Cựu nhân viên CIA Edward Snowden từng bị trầm cảm khi sống đời quân ngũ và chuẩn bị cho kỳ sát hạch đi vào ngành tình báo.
Ở tuổi 29, Edward Snowden thành nhân vật gây chú ý qua những tiết lộ tình báo, tạo nên cuộc tranh luận quy mô toàn cầu. Sau sáu năm lưu vong tại Nga, năm 2019, Edward tung cuốn Permanent Record gây chấn động thế giới tình báo hiện đại. Con đường của một kỹ sư hệ thống máy tính trở thành gián điệp an ninh mạng làm việc cho CIA (Cơ quan tình báo Trung ương) và NSA (Cơ quan an ninh quốc gia) được Edward Snowden thuật chi tiết.
Nhân bản tiếng Việt của tự truyện ra mắt với tên Bị theo dõi – Bí mật an ninh mạng, VnExpress trích đăng năm kỳ, về những khủng hoảng sức khỏe và tinh thần khi Snowden tham gia đời quân ngũ và chuẩn bị cho kỳ sát hạch, đi vào ngành tình báo, cũng như mối tình đẹp với Lindsay Mills – cô gái mạnh mẽ cùng anh đi qua nhiều thăng trầm.
Kỳ 1: Đứng dậy sau khủng hoảng
Trong giai đoạn hồi phục, tôi không nhớ chính xác vào lúc nào thì tôi bắt đầu suy nghĩ sáng suốt trở lại.
Bộ óc và bàn tay
Đầu tiên là sự đau đớn sẽ phải nguôi dần, rồi từ từ chứng trầm cảm cũng thuyên giảm theo, và sau nhiều tuần thức dậy không có mục đích gì ngoài việc nhìn đồng hồ thay đổi giờ phút, tôi dần dà chú ý đến những gì mọi người xung quanh nói với tôi: Tôi vẫn còn trẻ và vẫn còn một tương lai phía trước.
Tuy nhiên, chính tôi chỉ cảm nhận như thế khi cuối cùng tôi có thể tự mình đứng lên và đi lại được. Đi đứng là một trong vô số những điều mà, giống như tình yêu thương của gia đình, bấy lâu nay tôi chỉ cho là điều hiển nhiên chứ nào thấy quý giá.
Khi tôi đánh bạo đi những chuyến đầu tiên ra khoảng sân bên ngoài căn hộ của má tôi, tôi chợt nhận ra một điều khác mà trước giờ tôi cũng cho là hiển nhiên: năng khiếu tìm hiểu kỹ thuật của tôi.
Hãy bỏ qua cho tôi nếu như tôi nói nghe phát bực, nhưng tôi không biết cách nói nào khác hơn: Tôi luôn thấy hết sức thoải mái với máy tính đến nỗi hầu như không xem trọng khả năng của mình, và không muốn được khen ngợi hay muốn thành công vì khả năng đó. Trái lại, tôi muốn được khen ngợi và muốn thành công ở một điều gì khác – một thứ gì đó khó hơn đối với tôi. Tôi muốn chứng tỏ rằng tôi đâu chỉ là một bộ não có nhận thức; tôi cũng có trái tim và cơ bắp.
Điều đó giải thích cho giai đoạn tôi đi lính. Và trong quá trình hồi phục, tôi dần nhận ra rằng mặc dù kinh nghiệm quân trường làm tổn thương lòng kiêu hãnh nhưng lại nâng cao lòng tự tin của tôi. Bây giờ tôi đã mạnh mẽ hơn, không sợ hãi mà lại còn mang ơn nỗi đau này vì nhờ mà nó tôi trưởng thành hơn. Cuộc sống ngoài hàng rào thép gai ngày càng dễ chịu dần. Xét cho cùng, cái giá tôi phải trả cho những ngày quân ngũ là mái tóc giờ đã mọc dài trở lại, và đôi chân khập khiễng đang dần lành lặn.
Tôi đã sẵn sàng đối mặt với sự thật: Nếu tôi vẫn còn bị thôi thúc bởi mong muốn phục vụ đất nước, và chắc chắn là còn, thì tôi hẳn phải phục vụ bằng cái đầu và hai bàn tay – qua kỹ thuật máy tính. Điều đó, và chỉ điều đó mà thôi, tôi mới cống hiến tốt nhất cho đất nước. Dù không phải cựu chiến binh, nhưng việc tôi đã vượt qua được các cuộc kiểm tra của quân đội lại càng có ích cho cơ hội được tuyển dụng vào một cơ quan tình báo, nơi cần tới nhiều nhất và có lẽ thử thách nhiều nhất các năng khiếu của tôi.
Cuộc sát hạch phía trước
Vì thế, tôi phải chấp nhận điều mà bây giờ hồi tưởng lại mới thấy là không thể tránh khỏi: phải được chứng nhận an ninh. Nói chung, có ba bậc chứng nhận an ninh: theo thứ tự từ thấp đến cao là hạn chế, bí mật và tối mật. Bậc cuối cùng có thể được mở rộng hơn nữa qua cuộc sát hạch SCI (Sensitive Compartmented Information – Thông tin nhạy cảm chuyên biệt), để có được quyền tiếp cận TS/SCI đáng thèm muốn mà các công việc ở các cơ quan hàng đầu – CIA và NSA – đòi hỏi phải có. Trong các bậc thì TS/SCI là bậc khó được cấp chứng nhận nhất, nhưng cũng mở được nhiều cánh cửa nhất.
Thế là, tôi quay lại Cao đẳng Cộng đồng Anne Arundel trong lúc tìm kiếm những việc làm có thể bảo chứng cho lá đơn của tôi xin điều tra lý lịch cá nhân, một khâu gian nan phải trải qua nếu muốn được chứng nhận an ninh.
Vì quá trình phê duyệt TS/SCI có thể mất một năm hoặc hơn, tôi thật lòng đề nghị những ai đang phục hồi sau chấn thương nên theo. Tất cả những gì cần làm là điền vào một số giấy tờ, sau đó ngồi không gác chân lên và cố gắng đừng vi phạm quá nhiều tội trong lúc chờ chính phủ liên bang đưa ra phán quyết.
Nói cho cùng, những việc còn lại đều nằm ngoài tầm tay của bạn.
Trên giấy tờ, tôi là một ứng viên hoàn hảo. Tôi là con của gia đình quân nhân (cha và ông ngoại của Edward Snowden là lính tuần duyên), gần như mọi người lớn trong gia đình đều được chứng nhận an ninh ở bậc nào đó; tôi đã cố gắng tòng quân để chiến đấu cho đất nước cho đến khi một tai nạn đáng tiếc khiến tôi nằm liệt giường. Tôi không có tiền án tiền sự, không có thói quen dùng ma túy. Khoản nợ tài chính duy nhất của tôi là khoản vay sinh viên để thi lấy chứng chỉ Microsoft, và tôi đã chưa hề trả nợ chậm trễ một đợt nào.
Tất nhiên, những điều kiện hoàn hảo đó vẫn không làm tôi hết lo lắng.
Tôi cứ lái xe đi học ở cao đẳng AACC rồi về nhà trong lúc Cục Điều tra Lý lịch Quốc gia lục lọi gần như mọi khía cạnh của cuộc đời tôi và gặp riêng gần như mọi người mà tôi biết: ba má tôi, họ hàng thân quyến, bạn học và bằng hữu của tôi. Họ đã dò qua các bản sao hồ sơ học hành thất thường của tôi và, tôi tin chắc, đã nói chuyện với một vài giáo viên của tôi.
Mục tiêu của mọi chuyện kiểm tra lý lịch này không chỉ là để biết tôi đã làm gì sai trái, mà còn là tìm hiểu xem tôi có khả năng chịu thỏa hiệp hoặc bị hăm dọa gây áp lực đến mức nào.
Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!
Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!
Làm sao để có được năng lực làm Dân
Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!
Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.
Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.
Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.
Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai
Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…
Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.
Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.
Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.
Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.
Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn
Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.
Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.
Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.
Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.
Những nhà kinh tế vì người nghèo
Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2
Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.
Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.
Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.
“Một người thầy, một cuộc đời đức độ, nhân văn và rất đỗi bình dị”. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã viết về ông Ba Quốc như vậy trong sách “Người thầy”.
Ông Ba Quốc (ngồi) và thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Tư liệu.
Người thầy của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là một tác phẩm giá trị về cuộc đời người tình báo, Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức ông Ba Quốc).
Trong cuốn sách Người Thầy, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khắc họa sâu sắc mối quan hệ đặc biệt giữa ông và người thầy đáng kính – Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức ông Ba Quốc). Cuốn sách không chỉ kể lại những câu chuyện xúc động mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về lòng trung thành, sự hy sinh và ý chí phụng sự đất nước.
Cuốn sách Người thầy cho ta thấy mối quan hệ của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Ba Quốc – Đặng Trần Đức không chỉ đơn giản dừng lại ở mức độ thầy trò.
Ông Ba Quốc đã rèn luyện cho người lính trẻ Nguyễn Chí Vịnh biết, hiểu mọi thứ về nghề tình báo. Khi tác giả Nguyễn Chí Vịnh mới ở Việt Nam sang Campuchia ông cho làm ở Phòng N, sau xuống đội X, là đội nhận những nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng.
Sau nhiều thử thách thì làm trợ lý trực tiếp cho ông Ba, rồi những bữa cơm chiều rỉ rả chuyện đời thường ông Ba kể chuyện cho học trò nghe về mọi điều đã trải qua trong đời mình, chuyện đời thường nhưng sau mỗi câu chuyện là kinh nghiệm, cách làm việc, đối nhân xử thế… đều là những bài học quý với thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Sách Người thầy.
Kể hành trình dọc biên giới phía Bắc những năm còn chiến tranh, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho thấy hình ảnh một người thầy tình báo can trường, đầy trách nhiệm.
Trong một lần di chuyển qua biên giới, khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị đổi vị trí ngồi vì lo ngại pháo kích, ông Ba Quốc đã khẳng định dứt khoát: “Không, tôi ngồi ghế trước.” Hình ảnh ông ung dung trên ghế trước trong bối cảnh biên giới căng thẳng là minh chứng sống động cho tinh thần dũng cảm và trách nhiệm của một người lính tình báo.
Đối với tướng Nguyễn Chí Vịnh, những câu chuyện bên bếp lửa tại nhà người dân ở Lạng Sơn hay những ngày rong ruổi trên đường số 4 đã trở thành những ký ức không thể phai mờ. Trong khoảnh khắc giản dị đó, ông Ba Quốc đã có dịp chia sẻ nhiều bài học từ kinh nghiệm thực chiến, từ lý tưởng sống cho người học trò.
Thông qua những câu chuyện quá khứ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được biết sâu hơn về con người ông. Đó là tình cảm sâu kín của người tình báo vĩ đại với đồng chí, đồng đội, với những người trong gia đình…
Cho đến những năm tháng cuối đời, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn ở bên người thầy của mình. Vào lúc đó, ông Ba đã tâm sự: “Tình yêu chỉ có một và lý tưởng cũng chỉ có một”. Với ông, tình yêu chỉ có một là tình yêu dành cho cái đẹp và lẽ phải. Lý tưởng của ông cũng vậy, điều cao nhất ông hướng tới là hy sinh tất cả những gì mình có để đất nước có độc lập và hòa bình, người dân được hưởng hạnh phúc.
Cuộc đời của ông Ba Quốc không chỉ là tấm gương sáng về trí tuệ và bản lĩnh mà còn là bài học nhân văn sâu sắc. Cuối cuốn sách, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết: “Một người thầy, một cuộc đời đức độ, nhân văn và rất đỗi bình dị”. Tình thầy trò giữa ông Ba và Thượng tướng Vịnh mãi mãi là biểu tượng của tình yêu, lý tưởng và sự hy sinh vì tổ quốc.
Với những giá trị to lớn, cuốn sách Người thầy đã được đề cử ở hai hạng mục là Sách được bạn đọc yêu thích và Sách Văn học – Nghệ thuật tại giải Sách Quốc gia 2024.