Connect with us

Sách hay

Dám bị ghét

Được phát hành

,

Dưới hình thức một cuộc đối thoại giữa Chàng trai và Triết gia, cuốn sách trình bày một cách sinh động và hấp dẫn những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler, người được mệnh danh là một trong “ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại”, sánh ngang với Freud và Jung.

Theo một triết gia, mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người.

Triết gia: “Chúng ta hãy nói về mối quan hệ giữa người với người từ một góc độ hơi khác một chút. Cậu có biết từ ‘cảm giác tự ti’ không?”.

Chàng thanh niên: “Một câu hỏi ngốc nghếch. Hẳn là thầy đã hiểu qua cuộc trò chuyện từ đầu đến giờ rằng tôi là một gã đàn ông cực kỳ tự ti”.

Triết gia: “Cụ thể cậu tự ti về điều gì?”.

Chàng thanh niên: “Chẳng hạn khi nhìn thấy trên báo đài hình ảnh thành công của những người cùng độ tuổi, tôi lại có cảm giác rất tự ti. Rằng, người sống cùng thời với mình thành công đến vậy còn mình thì làm được gì cơ chứ. Hoặc mỗi khi nhìn thấy bạn bè hạnh phúc, cảm giác ghen tị, bực bội xuất hiện còn trước cả cảm xúc vui mừng cho bạn. Tôi cũng không thích khuôn mặt đầy mụn này, tôi còn rất tự ti về những vấn đề như học vấn, nghề nghiệp, thu nhập… Nói chung là có cảm giác tự ti về mọi mặt”.

Triết gia: “Tôi hiểu rồi. Nhân tiện tôi xin nói luôn, Adler được cho là người đầu tiên sử dụng từ ‘cảm giác tự ti’ với ý nghĩa như hiện nay”.

Chàng thanh niên: “Ồ, tôi không hề biết đấy”.

Triết gia: “Trong tiếng Đức của Adler, ông dùng từ ‘Minderwertigkeitsgefühl’. Có nghĩa là cảm giác về giá trị thua kém. Nghĩa là, ‘tự ti’ là một từ liên quan tới việc đánh giá giá trị bản thân”.

Chàng thanh niên: “Đánh giá giá trị?”.

Triết gia: “Là cảm giác mình không có giá trị, hoặc giá trị của mình chỉ chừng này thôi”.

Chàng thanh niên: “Vâng, nếu là cảm giác đó thì tôi hiểu rõ lắm. Tôi đúng là như vậy mà. Ngày nào tôi cũng trách mình: có lẽ mày còn chẳng có cả giá trị để sống nữa”.

dam bi ghet anh 1

“Tự ti” là một từ liên quan tới việc đánh giá giá trị bản thân. Ảnh: martech.

Triết gia: “Vậy hãy nói về cảm giác tự ti của tôi. Khi mới gặp tôi, cậu có ấn tượng gì? Ý tôi hỏi về đặc trưng hình thể ấy”.

Chàng thanh niên: “Dạ, thì…”.

Triết gia: “Cậu không phải ngại đâu. Cứ nói thẳng ra”.

Chàng thanh niên: “Vâng, tôi nghĩ thầy nhỏ người hơn mình hình dung”.

Triết gia: “Cảm ơn cậu. Tôi cao 1m55. Nghe nói Adler cũng cao chừng đó. Và cho đến tận khi bằng tuổi cậu, tôi vẫn buồn phiền về chiều cao của mình. Nếu mà mình cao bằng người khác, nếu mình cao thêm 20cm, không, chỉ cần 10cm thôi thì hẳn là sẽ khác. Có khi đã có một cuộc đời vui vẻ hơn mở ra cho mình. Tôi nghĩ thế, nhưng rồi một lần tâm sự với bạn, cậu ấy liền gạt phẳng đi: ‘Vớ vẩn!'”.

Chàng thanh niên: “…Thô lỗ quá! Sao lại có người như thế!”.

Triết gia: “Rồi cậu ấy nói tiếp thế này. ‘Cậu cao lớn hơn làm gì chứ? Cậu có khả năng khiến mọi người cảm thấy thoải mái mà’. Đúng là những người đàn ông cao lớn, mạnh mẽ thường sẽ áp đảo đối phương, ngược lại, người nhỏ bé như tôi lại khiến đối phương buông lỏng cảnh giác. Chí lý, cậu ấy đã khiến tôi nghĩ rằng, nhỏ người như mình thế mà lại tốt cho cả mình và những người xung quanh. Đây là sự chuyển đổi giá trị. Bây giờ tôi không còn buồn phiền về chiều cao của mình nữa”.

Chàng thanh niên: “Ừm, nhưng đó là…”.

Triết gia: “Cậu hãy nghe tôi nói hết đã. Điều quan trọng ở đây là, chiều cao 1m55 của tôi không có gì là ‘thua kém'”.

Chàng thanh niên: “Không có gì là thua kém?”.

Triết gia: “Thật thế, nó không thiếu hụt hay kém cỏi so với bất cứ thứ gì. Chiều cao 1m55 chỉ là một con số đo lường khách quan, Ở mức thấp hơn số đo trung bình mà thôi. Thoạt trông có lẽ sẽ nghĩ là thua kém đấy. Nhưng vấn đề là tôi nhìn nhận chiều cao ấy thế nào, tôi gán giá trị gì cho nó”.

Chàng thanh niên: “Thầy nói vậy là sao?”.

Triết gia: “Điều tôi cảm thấy từ chiều cao của mình, xét cho cùng chỉ là sự so sánh với người khác, nghĩa là cảm giác rằng mình thua kém mang tính chủ quan ấy lại nảy sinh từ mối quan hệ giữa người với người. Vì nếu không tồn tại những người khác để so sánh, chắc chắn tôi thậm chí còn không nghĩ là mình thấp. Hiện giờ hẳn cậu cũng đang khổ sở cảm thấy thua kém nhiều mặt. Nhưng hãy hiểu rằng đó không phải sự thua kém mang tính khách quan mà là sự thua kém mang tính chủ quan. Thậm chí cả vấn đề chiều cao cũng có thể quy về tính chủ quan kia mà”.

Chàng thanh niên: “Nghĩa là nỗi tự ti làm chúng ta khổ sở không phải là ‘sự thật khách quan’ mà là ‘sự suy diễn mang tính chủ quan’?”.

Triết gia: “Đúng vậy. Câu nói của người bạn: ‘Cậu có khả năng khiến mọi người cảm thấy thoải mái’ đã khiến tôi nhận ra một điều. Xét trên khía cạnh ‘khiến mọi người cảm thấy thoải mái’ hay ‘không làm người khác thấy quá áp lực’ thì chiều cao của tôi lại có thể là ưu điểm. Tất nhiên, đây là một cách giải thích mang tính chủ quan. Thậm chí còn có thể nói là một ngộ nhận tùy tiện. Nhưng, chủ quan có một điểm tốt. Đó là có thể tự mình lựa chọn. Coi chiều cao của bản thân là ưu điểm hay nhược điểm hoàn toàn do bản thân quyết định”.

Chàng thanh niên: “Là quan điểm lựa chọn lại lối sống mới mà thầy nói hôm trước phải không?”.

Triết gia: “Đúng vậy. Chúng ta không thể tác động đến sự thật khách quan. Nhưng có thể tác động tùy ý đến những suy nghĩ chủ quan. Và chúng ta thì sống trong thế giới mang tính chủ quan. Điều này tôi đã nói lúc đầu rồi nhỉ?”.

Chàng thanh niên: Vâng. “Là nước giếng 18 độ C ạ”.

Triết gia: “Hãy nhớ lại ý nghĩa của từ ‘cảm giác tự ti’ trong tiếng Đức. Lúc nãy tôi đã nói, trong tiếng Đức, ‘cảm giác tự ti’ là một từ liên quan đến việc đánh giá giá trị của bản thân. Vậy, giá trị đó là bao nhiêu? Chẳng hạn, kim cương được mua vào bán ra với giá đắt. Hoặc đồng tiền của mỗi quốc gia. Chúng ta gán cho chúng một giá trị nào đó, rồi nói 1 cara bao nhiêu tiền, hay giá cả thế nào đó. Nhưng nếu thay đổi cách nhìn thì kim cương chẳng qua chỉ là một viên đá mà thôi”.

Chàng thanh niên: “Thì về mặt lý thuyết là vậy”.

Triết gia: “Cũng có nghĩa, giá trị là thứ được hình thành trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Cho dù giá trị của tờ 1 đôla đã trở thành thường thức thì đấy cũng không phải là giá trị khách quan. Nếu nhìn nhận như một sản phẩm in ấn thì giá gốc của nó không đến 1 đôla. Nếu trên thế giới này không tồn tại ai khác ngoài tôi, thì có lẽ tôi đã lấy tờ 1 đôla đốt lò sưởi hoặc dùng làm giấy vệ sinh rồi. Với cùng cách lý luận như vậy, dĩ nhiên tôi sẽ chẳng buồn phiền về chiều cao của mình nữa”.

Chàng thanh niên: “…Nếu trên thế giới này không tồn tại ai khác ngoài tôi?”.

Triết gia: “Đúng vậy. Nghĩa là vấn đề giá trị cuối cùng cũng được quy về mối quan hệ giữa người với người”.

Chàng thanh niên: “Đây là chỗ liên hệ đến câu ‘mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người’, phải không?”.

Triết gia: “Chính xác!”.

Nguồn: https://zingnews.vn/thay-doi-goc-nhin-kim-cuong-cung-chi-la-vien-da-ma-thoi-post1351196.html

Sách hay

Làm giáo dục

Được phát hành

,

Bởi

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm giáo dục

Luôn có mối tương quan giữa nền giáo dục của một quốc gia và năng lực làm người, năng lực làm dân, năng lực làm việc hay làm nghề của người dân trong quốc gia đó. Giáo dục chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512190.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Nghĩ lớn để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Sách tiết lộ bí quyết, tư tưởng dám nghĩ lớn để thành công của Donald Trump, đồng thời truyền tải một phong cách sống, làm việc quyết liệt, kiên định, luôn hướng về phía trước của ông.

Trong sách “Nghĩ lớn để thành công”, Donald Trump tiết lộ ông không chỉ thừa hưởng trí tuệ mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ người cha gốc Đức của mình.

Tôi đã hiểu được tầm quan trọng của sự đam mê nhờ cha mình. Cha tôi đã dạy tôi mọi thứ liên quan đến xây dựng, nhưng bạn có biết điều tôi thực sự học được từ ông là gì không?

Đó là niềm đam mê trong công việc. Cha tôi yêu công việc và ông không ngại làm việc cả thứ bảy và chủ nhật. Có lần, cha tôi tiến hành xây dựng một khu chung cư trong khi bên kia đường cũng có một khu nhà tương tự đang được xây dựng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là thời gian hoàn thành và chi phí xây dựng công trình của cha tôi ít hơn mà khu nhà lại đẹp hơn khu nhà đối diện rất nhiều. Tôi đã học được từ ông rằng làm việc với niềm đam mê thật sự sẽ khiến ta vô cùng hạnh phúc và không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.

Nhờ có cha mà tôi đã tìm thấy niềm đam mê trong công việc của mình. Tôi say sưa làm việc đến nỗi mỗi đêm chỉ ngủ từ 3 đến 4 giờ đồng hồ và luôn mong trời mau sáng để được bắt tay vào công việc.

Một trong những niềm đam mê mãnh liệt nhất của tôi là thực hiện những vụ thương lượng quan trọng. Tôi thích tham gia và giành chiến thắng trong các cuộc thương lượng. Tôi muốn áp đảo đối thủ và giành những quyền lợi béo bở về mình. Tại sao ư? Vì chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế, thậm chí với tôi, cảm giác đó còn hơn cả ham muốn tình dục dù rằng tôi cũng là người thích tình dục.

Khi đạt được mục đích thương lượng của mình, khi cuộc đàm phán diễn ra theo chiều hướng mình mong muốn, bạn sẽ có cảm giác rất tuyệt. Có thể bạn đã nghe nhiều người nói rằng một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được mục đích của mình. Điều đó thật phi lý. Đàm phán thành công có nghĩa bạn là người chiến thắng, chứ không phải đối phương. Trong các vụ thương lượng, tôi muốn đạt được một chiến thắng tuyệt đối. Đó chính là lý do tại sao tôi có thể thành công trong nhiều cuộc thương lượng quan trọng đến vậy.

Một niềm đam mê lớn lao khác của tôi chính là tạo nên những công trình xây dựng tuyệt đẹp, và đó cũng là đam mê dẫn dắt tôi đến thành công như ngày hôm nay. Phát triển xây dựng và bất động sản được coi là lĩnh vực có những yêu cầu rất khắt khe. Lĩnh vực này đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối và không được phép lơ là bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn hại cho rất nhiều người.

Bất kỳ sơ suất nào cũng không được chấp nhận. Nhưng tôi yêu thích những thử thách mà một công việc đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác mang lại. Tôi nghĩ tôi đã làm tốt được công việc đó bởi tôi thực sự yêu thích nó. Và tôi đã áp dụng “chân lý” này trong mọi việc mình làm.

Donald Trump anh 1

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Tôi nhớ ở Tổ chức Trump có một nhân viên luôn thắc mắc không hiểu tại sao chúng tôi phải mất nhiều thời gian đến thế cho việc kiểm tra các công trình đã được hoàn thiện. Dù tên tuổi đã được khẳng định và các công trình do chúng tôi xây dựng đều được nhiều người biết đến và đánh giá cao, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện việc kiểm tra hết sức kỹ lưỡng.

Người nhân viên kia đã không hiểu được rằng chúng tôi làm việc đó để luôn đảm bảo rằng các công trình của mình phải đạt tiêu chuẩn tốt nhất và luôn duy trì được những tiêu chuẩn đó. Có thể với người khác đây là điều không cần thiết nhưng với chúng tôi, đó lại là điều vô cùng quan trọng.

Tôi thích mua những mảnh đất chưa được ai đầu tư và tự mình biến chúng trở thành cái gì đó thật nguy nga và tráng lệ. Vẻ đẹp và sự tao nhã, bất kể ở một người phụ nữ hay một tác phẩm nghệ thuật, đều là niềm đam mê của tôi. Cái đẹp không phải ở vẻ bề ngoài hay thứ gì đó chỉ để ngắm nhìn. Cái đẹp chính là một sản phẩm mang phong cách và được toát lên từ tận sâu bên trong. Với tôi, niềm đam mê cái đẹp luôn song hành với những thành công đã đạt được. Tôi muốn cả hai.

Khi đến văn phòng của mình trong tòa nhà Trump ở thành phố New York, tôi rất thích ngắm nhìn khu đại sảnh tráng lệ mà mình đã tạo nên. Tôi thích chứng kiến đám đông trầm trồ thán phục trước bức tượng cẩm thạch tuyệt vời cùng thác nước nhân tạo đẹp ngoạn mục cao gần 25 mét.

Tôi thích chứng kiến sự hưởng ứng mang cảm xúc, sự trầm trồ kinh ngạc và thái độ trân trọng của mọi người trước vẻ đẹp lạ thường của tòa nhà. Cảm giác của tôi và của họ cộng hưởng với nhau. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng tôi thấy gần gũi với họ hơn, bởi đó chính là cảm giác tôi đã từng có khi xây tòa nhà Trump này.

Nguồn: https://znews.vn/bi-mat-thanh-cong-cua-trump-tri-tue-vuot-troi-tu-gia-toc-duc-post1510769.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Kinh tế học tốt và kinh tế học tồi trong một thế giới bất ổn

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.

Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.

Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.

Sach kinh te anh 1
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.

Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai

Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…

Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.

Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.

Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.

Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.

Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn

Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.

Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.

Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.

Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.

Sach kinh te anh 2
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.

Những nhà kinh tế vì người nghèo

Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2

Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.

Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.

Nguồn: https://znews.vn/kinh-te-hoc-tot-va-kinh-te-hoc-toi-trong-mot-the-gioi-bat-on-post1509322.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng