Connect with us

Sách hay

Ra mắt bộ sách chân dung văn học Việt

Được phát hành

,

Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành “Bạn văn bạn mình”, tuyển tập 10 cuốn phê bình của các tên tuổi như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Vương Trí Nhàn.

Bộ sách tập hợp các cuốn chân dung văn học đặc sắc do các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng viết về bạn bè họ. Các cuốn được chọn in trong tuyển tập gồm: Hình dung và tâm tưởng (Lan Khai), Văn thi sĩ tiền chiến (Nguyễn Vỹ), Văn thi sĩ hiện đại (Bàng Bá Lân), Đốt lò hương cũ (Đinh Hùng), Chân dung văn học (Nguyễn Tuân), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời (Vũ Bằng), Những gương mặt (Tô Hoài), Cây bút đời người (Vương Trí Nhàn), Bạn văn (Nguyễn Quang Lập), Phê bình và cảo luận (Thiếu Sơn).

10 cuốn sách trong bộ Bạn văn bạn mình. Ảnh: Kim Đồng.

10 cuốn sách trong bộ “Bạn văn bạn mình”. Ảnh: Kim Đồng.

Trong số đó, Chân dung văn học của Nguyễn Tuân thể hiện con mắt quan sát tinh tường của ông trên nhiều phương diện, từ điện ảnh, hội họa, sân khấu, âm nhạc đến văn chương. Cách thưởng văn và bình văn của ông tinh tế và ý nhị. Bạn văn của Nguyễn Quang Lập hài hước, tếu táo với ngôn ngữ địa phương độc đáo của quê hương ông – Quảng Bình.

Qua bộ sách, những tên tuổi lừng lẫy một thời được khắc họa qua nhiều câu chuyện, góc nhìn để nổi bật lên tính cách, phong cách sáng tác của mỗi người. Ngoài thông tin tiểu sử, tác phẩm, người đọc sẽ được tìm hiểu về những kỷ niệm vui buồn trong đời sáng tác của họ, tình bạn, tình yêu và cả những thói quen độc đáo của nhiều nhà văn.

Chẳng hạn, Tản Đà được nhiều người kính trọng về cốt cách phóng khoáng, tài thơ phú. Những bữa tiệc rượu ông chuẩn bị cho bạn bè khiến ai nấy đều trầm trồ về sự sành sỏi, kỹ lưỡng trong thưởng thức ẩm thực. Hay câu chuyện Nguyễn Tuân lần đầu ra nước ngoài đóng phim Cánh đồng ma năm 1938. Những điển tích nhiều người tò mò như chuyện của Nguyễn Nhược Pháp và cô gái trong bài Chùa Hương, lời thách đố tạo động lực để Ngô Tất Tố viết Tắt đèn hay việc Vũ Trọng Phụng viết vội mỗi kỳ Số đỏ để nộp cho báo… được kể lại sinh động, hài hước.

Ngoài các cuốn chân dung, bộ sách chọn in Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn – tập phê bình đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, mở đường cho nền phê bình văn học nước nhà. Trong sách, Thiếu Sơn đề cập đến hai tác phẩm được cho là tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại – Quả dưa đỏ (Nguyễn Trọng Thuật) và Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách). Nhiều vấn đề Thiếu Sơn đưa ra đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Hà Thu

Nguồn: https://vnexpress.net/ra-mat-bo-sach-chan-dung-van-hoc-viet-4330735.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Làm Người là… làm gì?

Được phát hành

,

Bởi

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Gian Tu Trung anh 1Gian Tu Trung anh 2

Làm Người là… làm gì?

Với con người thực sự, thế giới vĩ đại nhất chính là “con người bên trong” của họ và họ sẽ luôn hành động theo “tiếng gọi lương tri từ bên trong” của mình… – Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đúng việc

Nguồn: https://znews.vn/nghe-sach-dung-viec-mot-goc-nhin-ve-cau-chuyen-khai-minh-post1512184.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Con người hiện đại có thể học được gì từ Quỷ Cốc Tử

Được phát hành

,

Bởi

Trong thế giới hiện đại, “Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” không chỉ là một di sản văn hóa mà còn là “Trí tuệ kỳ thư” mang tính ứng dụng cao.

Trong thế giới hiện đại, “Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” không chỉ là một di sản văn hóa mà còn là “Trí tuệ kỳ thư” mang tính ứng dụng cao.

Con người hiện đại có thể học được gì từ Quỷ Cốc Tử

Trong thế giới hiện đại, “Quỷ Cốc Tử mưu lược toàn thư” không chỉ là một di sản văn hóa mà còn là “Trí tuệ kỳ thư” mang tính ứng dụng cao.

Audiobook

Nguồn: https://znews.vn/con-nguoi-hien-dai-co-the-hoc-duoc-gi-tu-quy-coc-tu-post1512001.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Dám nghi, dám nghĩ, dám nghỉ

Được phát hành

,

Bởi

Cuốn sách này ghi chép những câu chuyện nhỏ về cuộc sống của tác giả quanh vấn đề Dám Nghi – Dám Nghĩ – Dám Nghỉ ở ba nơi: Mekong – Sài Gòn – San Francisco.

Thấy trên bảng có hai bài toán thống kê, chàng sinh viên nghĩ rằng chúng là bài tập về nhà. Vài ngày sau, anh nộp bài cho giáo sư với lời giải thích “bài tập lần này hơi khó hơn bình thường” nên anh nộp trễ.

Truyền thông nói gì về giới hạn?

Họ nhắc đến những trải nghiệm thương đau như là nấu hỏng, chi phí tốn kém, hay phải lau dọn bếp khá là mệt đằng sau. Kiểu là như vậy đấy.

Tôi bảo với cô nhà báo rằng, tôi sẽ ái ngại nếu những người thân quen quanh tôi, người mà biết hết mọi nốt thăng, nốt trầm, nốt lỗi trong đời tôi đọc bài báo này. Tôi hỏi cô có cách nào chỉnh sửa được không. Cô cười giải thích với tôi rằng, chúng ta nên nghĩ ở góc độ người đọc.

Người đọc báo mạng cần thông tin chính xác (tức không đưa thông tin sai), nhưng súc tích ngắn gọn và họ sẽ tiếp tục đọc thêm nhiều bài khác. Người đọc báo mạng không cần tôi giải thích mọi ngóc ngách ưu khuyết về cuộc đời tôi, tôi đâu phải là nhân vật của công chúng. Cô nhà báo gợi ý tôi xem bản nháp có chỗ nào chưa đúng thì sửa chữa, chứ chưa đủ thì rất khó để viết thành đủ.

Gioi han anh 1
Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Bên cạnh nhu cầu đọc nhanh của độc giả, việc thuyết phục tòa soạn cho nhiều “đất” để viết dài là một vấn đề khác. Tôi tuy vẫn ái ngại, nhưng thấy cô nói có lý. Tri thức của độc giả đến từ việc họ đọc đa dạng nội dung, và đọc nhiều mỗi ngày. Nếu tôi có duyên được đóng góp một bài đúng-tuy-chưa-đủ thì cũng là một vinh dự rồi. Vậy thôi tôi đồng ý cho đăng.

Nhân nói chuyện về báo, tôi muốn chia sẻ một bài báo tôi đọc gần đây. Năm 1939, tại giảng đường Đại học UC Berkeley, một sinh viên tiến sĩ tên là George Dantzig đến lớp trễ. Thấy trên bảng có hai bài toán thống kê, chàng sinh viên nghĩ rằng chúng là bài tập về nhà. Vài ngày sau, anh nộp bài cho giáo sư với lời giải thích “bài tập lần này hơi khó hơn bình thường” nên anh nộp trễ.

Ông giáo sư giật mình, không phải vì chàng sinh viên nộp bài trễ mà vì anh đã… nộp bài. Bài toán viết trên bảng hôm ấy không phải là bài tập về nhà. Chúng là hai bài toán thống kê nổi tiếng nhân loại chưa có đáp án. Ông giáo sư viết trên bảng cho lớp biết, và anh sinh viên George Dantzig đã… giải ra.

Nguồn: https://znews.vn/chang-sinh-vien-nham-de-toan-noi-tieng-nhan-loai-voi-bai-tap-ve-nha-post1511859.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng