Tác phẩm điêu khắc Burning Man. Nguồn: The Guardian. |
Eric Berne (nhà tâm thần học đặt nền móng cho lý thuyết Phân tích tương giao) đã mô tả các trạng thái cái tôi như những phương thức suy nghĩ, cảm nhận và hành động liền mạch cùng xảy ra. Ngày nay, chúng ta cũng có thể khái niệm hóa chúng như những biểu hiện của những mạng thần kinh nhân tạo cụ thể trong trí não. Nhờ có những tiến bộ trong thần kinh học, mạng thần kinh nhân tạo đã có thể thực sự được minh họa trực quan.
Berne gọi những hệ thống hình thành từ khi còn nhỏ là trạng thái cái tôi Đứa Trẻ. Khi ta kích hoạt một trong chúng, ta sẽ hành động như khi ta còn nhỏ. Hệ thống thể hiện sự nội hiện hóa về những người đã nuôi dạy chúng ta theo cách chúng ta đã trải qua, được Berne gọi là Cha Mẹ.
Nội hiện hóa (Internalization) là một trong những cơ chế tự vệ trong tâm lý học về cái Tôi, theo đó cá nhân tiếp nhận những cá tính của người khác để được có cảm giác an toàn. Ví dụ một đứa trẻ sợ hãi ông bố nóng nảy, dữ tợn hay đánh đập có thể cũng trở nên nóng nảy để giống bố và được có cảm giác gần gũi, an toàn bên cạnh bố. Nội hiện hóa cũng có nghĩa cá nhân có khả năng mang hình ảnh của người thương yêu chăm sóc và có cảm giác gần gũi mặc dù người đó không ở bên cạnh.
Khi ở trong trạng thái Cha Mẹ, chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, hành động giống như các bậc phụ huynh hoặc ai đó ở vị trí cha mẹ chúng ta. Các trạng thái cái tôi xử lý sự việc đang diễn ra theo một cách không bị chi phối bởi cảm xúc được gọi là trạng thái Trưởng Thành. Khi ở trong trạng thái này, chúng ta nhìn nhận thực tế một cách khách quan và ra những quyết định dựa trên thực tế, khi đảm bảo rằng cảm xúc của Đứa Trẻ hay Cha Mẹ không làm ảnh hưởng đến quá trình quyết định đó.
Các tình trạng cái tôi là thật và có thể quan sát được, không phải là một giả thuyết như bản ngã, bản năng và siêu ngã trong phân tâm học. Tất cả chúng ta đều có 3 trạng thái cái tôi và chúng ta tiếp sức cho từng trạng thái dựa vào những gì phù hợp với thời gian và tình huống. Người Trưởng Thành là một hoặc một nhóm trạng thái cái tôi, không phải là một người trưởng thành bằng xương bằng thịt.
Việc khái niệm hóa này để mô tả mối tương giao giữa các trạng thái cái tôi trong một con người hoặc những người khác. Mô tả và phân tích các mối tương giao cho phép chúng ta nhìn vào những cuộc đối thoại thành công và những cuộc đối thoại không thành công, để kiểm tra thật chi tiết cách con người có được sự công nhận của người khác cho mình.
You must be logged in to post a comment Login