Connect with us

Sách hay

Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian

Được phát hành

,

Cuốn sách tập hợp những bài viết đầy cảm xúc của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện hết sức sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

Năm 1971, khi các tỉnh miền Bắc trải qua trận lũ lịch sử, một tờ báo ở TP.HCM lúc bấy giờ, đã đứng lên phát động người dân ủng hộ vùng gặp thiên tai.

Tran lut nam 1971 anh 1

Nhân dân ở Gia Lâm, Hải Dương, Hưng Yên khắc phục khó khăn do lũ làm sạt lở đê năm 1971. Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Ngày 19/8/1971, miền Bắc gặp một trận lũ lớn nhất trong vòng 250 năm. Đồng bằng Bắc bộ lâm vào cảnh thiên tai. Nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc các huyện Vĩnh Tường, đê bối Thanh Trì, phía hữu ngạn sông Hồng. Chỉ riêng bốn tỉnh Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, trận lụt đã làm 1.062 xã của 94 huyện với 2,9 triệu hộ gia đình bị ngập lụt nặng, chiếm hơn 40% tổng số hộ gia đình.

Trận lụt khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, con số người chết gấp hàng trăm lần so với mức một nghìn người của trận lũ tại miền Trung năm 1999 và trận lũ năm 2000 tại miền Nam. Thiệt hại lớn nhất về giao thông, công nghiệp. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi. Về giao thông và bưu điện thì con số là vào khoảng 10.025.000 đồng.

Advertisement

Ngoài ra, thiệt hại của nhân dân và các địa phương bị ảnh hưởng từ lũ lụt, dịch bệnh, ngừng trệ sản xuất sau mưa lũ là rất lớn. Theo đánh giá của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Mỹ (NOAA) thì đây là một trong những trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 trên thế giới.

Trong lúc miền Bắc cố gắng tập trung khắc phục những hậu quả nặng nề do thiên tai để lại thì Sài Gòn, trên tờ báo Tin Sáng [1] đã làm đồng bào chú ý vì một mục trên trang nhất rất lạ. Đó là vào ngày 17/9/1971, dưới chân trang nhất tờ báo in khổ lớn (58×42) có chạy một băng chữ hai dòn tám cột “Bắc Nam ruột thịt một nhà, sớt cơm chia áo đậm đà tình thương – Hãy nồng nhiệt hưởng ứng chiến dịch nhường cơm sẻ áo cho đồng bào miền Bắc do Tin Sáng tổ chức”.

Trên phía trái trang nhất báo Tin Sáng có một cột đóng khung đăng nội dung như sau (nguyên văn): “Tin Sáng xin phép tổ chức đi Hà Nội trao tài vật quyên góp tận tay đồng bào miền Bắc. (Tít) Sáng 7/9 chúng tôi đã nhận được số tiền sau đây để giúp đồng bào nạn nhân miền Bắc bị bão lụt.

Các tăng sĩ chùa Giác Nguyên 7.640 đ. Ông Trần Thanh Hiệp (51 tuổi, đường Trương Minh Giảng 1000 đ. Bác Tám Hòa 10.000 đ, tổng cộng 18.640 đ. Trong thư gửi đến Tin Sáng các tăng sĩ chùa Giác Nguyên còn tình nguyện đi cùng đoàn công tác vận động cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Bắc. Xin các đoàn thể đang vận động cho công tác này lưu ý cho điểm ấy.

[…]

Advertisement

Sau đó hàng ngày trên trang nhất của báo đều đăng tin những người đến đóng góp. Thật là cảm động khi trong danh sách đó là những cái tên ngắn gọn như: Chị A, ông B, anh C, chị Hai bán cơm tấm đóng góp từ 100 đến 5.000 đồng [2]. Họ là những tiểu thương, người phu xích lô, thương gia, nghệ sĩ. Có cả những sinh viên học sinh nghèo.

[…]

Trong danh sách đóng góp này có nữ nghệ sĩ Kim Cương. Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi đến băng nhạc “Kinh Việt Nam” bán được 5.000 đồng để ủng hộ cho cuộc cứu trợ này.

Đến ngày 20/10/1971, báo Tin Sáng đã tổng kết cuộc vận dộng với thông tin trên trang nhất: “Cứu lụt miền Bắc kết thúc với 609.490đ. Chúng tôi đã quyết định khóa sổ cứu lụt miền Bắc vào 12 giờ trưa ngày 18/10. Đến ngày 18/10/1971 chúng tôi đã nhận được 609.490đ của mọi giới miền Nam.

[1] Nhật báo của dân biểu Ngô Công Đức làm chủ nhiệm từ năm 1968-1972. Báo Tin Sáng (bộ mới) tục bản vào ngày 10/8/1975 và ngưng xuất bản vào tháng 7/1981. Báo Tin Sáng khổ lớn như báo Sài Gòn giải phóng. Toàn “mặt” trang một được chia làm tám cột chữ. Sự kiện nào quan trọng nhất trong ngày sẽ được chạy tít tám cột.

Advertisement

[2] Giá sinh hoạt năm 1972: 414 đồng/USD, vàng 26.100 đồng/ lượng. Một chiếc xe Honda ss50 giá 20.000 đồng. Giá xăng lúc bấy giờ là 32 đồng/lít.

Nguồn: https://znews.vn/dai-hong-thuy-1971-mien-bac-bao-lut-va-tam-long-cua-nguoi-mien-nam-post1499630.html

Sách hay

Ưu tiên điều quan trọng

Được phát hành

,

Bởi

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Stephen Covey anh 1Stephen Covey anh 2

Ưu tiên điều quan trọng

Trong thói quen thứ ba, chúng ta sẽ bàn về các câu hỏi liên quan đến việc Tổ chức và Thực hiện theo thứ tự ưu tiên. – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

7 thói quen hiệu quả

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-7-thoi-quen-hieu-qua-cua-tac-gia-stephen-covey-post1498568.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Sách hay

Thời hoàng kim của Hollywood

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách ảnh đồ sộ “Life. Hollywood” tập hợp nhiều bức ảnh nổi tiếng và tái hiện thời kỳ hoàng kim của Hollywood thế kỷ trước, theo New York Times.

Hollywood anh 1

Cuốn sách được nhà xuất bản Taschen ra mắt ngày 8/9. Ảnh: Taschen.

Hollywood anh 2

Bộ phim The Ten Commandments được chiếu trên màn hình lớn tại một bãi chiếu phim ôtô năm 1958.

Hollywood anh 3

Marlon Brando (bên trái) tại Bệnh viện Cựu chiến binh Birmingham ở Los Angeles. Ông đang tập luyện cho vai diễn của mình trong The Men (1950). Melvin Van Peebles (bên phải) là nhà làm phim đứng sau bộ phim độc lập ăn khách năm 1971 Sweet Sweetback’s Baadasssss Song.

Hollywood anh 4

Ingrid Bergman quay phim Stromboli tại một ngôi làng Italy năm 1949.

Hollywood anh 5

Natalie Wood đu mình trên tay Nick Adams và Dennis Hopper trong một cảnh của bộ phim Trapeze.

Hollywood anh 6

Phim trường và cảnh múa ba lê dưới nước cho bộ phim hài nhạc kịch năm 1944 Bathing Beauty.

Hollywood anh 7

Grace Kelly (trái) mang váy ra khỏi MGM Studios sau khi đóng máy một bộ phim năm 1956. Kirk Douglas và Burt Lancaster (phải) tập dượt cho Lễ trao giải Oscar năm 1958 với biên đạo múa Jack Cole.

Hollywood anh 8

Nhóm làm hiệu ứng đặc biệt đang quay một cảnh cho bộ phim Thế chiến thứ II A Guy Named Joe tại một bể nước lớn thuộc xưởng phim MGM năm 1943.

Hollywood anh 9

Henry Fonda và Lucille Ball tại phim trường bộ phim truyền hình năm 1962 The Good Years. Bộ phim lấy bối cảnh từ năm 1900 đến năm 1914.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức – Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức – Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Advertisement

Nguồn: https://znews.vn/thoi-hoang-kim-cua-hollywood-post1499423.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Bộ não và tâm trí

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?

Để hành động, phản ứng và sinh tồn trong thế giới này, chúng ta cần biết cách lựa chọn và nhận biết những gì ta cảm nhận được.

Minh họa: WikiHow.

Sự chú ý và tâm trí

Mục tiêu của tôi không phải là xem bệnh nhân là một hệ thống, mà là hình dung ra thế giới… cảnh quan trạng thái mà bệnh nhân đang cư trú.”

Advertisement

– Oliver Sacks, 1973.

Năng lực để làm những điều này được gọi chung là “sự chú ý”. Từ ngữ này có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh – chúng ta để ý; chúng ta chú ý; cái gì khiến ta để ý; ta để ý chăm sóc; thậm chí ta gây sự chú ý – nhưng thực ra nó là cái gì?

Theo William James (xem tập Lịch sử Tâm lý học) trong cuốn Principles of Psychology: “Mọi người đều biết sự chú ý là gì. Nó là cái gì đó chiếm lĩnh tâm trí ở dạng rõ ràng và sống động trong số rất nhiều đồ vật cùng xuất hiện, hoặc chuỗi suy nghĩ đang chạy trong đầu. Những đặc điểm cốt lõi của nó gồm nhắm tới, tập trung ý thức. Nó ngụ ý rằng cần dẹp những thứ này sang một bên để xử lý hiệu quả những thứ kia, và nó là trạng thái ngược lại với trạng thái lú lẫn, sững sờ và mất tập trung.”

Tam tri anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Ketut Subiyanto/Pexels.

Vậy nó thực ra là gì? Đương nhiên chúng ta có thể chọn để tập trung vào cái gì. Chúng ta phải làm được, nếu không chúng ta sẽ bị chôn vùi dưới đống thông tin tràn ngập. Câu chuyện điển hình cho khía cạnh tự chủ của sự chú ý là “hiệu ứng tiệc tùng” (xem tập Tư duy và hiểu biết).

Làm thế nào mà trong một môi trường ồn ào như tiệc tùng mà chúng ta vẫn có thể trò chuyện với nhau được? Có lẽ chúng ta cũng từng trải qua những dị bản tương tự – nếu không phải là một bữa tiệc ồn ào thì có lẽ là trong thư viện khi chúng ta học bài. Bạn có thể đang tập trung vào một đoạn văn nào đó rất khó hiểu, đọc đi đọc lại nó để cố gắng hiểu.

Advertisement

Có lẽ bạn gặp khó khăn vì cùng lúc đó bạn tình cờ hóng hớt được bạn mình ở góc gần đó đang bàn tán về trận bóng chày hôm nay. Bạn bị giằng xé giữa hai cái – một phần bạn muốn tập trung học, phần kia lại muốn biết xem đội bóng của mình chơi thế nào. Vì thế bạn phải chọn tín hiệu nào để đáp ứng. Bạn không thể đồng thời suy nghĩ hai thứ trong đầu.

Hay liệu bạn có thể không? Bạn có thể dẹp việc hóng hớt bóng đá sang một bên và tập trung vào đoạn văn đang đọc. Suy cho cùng thì bạn có thể biết về kết quả trận đấu bằng cách đọc báo sau. Bạn đã chọn để tập trung vào bài học và không để ý đến bóng chày nữa. Nhưng liệu bạn có hoàn toàn tách rời khỏi cuộc trò chuyện của bạn bè bạn không?

Nghiên cứu cho thấy bạn không. Bạn chỉ là quyết định không chọn thông tin đi vào não bạn từ tai. Chúng đã đi vào rồi mặc dù bạn cố ý chọn không để xem xét chúng. Ví dụ điển hình của hiện tượng này là khi người ta nghe tên mình trong những cuộc trò chuyện mà họ không để ý tới. Trường hợp trận bóng chày nói trên cũng là ví dụ tương tự. Mặc dù bạn đang tập trung học bài, nếu người khác đột nhiên nhắc đến cái bạn quan tâm muốn biết – trong trường hợp này là tỷ số – thì đột nhiên bạn sẽ dỏng tai lắng nghe và thôi tập trung vào bài học.

Nguồn: https://znews.vn/su-chu-y-cua-tam-tri-con-nguoi-hinh-thanh-tren-co-che-nao-post1499256.html

Advertisement
Tiếp tục đọc

Xu hướng