Connect with us

Sách hay

Tranh Hà Nội vẽ trên những tờ vé số

Được phát hành

,

Sách “Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love” là bộ tiểu họa 140 bức tranh về Hà Nội được họa sĩ Ngọc Linh trực họa vào năm 1991, vẽ trên bề mặt bé xíu của những tờ vé số.

Họa sĩ Ngọc Linh (tên thật Vi Văn Bích) là một trong những họa sĩ khóa mỹ thuật đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam sau cách mạng và là người học trò đặc biệt của họa sĩ Bùi Trang Chước.

Ha Noi toi yeu anh 1

Có một “Hà Nội thu nhỏ bỏ túi”

Cuốn sách tranh Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love của ông giới thiệu tới công chúng bộ tiểu họa 140 bức về phong cảnh, phố xá Hà Nội vẽ vào năm 1991 (năm họa sĩ 60 tuổi, còn rất sung mãn trong sự nghiệp hội họa).

Những bức này được học sĩ Ngọc Linh trực họa bằng sơn dầu, vẽ trên bề mặt bé xíu của những tờ xổ số tiết kiệm kích thước 7 x 10 cm và 10 x 14 cm, mang tới cho độc giả yêu nghệ thuật, yêu thành phố thủ đô một “Hà Nội thu nhỏ bỏ túi”.

Ha Noi toi yeu anh 2

Họa sĩ Ngọc Linh và cuốn sách tranh Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love. Ảnh: FBNV.

Loạt tranh này cũng là nguồn hứng khởi sâu đậm và tư liệu độc đáo để ông sáng tác hơn 160 bức tranh phái sinh với nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau cho cuộc triển lãm Hà Nội tôi yêu được công chúng và giới phê bình tưởng thưởng nhiệt liệt hồi năm 1995.

Advertisement

Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love được gia đình họa sĩ Ngọc Linh gọi là bộ sách ông – cháu. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi cháu ngoại của họa sĩ đã xin những tấm vé số cuối ngày về cho ông đóng thành quyển ký họa nhỏ hơn lòng bàn tay.

Nhà văn Mai Thục trong một lần trò chuyện đã ghi lại lời của họa sĩ Ngọc Linh giải thích tại sao có bộ tiểu họa này: “Hồi ấy cháu ngoại Nguyễn Hồng Anh 7 tuổi của Linh học trường Quang Trung, quen mẹ bạn bán xổ số tiết kiệm in trên giấy lụa, một mặt in hình các thiếu nữ đẹp của Hà Nội. Cháu mang về mấy cái vé hỏi mình: “Ông ơi! Ông có thích cái này không?.

Họa sĩ nhìn thấy giấy lụa thì quá thích. Mình bảo “Xin cho ông một trăm tờ”. Mình đóng những tấm vé số ấy thành quyển vẽ, đạp xe quanh phố, thấy chỗ yêu mến thì vẽ. Vẽ sơn dầu. Vẽ chơi. Nhưng càng vẽ càng thấy mê, vẽ luôn cả hai mặt xổ số, vẽ chồng lên cả hình thiếu nữ”, họa sĩ Ngọc Linh kể.

Ha Noi toi yeu anh 3

Những bức tiểu họa về Hà Nội in trong sách (kích thước bằng với những tờ vé số). Ảnh: FBNV.

Hà Nội giờ lại có “Phố Linh”

Cũng theo nhà văn Mai Thục, trong một lần đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ trên tầng hai một cửa hàng bán váy cưới ở 96A Bà Triệu, bà bị hút vào 140 bức sơn dầu “Hà Nội tôi yêu”.

Nữ nhà văn cho biết vẽ tranh sơn dầu khổ bé là rất khó. Tuy nhiên, bà phải thán phục, say mê trước những nét vẽ điêu luyện, nét vẽ rất nhỏ nhưng sắc sảo, nét nào ra nét đấy, khỏe khoắn, chân thực, có thần, tả thực cảnh phố phường, tỏa muôn sắc màu của Hà Nội, gợi cảm xúc sâu lắng u hoài, nhớ thương thời gian đã mất, không gian đã thay màu.

Advertisement

Nữ nhà văn cũng cho rằng 140 bức Hà Nội tôi yêu của họa sĩ Ngọc Linh đã tạo nên 4 mặt không gian mà du khách bốn phương đến Hà Nội đều muốn đi tìm về là một Hà Nội linh thiêng, một Hà Nội phố cổ, một Hà Nội phố Pháp và một Hà Nội làng ven đô.

Hà Nội linh thiêng trong tranh Ngọc Linh là cây lộc vừng chín gốc ngả mình soi nước biếc Hồ Gươm; là hồ Gươm thay màu đổi sắc sớm, trưa, chiều, tối; là hàng cây xà cừ hàng trăm tuổi; là cảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, cổng vào chùa phảng phất nắng hồng; là sóng biếc hồ Gươm quyện màu xanh của hàng sấu già; là tháp bút – đài nghiên in bóng Hồ Gươm.

Ha Noi toi yeu anh 4

Bộ tiểu họa gốc Hà Nội tôi yêu. Ảnh: FBNV.

Hà Nội linh thiêng còn là những ngôi chùa u tịch pha ánh vàng cà sa, xanh lặng màu thiền. Chùa Quang Hoa hồ Thiền Quang, chùa Trấn Quốc, chùa Láng, chùa Quán Sứ… đều được vẽ trực tiếp tại chỗ, không thiếu một chi tiết, tả thực từ màu sắc đến chữ Hán. Hay là 5 bức tranh vẽ Văn Miếu sáng ánh hồng chiều thu, tràn ngập cảm xúc thiêng liêng…

Hà Nội phố cổ của Ngọc Linh là Ô Quan Chưởng xiêu nghiêng hồn thu thảo; là những phố nhỏ quanh co như ô bàn cờ ở băm sáu phố phường; là Hàng Mắm, Chả Cá, Hàng Thùng, Hàng Buồm, Hàng Giấy… lô xô màu hồng trong chiều thu…

Hà Nội phố Pháp của Ngọc Linh là những bức họa về các công trình kiến trúc Pháp chính hiệu do người Pháp xây cách đây hàng trăm năm. Những bức họa này của ông gợi về một thành phố châu Âu văn minh, một Paris huyền ảo như thần thoại trong mơ…

Advertisement

Hà Nội làng ven đô của Ngọc Linh là những bức họa về cổng làng Thụy Khuê nhẹ nhàng, cổ xưa như ca dao; là cây bàng trên đường Thụy Khuê được đặc tả hai nhánh gốc to, lồi lõm như năm tháng, bám chặt vào đất mà tồn tại; là chợ Bưởi mái nghiêng che vừa chạm mái đầu…

Là một trong những người biết Hà Nội tôi yêu của họa sĩ Ngọc Linh từ thai nghén đến ngày chính thức ra đời, thi sĩ Ngô Linh Ngọc cho biết qua từng trang ký họa, từng buổi lên màu, ông thực sự được ngụp mình trong mình trong nguồn suối thơ, nguồn suối nhạc của ngọn bút Ngọc Linh tươi sáng, trẻ trung, hồn hậu.

Còn họa sĩ Trịnh Lữ có những nhận xét rất tinh tế về Hà Nội tôi yêu. Trong lời giới thiệu cho bộ tiểu họa đặc biệt này, ông rằng bộ tranh là tiêu biểu nhất cho bản chất mà ông gọi là “dân gian đương đại” của Ngọc Linh. Trịnh Lữ viết: “Hà Nội đã có ‘Phố Phái’ – liêu xiêu như những vần thơ u ẩn. Hà Nội giờ lại có ‘Phố Linh’ – tung tăng như những khúc hát đồng dao”.

Có thể nói, Hà Nội Tôi Yêu – Hanoi My Love là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của họa sĩ Ngọc Linh. Thông qua bộ tranh đặc biệt này, ông muốn lan toả tình yêu Hà Nội, tình yêu với hội họa của mình tới tất cả bạn bè xa gần yêu quý. Và như tinh thần “một Hà Nội bỏ túi” mà ông muốn gửi gắm, bộ sách tranh nhỏ nhắn này sẽ theo bạn đọc đi muôn nơi cùng với một tình yêu thiết tha mà người họa sĩ dành cho Hà Nội.

Họa sĩ Ngọc Linh sinh ngày 30/10/1930. Sau khi học xong khóa Họa sĩ kháng chiến (1950-1953), ông được phân công về ngành điện ảnh, từng công tác ở khu Đồi cọ và sau trở thành họa sĩ thiết kế mỹ thuật của Xưởng phim truyện Việt Nam, từ năm 1954. Ông là tác giả chính và tham gia thiết kế mỹ thuật của 25 bộ phim truyện Điện ảnh cách mạng Việt Nam như Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Sao tháng Tám, Thời xa vắng, Người đàn bà bị săn đuổi… Năm 1977, ông được nhận giải Họa sĩ thiết kế xuất sắc, LHP Việt Nam lần thứ tư, cho thiết kế trong phim Sao tháng Tám…

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/tranh-ha-noi-ve-tren-nhung-to-ve-so-post1500614.html

Tiếp tục đọc
Quảng cáo
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Con đường đến Harvard của cô gái Trương An Kỳ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách Kì tích giáo dục gia đình – Con đường đến Harvard của cô gái Trương An Kỳ (Tân Việt Books phát hành) ghi chép chân thực về quá trình dạy dỗ con gái của tác giả Vương Phi.

Với mục tiêu giúp con trở thành con người hoàn thiện ngay từ nhỏ, Vương Phi đề ra những “đích đến nhỏ”, muốn con gái có cơ thể khỏe mạnh, nhân cách tốt, tâm hồn vui vẻ, hiểu biết, suy nghĩ độc lập, khát vọng vươn cao, ý chí kiên cường và có hoài bão…

Duong den Harvard anh 1

Cuốn sách Kì tích giáo dục gia đình. Ảnh: Tân Việt Books

Bà Vương Phi mong con gái Trương An Kỳ vừa có đủ kiến thức khoa học tự nhiên, vừa có tính nhân văn của sinh viên khoa học xã hội để trở thành người toàn diện. Bà chú trọng “giáo dục gốc rễ”, thúc đẩy phát triển chức năng bộ não của trẻ từ 0-6 tuổi.

Phương pháp giáo dục của bà là cung cấp nhiều thông tin thú vị về cuộc sống, các mối quan hệ gia đình tốt đẹp và bài tập rèn luyện phù hợp, từ đó hình thành thói quen và tính cách tốt. Bà dạy con từ những bài học trong cuộc sống và trò chơi để nuôi dưỡng “bộ rễ” cho trẻ trưởng thành.

Advertisement

Ngoài ra, Vương Phi tôn sùng giáo dục hạnh phúc, tin rằng “cuộc sống là bài học” có thể học khắp nơi. Phương pháp của bà có tính chủ định nhưng cũng linh hoạt, thay đổi tùy tình huống theo nguyên tắc Gặp chuyện thì dạy, chọn thời cơ mà dạy.

Với phương pháp giáo dục ấy, Vương Phi đã tạo ra cô gái Trương An Kỳ tự tin, hạnh phúc và thành công khi vào Harvard.

Trương An Kỳ sinh ra ở vùng nông thôn, lớn lên trong thị trấn nhỏ, con của hai giáo viên trung học. Cô từng thi trượt và thất bại nhiều lần nhưng luôn vươn lên mạnh mẽ. Nhờ phương pháp giáo dục gia đình, cô đã “ghi tên” mình tại ngôi trường đại học danh giá và nằm trong danh sách những người có IQ cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, điều An Kỳ tự hào nhất không phải là IQ hay thành tích học tập mà là nỗ lực và kiên trì với ước mơ nghiên cứu khoa học. Cô nhận ra cuộc sống luôn đầy thách thức, với những điều mới cần học tập và khám phá.

Khi vào Harvard, cô xem đó chỉ là một trạm dừng trong hành trình cuộc đời, nhấn mạnh rằng cuộc sống cần luôn vươn lên phía trước để đạt đích đến xa hơn.

Advertisement

Cuốn sách ghi lại những trải nghiệm của hai mẹ con về phương pháp giáo dục gia đình và quá trình trưởng thành lẫn nhau, gợi mở cho người đọc tầm quan trọng của giáo dục gia đình, đặc biệt là giáo dục sớm.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/con-duong-den-harvard-cua-co-gai-truong-an-ky-post1498882.html

Advertisement

Tiếp tục đọc

Sách hay

Mật vụ Mỹ phản ứng thông tin ông Obama gặp sự cố

Được phát hành

,

Bởi

Cơ quan Mật vụ Mỹ nói với Newsweek rằng các báo cáo về “sai sót trong an ninh” khi bảo vệ cựu Tổng thống Barack Obama hôm 21/9 (giờ địa phương) là “không chính xác”.

“Cơ quan Mật vụ không thể cung cấp thông tin chính xác về cách thức bảo vệ của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có thể xác nhận rằng không có yếu nhân nào ở một mình khi có đối tượng khả nghi xung quanh”, phát ngôn viên Sở Mật vụ nói hôm 25/9 (giờ Mỹ). “Những tin đồn về sự vụ này là không chính xác”.

Trước đó, cũng trong ngày 25/9, tổ chức truyền thông TMZ nói rằng phóng viên của họ đã trò chuyện với một nhân viên bảo vệ giấu tên làm việc tại một nhà hàng tổ chức sự kiện nơi ông Barack Obama đã tham dự tối 21/9 (giờ Mỹ) tại Los Angeles.

Nhân viên bảo vệ này nói rằng ông đã tiếp cận chiếc xe SUV chở ông Obama mà không bị các mật vụ chặn lại.

Advertisement

Ông này nói thêm rằng đã nhìn thấy hai nhân viên Cơ quan Mật vụ đứng cách xa chiếc xe trong một con hẻm khi ông tiếp cận chiếc xe chở cựu tổng thống.

Nhân viên bảo vệ giấu tên nói rằng đã thấy ông Obama ngồi sử dụng laptop ở băng sau của chiếc SUV. Vì bản thân thời điểm đó có mang vũ khí nên ông này đã rút lui nhanh chóng khi nhìn thấy cựu tổng thống.

cuu Tong thong Barack Obama anh 1

Với tư cách cựu tổng thống, ông Barack Obama và người nhà nằm trong danh sách yếu nhân được bảo vệ bởi Sở Mật vụ Mỹ. Ảnh: New York Times.

Người đàn ông này nói với TMZ rằng sự vụ dường như là một “lỗ hổng an ninh” của Cơ quan Mật vụ vì “không ai đứng đằng sau chiếc SUV cả”. Người bảo vệ cũng chia sẻ một bức ảnh với TMZ mà anh ta tuyên bố đã được chụp khi lần đầu tiên đến gần chiếc xe.

Người phát ngôn Sở Mật vụ bác bỏ tính chứng thực của bức ảnh nói trên. Trong email phản hồi Newsweek, phía Cơ quan Mật vụ cho biết “bức ảnh được chụp khi chiếc SUV khởi hành chứ không phải như tin đồn”.

Nhân viên bảo vệ đã nói chuyện với TMZ nói rằng khoảng 30 phút sau khi bản thân nhìn thấy ông Obama, các đặc vụ đã yêu cầu được xem thông tin và giấy phép mang theo vũ khí của ông này.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/mat-vu-my-phan-ung-thong-tin-ong-obama-gap-su-co-post1500286.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Chuyến tàu 16 giờ 50 từ Paddington

Được phát hành

,

Bởi

Tiểu thuyết kể câu chuyện trên chuyến tàu 16 giờ 50 khởi hành từ Paddington, phu nhân McGillicuddy kinh hoàng chứng kiến án mạng trong toa tàu chạy song song. Ngay lúc đó, chuyến tàu kia tăng tốc, đem theo toàn bộ manh mối của vụ án mạng biến mất trên đường ray.

Trong lúc phu nhân McGillicuddy nhìn như bị thôi miên, vở kịch đi đến hồi kết; cơ thể kia mềm rũ ra và đổ sụp xuống trong tay gã.

Gã phu khuân vác lại nhấc cái va li lên và bước đến toa hành khách kế đó, nơi phu nhân McGillicuddy ngồi độc một mình giữa không gian xa hoa. Tàu 16 giờ 50 không được chuộng lắm, những hành khách hạng nhất thích chuyến cao tốc buổi sáng, hoặc chuyến 18 giờ 40 có toa ăn hơn.

Phu nhân McGillicuddy đưa tiền boa cho tay khuân vác, gã thất vọng nhận lấy, rõ ràng nghĩ nó xứng với hành khách khoang hạng ba hơn là hạng nhất. Phu nhân McGillicuddy, mặc dù sẵn sàng chi tiền cho một chuyến đi tiện nghi sau hành trình xuyên đêm từ phía Bắc và một ngày mua sắm như điên, lại chưa khi nào là người hào phóng với tiền boa.

Advertisement
An mang anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pngtree.

Bà ngả lưng lên những chiếc gối bằng vải nhung lông, thở hắt một cái rồi mở tờ tạp chí ra. Năm phút sau, còi hụ và đoàn tàu lăn bánh. Tờ tạp chí tuột khỏi tay phu nhân McGillicuddy, đầu bà ngoẹo sang một bên, ba phút sau đã say sưa. Bà ngủ suốt ba mươi lăm phút và lúc dậy thấy rất tỉnh táo.

Chỉnh lại cái mũ bị lệch, bà ngồi thẳng dậy và đưa mắt nhìn khung cảnh vùng quê vùn vụt trôi qua ngoài cửa sổ. Trời đã khá tối, một ngày mù sương ảm đạm tháng Mười Hai – chỉ còn năm ngày nữa là đến Giáng sinh. London đã rất tối tăm và buồn thảm; vùng quê cũng chẳng kém, dù thi thoảng cũng tươi vui được một chút với những cụm đèn lập lòe không ngớt khi con tàu lao vụt qua những thị trấn và nhà ga.

“Phục vụ trà lần cuối đây,” một tiếp viên cất tiếng, mở toang khung cửa hành lang như một vị thần. Phu nhân McGillicuddy vốn đã uống trà ở một cửa tiệm lớn, nên ngay lúc này bà đang tạm no bụng. Người tiếp viên xuôi theo hành lang, vừa đi vừa cất tiếng rao đều đều.

Phu nhân McGillicuddy ngước nhìn cái kệ đặt vô số những gói hàng của mình với vẻ hài lòng. Những chiếc khăn mặt bông mềm mua được giá siêu hời đúng là thứ Margaret muốn, súng không gian cho Robby, thỏ bông vô cùng hợp ý Jean, và cái áo đuôi ngắn bận buổi tối đúng là thứ bà cần, ấm áp, sang trọng. Cả áo len cho Hector nữa… tâm trí bà say sưa tán tụng sự hoàn hảo của những món hàng vừa mua được.

Ánh nhìn thỏa mãn của bà quay lại cửa sổ, một chuyến tàu ngược hướng rin rít lao qua, khiến cửa nẻo rung lên bần bật, làm bà giật cả mình. Đoàn tàu kêu loảng xoảng khi lăn trên những ghi tàu và băng qua một nhà ga.

Advertisement

Rồi nó bất thần giảm tốc, đoán chừng tuân theo một hiệu lệnh. Chạy như rùa bò đâu chừng vài phút rồi dừng hẳn, ngay sau đó lại bắt đầu tiến tới. Một đoàn tàu hướng thủ đô nữa chạy qua, ít ồn ào hơn chuyến trước. Con tàu lần nữa tăng tốc. Ngay lúc đó, một chuyến khác, cũng xuôi về phía Nam, đột ngột rẽ ngoặt vào, hướng về phía họ trong tích tắc khiến ai nấy hết hồn.

Ngay lúc này hai con tàu chạy song song với nhau, khi thì chiếc này nhanh hơn một chút, lúc thì là chiếc kia. Từ khoang mình ngồi, phu nhân McGillicuddy có thể nhìn xuyên qua cửa sổ đến những ô cửa sổ của toa tàu song song ấy. Hầu hết mành cửa đều đóng, nhưng thảng hoặc vẫn thấy được những hành khách bên trong. Chuyến kia không đầy lắm, tàu có vẻ thưa khách.

Lúc này đây, khi hai con tàu chạy đều nhau đến nỗi tưởng như đang đứng yên, bức mành thình lình kéo giật lên. Phu nhân McGillicuddy nhìn vào toa tàu hạng nhất sáng đèn cách bà chỉ vài mét.

Rồi bà há hốc miệng mồm, kinh hoàng chồm dậy.

Một người đàn ông đang đứng quay lưng lại cửa sổ và bà. Hai bàn tay hắn vòng quanh cổ họng người phụ nữ trước mặt, chậm rãi xiết cổ cô ấy không chút xót thương. Mắt cô ấy những muốn lồi ra, mặt tím tái và sưng vù. Trong lúc phu nhân McGillicuddy nhìn như bị thôi miên, vở kịch đi đến hồi kết; cơ thể kia mềm rũ ra và đổ sụp xuống trong tay gã.

Advertisement

Chính lúc đó, con tàu của phu nhân McGillicuddy lại giảm tốc và con tàu kia bắt đầu nhanh hơn. Nó vượt lên và một, hai giây sau đã khuất khỏi tầm mắt.

Tay phu nhân McGillicuddy gần như tự động đưa lên dây liên lạc, nhưng rồi dừng lại, phân vân. Sau rốt thì giật dây của con tàu đang đi thì có ích chi? Chuyện kinh hoàng mới vừa chứng kiến ở cự ly gần như thế, và tình huống bất thường đó khiến bà tê liệt. Cần phải có hành động cấp thiết gì đó – nhưng là gì?

Nguồn: https://znews.vn/vu-an-mang-bat-ngo-tren-toa-tau-post1500194.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng