sự tán dương từ trường phái văn học khuynh hướng mới đương thời. Bỗng chốc, ông trở thành tác gia nổi tiếng chỉ trong thời gian ngắn.

Advertisement

Năm 1926, Choi Seo Hae xuất bản tập truyện Vết máu, tháng tư cùng năm ông tái hôn với chị của một người bạn của ông là nhà thơ sijo Joun. Về sau, ông tiếp tục sáng tác và làm việc tại các tạp chí khác nhau như Bình luận hiện đại thế nhưng cái nghèo vẫn bám theo dai dẳng. Sống khắc khổ và ăn uống không điều độ khiến ông mắc bệnh dạ dày mãn tính, bệnh nặng tái phát khiến ông đau đớn trên giường bệnh và từ giã cõi đời vào tháng Sáu năm 1932 khi vừa bước qua tuổi ba mươi mốt.

Những tác phẩm được xây dựng từ chất liệu thực tế là cuộc sống bần cùng, khốn khổ của chính tác giả tuy không được đánh giá cao vì không phải là tinh túy của văn học nhưng chúng được xem là hồi chuông cảnh tỉnh đến quan niệm sáng tác của nhóm tác giả thuộc tầng lớp trí thức đương thời vốn đang nhìn xã hội với thái độ bàng quan. Đồng thời, tác phẩm của ông được đánh giá là văn học dân tộc xét trên phương diện miêu tả một cách chân thực đến mức trần trụi về nỗi thống khổ của dân tộc Hàn Quốc trong trải nghiệm Gian Đảo.

Nguồn: https://znews.vn/cuoc-doi-lang-bat-cua-nha-van-han-quoc-post1498781.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng