Connect with us

Sách hay

Tinh thần nhân ái và yêu quý môi trường từ Chiếc dép thất lạc

Được phát hành

,

Quyển sách tranh song ngữ Việt – Anh ‘Chiếc dép thất lạc – The lost sandal’ hướng cái nhìn vào những đồ vật xung quanh và gợi lên cảm xúc yêu quý trân trọng những thứ trong tầm tay để góp phần làm sạch đẹp môi trường sống…

Tinh thần nhân ái và yêu quý môi trường từ Chiếc dép thất lạc - Ảnh 1.

Chiếc dép thất lạc – The lost sandal vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam nhân dịp hè này – Ảnh: G.N.

Đây là tác phẩm của hai tác giả nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam Geralda De Vos (Bỉ) và họa sĩ Sofia Holt (Thụy Điển), với ý tưởng viết một cuốn truyện về trẻ em Việt Nam cho chính trẻ em Việt Nam đọc.

Chiếc dép thất lạc – The lost sandal kể về cô bé Việt Nam tên Linh, như bao trường hợp quen thuộc, Linh ngủ quên trong khi ngồi sau xe trên đường về nhà nên vô tình đánh rơi một chiếc dép.

Đó là chiếc dép nhựa màu hồng có hình chú lợn ủn ỉn Linh rất ưa thích. Cô bé quyết định sẽ tìm lại chiếc dép của mình mặc dù bố mẹ sẵn lòng mua cho em đôi dép mới.

Hành trình tìm dép thú vị bắt đầu. Linh vẽ tấm áp phích dán ở cửa hàng tạp hóa, viết từng bức thư gửi đến mọi người trong khu vực chiếc dép bị đánh rơi… Kết quả Linh nhận lại từ mọi người rất nhiều sự quan tâm: người cho dép, người cho tiền, người cho lời chúc…

Và rồi “Cô Tiên Dép Rớt” xuất hiện. Cô tiên này khác hẳn cô tiên trong các câu chuyện cổ tích, cô không bay trên chiếc chổi thần kỳ, mà đi trên một chiếc xe đạp cũ. “Cô Tiên Dép Rớt” không có quyền năng phép thuật nào, nhưng cô ấy vẫn là một cô tiên tuyệt vời của Linh…

Câu chuyện Chiếc dép thất lạc – The lost sandal bắt nguồn từ ấn tượng của cô Geralda khi đến Việt Nam hồi năm 2017. Cô tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội đặc biệt là bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải nhựa, tái chế đồ vật, khuyến khích lối sống tử tế thông qua việc nhặt và trả đồ thất lạc cho mọi người.

Một trong những công việc thường xuyên của Geralda là nhặt những đôi dép thất lạc trên đường phố. Với cô, những chiếc dép nhựa bị đánh rơi có lẽ là hình ảnh được nhìn thấy nhiều trên các đường quốc lộ, đường liên tỉnh, trên các con phố, ngõ hẻm… ở Việt Nam.

Chiếc dép hồng có nơ của bé gái, dép xanh siêu nhân của bé trai, cái bên trái, cái bên phải, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy và rồi dễ dàng bỏ qua. Nhưng với Geralda De Vos một chiếc dép rơi và cách chúng ta ứng xử nói lên thật nhiều điều.

Tinh thần nhân ái và yêu quý môi trường từ Chiếc dép thất lạc - Ảnh 2.

Một trang sách song ngữ Chiếc dép thất lạc – The lost sandal – Ảnh: G. N.

Từ công việc của mình, cô bắt đầu hình dung ra một người chuyên nhặt nhạnh dép. Và ý tưởng về nhân vật cô bé Linh, “Cô Tiên Dép Rớt” và cuốn sách Chiếc dép thất lạc – The lost sandal đã ra đời như thế.

Geralda đã xây dựng một câu chuyện đẹp về sự tử tế giữa những con người và tử tế với môi trường sống, ngôn ngữ giản dị không lên gân nhưng vô cùng thông minh và hài hước.

Cùng với lời kể của Geralda De Vos, phần tranh minh họa của họa sĩ Sofia Holt cũng mang lại nét tươi trẻ, nhịp điệu rộn ràng, tinh thần nhân ái cho Chiếc dép thất lạc – The lost sandal.

Thật đáng quý khi đó là cái nhìn của những người dấn thân sống thực sự trên mảnh đất này, nhìn cuộc sống xung quanh bằng cái nhìn trìu mến chan hòa chứ không tìm sự dị biệt của những nền văn hóa khác, đất nước khác.

Chiếc dép thất lạc – The lost sandal ngoài chuyển tải thông đệp hãy yêu quý, trân trọng đồ vật của bạn, còn kêu gọi tinh thần hãy biết chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ mọi người xung quanh.

Đằng sau câu chuyện là lời nhắn nhủ ý nhị của tác giả với bạn đọc nhỏ tuổi rằng chỉ một hành động nhỏ như nhặt và trả lại chiếc dép, bạn sẽ đem lại niềm vui hạnh phúc cho người mất, đồng thời bớt một món chất thải nhựa ra môi trường sống.

Nguồn: https://tuoitre.vn/tinh-than-nhan-ai-va-yeu-quy-moi-truong-tu-chiec-dep-that-lac-20210525112243184.htm

Sách hay

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

Được phát hành

,

Bởi

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512187.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm sao để có được năng lực làm Dân

Được phát hành

,

Bởi

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm sao để có được năng lực làm Dân

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512185.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Kinh tế học tốt và kinh tế học tồi trong một thế giới bất ổn

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.

Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.

Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.

Sach kinh te anh 1
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.

Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai

Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…

Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.

Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.

Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.

Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.

Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn

Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.

Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.

Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.

Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.

Sach kinh te anh 2
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.

Những nhà kinh tế vì người nghèo

Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2

Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.

Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.

Nguồn: https://znews.vn/kinh-te-hoc-tot-va-kinh-te-hoc-toi-trong-mot-the-gioi-bat-on-post1509322.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng