Connect with us

Sách hay

Sắp phá sản, SpaceX có thêm 1,6 tỷ USD từ NASA

Được phát hành

,

Đang đi nghỉ ở Boulder (Colorado, Mỹ), Musk bật khóc nức nở khi các khoản giao dịch của SpaceX và Tesla được xử lý triệt để.

Ngày 30/5 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ. SpaceX đã phối hợp cùng NASA đưa hai phi hành gia vào không gian sau 9 năm. Gần một ngày sau, phi hành đoàn Dragon Crew đã đến được Trạm Không gian Quốc tế ISS, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành hàng không vũ trụ.

Nhân dịp này, được sự đồng ý của alphabooks, Zing trích đăng cuốn sách “Elon Musk – Từ ước mơ đến hành trình quá giang vào Dải Ngân hà” của tác giả Ashlee Vance.

Dư âm của thắng lợi mau chóng lụi tàn sau khi buổi tiệc kết thúc. Tình hình tài chính nghiêm trọng của SpaceX một lần nữa trở thành mối bận tâm hàng đầu của Musk. SpaceX cần hỗ trợ cho việc phát triển Falcon 9 và bật đèn xanh cho việc chế tạo một cỗ máy khác đẩy tên lửa Dragon để mang trang thiết bị cung cấp và đưa con người tới Trạm Không gian Quốc tế một ngày kia.

Trong lịch sử, những dự án như vậy sẽ tiêu tốn trên một tỷ đôla nhưng SpaceX buộc phải tìm ra cách chế tạo cả hai cỗ máy với chi phí nhỏ.

Musk hết sạch tiền

Công ty tăng cường tuyển dụng nhân viên và chuyển tới trụ sở lớn hơn ở Hawthorne, California. SpaceX cũng ký được hợp đồng thương mại để mang vệ tinh của Chính phủ Malaysia vào quỹ đạo. Nhưng thời điểm phóng và thù lao chỉ chốt vào giữa năm 2009. Trong khi chờ đợi, SpaceX gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên.

sach ve Elon Musk anh 1
Chiếc Tesla Roadster 2008. Ảnh: Dewhurst Photography.

Báo chí không nắm rõ mức độ rắc rối về tài chính của Musk. Nhưng những gì họ biết đủ để chĩa mũi dùi vào tình hình tài chính nghiêm trọng của Tesla. Trang web Truth About Cars (Sự thật về xe hơi) bắt đầu lập đồng hồ “Đếm Ngược Ngày Chết Của Tesla” vào tháng 5/2008. Top Gear, một show truyền hình nổi tiếng của Anh đã rã chiếc Roadster thành từng mảnh. “Mọi người cười cợt về “Đếm Ngược Ngày Chết Của Tesla và mọi thứ. Thật nhẫn tâm!”, Kimbal Musk nhận xét. “Nhiều hôm có tới 50 bài báo phỏng đoán việc Tesla sẽ chết như thế nào”.

Tesla quả thực đáng bị chú ý theo hướng xấu vì sự chậm trễ và giá thành cắt cổ. Musk cảm thấy vào năm 2008, anh đã trở thành mục tiêu thù địch của các chủ ngân hàng và giới giàu có. “Tôi bị tấn công dồn dập”, Musk nói. “Tình hình tồi tệ ở nhiều cấp độ. Justine tra tấn tôi trên mặt báo. Luôn luôn là những bài báo tiêu cực về Tesla và lần thất bại thứ ba của SpaceX. Thật sự rất đau đớn. Anh sẽ có cảm giác nghi ngờ rằng cuộc đời mình chẳng ra sao. Xe không xuất xưởng, gia đình lục đục rồi đủ thứ chuyện. Tôi không nghĩ là chúng tôi có thể vượt qua nổi. Tôi nghĩ mọi thứ có lẽ đã xong…”.

Khi Musk tiến hành những tính toán liên quan đến SpaceX và Tesla, hóa ra chỉ một công ty có cơ hội tồn tại. “Tôi có thể chọn SpaceX hoặc Tesla hoặc chia số tiền còn lại cho cả hai”, Musk nói. “Đó là một quyết định khó khăn. Nếu tôi chia tiền, cả hai công ty sẽ đi đến hồi kết. Nếu tôi dồn tiền cho một công ty, có thể nó sẽ sống sót nhưng công ty kia lại cầm chắc cái chết. Tôi cứ trăn trở mãi về điều đó”. Khi năm 2008 dần trôi qua, Musk đã hết sạch tiền.

‘Anh ấy trông như sắp chết’

Do trải qua nhiều giờ làm việc liên tục cùng thói quen ăn uống thất thường, cân nặng của Musk trồi sụt thất thường. Mắt anh sưng như mắt gấu mèo còn sắc mặt trông như thể vận động viên điền kinh mệt nhoài trong vòng cuối cùng của cuộc đua marathon.

“Anh ấy trông như sắp chết”, Riley nói. “Tôi nhớ mình từng nghĩ có thể anh sẽ lên cơn đau tim và qua đời”. Cặp đôi đã phải vay mượn hàng trăm nghìn đôla từ người bạn tỷ phú Jeff Skoll của Musk. Anh không còn bay qua bay lại từ Thung lũng Silicon tới Los Angeles trên phi cơ riêng mà chuyến sang đi hãng Southwest.

Đốt khoảng bốn triệu đôla một tháng, Tesla cần một đợt huy động vốn quan trọng khác để vượt qua năm 2008 và sống sót. Musk nhờ cậy bạn bè để trả lương lần hồi từng tuần một và thương lượng với các nhà đầu tư. Anh gửi những lời cầu khẩn tới bất kỳ ai có thể dư dả chút tiền. Bill Lee đầu tư 2 triệu đôla và Sergey Brin bỏ thêm 500.000 đôla.

sach ve Elon Musk anh 2
Elon Musk từng nói, 2008 là năm tồi tệ nhất trong cuộc đời.

“Một loạt nhân viên Tesla cũng viết séc để giúp công ty tiếp tục hoạt động”, Diarmuid O’Connell, Phó giám đốc Phát triển kinh doanh của Tesla cho biết. “Những khoản này chuyển thành vốn đầu tư nhưng khi đó 25.000 rồi 50.000 đôla cứ một đi không trở lại. Như thể ném vào miệng núi lửa vậy”.

Kimbal mất phần lớn tiền bạc trong cuộc suy thoái khi các khoản đầu tư chạm đáy nhưng anh vẫn bán tất cả những gì còn lại và đầu tư vào Tesla. “Tôi suýt phá sản”, Kimbal nói.

Tesla đã để riêng các khoản tiền trả trước của khách hàng cho chiếc Roadster nhưng giờ Musk phải dùng số tiền đó để duy trì hoạt động của công ty và nó nhanh chóng biến mất. Những khoản huy động tài chính này khiến Kimbal lo lắng.

“Tôi chắc là Elon sẽ tìm ra cách giải quyết mọi thứ nhưng anh ấy hẳn phải đối diện với nguy cơ bị tống vào tù vì sử dụng tiền bạc của người khác”, anh nói.

Nỗ lực cứu công ty

Đến tháng 12/2008, Musk bắt đầu một số chiến dịch để cứu các công ty. Anh nghe phong thanh rằng NASA sắp cho đấu thầu hợp đồng tái tiếp tế cho trạm không gian. Lần phóng thứ tư của SpaceX đã đưa nó vào vị trí có thể nhận được khoản tiền này, nghe đâu chừng một tỷ đôla.

Musk phát hiện SpaceX có thể là ứng cử viên hàng đầu cho thương vụ này. Anh bắt đầu làm tất cả những gì có thể để công ty đủ khả năng đáp ứng thử thách trong việc chế tạo đầu tên lửa lên ISS. Với Tesla, anh tới gặp các nhà đầu tư hiện tại và yêu cầu họ rót thêm vốn gần Giáng sinh để công ty không bị phá sản.

Để tiếp thêm niềm tin cho các nhà đầu tư, Musk nỗ lực huy động tất cả nguồn lực cá nhân mà anh có để dồn tiền cho công ty. Anh nhận một khoản vay từ SpaceX và dành số tiền đó cho Tesla. Musk cũng cố gắng bán một số cổ phần ở SolarCity. Anh có ngay 15 triệu đôla khi Delta mua lại Everdream – một công ty khởi nghiệp phần mềm về trung tâm dữ liệu do các em họ sáng lập và được anh đầu tư.

“Như một ma trận vậy”, Musk mô tả khi nhớ về những cuộc vận động tài chính. “Vụ Everdream thực tình đã cứu mạng tôi”.

Musk đã gom được 20 triệu đôla và yêu cầu các nhà đầu tư hiện tại của Tesla – vì chẳng có thêm nhà đầu tư nào mới xuất hiện – đóng góp con số tương đương. Các nhà đầu tư đồng ý và vào ngày 3/12/2008, khi họ bước vào quá trình huy động vốn, Musk đã phát hiện ra vấn đề. VantagePoint Capital Partners đã ký toàn bộ giấy tờ ngoại trừ một trang quan trọng. Ngay lập tức, Musk gọi điện cho Alan Salzman, đồng sáng lập kiêm đối tác quản lý để hỏi về tình hình.

Salzman cho Musk biết, hãng gặp rắc rối với vụ đầu tư bởi đánh giá thấp Tesla. “Tôi nói: ‘Tôi có một giải pháp tuyệt vời đây. Hãy lấy toàn bộ phần của tôi trong thương vụ này. Tôi đang rất vất vả để xoay tiền. Dựa trên số tiền mặt hiện có, chúng ta sẽ không chi trả nổi lương cho tuần tới. Thế nên, trừ khi có ý tưởng hay hơn còn không hoặc các anh đóng góp như những gì mong muốn hoặc để đợt cấp vốn trôi qua và chúng ta sẽ phá sản”.

sach ve Elon Musk anh 3
Các thế hệ tên lửa của SpaceX.

Salzman do dự và bảo Musk hãy đến vào 7h sáng tuần tới để gặp đội ngũ đứng đầu VantagePoint. Do không có cả tuần chờ đợi, Musk đã yêu cầu gặp ngay ngày hôm sau. Nhưng Salzman từ chối lời đề nghị và buộc Musk phải tiếp tục gánh các khoản vay. “Lý do duy nhất gã muốn khi chúng tôi gặp nhau là tôi phải quỳ gối xỉn xỏ tiền bạc và gã sẽ nói không”, Musk đặt ra giả thuyết.

VantagePoint từ chối nói về giai đoạn này nhưng Musk tin rằng chiến lược của Salzman là một phần trong việc khiến Tesla phá sản. Musk sợ rằng VantagePoint sẽ sa thải anh khỏi vị trí CEO và bán Tesla cho một công ty sản xuất xe hơi ở Detroit hoặc tập trung bán hệ thống truyền động dùng điện và các khối pin thay vì sản xuất xe hơi. Những lý luận trên khá phù hợp trên quan điểm kinh doanh nhưng lại không chuẩn với mục tiêu của Musk tại Tesla.

“VantagePoint đang xử ép một doanh nhân táo bạo, muốn làm nên việc lớn phải nuốt trôi thứ đạo lý này”, Steve Jurvetson, một đối tác tại hãng Draper Fisher Jurvetson đã đầu tư vào Tesla nói. “Có thể họ đã quen dùng cách đó với những doanh nhân thiếu kiên định nhưng Elon không phải mẫu người đó”.

Musk bật khóc

Với sự trợ giúp của Antonio Gracias thuộc Valor Equity, Musk cuối cùng đã chiến thắng các nhà đầu tư chính của Tesla và họ có thể ngăn chặn VantagePoint phá vỡ bất kỳ thỏa thuận nào. Tesla đã có khoản vốn mới 40 triệu đôla và điều đó đã cứu công ty.

Thỏa thuận kết thúc vào lúc Giáng sinh đã cận kể, chỉ vài giờ trước khi Tesla bên bờ phá sản. Musk chỉ còn vài trăm nghìn đôla và không đủ trả lương cho ngày hôm sau. Anh góp tổng cộng 12 triệu đôla và các hãng đầu tư đóng phần còn lại. Về Salzman, Musk nói. “Anh ta nên xấu hồ về chính mình”.

Tại SpaceX, Musk và các CEO đã trải qua tháng 12 trong nỗi sợ hãi. Theo các bài báo, SpaceX từng một thời là ứng cử viên hàng đầu cho hợp đồng lớn với NASA đã bất ngờ đánh mất sự ủng hộ của cơ quan vũ trụ này.

Michael Griffin, người từng đồng sáng lập SpaceX và đứng đầu NASA đã quay lưng lại với Musk. Griffin không quan tâm đến chiến lược kinh doanh quyết liệt của Musk mà chỉ xem anh là kẻ vô nguyên tắc. Những người khác cho rằng Griffin ghen tỵ với Musk và SpaceX.

Tuy nhiên, vào ngày 23/12/2008, SpaceX nhận được tin sốc. Nội bộ NASA đã làm việc với Griffin và hỗ trợ SpaceX thành nhà cung cấp cho ISS. Công ty nhận được khoản thanh toán 1,6 tỷ đôla cho 12 lần phóng tới trạm không gian. Đang đi nghỉ với Kimbal ở Boulder (Colorado), Musk bật khóc nức nở khi các khoản giao dịch của SpaceX và Tesla được xử lý triệt để.

Nguồn: https://zingnews.vn/sap-pha-san-spacex-co-them-1-6-ty-usd-tu-nasa-post1093506.html

Sách hay

Tại sao cần điện hạt nhân?

Được phát hành

,

Bởi

Trong hai cuốn sách về năng lượng, khí hậu, hai tác giả Richard Rhodes và Bill Gates đánh giá điện hạt nhân là nguồn năng lượng phát thải thấp, quan trọng với hành trình tiến đến Net Zero.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2100, tức tăng hơn 25% so với hiện nay. Không chỉ quy mô dân số gia tăng, mà mức sống cũng ngày càng tăng cao, chuyển từ sinh tồn sang thịnh vượng.

Điều này đặt ra một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển của nhân loại.

Khoa học cho thấy để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh phù hợp cho sự sống, nhiệt độ toàn cầu phải giới hạn mức tăng không quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã nóng hơn khoảng 1,2°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C (như đã nêu trong Thỏa thuận Paris), lượng khí thải phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong các phương thức sản xuất, tiêu thụ và di chuyển của con người.

Ngành năng lượng là nguồn phát thải khoảng 3/4 lượng khí nhà kính hiện nay và nắm giữ chìa khóa để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ than, khí đốt và dầu bằng nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt trời sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tính đến tháng 6/2024, 107 quốc gia, chiếm khoảng 82% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đã thông qua các cam kết phát thải ròng bằng 0 với thời hạn đạt mục tiêu khác nhau. Việt Nam đã phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện về dài hạn, đồng thời hướng đến thực hiện cam kết trên, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Trong hai cuốn sách Thảm họa khí hậuNăng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, các tác giả chỉ ra những ưu và nhược điểm của năng lượng hạt nhân, lý giải vì sao các quốc gia nên triển khai nguồn năng lượng này.

Điện hạt nhân là thiết yếu để tiến tới Net Zero

Trong Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, Richard Rhodes so sánh: chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên là quá trình khử carbon, còn từ than đá sang điện hạt nhân là khử carbon triệt để. Bởi lẽ khí đốt tự nhiên giảm được lượng CO2 khoảng một nửa so với đốt than; còn điện hạt nhân chỉ tạo ra khí nhà kính trong lúc xây dựng, khai thác, xử lý nhiên liệu, bảo trì và ngừng hoạt động – tương tự với điện Mặt trời. Điện hạt nhân và điện Mặt trời đều chỉ tạo ra khoảng 2% đến 4% lượng CO2 so với nhà máy nhiệt điện chạy than và khoảng 4% đến 5% so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Trong Thảm họa khí hậu, Bill Gates chỉ ra rằng không chỉ vượt trội về khả năng giảm thiểu carbon, điện hạt nhân còn được chứng minh là nguồn năng lượng được sản xuất hữu hiệu nhất trên một đơn vị vật liệu.

nang luong hat nhan anh 1

Biểu đồ minh họa đơn vị vật liệu cần để xây dựng nhà máy điện mặt trời, nước, gió, nhiệt điện, than đá, hạt nhân và khí tự nhiên trong sách Thảm họa khí hậu. Ảnh: Omega Plus/Fonos.

Cột trong biểu đồ của điện hạt nhân thấp đáng kể khi so với nguồn năng lượng từ Mặt trời, gió, nước, địa nhiệt. Điều này nghĩa là mỗi đơn vị vật liệu đầu tư cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ta nhận được nhiều năng lượng hơn so với các cách khai thác điện khác.

Hơn nữa, nhà máy điện hạt nhân có công suất ổn định hơn các nguồn năng lượng khác: không phải lúc nào cũng có Mặt trời chiếu sáng, không phải lúc nào gió cũng thổi, không phải lúc nào nước cũng đổ xuống các tua-bin của đập.

Richard Rhodes lấy ví dụ Mỹ vào năm 2016: các nhà máy điện hạt nhân có hệ số công suất trung bình 92,1%, tương đương với công suất hoạt động đạt mức 336 ngày mỗi năm. 29 ngày công suất còn lại dành cho công tác bảo trì.

Trong khi đó, hệ thống thủy điện đạt 38% công suất tối đa; tua-bin điện gió đạt 34,7%; trang trại điện Mặt trời chỉ đạt 27,2%. Ngay cả các nhà máy chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra điện trong khoảng một nửa thời gian của năm.

Cũng với những dẫn chứng tương tự, Bill Gates khẳng định năng lượng hạt nhân tạo ra từ phản ứng phân hạch là “nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể cung cấp năng lượng ổn định cả ngày lẫn đêm, qua mọi mùa, ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và đã được chứng minh là có thể triển khai trên quy mô lớn”.

Hiện nay tại Mỹ – quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, khoảng 20% điện năng đến từ các nhà máy hạt nhân. Pháp là nước có tỉ trọng điện hạt nhân cao nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng điện.

Bill Gates cho rằng nếu không sử dụng năng lượng hạt nhân thì khó thấy được tương lai loại bỏ carbon khỏi lưới điện với giá cả phải chăng. Năm 2018, phân tích gần 1.000 kịch bản đạt Net Zero tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy các trường hợp chi phí thấp nhất đều cần sử dụng một nguồn điện sạch và luôn sẵn có như năng lượng hạt nhân.

Chất vấn những quan ngại về điện hạt nhân

Tuy nhiên, điện hạt nhân hiện vẫn vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối trên thế giới. Bên cạnh quan ngại về chi phí sản xuất – đầu tư và hiệu quả kinh tế, nổi bật hơn cả là lo lắng về vấn đề an toàn.

Chỉ trong hơn 40 năm, đã có 3 tai nạn hạt nhân khiến thế giới bàng hoàng. Sự cố Three Mile tại Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979 phá hủy lò phản ứng nhưng không phá hủy cấu trúc cách ly bằng thép và bê tông, chỉ phát tán lượng phóng xạ tối thiểu vào khí quyển.

Vụ tai nạn tại Chernobyl năm 1986, đã phá hủy lò phản ứng (lò này bị thiếu cấu trúc cách ly). Lò phản ứng cháy mất kiểm soát trong 14 ngày và phát tán lượng phóng xạ đáng kể vào không khí.

Thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) xảy ra vào tháng 3/2011 sau một trận động đất và sóng thần lớn. Sóng thần làm ngập hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát của ba lò phản ứng, khiến chúng tan chảy và nổ tung, phá vỡ cấu trúc cách ly.

nang luong hat nhan anh 2

Sách Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân Thảm họa khí hậu.

Những vụ tai nạn kể trên đã hướng sự quan tâm với vấn đề hạt nhân chủ yếu tập trung vào mặt rủi ro. Tuy nhiên, cả Richard Rhodes và Bill Gates đều lập luận rằng nếu nhìn rộng ra, rủi ro an toàn của điện hạt nhân thấp hơn so với các nguồn năng lượng khác.

Theo báo cáo đệ trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 6/2011, không tìm thấy ảnh hưởng có hại cho sức khỏe với 195.345 cư dân sống ở khu vực lân cận của nhà máy Fukushima Daiichi sau khi họ được kiểm tra sức khỏe vào cuối tháng 5/2011. Tất cả 1.080 trẻ em xét nghiệm phơi nhiễm tuyến giáp cho thấy kết quả trong giới hạn an toàn.

Đến tháng 12, chính quyền kiểm tra sức khỏe cho khoảng 1.700 cư dân đã được sơ tán từ ba thành phố cho thấy hai phần ba đã bị phơi nhiễm phóng xạ bên ngoài trong giới hạn quốc tế bình thường là 1 mSv/năm, 98% là dưới 5 mSv/năm và mười người bị phơi nhiễm với hơn 10 mSv.

Không có sự phơi nhiễm lớn nào với cộng đồng, cũng không có ca tử vong nào do phóng xạ, nhưng có đến có 761 ca tử vong “liên quan đến thảm họa”, đặc biệt là người già phải rời bỏ nhà ở và bệnh viện vì lệnh sơ tán bắt buộc và các biện pháp phòng tránh phóng xạ khác.

“Trong tất cả công nghệ năng lượng quy mô lớn, ngành hạt nhân có số vụ tai nạn ít nhất và số người chết ít nhất”, Richard Rhodes viết. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí y khoa Lancet của Anh. Trong đó cho thấy các dự án điện hạt nhân dẫn đến nguy cơ tử nghiệp ở mức khoảng 0,019 mỗi TWh(47), phần lớn là ở giai đoạn khai mỏ, chạy tua-bin, và các giai đoạn tạo năng lượng.

Đây là con số nhỏ trong bối cảnh vận hành bình thường. Để dễ hình dung, một lò phản ứng bình thường đang vận hành ở Pháp sẽ sản xuất 5,7 TWh một năm. Tức là hơn 10 năm hoạt động liên tục mới xảy ra một tai nạn gây tử vong.

Bên cạnh đó, Richard Rhodes đưa ra những báo cáo dẫn chứng rằng những tai nạn và thiệt hại liên quan đến điện hạt nhân chủ yếu gây ra bởi lỗi trong vận hành quản lý, hơn là lỗi trong công nghệ và sử dụng.

Bill Gates ví von rằng tránh né năng lượng hạt nhân với lý do an toàn thì tương tự loại bỏ ôtô vì nguy cơ tai nạn. Mà theo ông, thực tế thì “Năng lượng hạt nhân gây thiệt hại nhân mạng ít hơn nhiều so với ôtô. Xét về khía cạnh này, nó gây ra ít cái chết hơn nhiều so với bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào”.

Do đó, ông khuyến khích con người cải thiện công nghệ hạt nhân, “giống những gì chúng ta đã làm với ôtô, bằng cách phân tích từng vấn đề và tiến hành giải quyết chúng bằng sự cải tiến”.

Khép lại công trình của mình, Richard Rhodes nhận định nhân loại sẽ cần tất cả nguồn năng lượng từ gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện, hạt nhân, khí đốt tự nhiên nếu muốn hoàn thành mục tiêu khử carbon. Mỗi hệ thống năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có lẽ như Bill Gates nghĩ, quan trọng nhất là một kế hoạch cụ thể để phát triển các lưới điện mới – với khả năng cung cấp điện không carbon ổn định, giá cả phải chăng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-can-dien-hat-nhan-post1511051.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuộc đời soi tỏ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông. “Cuộc đời soi tỏ” tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”.

Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý trị liệu, trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, phòng khám tư…

Trong hai mươi lăm năm qua, tôi làm nghề phân tâm học. Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, các phòng khám tâm lý trị liệu và tâm lý trị liệu pháp y, các trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, và cả phòng khám tư. Tôi đã gặp trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để tham vấn, giới thiệu và trị liệu tâm lý một lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, phần lớn tôi làm phân tâm học với người lớn – gặp gỡ một người trong năm mươi phút, bốn hoặc năm lần một tuần, trong suốt nhiều năm liền. Tôi đã dành hơn 50.000 giờ với các bệnh nhân. Chất liệu của công việc đó tạo nên chất liệu của cuốn sách này.

Tam ly anh 1
Ảnh minh họa.Nguồn: The Psych Professionals.

Các chương tiếp theo là những câu chuyện được rút ra từ công việc hằng ngày. Chúng có thật, tuy nhiên tôi đã chỉnh sửa mọi chi tiết nhận dạng vì mục đích bảo mật.

Lúc này hay lúc khác, phần lớn chúng ta từng cảm thấy bị mắc kẹt bởi chính suy nghĩ và hành động do mình tạo ra, bị cuốn vào những thôi thúc hoặc lựa chọn ngu ngốc của bản thân; bế tắc trong những bất hạnh hoặc sợ hãi; bị cầm tù bởi chính lịch sử của bản thân.

Ta cảm thấy không thể bước tiếp nhưng vẫn luôn tin rằng phải có một con đường. “Tôi muốn đổi thay, nhưng không muốn thay đổi”, một bệnh nhân từng nói với tôi với vẻ hoàn toàn “vô tội”. Vì công việc của tôi là giúp mọi người thay đổi, cuốn sách này nói về sự thay đổi. Và bởi vì thay đổi và mất mát có mối liên hệ sâu sắc – không thể thay đổi mà không có mất mát – nỗi mất mát ám ảnh cuốn sách này.

Triết gia Simone Weil miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. “Bức tường chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ,” bà viết. “Mọi sự chia cắt đều là một kết nối”.

Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng cách giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.

Nguồn: https://znews.vn/nha-phan-tam-hoc-danh-50000-gio-gap-benh-nhan-post1511767.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Được phát hành

,

Bởi

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Henrik Fexeus anh 1Henrik Fexeus anh 2

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nghệ thuật Đọc vị bất kỳ ai

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-nghe-thuat-doc-vi-bat-ky-ai-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang-post1510522.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng