Connect with us

Sách hay

Saitama có phải là một nhân vật hài

Được phát hành

,

Tính cách, phong thái và lối ứng xử của Saitama thường tạo ra các tình huống hài hước dở khóc dở cười. Cũng bởi lý do đó, nhiều người coi Saitama giống một nhân vật hài hước.

saitama anh 1

Coi Saitama như một nhân vật hài có đúng đắn không? Ảnh: CBR.

One-Punch Man là bộ truyện tranh độc đáo. Nhân vật chính của manga này hiếm khi nào có những khoảnh khắc truy cầu sức mạnh (ngoại trừ đoạn mở đầu) hay đặt trọn niềm tin vào tình bạn, tình đồng đội hoặc thể hiện quá nhiều cảm xúc nam nữ. Hơn thế nữa, những phân cảnh hành động diễn ra nhiều nhất lại thường xoay quanh các nhân vật vệ tinh.

Nếu chỉ đọc một vài tập đầu của bộ One-Punch Man, có lẽ nhiều người sẽ khẳng định Saitama là một nhân vật hài đơn thuần (Gag character). Trên thực tế, ngay cả khi thực hiện thao tác tìm kiếm trên Google, hàng trăm nghìn kết quả về nhân vật hài Saitama sẽ hiện ra chỉ sau chưa đầy một giây.

Sự mặc định này của nhiều bạn đọc đã khiến Saitama bị loại khỏi nhiều cuộc thảo luận mang tính nghiêm túc, chẳng hạn trong các cuộc so sánh với nhiều nhân vật khác như Goku của Dragon Ball hay Superman của DC Comics.

Do đặc điểm chính của chàng anh hùng Áo choàng hói – Saitama – là khả năng bất khả chiến bại (ít nhất là tính đến hiện tại). Anh ấy sở hữu nguồn sức mạnh khổng lồ, phi lý và đơn giản là không thể giải thích. Như vậy, gọi một người có tính cách dễ gây cười, thường đánh bại tất cả kẻ thù chỉ bằng một cú đấm là nhân vật hài liệu có sai?

Nhân vật gag là gì?

saitama anh 2

Thỏ Bunny là nhân vật gag nổi tiếng thế giới. Ảnh: CBR.

Hiểu đơn giản, nhân vật gag là dạng nhân vật hiếm khi thể hiện nét tính cách nào khác ngoại trừ các trò đùa. Họ được định nghĩa là dạng nhân vật có mục đích chính trong một câu chuyện là tạo hiệu ứng hài. Một số nhân vật tiêu biểu có thể kể đến như Bugs Bunny, Arale Norimaki…

Trong dòng truyện cho các nhân vật dạng này, các tình tiết vô nghĩa gần như là yêu cầu bắt buộc, nó sẽ làm nền cho các trò đùa của nhân vật chính. Cũng có thể hiểu, đó là các nhân vật hài đơn thuần.

Tuy nhiên, việc Saitama được phân loại vào nhóm này đã đi ngược lại với hình tượng nhân vật thực tế của anh ấy với tư cách là trung tâm của một câu chuyện nghiêm túc. Mặc dù One-Punch Man chắc chắn là một bộ truyện tranh hài hước, nó vẫn chứa đựng các tuyến nhân vật chân thực và diễn biến ly kỳ, không thường thấy trong các bộ truyện tranh gag khác.

Các nhân vật gag có xu hướng xuất hiện nhiều trong các bộ truyện ngắn kỳ hoặc phim hoạt hình gag cùng bản chất. Tuy nhiên điểm chung của họ là luôn xuất hiện trong bối cảnh kỳ quặc mà hiếm khi nào độc giả có thể cảm nhận được sự phát triển có ý nghĩa rõ ràng hoặc đóng vai trò nhất định trong một mạch truyện lớn hơn. Nhân vật gag tồn tại chỉ để gây cười cho độc giả.

Trong khi đó, sức mạnh vô hạn của Saitama không hoàn toàn đến từ sự hài hước mà nó thực sự phục vụ cho câu chuyện nghiêm túc hơn, nhiều tầng nghĩa ẩn giấu hơn trong One-Punch Man.

One-Punch Man thực sự nghiêm túc

Tính đến nay, bộ truyện tranh One-Punch Man chắc chắn sở hữu nhiều chi tiết hài hước, vui nhộn. Nhưng đừng quên đây là shounen manga và các tình tiết chiến đấu nghiêm túc diễn ra trong phần lớn bộ truyện. One-Punch Man diễn ra theo từng phần truyện (arc) cụ thể và các tuyến nhân vật có động lực riêng để phát triển sức mạnh lên một tầm cao mới – điểm thường thấy trong các dòng truyện hành động.

saitama anh 3

Động cơ, diễn biến và kết quả các trận chiến trong One-Punch Man hoàn toàn có ý nghĩa. Ảnh: CBR.

Trong phần truyện về Hiệp hội quái vật, các trận đấu của Child Emperor với Phoenix Man, Tatsumaki với Psykos và đỉnh điểm là cuộc đối đầu giữa Saitama cùng Garou diễn ra đặc biệt nghiêm túc, căng thẳng và nhiều nút thắt đan xen.

Các anh hùng chiến đấu cùng quái vật để giành lấy chiến thắng đều dựa trên sức mạnh hoặc trí thông minh của họ hơn là những trò đùa vô nghĩa.

Bên cạnh việc One-Punch Man xây dựng nghiêm túc các trận chiến, chúng ta còn cần tập trung kỹ hơn vào các khoảnh khắc xúc động nhằm gợi lên những cảm xúc chân thật trong lòng khán giả. Khi Mumen Rider đối đầu với Deep Sea King hay khi Suiryu bị Gouketsu đánh gục, người đọc cảm thấy đau đớn và đồng cảm với những nhân vật này vì xuyên suốt mạch truyện, tác giả rất coi trọng những khoảnh khắc đó.

Saitama là nhân vật đầy tiềm năng

Thực tế, Saitama là nhân vật vẫn còn rất nhiều không gian để phát triển, cả về sức mạnh, tình cảm hay các mối quan hệ vệ tinh xung quanh.

Ban đầu, anh ấy là trung tâm của phần lớn các chi tiết hài hước trong One-Punch Man chứ không phải các phân cảnh chiến đấu. Điều này xuất phát từ việc bộ manga ban đầu cần thời gian để thiết lập các mối đe dọa mới mạnh hơn. Và Saitama cũng thường chỉ cần một đấm để tiêu diệt lũ quái vật đó.

saitama anh 4

Ít khi thể hiện tình cảm nhưng Genos có vị trí đặc biệt trong lòng Saitama. Ảnh: CBR.

Tuy nhiên, theo diễn biến truyện, cá tính riêng cũng như cách tư duy của Saitama mới dần hé lộ ra ngoài. Các bí mật về Saitama được mở ra nhiều nhất trong cuộc chiến với Garou. Song hành cùng điều đó, độc giả dần quen hơn với hình ảnh một Saitama chững chạc, trưởng thành chứ không còn là một anh hùng với khuôn mặt gây hài nữa.

Trong chương 166 của One-Punch Man, Saitama xuất hiện muộn hơn. Xung quanh anh là sự tàn phá, hủy diệt. Thậm chí anh hùng cấp S Genos – đệ tử tự nhận lâu nay của Saitama – cũng bị thương nghiêm trọng.

Lúc ấy, các phản ứng của Saitama vào thời điểm này được khắc họa rất nghiêm túc, sâu bên trong Áo choàng hói là sự hối hận và tức giận về những hạn chế của chính mình với tư cách là một anh hùng.

saitama anh 5

Khuôn mặt chứa đầy phẫn nộ, tức giận và cả hối hận.

Không nhiều người nhận ra sự thay đổi ở Saitama xuyên suốt bộ truyện. Tuy nhiên, những “hạt mầm” của sự trưởng thành đã dần phát triển. Saitama của ngày hôm nay vẫn mạnh đến phi lý.

Nhưng điều làm anh ấy chững chạc hơn là hành trình cá nhân của mình để chấp nhận sức mạnh và tìm thấy ý nghĩa của việc trở thành một anh hùng thực sự cho xã hội, chứ không chỉ là một kẻ mạnh đến điên cuồng, luôn bất khả chiến bại.

Nguồn: https://zingnews.vn/coi-saitama-nhu-mot-nhan-vat-hai-co-dung-dan-khong-post1401507.html

Sách hay

Tại sao cần điện hạt nhân?

Được phát hành

,

Bởi

Trong hai cuốn sách về năng lượng, khí hậu, hai tác giả Richard Rhodes và Bill Gates đánh giá điện hạt nhân là nguồn năng lượng phát thải thấp, quan trọng với hành trình tiến đến Net Zero.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới sẽ đạt khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2100, tức tăng hơn 25% so với hiện nay. Không chỉ quy mô dân số gia tăng, mà mức sống cũng ngày càng tăng cao, chuyển từ sinh tồn sang thịnh vượng.

Điều này đặt ra một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21: Làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng để phát triển của nhân loại.

Khoa học cho thấy để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh phù hợp cho sự sống, nhiệt độ toàn cầu phải giới hạn mức tăng không quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã nóng hơn khoảng 1,2°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C (như đã nêu trong Thỏa thuận Paris), lượng khí thải phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để trong các phương thức sản xuất, tiêu thụ và di chuyển của con người.

Ngành năng lượng là nguồn phát thải khoảng 3/4 lượng khí nhà kính hiện nay và nắm giữ chìa khóa để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thay thế năng lượng gây ô nhiễm từ than, khí đốt và dầu bằng nguồn năng lượng tái tạo như gió hoặc Mặt trời sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tính đến tháng 6/2024, 107 quốc gia, chiếm khoảng 82% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đã thông qua các cam kết phát thải ròng bằng 0 với thời hạn đạt mục tiêu khác nhau. Việt Nam đã phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2016, cam kết đạt Net Zero vào năm 2050.

Nhằm đáp ứng nhu cầu điện về dài hạn, đồng thời hướng đến thực hiện cam kết trên, mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.

Trong hai cuốn sách Thảm họa khí hậuNăng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, các tác giả chỉ ra những ưu và nhược điểm của năng lượng hạt nhân, lý giải vì sao các quốc gia nên triển khai nguồn năng lượng này.

Điện hạt nhân là thiết yếu để tiến tới Net Zero

Trong Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân, Richard Rhodes so sánh: chuyển từ than đá sang khí đốt tự nhiên là quá trình khử carbon, còn từ than đá sang điện hạt nhân là khử carbon triệt để. Bởi lẽ khí đốt tự nhiên giảm được lượng CO2 khoảng một nửa so với đốt than; còn điện hạt nhân chỉ tạo ra khí nhà kính trong lúc xây dựng, khai thác, xử lý nhiên liệu, bảo trì và ngừng hoạt động – tương tự với điện Mặt trời. Điện hạt nhân và điện Mặt trời đều chỉ tạo ra khoảng 2% đến 4% lượng CO2 so với nhà máy nhiệt điện chạy than và khoảng 4% đến 5% so với nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên.

Trong Thảm họa khí hậu, Bill Gates chỉ ra rằng không chỉ vượt trội về khả năng giảm thiểu carbon, điện hạt nhân còn được chứng minh là nguồn năng lượng được sản xuất hữu hiệu nhất trên một đơn vị vật liệu.

nang luong hat nhan anh 1

Biểu đồ minh họa đơn vị vật liệu cần để xây dựng nhà máy điện mặt trời, nước, gió, nhiệt điện, than đá, hạt nhân và khí tự nhiên trong sách Thảm họa khí hậu. Ảnh: Omega Plus/Fonos.

Cột trong biểu đồ của điện hạt nhân thấp đáng kể khi so với nguồn năng lượng từ Mặt trời, gió, nước, địa nhiệt. Điều này nghĩa là mỗi đơn vị vật liệu đầu tư cho xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, ta nhận được nhiều năng lượng hơn so với các cách khai thác điện khác.

Hơn nữa, nhà máy điện hạt nhân có công suất ổn định hơn các nguồn năng lượng khác: không phải lúc nào cũng có Mặt trời chiếu sáng, không phải lúc nào gió cũng thổi, không phải lúc nào nước cũng đổ xuống các tua-bin của đập.

Richard Rhodes lấy ví dụ Mỹ vào năm 2016: các nhà máy điện hạt nhân có hệ số công suất trung bình 92,1%, tương đương với công suất hoạt động đạt mức 336 ngày mỗi năm. 29 ngày công suất còn lại dành cho công tác bảo trì.

Trong khi đó, hệ thống thủy điện đạt 38% công suất tối đa; tua-bin điện gió đạt 34,7%; trang trại điện Mặt trời chỉ đạt 27,2%. Ngay cả các nhà máy chạy bằng than hoặc khí đốt tự nhiên cũng chỉ tạo ra điện trong khoảng một nửa thời gian của năm.

Cũng với những dẫn chứng tương tự, Bill Gates khẳng định năng lượng hạt nhân tạo ra từ phản ứng phân hạch là “nguồn năng lượng không phát thải carbon duy nhất có thể cung cấp năng lượng ổn định cả ngày lẫn đêm, qua mọi mùa, ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và đã được chứng minh là có thể triển khai trên quy mô lớn”.

Hiện nay tại Mỹ – quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới, khoảng 20% điện năng đến từ các nhà máy hạt nhân. Pháp là nước có tỉ trọng điện hạt nhân cao nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng điện.

Bill Gates cho rằng nếu không sử dụng năng lượng hạt nhân thì khó thấy được tương lai loại bỏ carbon khỏi lưới điện với giá cả phải chăng. Năm 2018, phân tích gần 1.000 kịch bản đạt Net Zero tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận thấy các trường hợp chi phí thấp nhất đều cần sử dụng một nguồn điện sạch và luôn sẵn có như năng lượng hạt nhân.

Chất vấn những quan ngại về điện hạt nhân

Tuy nhiên, điện hạt nhân hiện vẫn vấp phải nhiều tranh cãi và phản đối trên thế giới. Bên cạnh quan ngại về chi phí sản xuất – đầu tư và hiệu quả kinh tế, nổi bật hơn cả là lo lắng về vấn đề an toàn.

Chỉ trong hơn 40 năm, đã có 3 tai nạn hạt nhân khiến thế giới bàng hoàng. Sự cố Three Mile tại Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1979 phá hủy lò phản ứng nhưng không phá hủy cấu trúc cách ly bằng thép và bê tông, chỉ phát tán lượng phóng xạ tối thiểu vào khí quyển.

Vụ tai nạn tại Chernobyl năm 1986, đã phá hủy lò phản ứng (lò này bị thiếu cấu trúc cách ly). Lò phản ứng cháy mất kiểm soát trong 14 ngày và phát tán lượng phóng xạ đáng kể vào không khí.

Thảm họa hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) xảy ra vào tháng 3/2011 sau một trận động đất và sóng thần lớn. Sóng thần làm ngập hệ thống cung cấp điện và hệ thống làm mát của ba lò phản ứng, khiến chúng tan chảy và nổ tung, phá vỡ cấu trúc cách ly.

nang luong hat nhan anh 2

Sách Năng lượng: Lịch sử nhân loại từ than củi tới hạt nhân Thảm họa khí hậu.

Những vụ tai nạn kể trên đã hướng sự quan tâm với vấn đề hạt nhân chủ yếu tập trung vào mặt rủi ro. Tuy nhiên, cả Richard Rhodes và Bill Gates đều lập luận rằng nếu nhìn rộng ra, rủi ro an toàn của điện hạt nhân thấp hơn so với các nguồn năng lượng khác.

Theo báo cáo đệ trình lên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào tháng 6/2011, không tìm thấy ảnh hưởng có hại cho sức khỏe với 195.345 cư dân sống ở khu vực lân cận của nhà máy Fukushima Daiichi sau khi họ được kiểm tra sức khỏe vào cuối tháng 5/2011. Tất cả 1.080 trẻ em xét nghiệm phơi nhiễm tuyến giáp cho thấy kết quả trong giới hạn an toàn.

Đến tháng 12, chính quyền kiểm tra sức khỏe cho khoảng 1.700 cư dân đã được sơ tán từ ba thành phố cho thấy hai phần ba đã bị phơi nhiễm phóng xạ bên ngoài trong giới hạn quốc tế bình thường là 1 mSv/năm, 98% là dưới 5 mSv/năm và mười người bị phơi nhiễm với hơn 10 mSv.

Không có sự phơi nhiễm lớn nào với cộng đồng, cũng không có ca tử vong nào do phóng xạ, nhưng có đến có 761 ca tử vong “liên quan đến thảm họa”, đặc biệt là người già phải rời bỏ nhà ở và bệnh viện vì lệnh sơ tán bắt buộc và các biện pháp phòng tránh phóng xạ khác.

“Trong tất cả công nghệ năng lượng quy mô lớn, ngành hạt nhân có số vụ tai nạn ít nhất và số người chết ít nhất”, Richard Rhodes viết. Tác giả trích dẫn một nghiên cứu năm 2007 trên tạp chí y khoa Lancet của Anh. Trong đó cho thấy các dự án điện hạt nhân dẫn đến nguy cơ tử nghiệp ở mức khoảng 0,019 mỗi TWh(47), phần lớn là ở giai đoạn khai mỏ, chạy tua-bin, và các giai đoạn tạo năng lượng.

Đây là con số nhỏ trong bối cảnh vận hành bình thường. Để dễ hình dung, một lò phản ứng bình thường đang vận hành ở Pháp sẽ sản xuất 5,7 TWh một năm. Tức là hơn 10 năm hoạt động liên tục mới xảy ra một tai nạn gây tử vong.

Bên cạnh đó, Richard Rhodes đưa ra những báo cáo dẫn chứng rằng những tai nạn và thiệt hại liên quan đến điện hạt nhân chủ yếu gây ra bởi lỗi trong vận hành quản lý, hơn là lỗi trong công nghệ và sử dụng.

Bill Gates ví von rằng tránh né năng lượng hạt nhân với lý do an toàn thì tương tự loại bỏ ôtô vì nguy cơ tai nạn. Mà theo ông, thực tế thì “Năng lượng hạt nhân gây thiệt hại nhân mạng ít hơn nhiều so với ôtô. Xét về khía cạnh này, nó gây ra ít cái chết hơn nhiều so với bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào”.

Do đó, ông khuyến khích con người cải thiện công nghệ hạt nhân, “giống những gì chúng ta đã làm với ôtô, bằng cách phân tích từng vấn đề và tiến hành giải quyết chúng bằng sự cải tiến”.

Khép lại công trình của mình, Richard Rhodes nhận định nhân loại sẽ cần tất cả nguồn năng lượng từ gió, năng lượng Mặt trời, thủy điện, hạt nhân, khí đốt tự nhiên nếu muốn hoàn thành mục tiêu khử carbon. Mỗi hệ thống năng lượng đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng có lẽ như Bill Gates nghĩ, quan trọng nhất là một kế hoạch cụ thể để phát triển các lưới điện mới – với khả năng cung cấp điện không carbon ổn định, giá cả phải chăng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nguồn: https://znews.vn/tai-sao-can-dien-hat-nhan-post1511051.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Cuộc đời soi tỏ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách là một tuyển tập cảm động những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy riêng tư giữa một nhà phân tâm học và các bệnh nhân của ông. “Cuộc đời soi tỏ” tiết lộ nghệ thuật thấu hiểu có thể soi tỏ những trải nghiệm phức tạp, rối bời và rất “con người”.

Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, phòng khám tâm lý trị liệu, trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, phòng khám tư…

Trong hai mươi lăm năm qua, tôi làm nghề phân tâm học. Tôi đã điều trị cho những bệnh nhân trong các bệnh viện tâm thần, các phòng khám tâm lý trị liệu và tâm lý trị liệu pháp y, các trung tâm trẻ em và thanh thiếu niên, và cả phòng khám tư. Tôi đã gặp trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành để tham vấn, giới thiệu và trị liệu tâm lý một lần mỗi tuần.

Tuy nhiên, phần lớn tôi làm phân tâm học với người lớn – gặp gỡ một người trong năm mươi phút, bốn hoặc năm lần một tuần, trong suốt nhiều năm liền. Tôi đã dành hơn 50.000 giờ với các bệnh nhân. Chất liệu của công việc đó tạo nên chất liệu của cuốn sách này.

Tam ly anh 1
Ảnh minh họa.Nguồn: The Psych Professionals.

Các chương tiếp theo là những câu chuyện được rút ra từ công việc hằng ngày. Chúng có thật, tuy nhiên tôi đã chỉnh sửa mọi chi tiết nhận dạng vì mục đích bảo mật.

Lúc này hay lúc khác, phần lớn chúng ta từng cảm thấy bị mắc kẹt bởi chính suy nghĩ và hành động do mình tạo ra, bị cuốn vào những thôi thúc hoặc lựa chọn ngu ngốc của bản thân; bế tắc trong những bất hạnh hoặc sợ hãi; bị cầm tù bởi chính lịch sử của bản thân.

Ta cảm thấy không thể bước tiếp nhưng vẫn luôn tin rằng phải có một con đường. “Tôi muốn đổi thay, nhưng không muốn thay đổi”, một bệnh nhân từng nói với tôi với vẻ hoàn toàn “vô tội”. Vì công việc của tôi là giúp mọi người thay đổi, cuốn sách này nói về sự thay đổi. Và bởi vì thay đổi và mất mát có mối liên hệ sâu sắc – không thể thay đổi mà không có mất mát – nỗi mất mát ám ảnh cuốn sách này.

Triết gia Simone Weil miêu tả cách hai tù nhân trong phòng giam liền kề học cách nói chuyện với nhau bằng cách gõ lên tường trong một thời gian dài. “Bức tường chính là thứ ngăn cách họ, nhưng nó cũng là phương tiện giao tiếp của họ,” bà viết. “Mọi sự chia cắt đều là một kết nối”.

Cuốn sách này nói về bức tường đó. Về khát khao trò chuyện, thấu hiểu và được hiểu của chúng ta. Nó cũng là việc lắng nghe nhau, không chỉ là ngôn từ mà còn là khoảng cách giữa chúng. Những gì tôi miêu tả ở đây không diễn ra như một phép màu. Nó là một phần của đời sống hằng ngày – ta gõ, ta lắng nghe.

Nguồn: https://znews.vn/nha-phan-tam-hoc-danh-50000-gio-gap-benh-nhan-post1511767.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Được phát hành

,

Bởi

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Henrik Fexeus anh 1Henrik Fexeus anh 2

Hướng dẫn thực hành để tạo thiện cảm

Đọc Vị chính là khám phá các công cụ tạo thiện cảm khi giao tiếp, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể; tông điệu của giọng nói; sự nhất quán giữa lời nói và hành động cho đến mức năng lượng khi đưa ra ý kiến cá nhân. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Nghệ thuật Đọc vị bất kỳ ai

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-nghe-thuat-doc-vi-bat-ky-ai-biet-nguoi-biet-ta-tram-tran-tram-thang-post1510522.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng