Connect with us

Sách hay

5 tác phẩm kinh điển từng bị giới phê bình phản đối

Được phát hành

,

Không phải tác phẩm kinh điển nào cũng nhận được nhiều lời khen ngợi ngay từ đầu.

tac pham bi chi trich anh 1

Trong suốt lịch sử phát triển văn học, đã có nhiều tác phẩm kinh điển được độc giả yêu thích nhưng lại bị giới phê bình chỉ trích kịch liệt. Nhưng thời gian trôi qua, các nhà phê bình có xu hướng đứng về phía những độc giả yêu mến chúng ngay từ đầu.

Trang Big Think đã chia sẻ về 5 kiệt tác văn học được độc giả yêu thích nhưng lại bị các nhà phê bình chỉ trích trong khoảng thời gian chúng ra mắt.

Mặt trời vẫn mọc

tac pham bi chi trich anh 2

Đầu tiên là cuốn The Sun Also Rise (Mặt trời vẫn mọc) của Ernest Hemingway. Cuốn tiểu thuyết kể về những người Mỹ và người Anh xa xứ ở châu Âu vào những năm 1920 và tâm tình của họ giữa một thế giới hậu Thế chiến thứ nhất.

Cuốn sách rất ăn khách và lần tái bản thứ hai được in chỉ sau hai tháng ra mắt. Trong khi một số nhà phê bình cho rằng đây là một trong những tác phẩm hay nhất của Hemingway thì một bài đánh giá được đăng trên The Nation cho rằng Hemingway “không khắc họa được gì cho các nhân vật của mình mà để họ tự thể hiện”, đồng thời đánh giá cuốn sách quá uỷ mị tình cảm và Hemingway dường như tự coi mình là “cao siêu về mặt đạo đức”.

Gia đình của Hemingway cũng ghét cuốn sách này. Mẹ của ông đã viết thư cho Hemingway để bày tỏ sự không hài lòng của bà, nói rằng “Mỗi trang sách đều khiến tôi thấy ghê tởm”.

Advertisement

Mặc dù các nhà phê bình hiện đại ủng hộ cuốn tiểu thuyết này, họ vẫn không quá đồng tình với cách ông miêu tả các nhân vật Do Thái, đồng tính luyến ái và phụ nữ.

Trăm năm cô đơn

tac pham bi chi trich anh 3

Tác phẩm kinh điển thứ hai là One Hundred Years of Solitude (Trăm năm cô đơn) của Gabriel García Márquez. Đây là câu chuyện về bảy thế hệ của gia đình Buendia ở Macondo, Colombia.

Pha trộn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cùng các sự kiện trong lịch sử Colombia, cuốn tiểu thuyết khám phá ý tưởng về lịch sử và thời gian, sự cô độc, số phận, ý chí tự do và chủ nghĩa tinh hoa. Được xuất bản vào năm 1967, tác phẩm này rất nổi tiếng, vượt xa mức cần thiết để có thể phát hành ra thế giới.

Trong khi cuốn sách đã góp phần giúp Márquez giành được giải Nobel Văn học và được ca ngợi là “Người Colombia vĩ đại nhất từng sống”, phần lớn bình luận ban đầu của giới phê bình đối với kiệt tác này là tiêu cực.

Một bài đánh giá từng cho đây là một “kiệt tác truyện tranh”, người đoạt giải Nobel Octavio Paz coi đó là “bài thơ đẫm nước” hay nhà phê bình Anthony Burgess đánh giá tác phẩm này không thể ngang tầm “với những khám phá văn học đích thực của Borges và Nabokov”.

Nhưng lập trường tích cực đã chiến thắng. One Hundred Years of Solitude hiện được coi là tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ Latinh và là một trong những ví dụ điển hình nhất về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.

Advertisement

Chùm nho thịnh nộ

tac pham bi chi trich anh 4

Tiếp đó là The Grapes of Wrath (Chùm nho thịnh nộ) của John Steinbeck. Tác phẩm này theo chân gia đình Joad ở Oklahoma trong thời kỳ Đại suy thoái. Trong khi trang trại của họ bị tàn phá, họ cùng hàng nghìn người di cư về phía tây California, vùng đất được cho là của sữa và mật ong. Tuy nhiên, họ chỉ thấy hàng loạt khó khăn mới.

Đây là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1939 và thậm chí vào năm sau đó đã được dựng thành phim do John Ford đạo diễn và Henry Fonda đóng vai chính.

Phản ứng đối với cuốn sách là chia rẽ. Một nghị sĩ đương nhiệm lập luận rằng tác phẩm này “không có gì ngoài sự đồi trụy, thô tục và tâm lý suy thoái của tác giả”. Steinbeck gặp rất nhiều rắc rối với những nhà phê bình cho rằng ông đã viết một cuốn tiểu thuyết quá ủy mị và ông cũng đang nói dối về hoàn cảnh của những gia đình như Joads.

Trong khi những bài phê bình tiêu cực thỉnh thoảng vẫn xuất hiện thì cuốn sách hiện được coi là tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ. Chùm nho thịnh nộ đã đoạt giải Pulitzer và được coi là một yếu tố giúp trao giải Nobel cho Steinbeck.

Giết con chim nhại

tac pham bi chi trich anh 5

Một tác phẩm nữa cần nhắc tới là To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại) của Harper Lee. Đây là câu chuyện về cách một người đàn ông vô tội được luật sư có đạo đức Atticus Finch giúp bào chữa trước cả tòa án và dư luận ở Alabama trong thời kỳ suy thoái.

Câu chuyện được nhìn qua con mắt của con gái ông là Scout. Cuốn sách lý giải những câu hỏi về chủng tộc, giai cấp, vai trò giới tính và sự trưởng thành. Tác phẩm đã gây được tiếng vang với độc giả kể từ khi được xuất bản vào năm 1960.

Nhưng Lee đã gặp khó khăn cả khi hoàn thành cuốn sách và xuất bản. Bà từng bị cảnh báo rằng cuốn sách có thể không bán được. Tuy nhiên, Giết con chim nhại thậm chí đã được tái bản và thu hút được một lượng lớn độc giả ngay từ đầu. Cuốn sách này ước tính bán được 30 triệu bản và là một tác phẩm văn học Mỹ rất được yêu thích.

Advertisement

Trong khi các bài phê bình hiện đại đánh giá tốt về sách, các bài đánh giá ban đầu lại hoàn toàn trái ngược. Tác giả truyện ngắn Flannery O’Connor coi đây là “cuốn sách dành cho trẻ em” và bối rối trước số lượng người ca ngợi nó là văn học dành cho người lớn. Tiểu thuyết gia Granville Hicks coi tác phẩm này là “khoa trương và giả tạo”.

Thậm chí ngày nay, số lượng đánh giá tiêu cực vẫn tăng lên, chỉ trích lập trường của cuốn sách về chủng tộc và giai cấp và đưa ra một cách nhìn nhận khác về các nhân vật, đặc biệt là Atticus Finch.

Những người khốn khổ

tac pham bi chi trich anh 6

Một kiệt tác khác là Les Misérables (Những người khốn khổ) của Victor Hugo. Là một câu chuyện sử thi với nhiều tình tiết phụ, Les Misérables tập trung vào câu chuyện của Jean Valjean khi cố gắng vượt qua quá khứ phạm tội của mình.

Trên hành trình này, anh gặp những chủ quán trọ vô đạo đức, những người đấu tranh cho lý tưởng cách mạng, một thanh tra cảnh sát cực kỳ cương quyết và cô bé Cosette, người mà anh dành cả cuộc đời để chăm sóc.

Hugo đã là một cái tên quen thuộc từ sau cuốn Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà và những tác phẩm khác của ông rất được mong đợi. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Les Misérables ngay lập tức nổi tiếng và được dịch từ tiếng Pháp sang một số ngôn ngữ khác ngay sau khi phát hành lần đầu.

Bất chấp sự kỳ vọng tột độ dành cho cuốn sách, những đánh giá phê bình ban đầu nghiêng về hướng tiêu cực. Tiểu thuyết gia người Pháp Gustave Flaubert mô tả cuốn sách là “non nớt” và dự đoán nó sẽ kết thúc sự nghiệp của Hugo.

Advertisement

Nhà thơ Charles Baudelaire khi nói chuyện riêng tư đã cho rằng tác phẩm này là “ghê tởm”. Một số người khác thì đánh giá rằng cuốn sách quá đa cảm và có tính chất cổ vũ lật đổ chính quyền. Trong những thập kỷ tiếp theo, nhiều lời phê bình được thể hiện tích cực hơn. Nhà văn Mỹ Upton Sinclair gọi cuốn sách là “một trong vài tiểu thuyết vĩ đại nhất thế giới”.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng

Nguồn: https://zingnews.vn/5-tac-pham-kinh-dien-tung-bi-gioi-phe-binh-phan-doi-post1428235.html

Advertisement

Sách hay

Hồng Sơn “Công Chúa” – Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính

Được phát hành

,

Bởi

Hồi ký “Hồng Sơn ‘Công Chúa’ – Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính” kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.

Hồi đấy, đa phần chỉ có “bóng” quấn giấy vụn và giẻ lau, cho vào hộp xà phòng giặt rồi lèn chặt lại để đá. Cái thời niềm đam mê vượt lên tất cả, là kỷ niệm vô giá của Hồng Sơn.

hong son anh 1

Hồng Sơn lúc trẻ. Ảnh: TTVH.

[…] khi Hồng Sơn manh nha ý định đi tập bóng đá là cả nhà phản đối. Bố mẹ Hồng Sơn không thích, rồi cấm luôn.

Hai vị thân sinh muốn hướng Hồng Sơn theo con đường học vẽ hoặc chụp ảnh. Hồi đấy, nghề nghệ thuật này có giá lắm, học nghề xong có việc, có tiền như chơi mà lại có thể “độc quyền” vì gia đình đã có truyền thống. Nếu như không đam mê bóng đá đến phát rồ phát dại, có lẽ, Hồng Sơn cũng bám trụ mưu sinh ở Hồ Gươm rồi!

Advertisement

Mẹ Hồng Sơn kể rằng, dường như Hồng Sơn biết đá bóng từ trong bụng mẹ. “Ở những tháng cuối thai kỳ, tôi quẫy đạp ghê lắm”. Bà thường nói với người nhà rằng đứa bé này đẻ ra sẽ nhanh tay nhanh chân, hiếu động lắm. Về sau, quả là như thế thật!

Nói nôm na là Hồng Sơn “biết đá bóng” từ trong bụng mẹ. Hồi bé tí tẹo, Hồng Sơn chỉ thích đá bóng ở vỉa hè sau giờ đi học.

Ngoài đá bóng, không thích chơi bất cứ trò nào khác, thờ ơ với các loại đồ chơi. Hồng Sơn học trường PTCS Tân Trào, góc phố Quán Sứ – Thợ Nhuộm, đối diện là nhà giam Hỏa Lò. Bạn bè cùng trang lứa tôi cũng học mấy trường Quán Sứ, trường Tân Trào gần đấy. Cứ chiều chiều, tan học về là cả bọn lại hò nhau cởi áo, cởi dép ra xếp gôn đá bóng.

Hồng Sơn bé nhất, thường bị “ấn” làm thủ môn. Hồi đấy có bóng nhựa cũng là sang lắm rồi. Nhưng đa phần chỉ có “bóng” quấn giấy vụn và giẻ lau bảng hoặc giẻ lau, giấy vụn cho vào hộp xà phòng giặt rồi lèn chặt lại để đá. Cái thời niềm đam mê vượt lên tất cả, đối với tôi, nó là kỷ niệm vô giá.

Nhà Hồng Sơn ở phố Hàng Bông, nhìn thẳng ra ngã tư Cửa Nam. Trước, ở đấy có tàu điện, có vườn hoa. Sơn và lũ bạn đồng trang lứa toàn đá bóng ở vườn hoa Cửa Nam, có khi đá luôn dưới lòng đường. Về sau, cả hội mới di chuyển “đại bản doanh” lên vườn hồng, chỗ nhà Quốc Hội sau này để đá vì chỗ đó vắng người qua lại.

Advertisement

Trong ký ức của Hồng Sơn, vỉa hè đường Điện Biên Phủ ngày xưa rộng mênh mông. Chúng tôi có hình thức đá bóng rất đặc biệt, gọi là “đá cống”. Giải thích đơn giản thế này: đám trẻ chúng tôi đá bóng ở ngã ba ngã tư, tại đó có những cái cống cái to đùng, mình đá lọt bóng vào những cái cống đấy là tính bàn thắng. Đá cống được cái rõ ràng, phân minh lắm, bóng xuống cống thì chẳng còn gì mà ăn gian, cãi vã nữa. Chỉ tội là sau đó, đứa đu, đứa bám thò hai chân xuống cống móc bóng lên mới đá tiếp được. Nhiều khi nước cạn, bóng lọt xuống, trôi đi mất luôn.

Lớn thêm vài tuổi, lại mở rộng thêm địa bàn xuống mạn Văn Miếu. Hồng Sơn vẫn nhớ như in những lần đá bóng trong khuôn viên di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Sân rộng thênh thang. Thậm chí, ghế đá cũng rộng lắm, sau này chỉ cho 2 người ngồi chứ ghế ngày xưa 4 người ngồi. Tận dụng ghế đá, bọn trẻ ra luật đá sệt gầm ghế – nghĩa là biến ghế thành cầu môn luôn, đá lọt gầm mới tính bàn thắng, đá thành ghế bật ra không tính.

Nguồn: https://znews.vn/thoi-quan-gie-lau-lam-bong-da-cua-hong-son-post1503656.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Bản năng làm mẹ, bản lĩnh nuôi con

Được phát hành

,

Bởi

Khi bước vào hành trình làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và thấy hoang mang, không biết làm thế nào khi con gặp vấn đề. Cuốn sách này được viết bởi được viết bởi bác sĩ Nhi khoa Aubrey Hargis, mang tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.

Bước sang tháng thứ hai, các em bé sẽ có nhiều mốc phát triển mới. Ở giai đoạn này, bé cũng tương tác với bố mẹ nhiều hơn và không còn ngủ li bì như khi mới chào đời.

Hanh trinh lam me anh 1

Khi được cha mẹ bế các em bé sẽ cảm thấy an tâm hơn. Ảnh: H.W.

Bé đang dần nhận thức rõ hơn về thế giới và tương tác nhiều hơn với bạn. Cuộc sống của bé trong tháng thứ hai này không chỉ xoay quanh các nhu cầu cơ bản như ăn uống, thay tã và ru ngủ mà đã bắt đầu học cách dự đoán hành động của bạn. Bạn sẽ nhận thấy bé có ngôn ngữ cơ thể mới và phát âm nhiều hơn.

Sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm có thể giảm dần vào cuối tháng này, nếu bạn cho bé tiếp xúc với ánh sáng ban ngày qua cửa sổ hoặc ra ngoài đi dạo dưới bóng râm. Trẻ hai tháng tuổi sẽ ngủ trung bình từ khoảng 15 đến 16 giờ một ngày, nhưng không ngủ liền mạch suốt cả đêm. Đa phần các bé sẽ thức dậy để ăn sau ba giờ một lần hoặc lâu hơn.

Advertisement

Khi hình thành cho bé những thói quen nhất quán và ổn định, bạn có thể nhận thấy một số đặc điểm tính cách xuất hiện ở bé. Hầu hết trẻ sơ sinh khóc để bày tỏ cảm xúc và mong muốn của mình, nhưng vẫn có một số trẻ bình tĩnh và dễ dỗ dành hơn. Có bé thích được thư giãn, bé khác lại muốn được chú ý, ôm ấp.

Đến cuối tháng này, bạn sẽ rút ra được một số kinh nghiệm dỗ dành riêng cho bé yêu của bạn. Hành vi quấy khóc của trẻ sơ sinh thường xuất hiện nhiều nhất lúc sáu tuần tuổi và sau đó tần suất, thời lượng sẽ giảm dần trong vài tháng tiếp theo.

Khoảng thời gian đỉnh điểm diễn ra hành vi này là từ sáu đến tám tuần và bé sẽ bớt quấy khóc trong vài tháng tiếp theo. Khóc để bày tỏ cảm xúc là bản năng của trẻ sơ sinh, vậy nên dù có mệt mỏi đến đâu, hãy cố gắng bế bé yêu của bạn thường xuyên, củng cố niềm tin cho bé bằng những cái ôm, và đừng lo lắng vì điều đó sẽ không khiến bé hư đâu.

Tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh giống như một gánh xiếc mở vào ban đêm vì thời gian trong ngày đảo lộn liên tục. Trong tháng này, bạn hãy tập trung vào các thói quen hàng ngày để giúp bé cảm thấy tốt hơn và bạn cũng đỡ vất vả hơn.Bé vẫn chơi những trò chơi nhẹ nhàng và gắn bó với đồ chơi đơn giản.

Đây là thời điểm những hành động bản năng như co duỗi nhẹ nhàng dần biến mất và cơ của bé bắt đầu chắc khỏe hơn. Khi được thôi thúc bởi nhu cầu và cảm giác muốn được gần gũi cha mẹ, bé sẽ thường khua khoắng chân tay và cuộn người lại. Bé có thể duỗi chân và thậm chí đá, đạp. Cánh tay của bé có thể vươn ra để chạm vào đồ vật, và bé thích thú khám phá khả năng linh hoạt của những ngón tay.

Advertisement

Bạn hãy tạo ra nhiều cơ hội để bé vận động tự do hơn. Một em bé thường xuyên bị quấn trong chăn, nằm trong nôi, xe đẩy hoặc ghế ngồi ô tô, sẽ không thể phát triển sức mạnh cơ bắp cần thiết cho các kỹ năng vận động phù hợp với lứa tuổi.

Bạn có thể dùng chăn quấn khi tắm cho bé, dùng xe đẩy đưa bé ra ngoài chơi hoặc cho các nhu cầu chăm sóc khác, miễn sao đừng lạm dụng chúng vì bé yêu của bạn cần nhiều không gian an toàn để tự do di chuyển.

Nguồn: https://znews.vn/nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-voi-tre-hai-thang-tuoi-post1503089.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Khác biệt để thành công

Được phát hành

,

Bởi

Tác giả, doanh nhân Lý Quí Trung được biết đến qua những đầu sách về Franchise, thương hiệu. Trong cuốn sách mới này, bằng kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức, và quan sát của mình, tác giả đúc kết thành những bài học kinh doanh thành công của các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới.

Món đồ nữ trang kia tuy quy ra thành tiền lúc đó cũng chỉ tương đương hơn một tháng lương, nhưng nó kèm theo một tình cảm rất riêng tư của người tặng.

Hôm tôi đến ăn ở nhà hàng Cục Gạch, cô bếp trưởng có ra chào và tự giới thiệu mình từng làm phụ bếp tại nhà hàng Thanh Niên của mẹ tôi cách đây mấy chục năm, lúc cô chỉ có 16-17 tuổi. Thì ra sau khi rời nhà hàng này cô đã từng đi qua nhiều cơ ngơi ẩm thực có uy tín khác ở nhiều vị trí khác nhau để cuối cùng trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp. Chủ nhà hàng Cục Gạch nói là phải đeo đuổi mấy năm mới mời được cô bếp trưởng này về cộng tác.

Điều đó làm tôi rất vui và hãnh diện, nhưng có một chi tiết vô cùng thú vị là cô bếp trưởng này sau ngần ấy thời gian mà vẫn còn nhớ về một kỷ niệm liên quan đến cách mà mẹ tôi khen thưởng nhân viên. Cô kể rằng hôm đó mình được mời lên văn phòng để gặp “Cô Ba” (tên thân mật nhân viên gọi mẹ tôi) mà trong bụng đầy lo lắng, vì đối với một nhân viên lính mới như cô không có lý do gì để chủ nhà hàng muốn gặp riêng.

Advertisement
Thanh cong anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Freepik.

Cô kể, khi vừa bước chân vô văn phòng, cô Ba không những không la rầy mà còn nở nụ cười trìu mến và khen ngợi cô đã làm việc rất tốt trong thời gian qua, rồi chỉ tay về phía cái giường mà cô Ba dành để nghỉ trưa, trên đó đã có sẵn vài món nữ trang bằng vàng chiếu lấp lánh.

Cô Ba nói con có thể chọn một món trong số đó, thích món nào lấy món đó, coi như một phần thưởng khích lệ tinh thần. Quá bất ngờ và vui sướng, cô phụ bếp trẻ chọn đại một món mà không cần suy nghĩ gì nhiều. Cô nói đây là món nữ trang mang nhiều ấn tượng và kỷ niệm nhất đối với đời mình, nên giữ mãi nó ở trong ký ức qua bao nhiêu năm tháng.

Câu chuyện nhỏ này làm tôi suy nghĩ nhiều, vì nó có liên quan đến những gì tôi hay nói, viết, tranh luận, và trong những năm gần đây là dạy đại học. Cách đối nhân xử thế, khen thưởng của mẹ tôi không theo một trường lớp nào, nhưng rõ ràng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí nhân viên. Chắc cũng nhờ cách đối xử và khen thưởng “không giống ai” này mà đa số nhân viên đã gắn bó với nhà hàng Thanh Niên rất lâu, có người lên đến 35 năm!

Cách đây mấy chục năm khi mới đi du học Úc về, chính tôi là người luôn dị ứng với cách ứng xử, khen thưởng mang tính cá nhân đầy riêng tư này của mẹ, vì nó đi ngược lại với những gì mình đã học từ trường đại học. Là khen thưởng phải đâu ra đó, càng công khai càng tốt, nếu được thì tiêu chuẩn hóa, quy định hóa các tiêu chí và chế độ khen thưởng để toàn thể nhân viên trong tổ chức được biết rõ ràng mà phấn đấu. Chưa kể, khen thưởng cũng phải công bằng, nếu không sẽ dễ bị so bì, gây mất đoàn kết nội bộ và phản tác dụng. Đó là theo cách suy nghĩ chuyên nghiệp thông thường.

Tuy nhiên, cách khen thưởng nhân viên của mẹ tôi lại chứng minh rất hiệu quả. Món đồ nữ trang kia tuy quy ra thành tiền lúc đó cũng chỉ tương đương hơn một tháng lương, nhưng khi nó được tặng kèm theo một tình cảm rất riêng tư của mẹ tôi thì giá trị bỗng nhân lên gấp nhiều lần. Nếu nhìn từ góc độ quản trị nhân sự, thì đây có thể được xem như một “chiêu” động viên tinh thần làm việc vô cùng lợi hại.

Advertisement

Cách khen thưởng này còn vô tình làm cho người nhận phần thưởng cảm thấy “mắc nợ” về mặt tình cảm đối với người trao phần thưởng hay đối với doanh nghiệp một cách vô ý thức. Vì họ cảm thấy mình được quan tâm đặc biệt. Khi đó giá trị tinh thần của phần thưởng lấn át giá trị vật chất.

Bởi vậy, cô đầu bếp tập sự 16-17 tuổi ngày nào mới không quan tâm nhiều đến việc chọn món đồ nữ trang nào cụ thể, vì tất cả dường như có cùng một giá trị tinh thần như nhau. Quyền được chọn cái món mà mình ưa thích đối với cô là đã quá đủ. Đúng như người ta thường nói, “của cho không bằng cách cho”.

Câu chuyện khen thưởng nhân viên của mẹ tôi cách đây mấy chục năm được kể lại một cách tự nhiên và tình cờ từ cô bếp trưởng đã gợi cho tôi ý tưởng viết cuốn sách này. Đó là kể lại tất cả các câu chuyện tương tự mà tôi đã từng nghe, đọc hay gặp đâu đó trên con đường kinh doanh hay dạy đại học, và thấy thú vị vì nó khác biệt, đi ra ngoài lằn ranh của những ứng xử bình thường.

Tôi thích gọi những suy nghĩ hay cách làm có phần bất quy tắc này là “độc chiêu”, hay trong một chừng mực nào đó, là bí quyết góp phần tạo nên sự khác biệt để thành công.

Nguồn: https://znews.vn/ba-chu-thuong-nhan-vien-bang-ky-vat-ca-nhan-post1503428.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Xu hướng