Connect with us

Sách hay

Những vấn đề của thơ Việt qua ‘Đối thoại văn chương’

Được phát hành

,

“Đối thoại văn chương” là tác phẩm luận về thơ bằng văn xuôi do nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử văn học Trần Nhuận Minh thực hiện với nhà thơ, nhà phê bình văn học Nguyễn Đức Tùng.

Doi thoai van chuong anh 1

Sách Đối thoại văn chương. Ảnh: T.V.

Đây là hai tác giả, hai nhà phê bình và nghiên cứu văn học và lịch sử. Tác giả Trần Nhuận Minh là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa và là nhà thơ nổi tiếng của giai đoạn đất nước đổi mới, từng được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, còn Nguyễn Đức Tùng là một nhà thơ, nhà phê bình sống ở Canada, từng xuất bản nhiều tập thơ, sách, trong đó được biết đến nhiều nhất là cuốn Thơ đến từ đâu.

Cuốn từ điển về thơ

Khác với hình thức phê bình lý luận văn học thường thấy, Đối thoại văn chương là một cuộc trò chuyện, đối thoại giữa hai tác giả trong suốt 9 tháng trời. Sách được chia thành 9 chương tương ứng với 9 tháng trao đổi trực tiếp, qua Internet, thư từ… từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 9/2011.

Ý tưởng thực hiện cuốn sách này xuất phát từ cuộc gặp gỡ thơ ca giữa Trần Nhuận Minh và nhà thơ Nguyễn Đức Tùng ở Canada. Trong cuộc gặp này, hai ông đã có những trao đổi về thơ, và Nguyễn Đức Tùng muốn đưa cuộc trò chuyện thành một phần nội dung của cuốn sách mà ông đang thực hiện.

Advertisement

Nội dung đó sau được phát triển, dự định thành một cuốn sách riêng dày 200 trang. Tuy nhiên, do chưa thấy thỏa đáng với chừng ấy thông tin, tranh luận, hai ông đã thống nhất phát triển thêm nữa các nội dung trao đổi, cố gắng đẩy tới cùng giới hạn cần thiết của nó, và tập bản thảo được hoàn thành sau 9 tháng trời làm việc liên tục.

Trong cuốn sách, bằng hiểu biết và sự nghiên cứu chuyên sâu của mình, hai tác giả đã đưa ra nhiều câu chuyện thú vị trong văn học trong nước và thế giới. Bên cạnh đó còn có cả những chi tiết nhân văn trong cuộc sống đời thường của nhà thơ Trần Nhuận Minh.

Với 265 câu hỏi – câu trả lời kéo dài, cuộc đối thoại giữa hai nhà thơ đi từ những cảm xúc khi sáng tác, đề tài, bình phẩm thơ hay – thơ dở, thơ theo từng vùng miền, đến tính chất và đặc điểm của từng thể loại thơ. Tất cả đều được hai ông đề cập một cách thấu đáo nhưng không kém phần dí dỏm. Bởi thế bạn đọc yêu thơ, những người muốn nhập cuộc thơ đều có thể coi đây là “cẩm nang nghề nghiệp” hoặc “cuốn từ điển về thơ”.

Doi thoai van chuong anh 2

Nhà thơ Trần Nhuận Minh. Nguồn: baohaiduong.

Một người yêu thơ da diết

Mở đầu tác phẩm, nhà thơ Trần Nhuận Minh cho rằng thơ là sự tương ứng giữa ý và lời. Lời và ý song song nhau, lời hết ý cũng hết là thơ trung bình. Còn khi lời hết mà ý vẫn còn, ý tràn ra cả ngoài lời là thơ hay. Có thơ hay của một nhà, có thơ hay của một thời, có thơ hay của nhiều thời, và lại có thơ hay của tất cả mọi thời.

Đáng chú ý là cuộc đối thoại của hai nhà thơ này đi sâu vào bình phẩm, đưa ra ý kiến về thơ tự do và thơ thế sự. Cùng đó, nhiều câu chuyện đời tương đối riêng tư liên quan đến thơ của Trần Nhuận Minh cho ta thấy ông yêu thơ da diết.

Advertisement

Chẳng hạn chuyện ông đi tìm bài thơ Ngự chế Thiên Nam động chủ đề của Lê Thánh Tông trên vách đá núi Truyền Đăng viết tháng 2 năm Quang Thuận thứ 9 (tháng 3/1468). Do sự kiện này mà nhân dân đã đổi tên núi Truyền Đăng thành núi Bài Thơ.

Hàng năm, Ngày thơ Việt Nam là một sự kiện văn hóa quan trọng được nhiều người yêu thích, được Hội Nhà văn Việt Nam và ngành Văn hóa tổ chức sôi nổi trên cả nước vào dịp tết Nguyên tiêu hàng năm. Riêng ở Hạ Long có Đường Lê Thánh Tông một con đường đẹp nhất thành phố, dài hơn 8 km, chạy từ bến phà Hồng Gai cũ, lượn bên chân núi Bài Thơ di tích và danh thắng, đến tận Cầu Trắng, Cột 8.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh chính là người đề xuất tên đường này, cũng là người đề xuất xây dựng Văn Miếu Bài Thơ, có tượng thờ Lê Thánh Tông để tôn vinh sự học và người tài (nay là Khu Văn hóa Núi Bài Thơ).

Từ những trao qua đổi lại giữa hai tác giả, chúng ta còn biết thêm nhiều chuyện “động trời” khác, như chuyện chiếm đoạt ngôi nhà cũ của đại thi hào Nguyễn Du để làm nhà trẻ, chuyện khu lăng mộ các vua Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh bị tàn phá đến hai lần (từ tư liệu cung cấp của một lãnh đạo địa phương), đến ngôi mộ tổ của họ Trần Điền Trì (cũng là cụ tổ trực hệ của 2 anh em nhà thơ Trần Nhuận Minh và Trần Đăng Khoa).

Đáng chú ý hơn nữa, bên cạnh cuộc đối thoại về “nghề”, cuốn sách Đối thoại văn chương còn bật mí chuyện đời tư của nhà thơ Trần Nhuận Minh. Ông kể: Năm 1959 dân làng ông bị đói, cái gì cũng ăn. Ví như lá sắn, lá sung, củ chuối, gốc rau muống, lá và thân cây đu đủ đều đem luộc, ăn tất. Làng cứ nháo nhác cả lên.

Advertisement

Ông cũng kể về nhà thơ Trần Đăng Khoa như sau: “Năm ấy, chú Khoa một tuổi, cũng bị đói rồi lả đi, tôi lay mãi vẫn bất động. Tôi kêu lên. Mẹ tôi vừa đi làm đồng về, òa khóc. Anh Luận, hàng xóm liền nhà, dứt một sợi tóc của Khoa đặt ngang lỗ mũi không thấy sợi tóc lay động, bèn kêu to lên là thằng cu đã chết rồi. Anh lấy cái chiếu võng, bó Khoa tròn lại, rồi buộc rất chặt ba nút lạt, pha ra từ một cây tre non, chuẩn bị đem chôn, vì sợ lây, nhưng mẹ tôi bảo chờ chút đã…”.

Có thể nói, Đối thoại văn chương là sách của hai tác giả, nhưng chủ yếu nói về nhà thơ Trần Nhuận Minh. Trong sách, nhà thơ Trần Nhuận Minh còn bật mí những điều ít biết và rất thú vị về nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Về văn học thế giới thì ông đưa ra những phân tích về Hồng Lâu Mộng.

Cuốn sách Đối thoại văn chương nằm trong bộ ba tác phẩm của nhà thơ Trần Nhuận Minh (cùng hai tác phẩm Thời gian lên tiếng, Đi tìm sự thật) đã đạt được Giải thưởng Đào Tấn năm 2023 của Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Advertisement

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-van-de-cua-tho-viet-qua-doi-thoai-van-chuong-post1455042.html

Sách hay

Quyền làm chủ thân thể của phụ nữ

Được phát hành

,

Bởi

Hồi ký “Thân em” của siêu mẫu Emily Ratajkowski gợi suy ngẫm về việc phụ nữ và vẻ đẹp của họ bị đánh giá trên những thang đo, giá trị cũ của xã hội nặng nề “nhãn quan nam quyền”.

Emily Ratajkowski là siêu mẫu người Mỹ có hơn 30 triệu người theo dõi trên Instagram cá nhân và thường xuyên xuất hiện trên trang bìa nhiều tạp chí. Cô đại diện cho nhiều hãng thời trang cao cấp như Versace, Marc Jacobs, Dolce and Gabbana… và tham gia vào những dự án điện ảnh danh tiếng như Cô gái mất tích (Gone Girl).

Đẹp, nổi tiếng, giàu có, tưởng như có tất cả trong tay, nhưng những trải lòng của Emily trong hồi ký Thân em đã tiết lộ tâm tư của một cô gái làm việc trong ngành công nghiệp thời trang – giải trí nhiều góc khuất. Kể về trải nghiệm dần mất đi quyền làm chủ cơ thể của mình, Emily đặt ra loạt câu hỏi có tính bản chất về vẻ đẹp của phụ nữ và quyền làm chủ vẻ đẹp này.

Trong buổi tọa đàm chia sẻ về cuốn sách diễn ra vào giữa tháng 9, TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu, ThS Nghiên cứu Phát triển Hoàng Giang Sơn và ThS Phụ nữ học – dịch giả Võ Quỳnh Lan đã phân tích và thảo luận về cách mà cuốn hồi ký của Emily chất vấn nhiều vấn đề xoay quanh phụ nữ và quyền làm chủ cơ thể của phụ nữ.

Advertisement
sieu mau,  co the,  dep anh 1

Siêu mẫu Emily Ratajkowski. Ảnh: Haper’s Bazaar.

Vẻ đẹp đo bằng hệ giá trị cũ

TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu nhận xét qua cuốn sách, ta thấy được một cô gái ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình, hoàn toàn không phải một nhân vật ngây thơ đến ngây ngô. Điểm cuốn hút của cuốn sách nằm ở những giằng xé, phân vân, nghi hoặc trong nội tâm Emily. Cô vừa muốn dùng vẻ ngoài của mình để chinh phục thế giới vừa chán ghét việc người ta chỉ để ý đến cô vì vẻ ngoài.

Cô vui sướng được bố mẹ ủng hộ hết mực cho sự nghiệp làm người mẫu nhưng cũng lại cảm thấy xấu hổ hoặc ngại ngùng vì những khoe mẽ mà cô cho là quá đà của gia đình, đặc biệt là người mẹ. Bà rõ ràng rất ủng hộ con gái nhưng dường như đó không phải là vì bà nhìn nhận Emily với giá trị thực sự.

Nhiều đoạn viết về mẹ, Emily hoài nghi rằng bà say mê những lời ca ngợi vẻ đẹp dành cho con gái chỉ vì nhìn thấy ở đó hình bóng của mình thuở trẻ, coi nhan sắc của cô là “món quà thừa kế” của bà. Bà quan sát các cậu trai mới lớn để ý cô con gái tuổi teen của mình, luôn ngấm ngầm lấy thước đo của xã hội nam quyền để đánh giá giá trị của con gái.

Emily không hạnh phúc, không hài lòng với cách thế giới đối xử với mình, dù trong thời kỳ hoàng kim đỉnh cao của sự nghiệp. Cô cay đắng vỡ lẽ ra rằng cô chỉ có vẻ có quyền với cơ thể và cuộc đời mình, nhưng thực chất mọi con mắt đổ dồn về cô đều dưới một thước đo cũ kĩ kinh điển. Trong môi trường làm việc của cô, xã hội luôn đề cao và bảo vệ phụ nữ của cô, thực tế thì vị trí của phụ nữ chưa thay đổi.

Khi cô quyết định viết sách, người ta hỏi: Cô tự viết hay sao? Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ trong câu chuyện cho thấy cô bị xem như một ma-nơ-canh không hơn không kém.

Advertisement
sieu mau,  co the,  dep anh 2

Sách Thân em.

“Mình chỉ là cơ thể này thôi sao?”

ThS Phụ nữ học Võ Quỳnh Lan, người chuyển ngữ Thân em sang tiếng Việt, kể về giai đoạn đang học tại Mỹ, dùng thức ăn để vượt qua căng thẳng mà lên đến 80 kg. Khi ấy cô mới cảm nhận rất rõ mọi người dường như chỉ chăm chăm chú ý đến cơ thể mình, khiến cô phải tự hỏi: “Mình chỉ là cơ thể này thôi sao?”

Quỳnh Lan bị cuốn vào rối loạn ăn uống, khủng hoảng về cách nhìn nhận cơ thể, mất kết nối với cơ thể, không ý thức được những gì đang diễn ra với cơ thể. Cô dần dần nhận ra vấn đề cốt lõi ở đây chính là mối quan hệ của cô với cơ thể mình, với thức ăn và cả những người xung quanh. Nhờ bạn bè, huấn luyện viên thể dục mà Quỳnh Lan mới đưa mình về quỹ đạo, lấy lại cảm giác “đây là cơ thể của mình, ở đây, theo ý mình muốn”.

TS Ngữ văn Nguyễn Thị Thanh Lưu quan niệm ta chỉ có thể thoát ra khỏi những thước đo và đánh giá của xã hội bằng cách tự xây dựng giá trị sống bền vững của riêng mình. Một phụ nữ quyết định làm gì dù là làm đẹp hay làm giàu… chỉ vì cô ấy muốn vậy chứ không phải cô ấy muốn chiều lòng ai hay đám đông nào. Đẹp tức là bản thân thấy mình đẹp, không vì ai khen ngợi hay chê bai. Việc này tưởng dễ mà thực ra khó, vì xã hội nào cũng đầy rẫy ràng buộc và đánh giá.

ThS Nghiên cứu Phát triển Hoàng Giang Sơn cho rằng một xã hội chi phối bởi nhãn quan nam giới (male gaze) thì ảnh hưởng rất nhiều tới cách người phụ nữ nhìn nhận bản thân, cơ thể của mình. Phụ nữ luôn bị đưa vào vị thế là “bị nhìn, bị đánh giá” (bởi đàn ông) nên họ luôn được/bị dạy là cần thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn xã hội (hay thực tế là đàn ông) đặt ra.

Dẫu sao chăng nữa, cái đẹp về ngoại hình ngày nay vẫn rất được chú trọng, những người được số đông nhận xét là ưa nhìn vẫn có nhiều đặc quyền riêng. Tuy nhiên, ThS Hoàng Giang Sơn nhận định rằng nếu ta quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố khác, như tiếng nói, tự chủ, hay đam mê, thì ta sẽ giảm bớt được áp lực về cái đẹp, áp lực đặt lên người nữ.

Advertisement

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/quyen-lam-chu-than-the-cua-phu-nu-post1498790.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Giải pháp thứ ba

Được phát hành

,

Bởi

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Giải pháp thứ ba

Bằng việc nhìn vào vấn đề, thấu hiểu nhu cầu, cùng nhau tìm đến một giải pháp ưu việt hơn hẳn (gọi là “Giải pháp thứ Ba”) so với giải pháp mà mỗi bên đề xuất, vấn đề sẽ được giải quyết. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498572.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Kiên cường trong gian khó

Được phát hành

,

Bởi

Truyện ngắn hiện đại Hàn Quốc tiêu biểu – Kiên cường trong gian khó được tuyển chọn từ những tác phẩm in trong Sách giáo khoa Quốc ngữ và Sách giáo khoa Văn học tại Hàn Quốc. Tuyển tập bao gồm những truyện ngắn được sáng tác từ thời kỳ đầu của nền văn học cận đại Hàn Quốc đến cuối những năm 1980, tái hiện những băn khoăn, trăn trở của một vùng đất cổ xưa trước những xáo trộn của thời cuộc.

Suốt tám năm viết lách cho đến khi mất lúc ba mươi mốt tuổi, độ tuổi còn rất trẻ, ông được xem là tác giả đầu tiên thổi một luồng gió mới vào văn đàn Hàn Quốc với dòng “văn học thể nghiệm”.

Choi Seo Hae (1900-1932)

Cuối năm 1924, nhà văn Choi Seo Hae vụt sáng trên văn đàn Hàn Quốc với ngòi bút khắc họa cuộc sống đi ngược lại trật tự vốn có lúc bấy giờ. Ông tự cho mình là “người cô độc tìm hoa mai ở phía Đông trong khi hàng nghìn vạn người khác chạy đi tìm trăng ở phía Tây”.

Advertisement

Suốt tám năm viết lách cho đến khi mất lúc ba mươi mốt tuổi, độ tuổi còn rất trẻ, ông được xem là tác giả đầu tiên thổi một luồng gió mới vào văn đàn Hàn Quốc với dòng “văn học thể nghiệm”. Ông đối đầu với sự đói kém bần cùng trong xã hội do Nhật Bản cai trị những năm 1920. Tất cả những trải nghiệm đều được nhà văn khắc họa một cách chân thực trong các tác phẩm xuất sắc.

Ông làm nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống, từ làm công cho nhà giàu đến lang thang phiêu bạt khắp nơi, rồi bị nghiện thuốc phiện, sau lại chuyển sang buôn bán đậu phụ, làm phụ hồ. Khi quay về quê hương, cái đói nhiều lần khiến ông tưởng chừng như cận kề cái chết, ông quyết định rời bỏ gia đình.

Truyen ngan anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Wallace Chuck/Pexels.

Các tiểu thuyết của ông sau này hầu hết đều chứa đựng những trải nghiệm đau đớn từ chính cuộc đời đầy sóng gió của mình. Cố quốc Nhật ký đào tẩu như lời giải thích về hành động tẩu thoát của bản thân nhà văn khi không thể bám rễ và sinh sống ở Gian Đảo, đành về nước và rời bỏ gia đình; Mười ba won là giai thoại mà chính ông gặp phải trong thời gian ở Hweryeong; Ngọn lửa đỏ là câu chuyện mẹ vợ ông bị chết đói ở Mãn Châu;

Các tác phẩm khác như Đêm trừ tịch, hay Sau khi nước lớn rút cùng những tác phẩm kể trên đều là những thể nghiệm và quan sát của nhà văn trong giai đoạn bần cùng. Đúng như suy nghĩ yêu cuộc sống nhưng không muốn sống lâu với đời, ông đã sớm từ giã trần thế. Tác phẩm của ông với chất hiện thực sâu sắc vẫn tồn tại mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.

Choi Seo Hae, người thổi làn gió mới cho một giai đoạn văn học Hàn Quốc, sinh năm 1901 trong một gia đình có bố làm nghề đông y ở Seongjin, tỉnh Hamgyeongbuk. Bản thân ông đã có những năm tháng tuổi thơ đầy sóng gió. Khi còn bé, dưới sự dạy dỗ của cha, ông được học Hán văn và theo học Trường Phổ thông Seongjin, nhưng biến cố gia đình ập đến khiến việc học dang dở và không tốt nghiệp được.

Advertisement

Khao khát và nỗ lực sáng tác văn chương của ông rất mãnh liệt. Thời niên thiếu, ông thích đọc tiểu thuyết. Năm mười bốn tuổi ông đã sáng tác bài thơ theo lối văn xuôi mang tên Học Chi Quang. Thế nhưng sự bần cùng cực độ đã không cho phép ông có tâm trí để viết văn. Năm 1917, ông cùng mẹ đến Gian Đảo tìm kiếm một cuộc đời mới. Tuy nhiên hoàn cảnh tha phương bi thảm, không có người đồng hành, khiến ông phải trải qua vạn nghề để nuôi sống gia đình.

Mùa xuân năm 1923, sau bảy năm vật vờ trên đất Gian Đảo, cảm thấy vỡ mộng với cái nghèo tột độ, ông dắt díu mẹ và vợ về nước. Sau đó, ông làm việc lặt vặt trong một ga tàu gần biên giới và viết bài, đăng tác phẩm thơ Tự thân lên Bắc Tiên Nhật Nhật Tân Văn với bút danh Seo Hae. Thế nhưng liên tiếp khó khăn cùng tai họa khiến ông quyết định rời xa gia đình; mẹ ông và con gái về quê hương Seongjin, vợ về Pyeongan và Seo Hae khăn gói lên đường vô định.

Cậu Kim! Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Tôi sẽ cứu sống tôi trước tiên. Lúc này tôi đang như một xác chết bị thôi miên. Tôi là xác chết thì những người còn lại (tức gia đình tôi) có được cứu sống không? Nếu vậy, tôi định sẽ đè bẹp bọn đã thôi miên tôi, xóa sạch những thứ làm nên bầu không khí hiểm ác này.

Một đoạn được viết như trên trong Nhật ký đào tẩu là hiện thân của cuộc đời Seo Hae, khi chính ông là nhân vật có hoàn cảnh khốn cùng trong truyện. Năm 1924, với sự giới thiệu của Chunwon, ông tạm thời lưu lại ở chùa Bongseon vùng Yangju, ngay lập tức ông mở lớp văn học và viết Nhật ký đào tẩu.

Trước tác phẩm này, ông đã sáng tác Cố quốc Mười ba won trên Triều Tiên Văn đàn; tuy nhiên đến tận Nhật ký đào tẩu được viết vào tháng Ba năm 1925, phong cách văn học của ông mới bắt đầu nhận được sự quan tâm. Tiếp theo, ông cho ra đời loạt tác phẩm Cái chết của Bakdol, Đói nghèo và thảm sát, Sau khi nước lớn rút và nhận được rất nhiều sự tán dương từ trường phái văn học khuynh hướng mới đương thời. Bỗng chốc, ông trở thành tác gia nổi tiếng chỉ trong thời gian ngắn.

Advertisement

Năm 1926, Choi Seo Hae xuất bản tập truyện Vết máu, tháng tư cùng năm ông tái hôn với chị của một người bạn của ông là nhà thơ sijo Joun. Về sau, ông tiếp tục sáng tác và làm việc tại các tạp chí khác nhau như Bình luận hiện đại thế nhưng cái nghèo vẫn bám theo dai dẳng. Sống khắc khổ và ăn uống không điều độ khiến ông mắc bệnh dạ dày mãn tính, bệnh nặng tái phát khiến ông đau đớn trên giường bệnh và từ giã cõi đời vào tháng Sáu năm 1932 khi vừa bước qua tuổi ba mươi mốt.

Những tác phẩm được xây dựng từ chất liệu thực tế là cuộc sống bần cùng, khốn khổ của chính tác giả tuy không được đánh giá cao vì không phải là tinh túy của văn học nhưng chúng được xem là hồi chuông cảnh tỉnh đến quan niệm sáng tác của nhóm tác giả thuộc tầng lớp trí thức đương thời vốn đang nhìn xã hội với thái độ bàng quan. Đồng thời, tác phẩm của ông được đánh giá là văn học dân tộc xét trên phương diện miêu tả một cách chân thực đến mức trần trụi về nỗi thống khổ của dân tộc Hàn Quốc trong trải nghiệm Gian Đảo.

Nguồn: https://znews.vn/cuoc-doi-lang-bat-cua-nha-van-han-quoc-post1498781.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng