Connect with us

Sách hay

Phần tiếp theo – con dao hai lưỡi

Được phát hành

,

Một số tiểu thuyết nổi tiếng đã được tác giả viết phần tiếp theo sau nhiều năm. Nhiều tác phẩm tiếp tục được đón nhận nhưng có cuốn bị phản đối gay gắt vì không đạt được kỳ vọng.

Tranh minh họa “Chuyện người tùy nữ”. Nguồn: massolit.

Những phần tiếp theo của tác phẩm văn học được phát hành sau nhiều thập kỷ so với phần trước thường tạo ra sự phấn khích, hoài niệm nhưng cũng kèm theo cả sự hoài nghi. Những phần tiếp theo được mong đợi từ lâu này hứa hẹn sẽ tái hiện lại các nhân vật được yêu thích, mở rộng thế giới được trân trọng và trả lời câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Tuy nhiên, ngược lại thì câu chuyện tiếp diễn cũng có nguy cơ không đáp ứng được kỳ vọng, làm hoen ố “di sản” để lại của tác phẩm gốc. Vậy, liệu có hiệu quả khi các tác giả tái hiện lại những sáng tạo của họ sau nhiều thập kỷ?

Yếu tố hoài niệm

Một trong những lý do lớn nhất khiến các tác giả quay lại với một câu chuyện được yêu thích là tình cảm bền bỉ mà độc giả dành cho nó. Hoài niệm có thể là sức hút mạnh mẽ, khơi dậy sự quan tâm đến cuốn sách gốc và thế giới của nó. Những phần tiếp theo như Go Set a Watchman (Hãy đi đặt người canh gác) của Harper Lee, được phát hành 55 năm sau To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại), đã khai thác nỗi nhớ này.

Tuy nhiên, mối liên hệ cảm xúc này có thể là con dao hai lưỡi. Người hâm mộ thường mang đến kỳ vọng rất cao, hy vọng phần tiếp theo sẽ mang lại chiều sâu cảm xúc giống bản gốc. Vì vậy, khi tác phẩm không làm được như vậy, độc giả chắc chắn có phản ứng dữ dội và gay gắt.

Bên cạnh đó, các tác giả thường phát triển và thay đổi theo năm tháng, và tác phẩm của họ phản ánh sự tiến hóa này. Khi Margaret Atwood viết The Testaments (tạm dịch: Di chúc) nhiều thập kỷ sau The Handmaid’s Tale (Chuyện người tùy nữ), phần tiếp theo của bà đã thể hiện một tông điệu đương đại hơn, đề cập đến các vấn đề hiện đại về giới tính và quyền lực.

Đối với nhiều người, sự tiến hóa này là bản cập nhật đáng hoan nghênh, chứng minh rằng phần tiếp theo có thể tạo được tiếng vang với khán giả mới trong khi vẫn tôn vinh tác phẩm gốc.

Tuy nhiên, điều này cũng khiến tác phẩm có nguy cơ mất kết nối. Người đọc có thể thấy phong cách hoặc góc nhìn mới của tác giả xung đột với giọng điệu của tác phẩm gốc, khiến họ cảm thấy xa lạ.

Tieu thuyet phan tiep theo anh 1
The Testaments của Margaret Atwood được đón nhận sau thành công nhiều thập kỷ của The Handmaid’s Tale. Ảnh: Thebookerprize.

Nguy cơ của việc viết lại

Phần tiếp theo được viết sau nhiều thập kỷ thường liên quan đến việc diễn giải lại hoặc mở rộng câu chuyện gốc. Điều này đôi khi có thể dẫn đến việc viết lại, trong đó các chi tiết mới mâu thuẫn hoặc diễn giải lại các sự kiện trong quá khứ.

Ví dụ, Go Set a Watchman gây tranh cãi khi mô tả Atticus Finch theo hướng ít anh hùng hơn, thay đổi cách độc giả cảm nhận nhân vật mang tính biểu tượng này.

Trong khi thay đổi tình tiết gốc có thể làm tăng thêm sự phức tạp cho một câu chuyện, nhưng cũng khiến người hâm mộ cảm thấy bị phản bội bởi những thay đổi đối với các nhân vật hoặc thế giới mà họ yêu thích. Việc cân bằng những ý tưởng mới với các quy tắc đã được thiết lập là một nghệ thuật tinh tế có thể tạo nên hoặc phá vỡ phần tiếp theo.

Kỳ vọng hiện đại so với ý định ban đầu

Khi phần tiếp theo được phát hành sau nhiều thập kỷ, tác giả chắc chắn phải đối mặt với những nhạy cảm và bối cảnh văn hóa hiện đại. Những gì hiệu quả trong quá khứ có thể không còn được độc giả đương đại đồng tình nữa.

Trong một số trường hợp, các tác giả giải quyết vấn đề này trực tiếp, kết hợp chủ đề hiện đại vào tác phẩm của họ, như Atwood đã làm với The Testaments. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến căng thẳng. Người hâm mộ bản gốc sẽ cảm thấy phần tiếp theo đi quá xa so với ý định ban đầu của câu chuyện, trong khi độc giả mới có thể không đánh giá đầy đủ bối cảnh của cuốn sách đầu tiên.

Tieu thuyet phan tiep theo anh 2
Harper Lee đã không thành công khi viết Go Set A Watchman, phần tiếp theo của To Kill A Mockingbird, khi miêu tả nhân vật chính khác lạ. Ảnh: Bookbed.

Thành công và sai lầm

Một số phần tiếp theo được mong đợi từ lâu đã được chào đón nồng nhiệt. The Silmarillion của J.R.R Tolkien, được xuất bản sau khi ông mất nhiều thập kỷ với The Lord of the Rings, đã mở rộng thế giới thần thoại theo cách làm sâu sắc thêm sự trân trọng của người hâm mộ đối với lịch sử Trung Địa. Tương tự, The Testaments của Atwood đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, giành giải Booker danh giá.

Mặt khác, một số phần tiếp theo đã gặp phải những phản ứng trái chiều. Go Set a Watchman, mặc dù ban đầu được ca ngợi khi ra mắt, lại gây ra tranh cãi vì miêu tả Atticus Finch khác lạ. Doctor Sleep của Stephen King, phần tiếp theo của The Shining (Thị kiến), đã nhận được lời khen ngợi nhưng cũng phải đối mặt với sự chỉ trích vì đi chệch hướng về tông điệu so với phần trước.

Vậy nó có hiệu quả không?

Khi được thực hiện tốt, phần tiếp theo được phát hành sau nhiều thập kỷ có thể làm phong phú thêm câu chuyện gốc, cung cấp góc nhìn mới mẻ và giới thiệu lại các nhân vật được yêu thích cho thế hệ mới. Chúng có thể khơi dậy tình yêu dành cho bản gốc và mở rộng di sản của nó.

Tuy nhiên, rủi ro cũng đáng kể không kém. Những phần tiếp theo không tôn trọng tông điệu, chủ đề hoặc nhân vật của bản gốc có thể khiến độc giả xa lánh và làm hoen ố danh tiếng của câu chuyện.

Cuối cùng, liệu phần tiếp theo của tác phẩm ra mắt sau nhiều thập kỷ có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng cân bằng giữa sự hoài niệm với đổi mới, tôn vinh tác phẩm gốc trong khi mang đến điều gì đó mới mẻ của tác giả.

Nguồn: https://znews.vn/phan-tiep-theo-con-dao-hai-luoi-post1531192.html

Tiếp tục đọc
Nhấn vào đây để bình luận

You must be logged in to post a comment Login

Leave a Reply

Sách hay

Từ thành nhân đến thành công

Được phát hành

,

Bởi

Trong cuốn sách này, tác giả Thủy Mộc Nhiên đã thể hiện rõ quan điểm: Để thay đổi thế giới, chúng ta phải biết cách khai thác tiềm năng trong mình, nhìn sâu vào lòng người, tìm hiểu bản chất, tính cách của họ.

Khoảng cách thế hệ, quan điểm sống trái ngược nhau, sự hấp dẫn của mạng xã hội và thế giới ảo… là những lý do khiến người trẻ thích ở một mình, ngại giao tiếp với người thân.

Nguoi tre co don anh 1

Ngày cuối tuần, nhiều bạn trẻ sẵn sàng ở trong phòng cả ngày thay vì ra ngoài chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Ảnh:K.T.

Thế nào là người độc lập? Đó là người thực hiện được ba điều sau: Độc lập về tài chính, độc lập về tính cách và độc lập về tinh thần. Nếu một người có bản tính phụ thuộc thì nhiệm vụ duy nhất của họ là trở nên độc lập. Nếu một trong hai bên lúc nào cũng cần được đối phương chăm sóc thì đây chỉ là mối quan hệ phụ thuộc.

Nếu cả hai đều không độc lập, họ sẽ làm tổn thương lẫn nhau. Có biết bao cặp đôi phí hoài cả đời để chỉ trích nhau nhưng vẫn nghiến răng chịu đựng sự tra tấn về thể xác lẫn tinh thần mà đối phương dành cho mình. Nhiều người sau khi bị tổn thương thì gào thét khóc lóc, nhưng họ không hiểu rằng nếu bản thân không trở nên độc lập, mọi mối quan hệ họ dày công vun đắp đều là vô nghĩa.

Câu nói “Cầu người không bằng cầu mình” (nhờ vả người khác không bằng nhờ vào bản thân) là một lời cảnh tỉnh sâu sắc. Chân lý cuộc đời là mỗi người phải tự giải quyết vấn đề của bản thân. Người có tinh thần độc lập phát triển rất nhanh ở mọi phương diện. Sự độc lập này không phải hậu quả của việc bị cô lập hay thất bại trong quá khứ, mà là thành quả của sự rèn luyện tự thân.

Nếu thấy mình phụ thuộc vào điều gì đó, bạn phải thật cảnh giác. Vì bạn càng phụ thuộc, mối quan hệ càng dễ gặp trục trặc. Dù mối quan hệ giữa bạn và người kia là gì, một khi có nhu cầu phụ thuộc, bạn sẽ liên tục đòi hỏi đối phương phải quan tâm đến mình, nếu không được hồi đáp bạn sẽ thấy sợ hãi.

Karl Marx từng nói: “Con người là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ xã hội.” Con người càng độc lập thì càng có khả năng hợp tác, quản lý tốt các mối quan hệ.

Thế giới này rất thú vị. Một người sống độc lập, biết tự hoàn thiện bản thân thì luôn nhận được sự giúp đỡ. Còn người chỉ biết mưu cầu từ bên ngoài, nhờ vả người khác khi gặp khó khăn thì sẽ ngày càng bị xa lánh. Cho dù là tình yêu hay hôn nhân, đối tượng phù hợp nhất phải là đồng minh của bạn trong các trận chiến cuộc đời. Mối quan hệ tốt đẹp nhất là hai người vừa giữ được sự độc lập, vừa nương tựa vào nhau.

Chúng ta cần độc lập cả về mặt tinh thần và tài chính, như vậy mới gặt hái được sự viên mãn trong tình yêu, tình thân và tình bạn.

Ngày nay, nhiều mối quan hệ đang được định hình lại, chẳng hạn, tình thân, tình bạn, tình yêu đã có nhiều thay đổi. Nếu vẫn dùng kiến thức triết học truyền thống để xem xét mối quan hệ giữa người với người, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản, thậm chí thất vọng não nề về thế giới và tương lai.

Trong quá khứ, có ba mối quan hệ chủ yếu giúp con người kết nối với nhau, đó là tình thân, tình bạn và tình yêu. Nhưng hiện nay, chúng đang dần trở nên mong manh.

Tại sao nhiều bạn trẻ không thích giao tiếp với người thân? Thời đại mà chúng ta đang sống thay đổi quá nhanh, cách tư duy giữa các thế hệ quá khác biệt, cứ như hai thế giới khác nhau.

Trước đây, đại gia đình là một đơn vị cấu thành xã hội rất quan trọng, gia đình chỉ là một đơn vị của đại gia đình, còn con người là một đơn vị của gia đình. Vì thế, hành vi của con người luôn bị ràng buộc bởi nhiều quy tắc và khuôn mẫu, nhiều lựa chọn trong cuộc sống đều đã được thiết lập sẵn.

Trước đây, giá trị của con người thường thể hiện ở việc đem lại vinh quang cho gia đình, dòng tộc, nên họ hiếm khi được sống cho chính mình. Thay vào đó, họ sống vì mọi người, thậm chí sống theo quan điểm của người khác. Đây chính là giá trị quan mà cha mẹ, thậm chí là ông bà tổ tiên chúng ta tâm niệm cả đời. Trong xã hội hiện nay vẫn còn rất nhiều người nghĩ như vậy.

Ngược lại, một số người trẻ đã quen với tư tưởng hiện đại, cho rằng huyết thống không phải yếu tố quan trọng nhất. Họ đề cao các giá trị như bình đẳng giới, hôn nhân tự nguyện, tôn trọng không gian cá nhân.

Tuy nhiên, những người tôn sùng quan niệm cũ lại cho rằng: Khi tìm việc làm phải chọn môi trường ổn định, cứ kết hôn rồi thì sẽ nảy sinh tình cảm. Nhìn chung, họ luôn thiếu cảm giác an toàn trong cuộc sống. Vì quá tập trung vào việc mưu sinh, họ không chú trọng thế giới tinh thần mà quan tâm đến tiền bạc hơn.

Thông thường, họ cùng chung quan điểm: tìm một công việc ổn định, phấn đấu lên một vị trí tương đối cao, kết hôn với một người tử tế rồi sinh con, coi như đã hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời. Họ không thể hiểu được tầm quan trọng của không gian riêng tư.

Vì sự khác biệt trong lối suy nghĩ, người trẻ thời nay rất ngại trò chuyện cùng những người họ hàng có tư tưởng truyền thống. Cùng với sự biến động của các tầng lớp xã hội, những quan điểm cũ về mối quan hệ huyết thống đang dần bị phai nhạt ở các thành phố lớn.

Nguồn: https://znews.vn/ly-do-khien-nguoi-tre-thich-thu-minh-lai-post1532941.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Dưỡng gan để dưỡng nhan

Được phát hành

,

Bởi

Da chỉ nhẵn mịn và căng bóng khi gan thải độc tốt. Mắt chỉ sáng trong khi lá gan được bồi bổ đúng cách. Có thể nói dưỡng gan chính là chìa khóa để dưỡng nhan. Cuốn sách của bác sĩ-dược sĩ Thẩm Ninh là lời nhắc nhở đến phụ nữ hãy hình thành ý thức dưỡng gan.

Mấy ngày trước có một cô gái đến tìm tôi vì mặt nổi mụn mãi không hết. Vậy lý do cho bệnh can hỏa vượng của cô ấy là gì? Cô gái này cực kỳ thích ăn cay và đồ dầu mỡ, vì nó “đậm đà”.

Thói quen ăn nhiều đồ cay, dầu mỡ có thể dẫn tới can hỏa vượng. Ảnh minh họa: Laaskin.

Mấy ngày trước có một cô gái đến tìm tôi vì mặt nổi mụn mãi không hết. Con gái tuổi dậy thì mọc mụn là điều rất bình thường, nhưng tình trạng này đã kéo dài đến bảy, tám năm.

Ban đầu, cô ấy nghĩ khi hết tuổi dậy thì sẽ khỏi, nhưng tới tận lúc tốt nghiệp thạc sĩ, chuẩn bị đi làm, mụn vẫn không có dấu hiệu biến mất. Rõ ràng, mụn trên mặt sẽ ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, cô gái này lo lắng về hình ảnh của mình trong công việc cũng như tình yêu, hôn nhân, nên đã đến chỗ chúng tôi trị mụn.

Sau khi bắt mạch, tôi khuyên cô ấy nên điều hòa lại cơ thể trước đã, khi cơ thể khỏe mạnh thì mụn cũng sẽ mất. Tình trạng của cô ấy là can hỏa vượng, tâm hỏa vượng, tỳ vị hư hàn, thể chất kém. Nhưng cũng may cô vẫn còn trẻ, chỉ cần bồi bổ, điều tiết lại cơ thể trong khoảng hai tháng là sẽ không có vấn đề gì. Hai tháng sau, chẳng cần tôi phải nói, cô bé này cũng biết rằng mình không cần đi trị mụn nữa, vì tình trạng mụn đã đỡ hơn rất nhiều.

Vậy lý do cho bệnh can hỏa vượng của cô ấy là gì? Đó là do thói quen ăn uống. Cô gái này cực kỳ thích ăn cay và đồ dầu mỡ, vì nó “đậm đà”. Giới trẻ thích ăn đồ cay nóng là điều dễ hiểu, ngoài ra đồ ăn ở canteen họ hay ăn cũng thường mặn, cay, nhiều dầu mỡ. Hơn nữa, người trẻ vốn đã thích ăn đồ có vị béo ngậy, ngọt đậm, nên dễ nạp vào cơ thể nhiều dầu mỡ và calo.

Hơn nữa, cô gái này còn thích ăn kem trong phòng có máy sưởi vào mùa đông. Kem nhiều calo, dễ sinh can hỏa, mặt khác đồ lạnh làm tổn thương tỳ vị, nên tỳ vị của cô mới yếu và lạnh.

Còn về tâm hỏa vượng là do gan thuộc mộc, tâm thuộc hỏa, mộc sinh hỏa, do đó gan và tim là mối quan hệ mẹ – con, can hỏa vượng dễ dẫn tới tâm hỏa vượng. Ngoài ra, như giới trẻ ngày nay, cô thường thức khuya, giờ giấc sinh hoạt không lành mạnh, nên xuất hiện những triệu chứng trên cũng chẳng có gì lạ.

Do đó, các bạn trẻ đừng cho rằng mình khỏe mạnh nên “lao lực”, rất nhiều bệnh tích tụ trong quá trình tiêu hao sức khỏe này. Nếu bạn không chăm sóc cơ thể, khi về già bệnh tật sẽ kéo nhau tìm tới. Sức khỏe phụ thuộc phần nào vào việc bạn có yêu thương bản thân hay không.

Nếu đã xuất hiện triệu chứng của can hỏa vượng, tốt nhất nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ. Ngoài ra, trong cuộc sống thường ngày, đầu tiên bạn cần bỏ những thói quen dễ sinh can hỏa như ăn đồ nhiều chất béo, ngọt, dầu mỡ hoặc có lượng calo cao. Loại đồ ăn này gây nóng trong. Ngược lại, bạn nên ăn hoa quả, rau củ tươi, ăn nhạt. Dù cực kỳ thích ăn cay cũng nên kiểm soát, nếu không dễ dẫn đến tình trạng nóng gan.

Ngoài chế độ ăn uống, bạn cần giữ tâm trạng vui vẻ. Trong cuộc sống, ai cũng có những chuyện không như ý và buồn bực, nhưng là những người sống lý trí, chúng ta cần làm chủ cảm xúc của bản thân, gặp việc gì cũng nên đối mặt với tâm thế bình tĩnh, đừng vội cáu kỉnh hay nổi nóng. Đồng thời, cần đi ngủ sớm, không thức khuya vì thức khuya hại can âm, can huyết, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến giới trẻ ngày nay hay mắc chứng can hỏa vượng.

Cuối cùng, nếu đã xuất hiện triệu chứng can hỏa vượng nhưng chưa quá nghiêm trọng, hoặc muốn đề phòng can hỏa vượng vào mùa xuân (mùa có tỷ lệ can hỏa vượng cao), chúng ta có thể sử dụng các loại thức ăn, đồ uống làm mát gan như trà hoa cúc, trà bạc hà, nước chanh… Trong các phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người rất nhiều công thức để sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

Nguồn: https://znews.vn/hieu-ve-can-hoa-vuong-post1532934.html

Tiếp tục đọc

Sách hay

Thấy gì từ ‘Những đứa trẻ thượng lưu’?

Được phát hành

,

Bởi

“Những đứa trẻ thượng lưu” là tiểu thuyết của tác giả Ngô Hiểu Lạc (Đài Loan, Trung Quốc) được Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành, kể câu chuyện mang đầy tính thời sự về công cuộc làm cha mẹ.

Tác phẩm kể câu chuyện của một gia đình trung lưu ấp ủ ước vọng đưa con mình bước vào môi trường giáo dục của giới thượng lưu. Nhân vật chính của truyện là Trần Vân Nhàn – một cô gái tỉnh lẻ, luôn mơ ước thoát khỏi cuộc sống ở quê nhà. Vân Nhàn học đại học và lấy chồng ở thành phố, rồi sau đó có con. Cô cho rằng điều mình muốn chính là điều con trai mình muốn – đó là một cuộc sống sung túc, một môi trường giáo dục hoàn hảo và đắt đỏ.

Thuong luu anh 1

Cuốn tiểu thuyết đầy tính thời sự và toàn cầu về công cuộc làm cha mẹ. Ảnh: NXB Phụ nữ

Tình cờ, Trần Vân Nhàn có cơ hội “vàng” được học tại trường tư thục sang trọng. Từ đó, mẹ con Vân Nhàn đặt chân vào thế giới thượng lưu hào nhoáng. Nhưng càng dấn sâu, Vân Nhàn càng nhận ra rằng, phía sau hào quang luôn là bóng tối, rằng người ta đã giăng sẵn cho cô một tấm lưới mà với những tham vọng quá lớn của mình, cô đã vô tình mang theo cả con trai khờ khạo lao vào. Liệu cô có tìm lại được bình yên cho gia đình hay sẽ phải trả giá cho chính những tham vọng mà mình đeo đuổi?

Bằng văn phong giản dị nhưng mạch lạc, tác giả dẫn dắt người đọc đi qua những câu chuyện đan xen giữa hiện tại – quá khứ trong hơn mười năm cuộc đời Vân Nhàn. Quãng thời gian tuy không dài nhưng đầy biến cố của nhân vật đã phác nên một bức tranh xã hội sống động, với đủ những hỉ nộ ái ố, những ảo mộng, những cạm bẫy… Và hơn cả, tác phẩm đặt ra một câu hỏi đầy trăn trở: Tại sao những người làm cha mẹ thay vì thực hiện giấc mơ của chính mình lại đặt giấc mơ đó vào những đứa con?

Thuong luu anh 2

Lil Tay cô gái chụp ảnh cùng biệt thự, siêu xe tạo cảm giác là một rich kids. Ảnh: billboard.

Câu chuyện của Vân Nhàn với bối cảnh xã hội Đài Loan hiện đại nhưng lại khá gần gũi, tương đồng với bối cảnh Việt Nam và nhiều quốc gia khác, khi mà các bậc cha mẹ sấp ngửa, vật vã với đủ mọi áp lực với hy vọng mang đến cho con những cơ hội tốt nhất, sẵn sàng hy sinh, đánh đổi thực tại của mình để làm bàn đạp cho con cái bước vào thế giới thượng lưu.

Vì vậy, Những đứa trẻ thượng lưu mang tính thời sự, toàn cầu về công cuộc làm cha mẹ, đáng để các bậc phụ huynh suy ngẫm.

Nguồn: https://znews.vn/thay-gi-tu-nhung-dua-tre-thuong-luu-post1531472.html

Tiếp tục đọc

Xu hướng