Connect with us

Sách hay

Thành Gia Định được xây kiểu châu Âu như thế nào?

Được phát hành

,

Sau khi chiếm lại thành Gia Định, năm 1790, chúa Nguyễn Ánh đã yêu cầu đại tá Oliver vẽ bản đồ quy hoạch và thiết kế tòa thành theo kiểu châu Âu.

Trong cuốn Đế quốc An Nam và người dân An Nam (L’Empire d’Annam et le peuple annamite, xuất bản lần đầu năm 1889) của nhiều tác giả khuyết danh và được Giáo sư Jules Silvestre cập nhật và chú thích (NXB Đà Nẵng vừa cho ra mắt tháng 7/2020, Phan Tín Dụng dịch), bên cạnh những thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán ở nước ta hồi thế kỷ 19, nhiều thông tin quan trọng về sông Mê Kông, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, đã được ghi chép chi tiết.

Qua chương IV của cuốn sách, chúng ta có thể nắm được những thông tin cụ thể về quá trình xây dựng thành Gia Định dưới thời chúa Nguyễn Ánh. Đây là ngôi thành đầu tiên ở nước ta được xây dựng theo kiến trúc phương Tây, và sau này đã bị phá đi dưới thời vua Minh Mạng sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi.

Cuốn sách cho biết ngày 8/8/1789, chúa Nguyễn Ánh lại trở thành chủ nhân của Sài Gòn, và lập trú sở tại thành Bình Dương, thường gọi là Thị Nghè, rìa một nhánh sông Sài Gòn. Năm đó, Đức cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) và Đông cung Cảnh cũng trở về nước.

Jules Sivestre,  De quoc An Nam,  thanh Gia Dinh anh 1

Bản đồ thành Gia Định với tòa thành nằm giữa rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé.

Chúa Nguyễn Ánh đã yêu cầu ông Victor d’Oliver de Puimanel (hay còn gọi là Đại tá Oliver) vẽ một đô thị quy củ và xây dựng một tòa thành công sự kiên cố kiểu châu Âu, phù hợp với yêu cầu của nghệ thuật An Nam và tính chất của vật liệu.

Thiết kế đô thị Sài Gòn được vẽ năm 1790 và được dựng năm 1795, bởi ông Brun, kỹ sư tùy viên của chúa.

Các tác giả miêu tả: Đô thị trải ra như ngày nay, trên bờ phải của sông, nằm giữa rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé hay rạch Chanh. Bố trí cân đối, có hơn bốn mươi đường phố, rộng mười ba đến hai mươi mét và thường song song hoặc vuông góc với bờ kè. Hai kênh đào đi vào giữa lòng đô thị và dùng cho việc rút nước từ các vùng đầm lầy. Ngày nay đầm đã bị lấp toàn bộ hoặc một phần, và chúng nằm giữa con đường Chợ Lớn cũ và rạch Bến Nghé, hoặc trên đại lộ Canton (tức đường Hàm Nghi ngày nay).

“Ở trung tâm đô thị là tòa thành, chu vi khoảng hai nghìn năm trăm mét, một pháo đài vuông vức khổng lồ có vọng lâu, với hai hình bán nguyệt trên mặt tây nam, tây bắc và đông bắc. Trục của thành nằm trong phần kéo dài của tuyến đường hiện tại của cây cầu số ba qua rạch Thị Nghè, nghĩa là tòa thành cũng sẽ bị chia đôi bởi đường Nationale (đường Hai Bà Trưng ngày nay) chạy vuông góc với các mặt tây bắc – đông nam”.

Qua ghi chép trong sách, chúng ta cũng mới có thể hình dung về thành Sài Gòn khi còn là thủ phủ của chính quyền chúa Nguyễn Ánh, trước khi ông chiếm được Phú Xuân rồi lên ngôi sau đó:

Trung tâm thành là cung vua, trước mặt chính đông nam của cung này là quảng trường duyệt binh, dãy súng thần công và một kỳ đài. Ở bên trái cung điện hoàng gia là nơi ở của hoàng tử kế vị, và phía sau cung điện là nơi ở của hoàng hậu. Ở bên phải của cung điện là xưởng vũ khí và lò đúc, xưởng đóng xe, v.v…, bao gồm mười tòa nhà được bố trí đều đặn.

Trong bán nguyệt ở trung tâm phía đông nam còn lại dành cho kỳ đài. Giữa nhà ở của hoàng hậu và kho thuốc đạn ở phía tây bắc, là bệnh viện. Ở bên trái cung điện và phía sau nơi ở của hoàng tử là các kho quân dụng, bao gồm chín tòa nhà.

Jules Sivestre,  De quoc An Nam,  thanh Gia Dinh anh 2

Ngôi chợ ở Sài Gòn. Tranh minh họa trên tờ Le Monde Illustré năm 1864, được đăng trong sách.

Tác giả cũng cho biết tòa thành có diện tích khoảng sáu mươi lăm héc ta. Ở giữa mặt đông bắc của tòa thành và rạch Thị Nghè, cách bờ dốc hai trăm mét, là ngôi nhà của Giám mục Adran ở trung tâm xưa kia là xóm đạo Thị Nghè và đến sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi và cuộc tái chiếm Sài Gòn, dưới thời vua Minh Mạng, người ta đã xây dựng lại tòa thành và chuyển xóm đạo sang bên kia sông. Nhà của giám mục ở trong khu vực có kho quân lương chung, phía trên vườn bách thảo và là nơi quàn thi hài Giám mục Pigneau de Béhaine khi ông qua đời, năm 1799.

Những chỉ dẫn tiếp theo cho biết, tại vị trí của Khám Lớn sau này, trước kia là Kho bạc, và cạnh nơi sau này là khu chợ có mái che (chợ Da Còm), cùng xưởng gạch của nhà vua.

Tác phẩm Aperçu sur la géographie, les productions, l’industrie, les moeurs et les coutumes de l’Annam (tổng quan về địa lý, sản vật, kỹ nghệ, phong tục và tập quán An Nam) được đăng lần đầu trên tờ Courrier de Saigon năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa.

Năm 1889, Chánh tham biện Pháp ở Nam kỳ, Giáo sư Học viện Khoa học Chính trị Jules Sivestre mới tiến hành định bản ấn phẩm này từ bản in trên báo và xuất bản thành sách. Tuy nghiên cứu này không ghi tên tác giả, nhưng vẫn là một tác phẩm chứa đựng những thông tin thú vị và tin cậy, tóm tắt những quan sát chính xác của người Pháp về nước ta dưới thế kỷ 19.

Nguồn: https://zingnews.vn/thanh-gia-dinh-duoc-xay-kieu-chau-au-nhu-the-nao-post1112702.html

Sách hay

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

Được phát hành

,

Bởi

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Đạo sống và đạo nghề phải hòa quyện với nhau

Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Nếu “đạo sống” và “đạo nghề” của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512187.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm sao để có được năng lực làm Dân

Được phát hành

,

Bởi

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm sao để có được năng lực làm Dân

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512185.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Kinh tế học tốt và kinh tế học tồi trong một thế giới bất ổn

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách “Kinh tế học thời khó nhọc” của hai nhà kinh tế từng đoạt Nobel đưa ra các ý tưởng và giải pháp để xây dựng một xã hội nhân văn hơn.

Sau Hiểu nghèo thoát nghèo, bộ đôi nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng chiến thắng Nobel năm 2019 tiếp tục cho ra mắt một cuốn sách bàn về kinh tế cho những người làm chính sách cũng như người bình thường mơ về một thế giới tốt đẹp và lành mạnh.

Cuốn sách Kinh tế học thời khó nhọc đưa ra giải pháp thuyết phục dựa trên chủ nghĩa can thiệp thông minh và một xã hội lấy lòng trắc ẩn và tôn trọng lẫn nhau làm cốt lõi khi thế giới đang được vận hành trên sự bất ổn.

Sach kinh te anh 1
Cuốn sách Kinh tế học thời khóc nhọc. Ảnh: NXB Trẻ.

Kinh tế học tồi bóp méo tranh luận công khai

Kinh tế học thời khó nhọc gồm 9 chương chính, đưa ra cách nền kinh tế đang vận hành như thế nào trước những vấn đề chung của nhân loại như tình trạng nhập cư và nạn phân biệt đối xử, quá trình toàn cầu hóa và sự sụp đổ của công nghệ, tốc độ tăng trưởng chậm và biến đổi thời tiết…

Một trong những tranh luận nổi bật nhất của nước Mỹ nói riêng cũng như các nước phát triển nói chung là vấn đề dòng người nhập cư. Phần lớn mọi người cho rằng dòng người nhập cư ồ ạt đổ vào đất nước của họ sẽ làm ảnh hưởng đến cư dân địa phương.

Cuốn sách đưa ra dẫn chứng về các cuộc di cư trong lịch sử chứng minh rằng dòng người đó không hề cướp mất việc làm của người bản xứ, thay vào đó giúp vạch trần những lỗ hổng trong dịch vụ công và nhà ở xã hội mà chính sách của quốc gia đó đang thực thi.

Qua đó, mọi người có thể thấy được việc nhập cư có vẻ có lợi cả với dân nhập cư lẫn dân địa phương. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất dị biệt của thị trường lao động và gần như không ăn khớp với câu chuyện cung cầu phổ thông.

Kinh tế học tồi tạo ra cơ sở cho việc tặng người giàu những món quà hào nhoáng, siết chặt các chương trình phúc lợi, đồng thời rao giảng ý tưởng nhà nước bất lực và tham nhũng, trong khi người nghèo thì lười biếng. Từ đó mở đường cho tình trạng bất bình đẳng và sự giận dữ khôn nguôi từ phần đông bộ phận người lao động nghèo.

Kinh tế học tốt trong thế giới bất ổn

Nhiệm vụ hàng đầu của Kinh tế học thời khó nhọc là làm thế nào để những hiểu biết sâu sắc này của hai nhà kinh tế học mang lại một thế giới nhân đạo hơn.

Một cuốn sách chỉ ra những trường hợp khi chính sách kinh tế thất bại, khi ý thức hệ che mắt khiến con người bỏ qua những điều hiển nhiên, nhưng cũng đồng thời cho thấy những hoàn cảnh và nguyên do mà kinh tế học tốt đã tỏ ra hữu dụng, nhất là trong thế giới ngày nay.

Khi con người tôn trọng lẫn nhau và giàu lòng trắc ẩn, mong muốn những điều tốt đẹp vì lợi ích chung là lúc kinh tế học tốt được thực thi.

Kinh tế học tốt đẩy mạnh việc phát thuốc kháng virus cho bệnh nhân HIV ở các nước đang phát triển để đảm bảo xét nghiệm được rộng rãi hơn và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Cũng nhờ kinh tế học tốt mà sự ngu dốt và ý thức hệ đã bị đánh bại, giúp cho màn tẩm thuốc diệt côn trùng được phát miễn phí tại châu Phi, nhờ đó giảm một nửa số trẻ em bị tử vong do sốt rét.

Sach kinh te anh 2
Hai nhà kinh tế học Abhijit V. Banerjee (trái) và Esther Duflo. Ảnh: IMF.

Những nhà kinh tế vì người nghèo

Trước Kinh tế học thời khó nhọc, Abhijit V. Banerjee và Esther Duflo từng nổi tiếng với cuốn sách Hiểu nghèo thoát nghèo. 2

Vậy nên, là những nhà kinh tế chuyên nghiên cứu các nước nghèo, hai tác giả hiểu rõ được thực trạng nền kinh tế đang diễn ra ra sao, đặc biệt là ở những quốc gia họ từng sống và làm việc. Họ cũng ý thức sâu sắc được rằng thực tế đáng chú ý nhất trong 40 năm qua là tốc độ thay đổi của nền kinh tế cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Kinh tế học thời khó nhọc bàn về cả các vấn đề cũng như cách thức để sửa chữa thế giới này, với hy vọng mang đến sự cân bằng và bình đẳng hơn giữa các quốc gia.

Kinh tế học tưởng tượng ra một thế giới năng động mà không có rào chắn ngăn cản. Kinh tế học là những ý tưởng, chúng có thể thúc đẩy để thay đổi. Khi các nhà kinh tế học sẵn lòng thử nghiệm các ý tưởng và giải pháp, cho dù có làm sai hay đúng, miễn là đưa đến cái đích tối thượng, chính là xây dựng một thế giới nhân văn hơn.

Nguồn: https://znews.vn/kinh-te-hoc-tot-va-kinh-te-hoc-toi-trong-mot-the-gioi-bat-on-post1509322.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng